TÂN GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

Vị Giáo Hoàng "Phêrô thành Rôma"?

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Tân Giáo Hoàng Phanxicô: Vị Giám Mục Rôma

Tân Giáo Hoàng Phanxicô: Ra mắt, lược sử và chiều hướng

Tân Giáo Hoàng Phanxicô: Bản chất và đời sống

Tân Giáo Hoàng Phanxicô: "Phêrô thành Rôma"?

 

  

 Tân Giáo Hoàng Phanxicô: Vị Giám Mục Rôma

 

Smoke from Vatican chimney announces new pope (AP Photo/Gregorio Borgia)

 

Chỉ sau ba lần khói báo, vị Tân Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Kitô Công Giáo đă được mật nghị hồng y chọn bầu, c̣n nhanh hơn cả Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI sau 4 lần khói báo (18-19/4/2005), và Tân Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sau 8 lần bầu (14-16/10/1978).

 

Theo lịch sử, th́ lần tuyển bầu Giáo Hoàng lâu nhất xẩy ra vào năm 1268, đă kéo dài trên 2 năm trường, cuối cùng mới bầu được vị tân giáo Hoàng Gregory X. Trong lịch sử tân tiến, lần bầu gay go và lâu la xẩy ra vào năm 1740, từ ngày 18/2 đến 17/8, dài 181 ngày, trong thời gian này có 4 vị hồng y qua đời, chỉ c̣n lại 51 vị hồng y chọn bầu tân giáo hoàng Benedicto XIV.  

 

Sở dĩ Vị Tân Giáo Hoàng đă được tuyển bầu nhanh hơn cả Tân Giáo Hoàng Benedicto năm 2005 có thể là v́ ngài từng là vị được mật nghị hồng y năm 2005 lưu ư tới, tức đă có hàm làm giáo hoàng. Theo truyền thông đồng loạt tung ra vào tháng 9/2005 th́ trong lần bầu thứ ba của mật nghị hồng y năm 2005, ngài được 40 phiếu trên 115 tổng số hồng y cử tri, tức số phiếu vẫn c̣n giữ chân Hồng Y Joseph Ratzinger gần được 2/3 (hay mới được 75 chứ chưa được 77 phiếu) để trở thành Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI, cho tới lần bầu sau đó, lần ngài chỉ c̣n được 26 phiếu.

 

Tân Giáo Hoàng Phanxicô là vị giáo hoàng ngoài Âu Châu sau 1.200 năm, tức là sau Đức Gregory III (731-741), vị giáo hoàng nguyên quán ở Syria.

 

Vị Tân Giáo Hoàng được Thiên Chúa tuyển chọn qua cuộc tuyển bầu của 115 vị hồng y là Đức Hồng Y Jorge Mario BERGOGLIO, Archbishop of Buenos Aires, Argentina. Ngài lấy danh hiệu giáo hoàng là Phanxicô, tuy ngài là tu sĩ Ḍng Tên, Ḍng do Thánh Ignatio sáng lập, tức là ngài không lấy danh hiệu tên thánh tổ phụ ḍng của ngài mà là vị thánh tổ phụ của Ḍng Phanxicô Khó Khăn, một vị thánh có hai trong ba chiều kích nổi bật, đó là đời sống khó khăn và hoạt động ḥa b́nh, chưa kể đến ḷng yêu thích môi sinh. Hai đặc tính này nơi Thánh Phanxicô rất thích hợp với hoàn cảnh ở Nam Mỹ và t́nh h́nh thế giới đang bị khủng hoảng kinh tế hiện nay, một thế giới khủng hoảng về kinh tế có liên quan sâu xa đến đức bác ái, và do đó đă gây ra những thứ khủng hoảng khác về công lư và ḥa b́nh hiện nay trên thế giới.

 

Theo bản tin được Ṭa Thánh gửi đi bằng email qua VIS vào chính ngày Thứ Tư 13/3/2013 (vào lúc 3 giờ chiều giờ California) là ngày ngài được chọn bầu này, th́ tiến tŕnh mật nghị hồng y bầu tân giáo hoàng đă xẩy ra (theo giờ địa phương Roma) như sau:

- 5:33 phút chiều Thứ Ba 12/3/2013, Nguyện Đường Sistine là nơi tuyển bầu tân giáo hoàng được khép lại để bắt đầu tiến tŕnh bầu chọn;

- 7:42 tối cùng ngày, khói đen bốc lên lần đầu.

- 11:40 sáng Thứ Tư 13/3/2013, khói đen bốc lên lần thứ hai.

- 7:06 tối cùng ngày khói trắng bốc lên.

- 8:24 tối cùng ngày, Đức Tân Giáo Hoàng Francis I ngỏ lời cùng cộng đồng dân Chúa đang qui tụ hân hoan mừng rỡ nghênh đón ngài ở Quảng trường Thánh Phêrô nguyên văn (với những chỗ được nhấn mạnh gạch dưới có chủ ư của người viết liên quan đến “Phêrô thành Rôma” ở phần cuối bài) như sau:

 

 

Anh chị em thân mến,

"Xin chào anh chị em buổi tối nhé. Anh chị em biết rằng phận vụ của Mật Nghi Hồng Y này là để cống hiến cho Thành Rôma một vị giám mục. Quí huynh hồng y của tôi dường như đă chọn ngài từ một nơi hầu như là tận cùng trái đất này vậy. Thế nhưng đó là những ǵ xẩy ra! Tôi cám ơn anh chị em đă nồng nàn tiếp nhận. Cộng đồng giáo phần Rôma đă có vị giám mục của ḿnh. Xin cám ơn anh chị em! Trước hết và trên hết tôi xin đọc một kinh nguyện cầu cho Vị Giám Mục Hưu Trí Biển Đức XVI của chúng ta. Chúng ta hăy cùng nhau cầu cho ngài, để Chúa chúc lành cho ngài và Đức Trinh Nữ ǵn giữ ngài. (Sau đó tất cả cùng ngài đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh, rồi ngài nói tiếp:)

"Vậy giờ đây chúng ta bắt đầu cuộc hành tŕnh này, giám mục và dân chúng, cuộc hành tŕnh của Giáo Hội ở Rôma, một cuộc hành tŕnh dẫn tất cả các giáo hội trong đức ái. Một cuộc hành tŕnh của t́nh huynh đệ, của ḷng tin tưởng giữa chúng ta. Chúng ta hăy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hăy cầu nguyện cho thế giới để thế giới này trở thành một t́nh huynh đệ cao cả. Tôi hy vọng rằng cuộc hành tŕnh này của Giáo Hội mà chúng ta bắt đầu hôm nay đây, và trong cuộc hành tŕnh này Vị Hồng Y Đại Diện của tôi hiện diện nơi đây sẽ giúp đỡ tôi, sẽ sinh hoa kết trái cho việc truyền bá phúc âm hóa của thành phố mỹ lệ này.

"Giờ đây tôi muốn ban phép lành, nhưng trước hết, trước hết tôi xin anh chị em một ân huệ. Trước khi vị giám mục này ban phép lành cho dân chúng, tôi xin anh chị em cầu cùng Chúa để Ngài chúc phúc cho tôi: lời cầu nguyện của dân chúng kêu xin phúc lành cho vị giám mục của ḿnh. Chúng ta hăy nguyện cầu trong thinh lặng, đó là lời cầu nguyện của anh chị em giành cho tôi.

"Đây tôi sẽ ban phép lành cho cho anh chị em và toàn thế giới, cho tất cả mọi người nam nữ thiện tâm". (Sau khi ban phép lành, ngài lại tiếp:)

"Thưa anh chị em, tôi đi nhé. Cám ơn sự nồng nhiệt đón nhận của anh chị em. Ngày mai tôi sẽ đi cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ, để Người bảo vệ tất cả mọi người ở Rôma. Chúc ngủ ngon và an nghỉ".   

 

Tân Giáo Hoàng Phanxicô: Ra mắt, lược sử và chiều hướng

 

Qua đài truyền h́nh CBS số hai ở Hoa Kỳ, khi ngài bắt đầu tiến ra, trong bộ phẩm phục trắng của vị giám mục Rôma, chào cộng đồng Dân Chúa ở Quảng Trường Thánh Phêrô, tôi thấy ngài hao hao giống như h́nh ảnh Đức Piô XII và Phaolô VI. Ngài có vẻ cao lớn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, theo linh mục Giám Đốc Văn Pḥng Báo Chí Ṭa Thánh, qua VIS ngày 14/3/2013, th́ một lá phổi của ngài đă không c̣n nguyên vẹn vào năm ngài 40 tuổi.

 

Tôi rất cảm động khi thấy ngài từ trên cao đứng im lặng nh́n đàn chiên của ngài lần đầu tiên một lúc khá lâu trước khi lên tiếng, và sau khi kết thúc ngài c̣n tiếp tục đứng nh́n họ, rồi bất ngờ dùng microphone nói tiếp với họ mấy điều nữa, rồi lại đứng nh́n họ thêm một chút nữa trước khi rút vào bên trong.  

 

 

Ngài có vẻ thân t́nh và gần gũi với dân chúng. Ngoài những cử chỉ đầu tiên này của ngài đối với dân chúng, tôi thấy ngài có một tâm hồn rất đạo hạnh và khiêm nhượng như Thánh Phanxicô là vị thánh được ngài nhận làm danh hiệu giáo hoàng của ngài. Ngài đạo hạnh ở chỗ sau khi ngỏ những lời đầu tiên với chung cộng đồng Dân Chúa, ngài đă xin mọi người cùng ngài dâng kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh cầu cho vị tiền nhiệm Biển Đức XVI của ngài.

 

Nhất là cử chỉ ngài cúi đầu xin cộng đồng dân Chúa chúc phúc và cầu nguyện cho ngài là một vị chủ chăn của họ, trước khi ngài ban phép lành cho họ, một phép lành xẩy ra vào lúc 12 giờ 30 trưa California ngày Thứ Tư 13/2/2013, tức 8 giờ 30 tối giờ Rôma. Hai cha con tôi đă qú xuống để được lĩnh phép lành của ngài, (vợ của tôi đang ở trong văn pḥng làm việc tại Los Angeles Downtown cũng qú xuống lănh phép lành, khiến nhân viên của nàng ngạc nhiên), và cầu nguyện đặc biệt cho ngài, vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội Kitô Công Giáo.  

 

Vị Tân Giáo Hoàng sinh ngày 17/12/1936 ở chính thủ đô Á Căn Đ́nh là Buenos Aires. Ngài được thụ phong linh mục Ḍng Tên ngày 13/12/1969 ở San Miguel. Ngài được bổ nhiệm làm giám tập của ḍng ở San Miguel đồng thời cũng dậy thần học ở đây. Sau đó ngài trở thành Giám Tỉnh của ḍng ở Á Căn Đ́nh (1973-1979) và khoa trưởng Phân Khoa Triết Thần ở San Miguel (1980-1986). Sau khi hoàn tất luận án thần học ở Đức, ngài đă thi hành sứ vụ giải tội và linh hướng ở Córdoba.  

 

Vào ngày 20/5/1992, ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục hiệu ṭa ở Auca và Giám Mục Phụ Tá ở Buenos Aires, được tấn phong ngày 27/6 cùng năm. Vào ngày 3/6/1997, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Buenos Aires và thay thế Đức Hồng Y Antonio Quarracino ngày 28/2/1998. Đồng thời ngài cũng là Đấng Bản Quyền của anh chị em tín hữu theo lễ nghi Đông Phương ở Á Căn Đ́nh v́ họ thiếu Đấng bản Quyền của họ.  

 

Ngài đă giữ vai tṛ Adjunct Relator General cho Thượng Nghị Giám Mục Thế Gii Thường lệ lần thứ X trong Tháng 10 năm 2001. Ngài cũng giữ vai tṛ là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đ́nh từ ngày 8/11/2005 đến 8/11/2011. Ngài được Đức Gioan Phaolô II thăng hồng y ngày 21/2/2001. Ngài từng là phần tử của các phân bộ thuộc Ṭa Thánh sau đây: Thánh Bộ Phụng Tự, Thánh Bộ Giáo Sĩ, Hội Đồng Ṭa Thánh về Giáo Dân, Ủy Ban Giáo Hoàng về Mỹ Châu Latinh, và Viện Đời Sống Tận Hiến và Đời Sống Tông Đồ.  

 

Vị Tân Giáo Hoàng Phanxicô nói được 3 ngoại ngữ, Tây Ban Nha, Ư và Anh. Ngài là vị chống lại với khuynh hướng cấp tiến của nhiều phần tử thuộc Ḍng Tên của ngài. Trong Hồng Y Đoàn ngài thuộc thành phần bảo thủ, hướng đến phần thế giới đang phát triển, chủ trương công lư và ḥa b́nh.

 

File:Card. Jorge Bergoglio SJ, 2008.jpg

 

Ngài vốn có chủ trương và hoạt động chống phá thai và triệt sinh an tử và trợ tử. Ngài đồng ư việc sử dụng phương pháp ngừa thai nhân tạo để tránh nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật, (chẳng hạn vợ hay chồng bị ADIS thị chồng hay vợ của họ được sử dụng bao cao su làm t́nh v.v.), tuy nhiên ngài kịch liệt chống đối vấn đề phân phát bừa băi phương tiện ngừa thai. Ngài chủ trương tôn trọng con người đồng tính nhưng chống lại phong trào đồng tính, nhất là luật cho phép đồng tính của chính phủ Á Căn Đ́nh năm 2010. Đồng thời ngài cũng chống lại vấn đề cho phép hôn nhân đồng tính nhận con nuôi.

 

Về công lư và ḥa b́nh, ngài phản đối t́nh trạng "cấu trúc kinh tế bất công đă gây ra t́nh trạng bất quân b́nh trong xă hội" càng ngày càng sâu rộng và là những ǵ "phạm đến quyền lợi của con người". Ngài chủ trương nợ nần xă hội (social debt) là những ǵ "vô luân, bất chính và vô lư". 

 

Về vấn đề xứng đáng để lănh nhận Thánh Thể, trong văn kiện Aparecida (một bản tuyên ngôn chung của các vị giám mục cthuộc Châu Mỹ Latinh), đoạn 436, ngài chủ trương rằng: "Chúng ta phải dấn thân 'gắn bó với Thánh Thể', tức là chúng ta cần phải ư thức rằng người ta không thể Hiệp Lễ mà đồng thời tác hành hay nói năng phạm đến các giới răn, đặc biệt là khi phá thai, triệt sinh an / trợ tử và các tội ác trầm trọng khác phạm đến sự sống và gia đ́nh đang trở nên dễ dàng. Các trách nhiệm này đặc biệt áp dụng cho thành phần lập luật, quản trị và chuyên viên sức khỏe". 

 

 Tân Giáo Hoàng Phanxicô: Bản chất và đời sống

 

Theo Vatican Information Service ngày Thứ Tư 13/3/2013, linh mục Giám Đốc Văn Pḥng Báo Chí Ṭa Thánh, ngoài phần nhận định của ḿnh về mật nghị hồng y tuyển bầu tân giáo hoàng nói chung và tân Giáo Hoàng Phanxicô nói riêng, c̣n cho biết thêm một số chi tiết liên quan đến sinh hoạt của vị tân giáo hoàng trong thời gian cho đến Lễ Khai Triều của ngài như sau:

 

"Đức tân Giáo Hoàng đă nói chuyện điện thoại với Đức Benedicto XVI. Ngày mai, Thứ Năm 14/3, vào lúc 5 giờ chiều, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ với các vị hồng y ở Nguyện đường Sistine. Thứ Sáu, 15/3, vào lúc 11 giờ sáng, ở Sảnh Đường Clementine trong Tông Dinh Giáo Hoàng, ngài sẽ gặp gỡ toàn thể Hồng Y đoàn, bao gồm cả các vị hồng y cử tri và không cử tri. Thứ Bảy, cũng vào lúc 11 giờ sáng, lần này ở Sảnh Đường Phaolô VI, Đức Giáo Hoàng sẽ có buổi gặp gỡ với thành phần phóng viên báo chí và ngành truyền thông. Cùng ngày Thứ Bảy, vào lúc 12 giờ trưa, ngài sẽ nguyện Kinh Truyền Tin lần đầu tiên trong giáo triều của ngài ở Quảng Trường Thánh Phêrô như thông lệ. Thánh Lễ Đăng Quang cho tân giáo triều của ngài sẽ được cử hành vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày Thứ Ba 19/3. Việc ngài viếng thăm một thánh đường Thánh Mẫu vào sáng ngày mai là việc riêng tư của ngài".

 

Thật vậy, cũng theo Vatican Information Service tường tŕnh hôm Thứ Năm 14/3/2013, như vị linh mục Giám Đốc Văn Pḥng Báo Chí Ṭa Thánh Lombardi, SJ, cho biết th́ vị tân giáo hoàng đă đến kính viếng Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma. Nhưng ngài không vào và ra qua cửa chính mà là cửa bên hông, một cử chỉ khiêm tốn khác thường. Ngài đă dâng Mẹ một bó hoa, đă cầu nguyện trước bàn thờ chính 10 phút, đă ghé thăm một trong những nguyện đường nhỏ trong Đền Thờ này là Nguyện Đường Sistine là nơi Thánh Ignatio lập Ḍng Tên của ngài đă dâng lễ mở tay ở đó vào ngày áp lễ Giáng Sinh 1538, sau mấy tháng được thụ phong linh mục.

 

Trong quá khứ, ngài sống rất khiêm tốn và b́nh dân. Ở chỗ, ngài sống trong một căn hộ hơn là ở dinh giám mục sang trọng. Ngài đi xe công cộng hơn là có tài xế xe limousin riêng, và thậm chí ngài c̣n được cho rằng tự nấu ăn lấy.  

 

Đó là lư do, như vị linh mục Lombardi cho biết, trong chính ngày ngài được bầu làm Giáo Hoàng, khi các hồng y lần lượt tiến đến mừng ngài th́ thay v́ ngài cứ ngồi ở trên ṭa giáo hoàng th́ ngài đă đứng lên tiếp đón từng vị. Rồi khi từ Tông Dinh Giáo Hoàng về lại Nhà Thánh Matta - Domus Sanctae Marthae là nơi giành cho Hồng Y Đoàn trong thời gian mật nghị bầu giáo hoàng, thay v́ đi xe hơi giành cho vị tân giáo hoàng th́ ngài vẫn đi xe minibus như khi ngài cùng các vị hồng y đến mật nghị vào buổi sáng. Trong bữa tối với các vị, ngài đă nói cùng các vị rằng: "Xin Thiên Chúa tha thứ cho chư huynh", như thể ngài muốn trách yêu anh em hồng y của ḿnh rằng v́ các vị đă bầu ngài làm giáo hoàng.

 

Chưa hết, cũng theo vị linh mục Lombardi cùng Ḍng Tên với ngài này th́ trên đường từ Đền Thờ Đức Bà Cả về, ngài đă ghé qua nơi trọ của ḿnh trong thời gian trước khi di chuyển đến Nhà Thánh Matta bắt đầu mật nghị hồng y, để lấy các đồ của ngài c̣n ở đó rồi trả tiền thuê mướn đàng hoàng. Khi ra mắt cộng đồng Dân Chúa nói riêng và thế giới nói chung lần đầu tiên sau khi được tuyển bầu, ngài vẫn mặc phẩm phục của một vị tổng giám mục như là ở Tổng Giáo Phận của ngài, chứ không mặc phẩm phục của các vị giữ các chức vị cao trọng trong Ṭa Thánh.

 

Việc Tân Giáo Hoàng chọn danh hiệu Phanxicô hoàn toàn khác lạ, như Đức Gioan Phaolô I và II năm 1978, chẳng những cho thấy chiều hướng giáo triều của ngài trong tương lai liên quan đến riêng thế giới nghèo cũng như đến công lư và ḥa b́nh của chung thế giới, mà c̣n cho thấy tính chất ưu tiên thánh thiện nữa. Bởi v́, vị tiền nhiệm Biển Đức XVI của ngài và ngài đều lấy danh hiệu của hai vị sáng lập ḍng người Ư là Thánh Benedictô (480-547) và Thánh Phanxicô (1181-1226), hai vị thánh chẳng những bản thân thánh thiện mà c̣n gây ảnh hưởng đến nền văn minh Âu Châu nói riêng và qua Âu Châu đến toàn thế giới nói chung từ đó tới nay.  

Riêng Thánh Phanxicô Assisi hay Phanxicô Khó Khăn, tiểu sử của ngài thuật lại rằng ngay từ  ban đầu khi vừa từ bỏ mọi sự vinh sang thế gian của một người con trai thuộc gia đ́nh thương gia giầu có trong vùng để theo Chúa, ngài đă được ơn gọi để xây dựng lại ngôi nhà của Chúa (được tiêu biểu nơi ngôi nguyện đường ngài đang ở đó bấy giờ) đă bị xiêu vẹo. Phải chăng Tân Giáo Hoàng nhận danh hiệu giáo hoàng Phanxicô cũng được sai đến để canh tân Giáo Hội và thế giới đang ở trong t́nh trạng khủng hoảng về mọi mặt hiện nay bằng tinh thần klhó nghèo và bác ái yêu thương?!....

 

Khẩu hiệu "Miserando Atque Eligendo" của ngài, được ngài giữ nguyên từ khi được tấn phong giám mục. V́ khẩu hiệu này liên quan đến ơn gọi theo Chúa của ngài từ khi ngài c̣n là một thanh niên 17 tuổi vào lễ Thánh Mathêu năm 1953, và là câu được lấy từ bài giảng của Thánh Bêđa diễn giải về trường hợp Thánh Mathêu được Chúa Giêsu kêu gọi. "Miserando Atque Eligendo" trong câu của Thánh Bêđa đó là "khi thấy chàng thu thuế Chúa Giêsu nh́n anh cách thương hại và tuyển chọn anh mà nói 'Hăy theo Tôi'". Tuy nhiên, về ư nghĩa của từ ngữ "Miserando Atque Eligendo" cũng có thể được hiểu là "khốn khổ nhưng đă chọn", tức cho dù khốn khó nhưng luôn sẵn sàng chấp nhận.  

 

 

Tân Giáo Hoàng Phanxicô: "Phêrô thành Rôma"?

 

File:Coat of arms of Jorge Mario Bergoglio.svg

 

Trong số những suy đoán về vị tân giáo hoàng, bề ngoài, dường như sai hầu hết, như việc ngài có thể xuất thân từ các xứ truyền giáo ngoài Âu Châu, như Á Châu, nhất là Trung Đông hay Phi Châu, cũng như ngài có thể liên hệ với Dân do Thái về một khía cạnh nào đó.

 

Tuy nhiên, bên ngoài cái vơ xù x́ có vẻ không tốt đẹp ấy, người ta thấy, qua kẻ hở bị sai lỡ như thế đang lộ ra những ǵ là cốt lơi bên trong cái vơ của nó. Trước hết, vị tân giáo hoàng là một nhân vật không phải ở Âu Châu nữa mà là ngoài Âu Châu, sau 1200 năm, và vị giáo hoàng cuối cùng ngoài Âu Châu là vị giáo hoàng người Syria vùng Trung Đông - Đức Gregory III (731-741).

 

Sau nữa, như đă được suy đoán và hết sức nhấn mạnh, vị tân giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội Kitô Công Giáo, theo Sấm Ngôn được cho là của Thánh Malachy, là vị giáo hoàng mang mật hiệu hay thân phận của một ”Phêrô thành Rôma”, vị giáo hoàng chăn dắt đoàn chiên Chúa trong gian nan khốn khó vào thời điểm trước khi 7 ngọn đồi (ám chỉ Thành Vatican) bị phá hủy.  

 

"Trong cuộc bách hại cuối cùng của Hội Thánh Rôma sẽ có triều đại của Phêrô thành Rôma, vị sẽ chăn dắt đoàn chiên của ḿnh giữa nhiều khổ ải; sau đó thành phố 7 ngọn đồi sẽ bị hủy hoại và vị Thẩm Phán đáng kinh sợ sẽ phán xét con người ta" (The Prophecies of St. Malachy, Tan Books and Publishers, Inc, 1973, trang 96).

 

Sự kiện vị tân giáo hoàng có liên hệ mật thiết đến mật hiệu của một “Phêrô thành Rôma” được thể hiện rơ ràng qua những dấu hiệu hoàn toàn bất ngờ sau đây:

 

1- ngài xuất hiện lần đầu tiên để ra mắt cộng đồng Dân Chúa và thế giới trong bộ phẩm phục trắng của vị giám mục Rôma, khác với các vị tiền nhiệm, nhất là 2 vị vừa trước ngài ngoài Nước Ư, một phẩm phục trắng đă được Bí Mật Fatima phần ba nhắc tới về vị giám mục làm giáo hoàng sẽ bị sát hại cùng với đàn chiên theo ngài;

 

2- trong lời ngỏ đầu tiên ngắn gọn của ḿnh, ngài hầu như chẳng thấy hướng về Giáo Hội hoàn vũ mà chỉ tập trung (5 lần) vào Giáo Hội Rôma (xin đọc lại ở phần đầu trong bài này), cũng khác với các vị tiền nhiệm, nhất là 2 vị không phải người Ư ngay trước ngài;

 

3- khẩu hiệu của ngài “khốn khổ nhưng đă chọn – pitiable / miserable but chosen" dường như phản ảnh thân phận của một ”Phêrô thành Rôma” chăn dắt đàn chiên trong gian nan khốn khó. 

 

Trong bài giảng ứng khẩu của ḿnh cho Thánh Lễ với hồng y đoàn ở Nguyện Đường Sistine vào 5 giờ chiều (Roma) ngày Thứ năm 14/3/2013, vị tân giáo hoàng đă đi thẳng vào vấn đề thánh giá đau khổ, một vấn đề b́nh thường ai cũng muốn tránh né và khó nói đến, một vấn đề khó có thể khẳng khái khuyến khích người khác chấp nhận và chịu đựng. Thế mà vị tân giáo hoàng dường như có bóng dáng của một "Phêrô thành Rôma" đă hùng hồn kết thúc bài giảng đầu tiên của ḿnh, trong cương vị là một vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian để chăn dắt đàn chiên của Chúa với đầy những gian nan khốn khó trước mặt, nguyên văn như sau:

 

"Trong Phúc Âm, cho dù Thánh Phêrô có tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô, nói cùng Người rằng: 'Thày là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thày nhưng xin Thày đừng nói về Thập Giá. Chẳng có ǵ liên quan đến nó hết... Con sẽ theo Thày mà không có Thập Giá'... Thế nhưng khi chúng ta bước đi mà không có Thập Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thập Giá, khi chúng ta tuyên xưng một Chúa Kitô phi thập giá... chúng ta không phải là môn đệ của Chúa. Chúng ta là trần gian, chúng ta là những giám mục, linh mục, hồng y, giáo hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.

 

"Tôi mong rằng tất cả chúng ta, sau những ngày tràn đầy ân sủng này, có thể can đảm, phải, can đảm để bước đi trước nhan Chúa bằng Thập Giá của Chúa, để xây dựng Giáo Hội trên máu của Chúa được đổ ra từ Thập Giá và để làm chứng cho nguyên vinh danh Chúa Kitô tử giá. Có thế Giáo Hội mới tiến lên..."

 

Một điều cần chú ư là ngài muốn sống đơn giản hóa trong mọi sự, kể cả phái đoàn tháp tùng của ngài ít hơn, và ngài lại hay bất ngờ muốn ghé đây đó để gần gũi với dân chúng hơn, điển h́nh là chuyến về từ Đền Thớ Đức Bà Cả hôm Thứ Năm 14/3/2013, nhất là việc ngài đứng trên chiếc xe giáo hoàng không trang bị chắn đạn trước lễ đăng quang và đă hai lần lấy tay bồng hôn hai em bé và nhất là lại c̣n xuống xe để ôm hôn một nam nhân tật nguyền. Bởi thế, vấn đề bảo về an ninh cho ngài sẽ trở nên rất khó khăn. Thành phần âm mưu ám sát ngài chỉ cần gài một người tật nguyền nào đó ở trước mắt ngài, chờ lúc ngài tiến đến ôm hôn liền tấn công ngài là xong.

 

Nếu Đức Gioan Phaolô II được hộ tống trên xe giáo hoàng vào chiều ngày 13/5/1981 c̣n bị ám sát xuưt chết th́ không biết vị giám mục mặc áo trắng là giáo hoàng bị ám sát chết cùng với đàn chiên của ḿnh không phải ám chỉ về vị giáo hoàng thứ 266 có những dấu hiệu là một "Phêrô thành Rôma" này hay chăng?

 

Chưa hết, trong bài trước về Vị Tân Giáo Hoàng Kế Vị người viết đă suy đoán về vị giáo hoàng nếu quả thực là một “Phêrô thành Rôma”, ứng nghiệm theo Sấm Ngôn Malachi, phải liên quan đến Do Thái, th́ không ngờ một trong những tác động đầu tiên của vai tṛ làm giáo hoàng của ngài nữa là ngài đă liên lạc với Do Thái giáo đầu tiên, vào hôm Thứ Sáu 15/3/2013, trước tất cả mọi tôn giáo, thậm chí trước cả nội bộ Kitô giáo liên quan đến Chính Thống giáo, Anh giáo, Tin Lành.

 

Sau hết, trong lời ngỏ đầu tiên với riêng cộng đồng Dân Chúa và chung thế giới, ngay mở đầu, ngài đă nói đến "tận cùng trái đất", nơi ngài xuất thân. Phải chăng cụm từ "tận cùng trái đất" này, một cụm từ đă được chính Chúa Kitô Phục Sinh trước khi thăng thiên về cùng Cha đă nói với các tông đồ rằng: "các con phải là nhân chứng của Thày... cho tới tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8), một cụm từ được lập lại một cách vô tư nhưng dường như chất chứa một cái ǵ đó thật sự là "cùng tận' với giáo triều của ngài, một giáo triều của một "Phêrô thành Rôma".

 

Cũng liên quan đến vấn đề "tận cùng trái đất" này, một vấn đề liên quan đến ngày cùng tháng tận, đến tận thế, đến việc tái giáng của Chúa Kitô và đến cuộc chung thẩm, trong đó, Chúa Kitô sẽ phán xét về đức bác ái đối với những người anh em hèn mọn nhất của Người liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu thể lư của họ, như đói khát, trần truồng, đau yếu, khách lạ và tù tội (xem mathêu 25:34-36). Thế mà vị giáo hoàng thứ 266 này lại mang danh hiệu Phanxicô Khó Nghèo, chú trọng đến người nghèo, đến độ, vào Thứ Năm Tuần Thánh sau hai tuần được bầu làm giáo hoàng, ngài đă làm lễ ban chiều trong một nhà tù ở Rôma, đó là Trung Tâm giam giữ giới trẻ Casal del Marmo và rửa chân cho họ. Phải chăng ngài là "Phêrô thành Rôma", vị giáo hoàng cuối cùng, vị giáo hoàng như dấu báo về một cuộc chung thẩm sắp xẩy ra?

 

Ngài không có bằng cấp cao ở Giáo Đô Rôma như các vị giáo hoàng tiền nhiệm hay như nhiều vị trong hàng giáo phẩm trên khắp thế giới, mà ở Đức. Ngài không phải là một nhà thần học về mạc khải như vị tiền nhiệm Biển Đức XVI hay triết gia nhân bản như Đức Gioan Phaolô II. Ngài nổi tiếng nhờ thánh đức hơn là tài năng và danh tiếng trần gian. Ngài có thể canh tân giáo triều Rôma theo tinh thần nghèo khó và có thể gây ra đụng chạm. Nhưng, Thiên Chúa sẽ chăn dắt đàn chiên của ḿnh qua chính thánh đức của vị giáo hoàng thứ 266 của ḿnh “để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự’ (1Cor 15:28).

 

Chúng ta hăy hiệp nguyện cầu cho Vị tân Giáo Hoàng Francis của chúng ta có đủ khôn ngoan và sức mạnh trong thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô và đại diện Chúa Kitô trên trần gian để ngài có thể chăn dắt đàn chiên được Chúa Kitô trao phó chẳng những vượt qua tất cả mọi thử thách càng ngày càng kinh hoàng trong một thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn, càng mất đức tin, càng phá sản luân lư, càng bị ch́m ngập trong cơn biển động sóng thần tsunami văn hóa chết chóc ngày nay, mà c̣n có thể luôn là "ánh sáng thế gian - lumen gentium" chiếu tỏa "vui mừng và hy vọng - gaudium et spes" đến cho một thời điểm lịch sử "đang ngồi trong tăm tối và bóng tối tử thần" (Luca 1:79). Amen.