Sống Tinh Thần Tận Hiến

 Phương Thế thể hiện Đức Tin

trong đời sống hôn nhân gia đ́nh

 

Đề tài chia sẻ cho Khóa Tĩnh Huấn Gia Đ́nh Tận Hiến Đồng Công 2013 ở Riverside California

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Đề tài Sống Tinh Thần Tận Hiến - Phương Thế thể hiện Đức Tin trước hết thể hiểu như thế này: Đức tin được thể hiện qua đời sống tận hiến, hay đời sống tận hiến là bằng chứng cho thấy đức tin.

 

Thật vậy, đức tin không phải chỉ là một thứ kiến thức siêu nhiên về Thiên Chúa và về những ǵ thần linh liên quan đến Thiên Chúa, mà c̣n bao gồm tất cả bản thân của con người cùng với cuộc sống của họ nữa.

 

Đó là lư do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, ngay trong bài Giáo Lư thứ hai trong buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư ngày 24/10/2012 trong Năm Đức Tin (11/10/2012-24/11/2013) đă xác quyết về bản chất của đức tin như sau:

 

v     “Đức tin không phải chỉ là vấn đề lư trí của con người đồng ư với những chân lư về Thiên Chúa; nó là một tác động nhờ đó tôi tự do phó thác bản thân ḿnh cho một vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi”.

 

Sống đức tin bằng đời tận hiến

 

Đúng thế, kinh nghiệm đời thường cũng cho thấy rơ xác tín này là chính đáng. Một trường hợp rất điển h́nh cho thấy được cái thực tế của niềm xác tín này đă xẩy ra cho chính bản thân người viết.

 

Vào mùa hè năm 1999, trong chuyến hành tŕnh du ngoạn cả gia đ́nh hằng năm bằng xe hơi, năm nay dài 7000 dặm, từ Pomona tiểu bang California sang Houston rồi Dallas tiểu bang Texas, sau đó lên Yellow Stone tiểu bang Wyoming, và trước khi trở về California thăm Lake Tahoe và Yosemite, gia đ́nh chúng tôi ghé thăm Salk Lake City ở tiểu bang Utah, và trước khi tiến vào thành phố này chúng tôi ghé qua một cái đảo để ngắm cảnh và bơi lội, v́ chúng tôi nghe thấy rằng ở đây chỉ cần bơi là nổi, không bị ch́m, dù không biết bơi. Tuy nhiên, cho dù thấy được đúng như vậy, thấy được hai anh lớn của cháu không biết bơi như cháu bơi lội ngay trước mắt ḿnh, đứa con gái út gần 9 tuổi của tôi bấy giờ vẫn không dám nằm xuống bơi, v́ sợ ch́m. Tôi nói với cháu rằng con cứ bơi đi có bố đỡ con, không ch́m đâu mà sợ. Nhưng cháu vẫn nhất định không dám bơi. Như thế, ở một nghĩa nào đó, đứa con gái của tôi đă lo sợ đến độ không tin rằng bố của cháu có thể giúp cháu bơi, không thể nào để cháu bị chết đuối, cho dù cháu đă thấy được chứng cớ nơi hai anh của cháu là hễ bơi th́ không ch́m.  

 

Chưa hết, trong Đại Năm Thánh 2000, gia đ́nh chúng tôi thực hiện một chuyến xuất ngoại lần đầu tiên, chuyến Hành Hương Năm Thánh 3 tuần lễ trong phái đoàn 175 người, trước hết đến viếng thăm Vatican ở Rôma, sau đó sang Fatima nước Bồ Đào Nha, rồi tới Lộ Đức Pháp Quốc, và sau cùng là Thánh Địa. Ở Thánh Địa, ngoài các dấu vết lịch sử của Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, như Thành Giêrusalem, Nhà Bà Thánh Isave gần Thành Giêrusalem, Hang Bêlem, Hầm Mộ Lazarô, Nhà Tiệc Ly, Núi Cây Dầu, Đồi Canvê, Ngôi Mồ Thánh, Núi Tabor, Sông Jordan, Thành Caphanaum và Thành Jericho, Biển Hồ Galilêa, Nguyện Đường Truyền Tin và Ph Cana, chúng tôi c̣n được ghé tắm ở Biển Chết - Dead Sea, nơi nước có nồng độ mặn không thể tưởng tượng nổi, đến độ, nếu chẳng may bị nước biển ở đó bắn vào mắt th́ nạn nhân bị mù từ 5 đến 10 phút mới có thể mở mắt ra được, mà c̣n làm cho thân xác con người chỉ cần nằm ngả người xuống nước như nằm trên giường là nó tự động nổi lềnh bềnh trên mặt nước, chứ không cần phải xoải người ra bơi mới nổi như ở Salt Lake City. Ấy thế mà vợ của tôi vẫn không dám xông pha bơi thử, dù thấy biết bao nhiêu là người, trong đó có chồng ḿnh và con cái của ḿnh quả thực cứ nằm ra là nổi, dù có muốn ch́m cũng không thể nào ch́m nổi. Như thế, cho dù thấy chứng cớ đáng tin theo nhận thức của ḿnh mà vẫn sợ không dám làm th́ kể như không thực sự tin tưởng, một niềm tin bao gồm cả bản thân của chủ thể tin nữa, chứ không phải chỉ ở nhận thức hay kiến thức xuông. 

 

Như thế, đức tin có tính cách thực hành hơn là lư thuyết, có khuynh hướng dấn thân hơn là thủ thế, có tác dụng biến đổi hơn là nguyên dạng. Có thể nói, tin tưởng (believe) chính là tín thác (trust). Thế mà nếu con người không có đức tin không được cứu độ: "Ai tin và chịu phép rửa sẽ đưoọc cứu độ, bằng ai không tin sẽ bị luận phát" (x Marcô 16:16). Nhưng đức tin, một yếu tố bất khả thiếu chẳng những trong việc cứu độ con người mà c̣n giúp cho con người được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, lại đ̣i hỏi con người phải thực hiện một cuộc xuất hành, ở chỗ ra khỏi bản thân ḿnh, vượt thoát bản thân ḿnh để tiến đến với Đấng Cứu Độ ḿnh, để lăn vào bàn tay Quan Pḥng của Người, đúng như cảm nhận của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong bài Giáo Lư thứ 5 ở Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư ngày 14/11/2012:

 

v     "Đức tin là một cuộc gặp gỡ Thiên Chúa là Đấng đang nói năng và tác hành trong lịch sử và là Đấng hoán cải cuộc sống hằng ngày của chúng ta, biến đổi tâm thức của chúng ta, thẩm định các phán đoán của chúng ta, các chọn lựa và những hành động cụ thể. Nó không phải là một thứ ảo ảnh, một thứ thoát ly thực tại, một nơi nương tựa thoải mái, một thứ cảm t́nh, mà là một dấn thân toàn thể đời sống của con người và là việc loan truyền Phúc Âm, một Tin Mừng có thể hoàn toàn giải phóng con người".

 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, con người không thể nào tin tưởng Thiên Chúa nếu không được Ngài tỏ ḿnh ra cho họ trước. Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do Thái là một chứng cớ hùng hồn về nhận thức này. Thiên Chúa bao giờ cũng đóng vai chủ động trong việc tỏ ḿnh ra cho con người nói chung và Dân Ngài nói riêng, để nhờ đó, làm cho họ tin tưởng vào Ngài mà được sống. Phúc Âm Thánh Gioan cũng thế, v́ Chúa Kitô là "ánh sáng thế gian" (8:12), "một ánh sáng chiếu trong tăm tối" (1:5), nên Người đă tự tỏ ḿnh ra qua những phép lạ Người làm, mà không cần họ phải tuyên xưng đức tin trước, chẳng hạn như cho người yếu liệt 38 năm ở Hồ Chiên (5:1-15) hay cho người mù từ lúc mới sinh (9:1-41). Đó là lư do Người đă khẳng định cùng Dân Do Thái trong bài giảng mở đầu về Bánh hằng Sống rằng công việc của Thiên Chúa là làm cho con người tin tưởng (xem Gioan 6:29).

 

Đúng thế, chính sự kiện Chúa Kitô tử giá là một chứng cớ hùng hồn nhất cho thấy Thiên Chúa muốn dùng Con Ngài, sử dụng cuộc Vượt Qua của Con Một Ngài, lợi dụng việc "không dung tha cho Con Một của Ngài" (Roma 8:32) để làm cho con người tin vào Ngài: "Khi nào quí vị treo Con Người lên quí vị sẽ biết Tôi là ai" (Gioan 8:28) - "Khi nào Tôi được treo lên, Tôi sẽ kéo mọi sự lên cùng Tôi" (Gioan 12:32). Trong đời sống tu đức của mỗi Kitô hữu cũng thế, Thiên Chúa sẽ lợi dụng mọi sự để tỏ ḿnh ra cho họ, nhờ đó, làm cho họ tin tưởng vào Ngài: "Thiên Chúa làm cho tất cả mọi sự ḥa hợp với nhau cho thiện ích của những ai được Ngài kêu gọi theo ư định của Ngài" (Roma 8:28).

 

Kinh nghiệm cho thấy Thiên Chúa thường tỏ ḿnh ra cho con người để họ có thể nhờ đó lợi dụng mà tin vào Ngài, nhất là qua những trường hợp chính yếu sau đây: 1- khi chống trả cám dỗ, 2- khi thống hối tội lỗi, 3- khi quằn quại khổ đau, 4- khi khẩn thiết nguyện cầu, 5- khi hưởng phúc may lành, 6- khi hoạt động tông đồ, 7- khi phối ngẫu vợ chồng, và 8- khi giáo dục con cái.

 

 

1- Khi chống trả cám dỗ.

 

Nếu cám dỗ, về phía Satan và đồng bọn của hắn, có mục đích kéo chúng ta xuống hỏa ngục hay xô chúng ta xuống hỏa ngục, th́ cám dỗ tự nó cũng có một tác dụng đẩy chúng ta đến với Chúa là Đấng cho xẩy ra như vậy để thử thách chúng ta, một khi chúng ta hết ḷng trung thành với Ngài bằng ḷng tin tưởng vào Ngài và phó ḿnh cho Ngài.

 

Bởi thế, khi bị cám dỗ, chúng ta chẳng khác nào bị ma quỉ rượt bắt cho đến cùng bằng đủ mọi cạm bẫy. Thành phần môn đệ Chúa Kitô hết sức yếu đuối và mù quáng theo bản tính vướng mắc nguyên tội của chúng ta chỉ có thể thoát khỏi nanh vuốt vô cùng hiểm độc của ma quỉ một khi chúng ta biết bám ngay lấy Chúa, biết lăn vào ṿng tay che chở bao che uy quyền vô địch của Chúa, không ngang nhiên đối chọi với chúng.

 

Kinh nghiệm sống đạo cho thấy, những lần chúng ta bị cám dỗ và quả thực sau đó đă sa ngă phạm tội là v́ chúng ta dám giao hảo và thỏa hiệp với quyền lực tối tăm, bằng những lư lẽ trấn an lương tâm của chúng ta bấy giờ đang áy náy. Chúng ta thường sợ người ta biết mà không dám phạm tội (trộm cắp, ngoại t́nh v.v.) nhưng chúng ta không sợ Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự.

 

Nếu nữ nguyên tổ Evà nhất định tin vào lời cảnh báo của Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 3:2) là Đấng đă dựng nên ḿnh, hơn là tin theo rắn quỉ xúi giục "đánh lừa" (Khởi Nguyên 3:13) một cách hết sức tinh khôn quái quyệt (xem Khởi Nguyên 3:4-5), th́ làm sao "tội lỗi cùng với sự chết đă lọt vào thế gian" (Roma 5:12). Tội của nữ nguyên tổ Evà ở đây không phải chỉ là tội bất tuân phục Thiên Chúa mà c̣n là chính tội phạm thượng, dám coi thường Thiên Chúa vô cùng chân thực và toàn thiện, coi Ngài không bằng rắn quỉ là loài tự bản chất vốn gian dối độc hại (xem Gioan 8:44).

 

Trái lại, trường hợp Bà Suzanna thà chết c̣n hơn phạm tội trước nhan Chúa và hoàn toàn tin tưởng phó ḿnh trong tay Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự, cho dù bà có bị ném đá chết bởi một tội bà không dám làm, mà chỉ v́ bà bị hai lăo già thẩm phán trong dân đă đồng lơa làm chứng tố gian cho bà để che đậy tội mê đắm sắc đẹp đến nỗi cùng nhau âm mưu muốn chiếm đoạt thân xác của bà khi bà sắp sửa tắm trong vườn nhà của bà, nhưng cả hai đă bị bà cương quyết cự tuyệt, bất chấp có bị hai lăo đe dọa tố oan cho bà và làm cho bà phải chết (xem Daniel nguyên đoạn 13).

 

Là thành phần sống đời hôn nhân gia đ́nh, chúng ta hăy tự kiểm xem chúng ta đă sống đức tin bằng đời tận hiến ra sao khi chống trả cám dỗ:

 

1-      Chúng ta hay bị cám d về điều ǵ nhất trong đời sống hôn nhân gia đ́nh? Tại sao?

2-      Chúng ta đă chống trả ra sao? Có bằng phương pháp sống đức tin bằng đời tận hiến hay chăng? Nếu có th́ tác dụng ra sao? Nếu không th́ hiệu quả như thế nào?

 

 

2- Khi thống hối tội lỗi.

 

Nhờ lănh nhận Phép Rửa thanh tẩy, Kitô hữu đă chẳng những được khỏi nguyên tội mà c̣n được tha hết mọi h́nh phạt bởi đó mà ra nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tác dụng thanh tẩy của Phép Rửa vẫn không thể nào hoàn toàn ǵn giữ Kitô hữu cho khỏi sa ngă phạm tội. Trái lại, bản tính đă bị nhiễm lây nguyên tội vẫn c̣n đó với tất cả mầm mống tội lỗi của nó là đam mê nhục dục cùng tính mê nết xấu, một bản tính tự nhiên bị hư hoại và hướng hạ cùng thiên tả dễ bị thế gian đầy hào nhoáng và hấp dẫn thu hút, chưa kể đến t́nh trạng mù tối của trí khôn và yếu nhược của ư chí, một t́nh trạng rất dễ bị ma quỉ tinh quái lừa đảo và đánh gục.

 

Chúa Kitô Vượt Qua đă chẳng những cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết bằng cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Người, mà c̣n nhờ cuộc Phục Sinh của ḿnh đă ban cho họ được thông phần vào bản tính thần linh của Thiên Chúa, nhờ đó họ được hưởng sự sống thần linh với Thiên Chúa. Chính nhờ sự sống thần linh bất diệt này từ Chúa Kitô Phục Sinh mà Kitô hữu lănh nhận Phép Rửa mới có thể thắng được các chước cám dỗ và đáp ứng những ǵ Thiên Chúa muốn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, cho dù được thánh hóa như thế nếu Kitô hữu lại không biết "tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ" (Mathêu 26:41) th́ họ cũng khó ḷng cho khỏi sa ngă phạm tội.

 

Tội lỗi, tự bản chất, thực sự là những ǵ phạm đến Thiên Chúa là Đấng đă vô cùng yêu thương con người và là những ǵ hoàn toàn phản nghịch với Thiên Chúa là Đấng vô cùng toàn thiện, bởi đó phạm nhân đáng bị Ngài công minh thẳng tay trừng phạt. Tuy nhiên, đối với Vị Thiên Chúa "đă không dung tha cho Con Một ḿnh" (Roma 8:32), Đấng "đến để t́m kiếm và cứu vớt những ǵ đă hư trầm" (Luca 19:10), th́ tội lỗi chẳng những không phải là những ǵ cản trở tội nhân đến cùng Người mà c̣n là dịp tốt để họ cảm nghiệm được t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Người, một khi họ biết ăn năn thống hối bằng tất cả tấm ḷng tan nát khiêm cung và tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa của Ngài.

 

Sau khi hai nguyên tổ sa ngă phạm tội mất ḷng Chúa, chẳng những các vị không nh́n nhận lỗi lầm của ḿnh, quay ra đổ lỗi cho nhau, mà các vị c̣n không lên tiếng xin Chúa thứ tha, thật là ngổ ngáo và hỗn láo như thế, nhưng không phải v́ vậy các vị không c̣n đáng thương trước nhan của Vị Thiên Chúa Hóa Công, Đấng thấu suốt mọi sự, trái lại, chính v́ tính chất ngây ngô vụng về đáng thương hơn đáng chấp của một loài tạo vật đă được Ngài đặc biệt "dựng nên theo h́nh ảnh thần linh của Ngài và như Ngài" (Khởi Nguyên 1:26) để họ có thể hiệp thông thần linh với Ngài khi họ nhận biết những ǵ được Ngài tỏ ra cho họ, đó là Ḷng Thương Xót Chúa của Ngài ngay từ ban đầu (x KN 3:15).

 

Điển h́nh là trường hợp của "người phụ nữ tội lỗi được biết đến trong thành" (Luca 7:37), người phụ nữ đă nhận biết lỗi lầm của ḿnh, lỗi lầm có thể nói gấp 10 lần một tội nhân b́nh thường (xem Luca 7:41), nhưng đă hoàn toàn tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa, đến độ, chị đă chẳng những bất chấp bị khinh bỉ trước con mắt của gia chủ người Pharisiêu vốn biết chị "là một con người tội lỗi" (Luca 7:39), mà c̣n dạn dĩ tới nỗi đă tỏ ra những cử chỉ đầy ḷng tan nát khiêm cung nhưng rất thân t́nh với Chúa Kitô, ở chỗ, chị đă lấy nước mắt của ḿnh để rửa chân cho người, lấy tóc chị mà lau chân Người, rồi chị hôn kính chân Người và cuối cùng xức thơm chân Người (xem  Luca 7:38).        

 

Là thành phần sống đời hôn nhân gia đ́nh, chúng ta hăy tự kiểm xem chúng ta đă sống đức tin bằng đời tận hiến ra sao khi thng hối tội lỗi:

 

1-      Chúng ta hay vấp phạm tội nào nhất trong đời sống hôn nhân gia đ́nh? Tại sao?

2-      Chúng ta đă tỏ ḷng thống hối ăn năn ra sao? Có bằng phương pháp sống đức tin bằng đời tận hiến hay chăng? Nếu có th́ tác dụng ra sao? Nếu không th́ hiệu quả như thế nào?

 

 

3- Khi quằn quại khổ đau.

 

Phép Rửa thanh tẩy và tái sinh, cho dù có tác dụng tha nguyên tội cùng với h́nh phạt do bởi nguyên tội, vẫn không xóa bỏ tất cả mọi mầm mống tội lỗi nơi bản tính đă vướng mắc nguyên tội của con người Kitô hữu thế nào nơi chính bản thân họ th́ cũng không giải thoát họ khỏi tất cả mọi khổ đau và chết chóc trên trần gian này như vậy. Bởi thế, như tất cả mọi con người sinh vào trần gian khác, Kitô hữu cũng không thể nào thoát khỏi đau khổ thử thách, về thể lư (như bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, đói khát, nghèo khổ v.v.), về tâm lư (như chậm trí, bị tâm thần, bị hiểu lầm, bị bỏ rơi, bị khinh chê v.v.), về luân lư (như đam mê nhục dục, tính mê nết xấu, yếu đuối, tội lỗi, bất an v.v.), hay về đạo lư (như khô khan nguội lạnh, chán nản thiêng liêng, quyến luyến phàm tục, tối tăm đức tin, ngă ḷng trông cậy v.v.).

 

Thế nhưng, đau khổ đă được Lời hóa thành nhục thể gánh chịu nơi bản tính nhân loại của ḿnh trong cuộc Khổ Nạn và Tử Giá để nhờ đó cứu chuộc nhân loại nói chung và những ai tin vào Người nói riêng. Hơn thế nữa, nếu trên thân xác phục sinh vinh hiển của Chúa Kitô vẫn c̣n nguyên 5 Dấu Thánh th́ các dấu thánh này, các dất vết của Khổ Nạn và Tử Giá ấy, c̣n là dấu chứng phục sinh, là dấu hiệu cho "sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25). Bởi vậy, với đức tin, đau khổ không phải là những ǵ hủy diệt con người mà là những ǵ bất khả thiếu để chẳng những thanh tẩy con người Kitô hữu vẫn c̣n mang mầm mống tội lỗi mà c̣n thể hiện một "sự sống viên măn hơn" (Gioan 10:10) nơi Kitô hữu, thành phần nhờ đau khổ càng được hiệp thông và nên giống với một Đức Kitô gắn liền với thập giá, đến độ không thể nào có một Đức Kitô phi thập giá (xem Mathêu 16:21-23).

V́ tác dụng của đau khổ vừa để thanh tẩy vừa để hiệp thông mà Kitô hữu càng muốn trở nên công chính, nên hoàn thiện, nên giống Chúa Kitô, càng phải chịu nhiều đau khổ. Kinh nghiệm của các thánh đă cho thấy - không một vị thánh nào cả đời sung sướng hưởng lạc mà làm thánh, không một ai sợ hăi khổ đau và trốn tránh đau khổ lại có thể nên thánh; trái lại, càng thánh lớn càng khổ nhiều, v́ càng nên giống Chúa Kitô, Đấng đă chịu khổ hơn hết và cho đến cùng tận của bản tính loài người: "Những ai Thiên Chúa đă biết trước th́ Ngài cũng tiền định cho thông phần với h́nh ảnh Con Ngài" (Rôma 8:29). Nếu chỉ có cành nho Kitô hữu nào dính liền với thân nho là Chúa Kitô mới trổ sinh muôn vàn hoa trái (xem Gioan 15:5) th́ cành nho Kitô hữu nào đă sinh hoa trái mà bị cắt tỉa bởi khổ đau thử thách lại càng sinh hoa trái hơn nữa (xem Gioan 15:2).

 

Trường hợp điển h́nh nhất là Ông Gíop, một con người công chính trước nhan Thiên Chúa, như được chính Ngài công nhận: "Thiên Chúa phán với Satan rằng: 'Ngươi có thấy Gióp là tôi tớ của Ta không? Thật chẳng có ai trên cơi đất này giống như nó cả, v́ nó là một con người vẹn toàn và chân chính, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác!" (Gióp 1:8). Nhưng chính v́ đă sống công chính mà Chúa muốn thử thách ông để chứng tỏ cho Satan thấy những ǵ Ngài phán đều chân thực về một Gióp công chính. Cho dù được Ngài cho phép, Satan đă gây hại đến cho cả những ǵ tùy thân của ông là của cải và con cái (xem Gióp 1:13-19), lẫn bản thân của ông là bệnh hoạn và thế giá bị chính người vợ của ông chà đạp (xem Gióp 2:7-9), nhưng "trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không hề vấp phạm và không buông lời trách móc Thiên Chúa" (Gióp 1:22); "Trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không hề thốt ra một lời nói lỗi lầm nào" (Gióp 2:10).

 

Sở dĩ Ông Gióp có thể chịu đựng được tất cả mọi cùng khổ dồn dập xẩy đến cho ḿnh như thế là v́ ông là người công chính đích thực, một con người luôn chẳng những tuyệt đối tin tưởng vào Đấng có toàn quyền trong mọi sự: "Thiên Chúa đă ban cho, Thiên Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Thiên Chúa!" (Gióp 1:21), mà c̣n hoàn toàn phó thác vào sự quan pḥng của Đấng thấu suốt mọi sự: "Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, c̣n điều dữ, lại không biết đón nhận sao?" (Gióp 2:10). Có thể khi bị quằn quại khổ đau Kitô hữu như đang bị cháy nhà, và họ chỉ c̣n cách duy nhất thoát chết là nhẩy xuống lầu, v́ ở dưới đó, ở chốn vực thẳm khổ đau, họ thấy được bàn tay của người cha đă giơ ra sẵn sàng để ôm chồm lấy họ, và c̣n nghe thấy tiếng người cha thúc giục họ hăy nhẩy xuống. Vậy đau khổ là lực đẩy Kitô hữu tin tưởng phó ḿnh cho Chúa tuyệt vời! 

 

Là thành phần sống đời hôn nhân gia đ́nh, chúng ta hăy tự kiểm xem chúng ta đă sống đức tin bằng đời tận hiến ra sao khi quằn quại khổ đau:

 

1-      Chúng ta cảm thấy điều ǵ làm chúng ta đau khổ nhất trong đời sống hôn nhân gia đ́nh? Tại sao?

2-      Chúng ta đă chịu đựng đau khổ ấy ra sao? Có bằng phương pháp sống đức tin bằng đời tận hiến hay chăng? Nếu có th́ tác dụng ra sao? Nếu không th́ hiệu quả như thế nào?

 

 

4-  Khi khẩn thiết nguyện cầu.

 

Nếu vấn đề cám dỗ đi liền với vần đề sa ngă th́ vấn đề đau khổ cũng đi liền với vấn đề cầu nguyện như vậy. Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do Thái cho thấy rơ sự kiện này. Dân Do Thái khi được b́nh an thịnh vượng th́ hay quên Chúa và lơ là với lề luật của Ngài, cho đến khi bị đô hộ bởi một quyền lực ngoại bang nào đó th́ họ mới nghĩ lại mà quay về cùng Thiên Chúa của họ, để cầu xin Ngài giải cứu họ. Kinh nghiệm cũng cho thấy nơi cung con người và riêng Kitô hữu. Điển h́nh là t́nh trạng hiện nay thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn, càng trở nên duy vật và vô thần hơn bao giờ hết. Thế giới Kitô hữu, nhất là thế giới Tây phương Kitô giáo, nơi đă từng là cái nôi phát triển Kitô giáo và là nguồn truyền bá Tin Mừng Sự Sống và văn minh yêu thương khắp thế giới, thế mà cho tới nay lại trở thành nơi xuất phát toàn là văn hóa sự chết và đang bị phá sản đức tin.

 

Chính v́ thế Thiên Chúa thường sử dụng khổ đau để đánh động con người, để chặn đầu họ cho khỏi càng ngày càng xa lạc và sai lạc, nhờ đó Ngài có thể lôi kéo con người trở về với Ngài. Những đau khổ liên quan đến thiên tai, bao gồm các thứ thiên tai càng ngày cành nhiều và càng dồn dập và kinh hoàng, và những đau khổ liên quan đến nhân tai, bao gồm các cuộc chiến tranh khủng bố xẩy ra khắp thế giới càng ngày càng dữ dội và khủng khiếp. Một khi con người văn minh về khoa học và kỹ thuật tự cao tự đại cho ḿnh có thể làm chủ trái đất và thiên nhiên vạn vật này cảm thấy hoàn toàn bất lực không thể tự cứu ḿnh được nữa, th́ bấy giờ, nếu c̣n thiện chí và niềm tin, họ chỉ c̣n một cách duy nhất là quay về với Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của Thánh Kinh Kitô giáo, Đấng làm chủ lịch sử loài người và toàn thể vũ trụ, cầu khẩn Ngài thương cứu họ và thế giới.

 

Theo sự quan pḥng thần linh và đường lối cứu độ của Thiên Chúa, Ngài thường tỏ ḿnh ra trong trường hợp con người chịu gian nan khốn khó, như ở tiệc cưới Cana (xem Gioan 2:1-11), hay như với người mù từ lúc mới sinh (xem Gioan toàn đoạn 9), hoặc ở trường hợp hồi sinh Lazarô sau 4 ngày trong mồ (xem Gioan 11:1:44). Tuy nhiên, một trong những trường hợp Ngài thích tỏ ḿnh ra nhất đó là trường hợp con người cầu nguyện cùng Ngài. V́ cầu nguyện thực sự là một tác động của đức tin nơi con người vào Ngài, một tác động hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Đấng có thể làm được tất cả những ǵ loài người bất khả (xem Luca 1:37). Kinh nghiệm cho thấy tác động cầu nguyện sốt sắng nhất của con người đó là khi họ đau đớn đến cùng cực, không c̣n ǵ bám víu nữa, ngoài một ḿnh Thiên Chúa. Bấy giờ họ nhận biết Chúa hơn bao giờ hết và hơn ai hết.

 

Người đàn bà xứ Canaan thuộc Dân Ngoại trong bài Phúc Âm của Thánh kư Mathêu (15:21-28) cầu xin cho đứa con gái bị quỉ ám của ḿnh, chứ không phải cho chính bản thân của bà. Và v́ người con gái đáng thương của ḿnh, bà nài nỉ cho tới cùng. Đến độ sẵn sàng chịu nhóm môn đệ của Chúa Kitô tỏ thái độ như muốn xua đuổi bà đi: "Xin Thầy bảo bà ấy về đi, v́ bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu măi!" (câu 23). Thậm chí c̣n bị chính Chúa Giêsu có vẻ làm nhục bà như một con thú: "Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con" (câu 26). Qua câu nói coi người phụ nữ Canaan như thú vật này, Chúa Giêsu quả thực đă nghiền tán người đàn bà dân ngoại này thành hư không, để nhờ cái hoàn toàn rỗng tuyếch nơi bà như thế, Người có thể tỏ ḿnh ra một cách hết sức rạng ngời, có thể tuôn tràn tất cả những ǵ Người muốn thông ban cho bà, chẳng những ở chỗ trừ quỉ cho đứa con gái yêu quí của bà mà c̣n phục vụ bà trở thành như chủ nhân ông của Người, muốn ǵ được nấy: "Bà muốn sao th́ sẽ được vậy" (câu 28).

Là thành phần sống đời hôn nhân gia đ́nh, chúng ta hăy tự kiểm xem chúng ta đă sống đức tin bằng đời tận hiến ra sao khi khẩn thiết nguyện cầu:

 

1-      Chúng ta thường cầu xin điều ǵ nhất trong đời sống hôn nhân gia đ́nh? Tại sao?

2-      Chúng ta đă cầu xin điều ấy ra sao? Có bằng phương pháp sống đức tin bằng đời tận hiến hay chăng? Nếu có th́ tác dụng ra sao? Nếu không th́ hiệu quả như thế nào?

 

 

5- Khi hưởng phúc may lành.

 

Đúng thế, không phải chỉ có gian nan khốn khó khổ đau mới là những ǵ thử thách đức tin của con người Kitô hữu, mà chính cả ân phúc họ được hưởng một cách nhưng không cũng là những ǵ thử thách đức tin của họ nữa. Ở chỗ, như Ông Gióp (xem Gióp 1:21), họ có nhận biết những ǵ may lành họ có hơn người là do Chúa ban họ chăng, hay tất cả chỉ là của họ; họ mới là chủ nhân ông, toàn quyền sử dụng những ǵ họ có theo ư của họ, chứ không phải Thiên Chúa; trong khi họ thật ra chỉ là thành phần quản lư viên được Vị Chủ Tối Cao kư thác cho họ một số vốn liếng nào đó (về tiền bạc của cải, tài năng sức lực, thời giờ hoàn cảnh, thế giá quyền hành v.v.) để họ sinh lợi cho Ngài, bằng ḷng bác ái yêu thương và việc phục vụ tha nhân của họ, như họ được Ngài yêu thương (xem Gioan 13:34; 15:12), Đấng, qua Con của Ngài, đă "đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ" (Mathêu 20:28). 

 

Kinh nghiệm cho thấy, nếu không có đức tin hay sống đức tin, con nguời nói chung và Kitô hữu nói riêng sẽ đi đến chỗ lạm dụng những ǵ được Thiên Chúa ban cho theo ư riêng của ḿnh, theo ḷng vị kỷ của ḿnh. Ở chỗ, mua sắm đủ thứ thời trang đến độ không biết ḿnh có bao nhiêu và những thứ ǵ, không c̣n chỗ để, lỗi thời vứt đi, sắm cái khác. Ở chỗ thời giờ rỗi răi không biết làm ǵ ngoài vui chơi giải trí hưởng nhàn trong khi việc nhà thờ hay cộng đoàn đang cần đến những bàn tay phụ giúp tùy theo thiện chí của mỗi người. Ở chỗ chủ trương thân xác là của ḿnh nên ḿnh được quyền phá đi cái bào thai bị accident, bị cho là tật nguyền, bị coi như một cục thịt dư, bị coi như một gánh nặng trong tương lai, ngăn trở hạnh phúc của hai vợ chồng. Ở chỗ, mỵ dân để giành được thắng lợi bầu cử cho bằng được nhưng đến khi trúng cử th́ tham quyền cố vị lo cho bản thân ḿnh và gia đ́nh ḿnh hơn là ích quốc lợi dân v.v.

 

Và chính v́ con người không biết sử dụng tất cả mọi sự được ban cho ḿnh với tư cách là quản lư viên hơn là chủ nhân ông mà tất cả những thứ phúc lộc họ hưởng trên đời này, vào một lúc nào đó, sẽ trở thành tại họa cho họ. Không phải hay sao, chỉ v́ không biết hoan hưởng Vườn Địa Đường "được thưởng thức mọi thứ cây trong vườn"  (Khởi Nguyên 2:2) một cách chính đáng theo thân phận quản lư viên của ḿnh, tức là theo quyền hạn (quyền lợi hay quyền hành có giới hạn) của ḿnh, trái lại, đă vượt quá quyền hạn của ḿnh, đi ăn cả cây trái cấm mà nguyên tổ loài người đă chẳng những mất quyền "làm chủ trái đất" (Khởi Nguyên 1:28), ở chỗ bị tống đuổi ra khỏi vườn địa đàng (xem Khởi Nguyên 3:24), mà c̣n bị thiên nhiên tạo vật chi phối nữa, cả nam lẫn nữ: nữ trong việc cưu mang sinh nở (xem Khởi Nguyên 3:16), c̣n nam trong việc tranh đấu vất vả kiếm ăn cho đến khi là bụi đất trở về với đất bụi (xem Khởi Nguyên 3: 17-19). 

Chính Chúa Giêsu, trong Phúc Âm Thánh kư Gioan (5:1-16) đă cảnh cáo con người bị yếu liệt 38 năm, cứ nằm chờ chực ở Hồ Chiên trong khu vực của Đền Thờ Giêrusalem để được chữa lành khi có nước động mà chưa bao giờ đến phiên, nhưng lại là một bệnh nhân đặc biệt đă được bất ngờ lành bệnh mà không cần phải tranh giành xuống Hồ Chiên trước nhất cho bằng được khi nước động, bởi Người đă tự động chữa lành cho anh ta, không cần anh ta phải tuyên xưng đức tin trước, như hầu hết các trường hợp ở bộ Phúc Âm Nhất Lăm. Ấy thế mà, anh ta, không phải như trường hợp của người mù từ lúc mới sinh chẳng thấy Đấng đă phục quang cho ḿnh khi thấy ánh sáng mặt trời (xem Gioan 9:6-7), đă chẳng những không cám ơn vị đă chữa lành cho ḿnh một cách nhưng không, thậm chí anh ta c̣n không biết cả tên của vị đại ân nhân này nữa. Nên khi bị nhóm Phariêsu hạch hỏi lúc anh ta đang vác chơng vào ngày hữu lễ th́ anh ta ú ớ chẳng biết đường trả lời. Tệ hơn nữa, bất chấp lời Người cảnh báo khi gặp lại anh ta là "Này, anh đă được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!" anh ta đă vô ơn bội nghĩa và bất nhân bất nghĩa đến độ đă đi tố giác tên của Người với thành phần đang muốn ám hại Người là vị đại ân nhân của anh ta.  

 

Là thành phần sống đời hôn nhân gia đ́nh, chúng ta hăy tự kiểm xem chúng ta đă sống đức tin bằng đời tận hiến ra sao khi hưởng phúc may lành:

 

1-      Chúng ta có cảm thấy ḿnh được hưởng nhiều may lành hơn bất hạnh trong đời sống hôn nhân gia đ́nh chăng, hay ngược lại? Tại sao?

2-      Chúng ta đă hoan hưởng phước may lành ra sao? Có bằng phương pháp sống đức tin bằng đời tận hiến hay chăng? Nếu có th́ tác dụng ra sao? Nếu không th́ hiệu quả như thế nào?

 

 

6- Khi hoạt động tông đồ

 

Hoạt động tông đồ là một yếu tố bất khả thiếu trong đời sống Kitô hữu. Chính v́ thế Công Đồng Chung Vaticanô II đă định nghĩa "Giáo Hội lữ hành tự bản chất là truyền giáo" (Sắc lệnh Ad Gentes - 2) và "hoạt động truyền giáo bắt nguồn sâu xa từ chính bản tính của Giáo Hội" (cùng nguồn - 6). Tuy hoạt động tông đồ được hiểu giới hạn trong môi trường sống của từng Kitô hữu và công cuộc truyền giáo được hiểu bao rộng hơn, nhất là đối với thành phần được ơn gọi truyền giáo và sai đến những địa điểm được gọi là cánh đồng truyền giáo, nhưng cả hai đều mang một sứ vụ chính yếu đó là làm chứng cho Chúa Kitô, làm cho Người được nhận biết.

 

Thật vậy, cho dù là làm tông đồ giáo dân nơi môi trường sống của ḿnh, trong gia đ́nh, ngoài xă hội, ở xứ đạo, hay truyền giáo ở một xứ sở xa xôi hẻo lành, ở vùng sâu vùng xa,  v.v. Kitô hữu bao giờ cũng phải "là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14), phản ảnh Chúa Kitô "là ánh sáng thế gian... ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12). Chúa Kitô cố ư thiết lập Giáo Hội "là ánh sáng muôn dân - lumen gentium" (nhan đề Hiến Chế tín lư về Giáo Hội) như một thành xây trên núi, không thể ẩn khuất, chứ không như một ngọn đèn ở dưới đáy thùng thế nào (xem Mathêu 5:14-15), th́ Chúa Kitô cũng muốn Kitô hữu phải phản ảnh Người như thế: "Cũng vậy, các con cũng phải chiếu giăi trước mặt con người..." (Mathêu 5:16). 

Việc làm chứng cho Chúa Kitô như thế là một trách nhiệm bó buộc chứ không phải chuyện thường và vô trách nhiệm, một trách nhiệm gắn liền với Phép Rửa nhất là Phép Thêm Sức là hai Bí Tích hiệp nhất Kitô hữu chúng ta nên một với Chúa Kitô và nhận lănh Thánh Thần thông ban sự sống của Người. Tuy nhiên, về cách thức hay phương thế để làm chứng cho Chúa Kitô lại tùy vào khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Có người chỉ làm tông đồ bằng cách suốt đời liệt giường chịu đựng bệnh tật. Trái lại, có người làm tông đồ bằng việc đóng góp tiền bạc cho việc truyền giáo hay xây dựng cộng đồng Dân Chúa địa phương. Thậm chí có người tham gia vào mọi sinh hoạt trong cộng đoàn hay giáo xứ v.v.

 

Kinh nghiệm tông đồ giáo dân cho thấy thành phần hằng say hoạt động tông đồ trong cộng đoàn, hội đoàn hay giáo xứ, lúc đầu th́ sốt sắng, sau đó bỏ cuộc, chán chường, thậm chí c̣n quay ra chống đối và phá đám gây chia rẽ nữa. Đó là chứng cớ hùng hồn cho thấy những người anh chị em Kitô hữu ấy, một là lúc đầu v́ Chúa, sau v́ ḿnh, nên hễ bị đụng chạm, bất đồng ư kiến một chút, trái ư một chút, chạm tự ái một chút, bị phê b́nh chỉ trích một chút, hoặc không được bạn bè cộng tác làm việc nữa hay bạn bè cùng làm tông đồ với ḿnh bất măn rút lui v.v., th́ họ cũng mất hứng lấy lư kiếu từ, để rồi sau khi nhẩy ra ngoài, họ vẫn không chịu yên thân, mà c̣n x́ xèo hay lên tiếng b́nh phẩm đủ thứ.

 

Nếu hoạt động tông đồ giáo dân bất khả phân lư với bản chất của Kitô hữu là "ánh sáng thế gian", đến Phép Rửa và Thêm Sức, th́ hoạt động tông đồ có liên hệ mật thiết với đức tin và là những ǵ chẳng những có tính cách truyền bá đức tin mà c̣n thể hiện đức tin nữa. Bởi thế, một Kitô hữu làm tông đồ mà không có đức tin hay yếu đức tin sẽ khó có thể tồn tại với việc tông đồ và mang lại tối đa lợi ích tông đồ cho đồng đạo của ḿnh cũng như cho chính bản thân ḿnh. Đấy là chưa kể trường hợp làm tông đồ bằng việc cần phải sống đức tin khi xẩy ra những thái độ hay hành động chống đối và bắt đạo tại gia giữa vợ chồng với nhau, khi người này muốn dấn thân làm tông đồ theo khả năng dồi dào của ḿnh th́ người kia lại khó chịu, không cho đi, hết sức ngăn cản, thậm chí đe dọa, cho dù một trong hai người đă chu toàn trách nhiệm của ḿnh trong gia đ́nh với vợ chồng hay con cái.

 

Theo kinh nghiệm cho thấy, một Kitô hữu tông đồ giáo dân đích thực phải là một Kitô hữu làm tông đ theo chiều hướng đức tin như sau:

 

Trước khi làm việc tông đồ: 1- quyết định làm tông đồ căn cứ vào ư Chúa hơn là ư thích hay hứng khởi của ḿnh, hơn là chỉ v́ nể nang lời rủ rê của bạn bè; bởi vậy, một khi nhận thức được quả thực đó là ư Chúa th́ dù họ không có tài đức, không có thời giờ, không có phương tiện v.v. họ cũng dấn thân đáp ứng ư Chúa, chứ không chờ đến khi họ hội đủ mọi điều kiện họ mới dấn thân làm, hoàn toàn tin tưởng Chúa và phó thác mọi sự trong tay Đấng đă biết họ mà c̣n chọn họ.

 

Đang khi làm việc tông đồ: 2- chính v́ họ làm tông đồ v́ được Chúa chọn gọi, họ không bao giờ làm theo ư riêng của ḿnh, nhất là họ sẽ không sợ gian nan thử thách, trái lại, họ chấp nhận mọi sự theo Thánh ư Chúa, và giải quyết tất cả mọi vấn đề bằng niềm tin tưởng vào Chúa và trong t́nh yêu thương nhau; thậm chí họ chấp nhận trước mọi đau khổ thử thách và cần đến đau khổ thử thách để phần nào chứng tỏ ḷng họ thực t́nh muốn trả về cho Chúa những ǵ Ngài đă ban cho họ.

Sau khi làm việc tông đồ: 3- việc thành công hay thất bại của họ trong việc tông đồ họ làm không phải ở chỗ họ được khen tặng hay chê bai, họ lập công hay mất công trong thời gian phục vụ, mà là ở chỗ họ đă hết sức cố gắng chu toàn Thánh ư Chúa là Đấng muốn họ làm, với tâm t́nh của một người đầy tớ "sau khi làm xong những ǵ được lệnh làm th́ nói 'chúng tôi chỉ là một người đầy tớ vô dụng – useless / bất xứng - unworthy. Chúng tôi chỉ làm theo phận vụ của ḿnh mà thôi'" (Luca 17:10).

 

Là thành phần sống đời hôn nhân gia đ́nh, chúng ta hăy tự kiểm xem chúng ta đă sống đức tin bằng đời tận hiến ra sao trong hoạt động tông đồ giáo dân:

 

1-      Chúng ta có dn thân làm tông đồ giáo dân hay chăng? Nếu chưa - tại sao, nếu rồi - thế nào?

2-      Việc tông đồ giáo dân chúng ta đang làm có thực sự mang lại lợi ích thêng liêng cho chính bản thân chúng ta cũng như cho chung gia đ́nh chúng ta hay chăng?

3-      Chúng ta có dám bỏ việc tông đồ đang thành công rực rỡ của ḿnh để bảo vệ hạnh phúc hôn nhân gia đ́nh của ḿnh hay chăng, dù không phải lỗi tại ḿnh, đă chu toàn đầy đủ bổn phận trong gia đ́nh?

 

 

7- Khi phối ngẫu vợ chồng

 

Việc hôn nhân vợ chồng không phải chỉ là việc đáp ứng nhu cầu tâm sinh lư tự nhiên, mà c̣n là và nhất là việc của đức tin. Ở chỗ, để chọn lựa đúng người vợ hay người chồng suốt đời sống với ḿnh, sướng khổ có nhau, sống chết có nhau, tôi phải cầu nguyện lâu dài để xin Đấng xe duyên kết nghĩa cho tôi biết người mà tôi đang quen biết, và đang tiến đến chỗ kết hôn sống đời phối ngẫu có thực sự là người Ngài gửi đến cho tôi hay chăng? Và nếu một khi đă cẩn thận suy nghĩ, thiết tha cầu nguyện và t́m hiểu kỹ càng, người mà tôi quyết định lấy đó phải là người tôi cảm thấy đúng là người Chúa gửi đến cho tôi.

 

Nếu vợ tôi hay chồng tôi là người đă được Thiên Chúa gửi đến cho tôi, th́ tôi phải trọn đời thủy chung với họ, bất cứ khi nào tôi phản bội họ hay ly dị hô là tôi trước hết và trên hết bất trung với Thiên Chúa là Đấng đă huyền nhiệm xe duyên kết nghĩa chúng tôi với nhau. Hôn nhân theo đức tin, do đó, không phải là một thứ pro choice, như trong việc phá thai, ở chỗ tôi có quyền chọn người này th́ cũng có quyền bỏ người đó để lấy người khác cho tới khi t́m được người ưng ư nhất mới thôi. Thế nhưng, làm thế nào để biết được đó là người chồng hay người vợThiên Chúa gửi đến cho tôi? Nếu chính yếu trước hết và trên hết không phải là t́nh yêu của cặp nam nữ giành cho nhau ngay từ ban đầu.

 

Đúng thế, t́nh yêu phái tính có thể nói chính là chứng cớ sống động nhất cho thấy việc Thiên Chúa xe duyên kết nghĩa một cặp nam nữ nào đó. Ở chỗ, họ cảm thấy hợp với nhau, có duyên với nhau, quyến luyến nhau và gắn bó với nhau, đến độ sống không thể thiếu nhau, nên đă quyết định lấy nhau và sống đời vợ chồng với nhau. Vậy nếu t́nh yêu là dấu chứng tỏ việc Thiên Chúa xe duyên kết nghĩa cho con người nam nữ sống đời vợ chồng với nhau th́ tại sao, như thực tế phũ phàng cho thấy, càng yêu nhau, càng tự do lấy nhau, như ở trong các xă hội Tây phương, chứ không bị ép buộc theo tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đó như ở các xă hội Á Đông, các cặp vợ chồng lại càng mau chóng ly dị và càng ly dị nhiều hơn bao giờ hết và hơn ở đâu hết?

Về t́nh trạng phản khắc này giữa mầu nhiệm Thiên Chúa xe định trong hôn nhân và quyền pro choice của con người đối với t́nh nghĩa vợ chồng đang ở trong một thời đại duy nhân bản - càng văn minh càng yêu cuồng sống vội, càng phá sản văn hóa và luân lư, chính Chúa Kitô đă khẳng định và cảnh giác rằng: "những ǵ Thiên Chúa đă liên kết th́ loài người không được phép phân ly" (xem Mathêu 19:6). Lư do chính yếu đă khiến cho đời sống hôn nhân bị khủng hoảng chưa từng thấy từ thập niên 1960 tới nay, càng ngày càng kinh hoàng, không phải là do t́nh trạng khủng hoảng về t́nh yêu cho bằng về đức tin và luân lư, ở chỗ, con người hoàn toàn sống theo tự nhiên, sống một cách duy vật và vô thần.

 

Nếu vợ chồng phải trở nên một xác thịt th́ vợ chồng không phải chỉ sống với nhau như 1+1=2 để có thể trở thành 1-1=0 (ly dị), mà là 1x1=1 hay 1/1=1, tức là nhân với nhau bằng cách sống trong nhau, ở chỗ chấp nhận nhau, đến độ có thể tha thứ cho nhau cho đến cùng, và chia cho nhau bằng cách sống cho nhau, ở chỗ hy sinh cho nhau. Hăy lợi dụng chính những ǵ khác nhau, nghịch nhau và đụng nhau để chứng tỏ yêu nhau chân thật và trọn hảo chứ đừng v́ thế mà xa nhau hay ly dị. Tuy nhiên, thực tế rất khó nên một xác thịt trong yêu thương chân thật và trọn hảo, nếu không có ơn Chúa bằng đời sống cầu nguyện và tận hiến đời sống hôn nhân gia đ́nh cho Mẹ Maria để Mẹ có thể lợi dụng những lúc thiếu rượu của chúng ta để Chúa tỏ ḿnh ra cho chúng ta. 

 

Là thành phần sống đời hôn nhân gia đ́nh, chúng ta hăy tự kiểm xem chúng ta đă sống đức tin bằng đời tận hiến ra sao khi phi ngẫu vợ chồng:

 

1-      Chúng ta có thực sự ư thức và cảm thấy chồng ḿnh hay vợ ḿnh là người Chúa gửi đến cho ḿnh hay chăng? Nếu không - tại sao? Nếu phải - thế nào?

2-      Chúng ta đă sống với chồng ḿnh hay vợ ḿnh là người Chúa gửi đến cho ḿnh ra sao? Có bằng phương pháp sống đức tin bằng đời tận hiến hay chăng? Nếu có th́ tác dụng ra sao? Nếu không th́ hiệu quả như thế nào?

 

 

8- Khi giáo dục con cái

 

Giáo dục con cái cũng là một hành động đức tin, chứ không phải chỉ là một hành động thuần nhân bản theo trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ. Tại sao? Ở chỗ con cái là của Chúa và thuộc về Chúa hơn là của cha mẹ và thuộc về cha mẹ. Cha mẹ chỉ là nguyên nhân đệ nhị (second cause), là phương tiện được Thiên Chúa dùng để sinh ra con cái cho Ngài và của Ngài mà thôi. Nên cha mẹ trần gian chẳng những không hoàn toàn biết được con ḿnh (cả khi chúng chưa được thụ thai, mới được thụ thai, đang được thụ thai v.v.), mà c̣n không thể kiểm soát được chúng và cứu giúp chúng khi cần hay đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của chúng. Bởi thế, cha mẹ dưỡng dục con cái với tư cách là giám hộ viên, thay cho Thiên Chúa và theo ư Thiên Chúa hơn là theo ư riêng của ḿnh. Thế nhưng làm sao có thể dưỡng dục con cái theo ư Thiên Chúa? Nếu không phải yêu thương!

 

Chính v́ tin tưởng rằng con cái là quà tặng Thiên Chúa ban cho mà vợ chồng hân hoan đón nhận từng đứa con, chứ không phá thai, không ngừa thai nhân tạo, có cần ngừa thai th́ cũng chỉ ngừa thai tự nhiên một cách trân trọng nhau và yêu thương nhau hơn là lạm dụng nhau, và cẩn thận dưỡng dục chúng sau khi chúng vào đời như trân trọng món quà của Chúa để có thể dâng về cho Ngài những ǵ Ngài ban tặng cho họ. Cũng chính v́ thấy được Thiên Chúa trong con cái của ḿnh mà vợ chồng tỏ ra tôn trọng các con và cố gắng phản ảnh t́nh yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng qua việc tận t́nh và hết sức chăm sóc và phục vụ của họ. Thậm chí họ tự động đến với chúng, đáp ứng chẳng những nhu cầu của chúng mà c̣n cả ư thích của chúng nữa, không cần chúng phải ngỏ ư xin và trước khi chúng có vẻ ngần ngại muốn xin.

 

Cũng v́ tin tưởng con cái là của Chúa và thuộc về Chúa mà cha mẹ sẽ cố gắng giáo dục con về phương diện thiêng liêng đạo đức. Gia tài quí báu nhất cha mẹ để lại cho con cái đó là tấm ḷng đạo đức, nhờ đó, cha mẹ không cần phải lo lắng theo dơi con từng giây từng phút, trái lại, cha mẹ có thể theo dơi con cái ḿnh bằng bộ phận viễn khiến - remote control đó là chính ḷng đạo đức của chúng.  Một khi cha mẹ giáo dục con cái bằng tất cả ư thức đức tin và t́nh yêu Thiên Chúa như thế, con cái sẽ cảm thấy mến phục và tin tưởng cha mẹ, nhờ đó cha mẹ dễ dàng dạy bảo chúng. Chúng thậm chí c̣n phục cha mẹ khi cha mẹ xin lỗi chúng v́ những sai phạm của cha mẹ khi họ vô t́nh hay cố ư làm gương mù cho chúng. Và chính v́ bản thân cũng yếu hèn chẳng thua ǵ con cái mà họ càng thông cảm, nhịn nhục và nhất là tha thứ cho con cái hơn.

 

Thế nhưng, thực tế cho thấy, đôi khi có những đứa con hư hỏng ngoài ư muốn của cha mẹ, cho dù cha mẹ rất đạo đức tốt lành và đă hết sức cố gắng, hoàn toàn không do lỗi tại họ. Bởi thế, phải luôn cầu nguyện cho chúng. Nhất là tin vào Đấng đă dựng nên nó qua ḿnh, v́ Ngài yêu thương nó c̣n hơn ḿnh, và t́nh yêu thương của cha mẹ đối với con cái là tiêu biểu cho thấy một phần nào đó của t́nh ngài yêu thương chúng. Đôi khi chính nhờ đứa con hư mà cha mẹ nên thánh hơn bởi gắn bó với Chúa hơn. Càng cảm thấy bất lực trước đứa con hư càng phải tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa, Đấng duy nhất có thể làm được những ǵ con người bất khả, nhờ đó, cả cha mẹ lẫn con cái đều trở thành nơi cho Ngài tỏ ḿnh ra, đều được Ngài cứu độ và thánh hóa theo dự án thần linh quan pḥng vô cùng yêu thương những đầy nghiệt ngă aon khiên ngang trái đối với ḷng mong ước của con người.

 

Là thành phần sống đời hôn nhân gia đ́nh, chúng ta hăy tự kiểm xem chúng ta đă sống đức tin bằng đời tận hiến ra sao khi giáo dục con cái:

 

3-      Chúng ta có thực sự ư thức và cảm thấy con cái của ḿnh thật sự là tặng ân quí báu Chúa ban cho ḿnh hay chăng? Nếu không - tại sao? Nếu phải - thế nào?

4-      Chúng ta đă sống với con cái của ḿnh là tặng ân quí báu Chúa ban cho ḿnh ra sao? Có bằng phương pháp sống đức tin bằng đời tận hiến hay chăng? Nếu có th́ tác dụng ra sao? Nếu không th́ hiệu quả như thế nào?

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL