"Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!"
(về cuộc Tĩnh Tâm và Tĩnh Huấn Ḷng Thương Xót Chúa 2013 ở Giáo Phận Orange)
 
Trần Diễm Danh
 
Nhập đề
 
"Hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng kư thác thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một ḷng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho ḷng họ tràn đầy niềm hy vọng... Tôi kư thác công việc này cho Anh Chị Em thân mến, cho Giáo Hội ở Krakow và ở Balan, cũng như cho tất cả mọi người sùng mộ Ḷng Thương Xót Chúa đến đây từ Balan hay từ khắp nơi trên thế giới. Chớ ǵ anh chị em là những chứng nhân cho t́nh thương!". (ĐTC Gioan Phaolô II: Balan 17/8/2002).
 
Đó là những lời nhắn nhũ và cũng là những lời trăn trối của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trước khi ngài băng hà gần 3 năm. Đó là điểm nhấn trong cuộc Tĩnh Tâm Hăy Đến Với Cha VI cũng như trong Khóa Hăy Học Cùng Cha VII tại Marywood Retreat Center 14-16/6/2013.
 
Hằng trăm người trầm ḿnh trong ḷng xă hội, từ công xưởng đến văn pḥng, làm đủ mọi thứ ngành nghề, sống đời tu tŕ, trong bậc gia đ́nh hay độc thân, xuôi ngược vạn nẻo đường trong kiếp nhân sinh, vất vả vật lộn với cuộc sống, liên tiếp vượt đuổi nhau như ngày đêm tưởng chường bất tận. Họ đến từ mọi nơi trên mặt đất, từ Los Angeles xuống, từ San Diego lên, từ San Bernadino sang, từ tiểu bang Arizona miền Đông đến tiểu bang Oregon miến bắc tới, từ Úc Châu, từ Việt Nam v.v. Nhưng đông nhất vẫn là Orange County, nơi vẫn tự hào là thủ phủ của người Việt hải ngoại, là cái nôi sinh hoạt của nhiều đoàn thể đạo cũng như đời.
 
 
Lẫn lộn trong mọi lớp người như men ở trong bột, lớp bột người vươn lên nhờ chất men của Đức Kitô, họ là những người tề tựu về Marywood Retreat Center để cùng tĩnh tâm, học hỏi, hội thảo, trao đổi và chia sẻ về niềm tin của ḿnh, theo chiều hướng Ḷng Thương Xót Chúa của chủ đề "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!", một chủ đề được diễn giải và áp dụng vào các trường hợp sống đạo rất thực tế, thứ tự qua 6 đề tài mật thiết liên hệ như sau: 1- Con tín thác vào Chúa khi chống trả cám dỗ, 2- khi thống hối tội lỗi, 3- khi quằn quại khổ đau, 4- khi khẩn thiết nguyện cầu, 5- khi hưởng phúc may lành, và 6- như Mẹ Maria.
 
Năm nay là Năm Đức Tin, là cơ hội để mỗi người chúng ta rà soát lại, đánh giá lại, nhận định lại, tra vấn lại và canh tân lại niềm tin của ḿnh, xem ḿnh thuộc loại niềm tin nào: một niềm tin sợ hăi, bất động, ngại ngùng, một niềm tin sợ khó khăn, nhút nhát, nghiệt ngă, sợ đụng chạm, hụt hẫng, hấp hối, ngoi ngóp, thiếu vắng, nguội lạnh, nghi ngờ, chán nản, mất niềm trông cậy, kiêu căng, thụ động, ấu trĩ, cực đoan, thiếu kiên nhẫn, hời hợt, bất nhẫn, nông nổi ...
 
Mở đầu cho 3 ngày vừa tĩnh tâm lẫn tĩnh huấn này, Anh Cao Tấn Tĩnh, người sáng lập ra Nhóm Tông Đồ Chúa T́nh Thương (TĐCTT) hân hoan chào mừng tất cả mọi người, từ mọi nơi đến, người người niềm nở, vui vẻ, bầu khí thân mật như gia đ́nh, tinh thần phục vụ lên rất cao. Anh nhận xét rằng chung Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam hải ngoại và riêng ở Giáo Phận Orange có rất nhiều đoàn thể lớn và lâu đời như Cursillo, Linh Thao, Canh Tân Đặc Sủng, Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đ́nh v.v., nhưng không có một đoàn thể nào chuyên về Ḷng Thương Xót Chúa và thực hiện các cuộc tĩnh tâm và tĩnh huấn về Ḷng Thương Xót Chúa, ngoại trừ Đại Hội Ḷng Thương Xót Chúa hằng năm chỉ có một lần và vào một ngày duy nhất do phụ tỉnh Ḍng Chúa Cứu Thế Việt Nam tổ chức ở Long Beach California từ năm 2002.
 
Trong khi đó, Ḷng Thương Xót Chúa là một thông điệp vĩ đại, tối quan trọng, liên quan đến phần rỗi của mỗi một linh hồn cũng như đến chung số phận của một thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn, càng mất đức tin và càng có nguy cơ bị tận diệt, một thông điệp được Chúa Giêsu mạc khải riêng cho Thánh Nữ Faustina ở Balan, và được chị chuyển tải đi nhất là từ đầu thập niên 1960, thời của v́ giáo hoàng tương lai Gioan Phaolô II, và có thể nói là một thông điệp cuối cùng từ trời, như vị nữ sứ giả này đă lập lại lời của Chúa Giêsu trong Nhật Kư của ḿnh ở số 848 rằng: "Con hăy loan báo cho thế giới biết t́nh thương của Cha. Loài người hăy nhận biết t́nh thương khôn ḍ của Cha. Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận, sau đó sẽ là ngày công thẳng".
 
Con tín thác vào Chúa khi chống trả cám dỗ.
 
Cha Nguyễn Tuấn Long, vị linh mục đương kim Quản Xứ Our Lady of Peace Church ở Tổng Giáo Phận Los Angeles, kiêm phó đại diện liên lạc của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở TGP này, tuyên úy cho Phong Trào Thiếu Nhi Fatima và tổng linh hướng của Nhóm Tông Chúa Chúa T́nh Thương. Ngài là một khuôn mặt rất trẻ mà lại tài cao, cha đă vạch ra những đường lối và chiến lược của ma quỉ về mặt thiêng liêng rất là hữu ích khi biết được những cách thức và đường lối của đối phương, để có thể chống trả - "tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng".
 
 
Ai cũng biết Satan rất tinh vi và xảo quyệt. Nó dùng lại chiến lược thuở xưa và mưu mẹo từ thuở tạo thiên lập địa. Có 4 giai đoạn Satan đă dùng để cám dỗ Adong, Evà, cho cả Đức Giêsu và cho chúng ta bây giờ.
 
Giai đoạn 1: Satan xác định một ước muốn bên trong bạn. Đó có thể là một ước muốn gây nên tội, như ước muốn trả thù hay ép buộc người khác, hoặc có thể là một ước muốn b́nh thường, như ước muốn được yêu thương, được coi trọng hoặc được vui sướng. Cám dỗ bắt đầu khi Satan đề nghị với một ư tưởng, khiến bạn hướng chiều về một ước muốn xấu xa, hoặc thỏa đáp một ước muốn không đúng cách hoặc không đúng lúc. Hăy luôn coi chừng những con đường tắt. Chúng thường là những cám dỗ! Satan th́ thầm bên tai bạn: bạn xứng đáng với điều đó! Bạn nên có nó ngay! Sẽ rất thích thú dễ chịu hoặc khiến bạn cảm thấy thoải mái hay không sao đâu, chuyện nhỏ mà......
 
Chúng ta nghĩ cám dỗ vây quanh chúng ta, hay tại hoàn cảnh bên ngoài. Chúa Giêsu bảo là nó bắt đầu từ bên trong chúng ta. Nếu bạn đă không có một ước muốn bên trong, cám dỗ không thể lôi kéo bạn. Cám dỗ luôn bắt đầu trong tâm trí chứ không bắt đầu từ những hoàn cảnh. Đức Giêsu nói "v́ từ bên trong ḷng người phát xuất những ư định xấu: tà dâm, trộm cướp, giết người, ngoại t́nh, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng" (Marco 7:21-22). Thánh Giacôbê nói "khoái lạc của anh chị em đang gây chiến trong con người anh chị em" (4:1b).
 
Giai đoạn 2 là nghi ngờ: Satan t́m cách làm bạn nghi ngờ những ǵ Thiên Chúa đă nói về tội: tội có sai lầm thật không? Có phải thực sự Chúa bảo đừng làm không? Phải chăng Chúa chỉ cấm việc này với một số người hay vào một lúc nào khác? Chúa không muốn tôi hạnh phúc sao?
 
Giai đoạn 3 là lừa dối: Satan không thể nói thật và được gọi là "cha sự gian dối" (Gioan 8:44). Bất cứ điều ǵ hắn nói với bạn đều là dối trá hoặc chỉ đúng một nửa. Satan đưa ra những lời dối trá để thế chỗ những ǵ Thiên Chúa nói trong lời của Người. Satan nói "ngươi không chết đâu. Như Thiên Chúa, ngươi sẽ khôn ngoan hơn. Ngươi sẽ thoát được. Không ai biết đâu. Nó sẽ giải quyết vấn đề của ngươi. Ngoài ra mọi người khác đều làm như vậy. Đó chỉ là một tội nhẹ". Nhưng một tội nhỏ cũng là một bào thai nhỏ: rồi nó cũng sẽ tự lộ ra.
 
Giai đoạn 4 là bất tuân: Cuối cùng bạn hành động theo ư thích trong trí bạn. Điều thai nghén như một ư tưởng nay được nẩy sinh trong hành động. Bạn nhượng bộ bất cứ điều ǵ bạn để tâm. Bạn tin những lời dối trá của Satan và rơi vào chiếc bẫy của nó.
 
Chống trả cám dỗ. Biết cách thức cám dỗ thế nào tự nó đă là hữu ích, nhưng để vượt thắng nó, chúng ta cần nắm những bước cụ thể:
 
Đừng khiếp sợ. Nhiều người trong chúng ta hoảng sợ và mất tinh thần bởi những ư tưởng cám dỗ, mang mặc cảm tội lỗi là ḿnh không thể vượt qua. Họ thấy xấu hổ chỉ v́ bị cám dỗ. Đây là một sự hiểu sai về việc trưởng thành. Chúng ta sẽ bị cám dỗ đeo bám măi, như liên khíc cám dỗ Cha Long nói.
 
Cám dỗ là dấu hiệu cho thấy Satan căm ghét chúng ta, chứ không phải là dấu hiệu của tính yếu đuối hay của đam mê thế tục. Đó cũng là chuyện b́nh thường của con người thường t́nh đang sống trong một thế giới sa ngă. Đừng ngạc nhiên, sủng sốt hay nhụt chí v́ nó. Hăy thực tế với việc không tránh khỏi cám dỗ. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn tránh được hết cám dỗ. Ta không thể cấm ma quỉ gieo rắc các ư tưởng nhưng ta có thể quyết tâm không hành động theo chúng.
 
Hăy nhận ra cám dỗ thường gặp và chuẩn bị đối phó: Một vài hoàn cảnh ta dễ sa chước cám dỗ hơn những hoàn cảnh khác. Có những hoàn cảnh làm ta sa lầy hầu như tức khắc, trong khi những hoàn cảnh khác lại không làm chúng ta bận ḷng. Những hoàn cảnh này th́ đặc thù với những yếu đuối của ta và ta phải điểm mặt chúng bởi lẽ Satan biết chúng! Nó biết chính xác điều ǵ khiến bạn dễ vấp ngă, và nó liên tục hoạt động để đặt bạn vào những hoàn cảnh đó.
 
Hăy tự hỏi: "tôi dễ bị cám dỗ nhất lúc nào? Ngày nào trong tuần? Mầy giờ trong ngày? Tôi dễ bị cám dỗ nhất ở đâu? Ở sở làm? Ở nhà? Ở nhà bạn? Ở quầy rượu? Trong ṣng bài hay ở khách sạn. Về điểm này, người viết cảm nhận được rất rơ là khi ở một ḿnh th́ bị cám dỗ mănh liệt.
 
Hăy xác định loại h́nh thức cám dỗ ta thường gặp và chuẩn bị để tránh xa các hoàn cảnh đó bao nhiêu có thể.
 
Hăy tín thác vào Chúa: Nước Trời luôn có đường giây nóng cấp cứu 911 trực 24 giờ. Thiên Chúa muốn bạn cầu Người cứu giúp trong việc chống trả cám dỗ.
 
Lạy Chúa, xin giúp con! Xin cứu con! Khi cám dỗ ập đến rất nhiều người đă dùng lời nguyện cấp thời đó để thoát cơn nguy khốn.
 
Lời cầu cứu sẽ được lắng nghe. V́ Chúa Giêsu cảm thông với việc chúng ta chiến đấu. Ngài cũng đă đối diện với những cơn cám dỗ như chúng ta.
 
Thiên Chúa không bao giờ bực ḿnh, chán ngán hay mất kiên nhẫn mỗi khi chúng ta tín thác và quay về với Ngài. Hăy nương tựa vào Ḷng Thương Xót Chúa. Hăy nh́n lên Chúa và xin Ngài trợ giúp.
 
Con tín thác vào Chúa khi thống hối tội lỗi.
 
Lời cha Nguyễn Quốc Dũng, CSsR, đương kim chủ bút nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp kiêm trưởng ban tổ chức Đại Hội Ḷng Thương Xót Chúa của phụ tỉnh Ḍng Chúa Cứu Thế Việt Nam ở Long Beach, từ năm 2012, đă đằm thắm và xoắn sâu vào các tham dự viên: Đừng bao giờ hài ḷng với đời sống đạo của ḿnh, phải luôn luôn canh tân, t́m ṭi, học hỏi, phải luôn thăng tiến trên đường thiêng liêng; khi chúng ta hài ḷng với đời sống đạo của ḿnh, chúng ta sẽ không cần đến Chúa nữa; cho nên, Chúa để cho chúng ta chiến đấu với tội lỗi của ḿnh, cứ xưng tội đi xưng tội lại, trở về lại phạm những tội cũ, để chúng ta cảm thấy ḿnh rất cần đến Chúa; chúng ta yếu đuối lắm không làm được ǵ cả, ḿnh đến với Chúa bằng sự mỏng ḍn của một con người lúc nào cũng cần đến Ḷng Thương Xót Chúa.
 
 
Hăy thống hối! Thống hối không phải là điều dễ dàng, bởi lẽ tôi không đủ khiêm tốn để nhận ḿnh lầm lỗi. Muốn tiến sâu hơn nữa vào sự thống hối, (và đó cũng là mệnh lệnh đầu tiên trong cuộc đời rao giảng công khai của Chúa Giêsu), tôi phải thường xuyên điều chỉnh lối nghĩ và lối sống của ḿnh cho phù hợp với Tin Mừng; tôi phải tín thác vào Chúa hơn dám đi đến những hành động cụ thể và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.
 
Những ǵ tôi cảm nhận về thống hối rất thực tế - có 3 đối tượng tôi phải nghĩ tới: 1- thống hối với Thiên Chúa; 2- thống hối với tha nhân; 3- thống hối với chính bản thân.
 
Thống hối với Thiên Chúa: phải biết ḿnh là ai trước mặt Thiên Chúa - tôi chỉ là một tạo vật, một tù nhân; tôi thường đến xưng tội và xin ơn tha thứ; đối với Ngài tôi thống hối không khó lắm, dù ǵ đi nữa tôi cũng tin Ngài là cùng đích cuộc đời tôi.
 
Thống hối với tha nhân: Đối với những bạn bè hay những người ở xa thống hối là chuyện có thể nói là dễ dàng. Đối với những người ở gần như cha mẹ, vợ chồng, con cái, thống hối, tha thứ hay ḥa giải rất khó trong gia đ́nh. Ngay những cái ǵ nhỏ nhặt nhất gây ra đổ vỡ cũng có thể gom lại để xây dựng cho nhau. Thực hiện vấn đề thống hối, tha thứ và ḥa giải là nguyên tắc để cho gia đ́nh và xă hội chúng ta tồn tại.
 
Thống hối với chính bản thân: Biết ḿnh biết người trăn trận trăm thắng. Một trong những lư do xẩy ra những vụ ngoại t́nh nhiều nhất là sự nhàm chán trong hôn nhân, mà nguyên nhân sâu xa đó là không biết nh́n đến cái hay cái đẹp của vợ chồng ḿnh. Người xưa nói: "Ngọc nh́n lâu sẽ nh́n thấy vết, hoa để gần sẽ hết mùi hương". Thống hối với chính ḿnh là tri kỷ tri bỉ.
 
Con người ngày nay sỡ lửa hơn sợ nước. V́ thế người ta chết v́ nước hơn là v́ lửa. Nhiều khi cả chúng ta cho là chuyện nhỏ không để ư laại là cái chúng ta thất bại.
 
Thư của Thánh Gicôbê luôn thách thức chúng ta rằng đức tin không việc làm là đức tin chết, không phải những việc làm có tính cách giữ luật, hay có tính cách bề ngoài, mà việc làm cần thiết nhất là thống hối với Thiên Chúa, với anh chị em, với tha nhân, với bạn bè và với những người trong gia đ́nh.
 
Hôm nay chúng ta cùng tế tựu về đây để tĩnh tâm cầu nguyện, học hỏi trao đổi kinh nghiệm, và đến với Ḷng Thương Xót Chúa. Xin Ḷng Thương Xót Chúa ban cho chúng ta ơn hoán cải, để sau khóa học này, chúng ta có đủ can đảm thống hối, thay đổi những ǵ có thể thay đổi, chấp nhận những ǵ không thể thay đổi, và biết được những ǵ thay đổi cũng như những ǵ không thể thay đổi. 
 
Những hiểu lầm về thống hối:
 
1- Buồn phiền không phải là thống hối. Nó là điều kiện của thống hối, nhưng không biết đứng lên làm việc ǵ có ích cho cộng đoàn, th́ chúng ta chưa thực sự thống hối, trái lại, về tiêu cực chúng ta phải chừa tội và về tích cực chúng ta phải sống cho tốt hơn.
 
2- Nếu động lực của thống hối là sợ sệt, sợ hỏa ngục, sợ mất mát, sợ mất ḷng, sợ thế này thế kia... th́ đó cũng chưa thực sự là thống hối. Thống hối thực sự là khi chúng ta đặt trọng tâm là Thiên Chúa, chứ không phải bởi v́ sợ hăi, hay chúng ta đặt ḿnh làm trọng tâm của việc ăn năn thống hối.
 
Chúng ta phải thống hối như thế nào?
 
Một số người trong chúng ta không thống hối - Nguyên nhân: 1- là bởi v́ thấy ḿnh không phạm tội, không thấy ḿnh sai, 2- làm một lần không sao đâu, 3- làm không ai biết, 4- người khác cũng làm như vậy mà, 5- nếu nó hợp với luật pháp của đất nước, chẳng hạn Hoa Kỳ cho phép phá thai, trong khi luân lư Công giáo cấm, nhưng điều này rất thường xẩy ra nơi các bạn trẻ.
 
Con tín thác vào Chúa khi quằn quại khổ đau.
 
Những cảm nhận đầu tiên tôi có được sau khi nghe xong đề tài số 3 này của Cha Nguyễn Quốc Dũng, CSsR, là ở chỗ: 1- đau khổ là dấu chứng t́nh yêu Chúa giành cho tôi; 2- thập giá là điều ǵ ghê tởm đối với loài người, nhưng lại là cách thức Chúa chọn để trao ban ơn cứu độ; 3- ở chỗ, Người đă chọn nghèo hèn để cho đi những ǵ là giầu sang, chọn nhục nhă để cho đi những ǵ là vinh dự, chọn yếu đuồi để cho đi những ǵ là mạnh mẽ, chọn nhỏ bé để cho đi những ǵ là lớn lao vĩ đại, chọn đau khổ để cho đi t́nh yêu...
 
Vị linh mục giảng huấn đề tài ba này khuyên các tham dự viên rằng: 1- chúng ta hăy phó thác tất cả các đau khổ cho Chúa, v́ Chúa là nguồn sức mạnh và nâng đỡ; 2- cáng để Chúa chiếm hữu, chúng ta càng trở nên chính ḿnh hơn, bởi v́ Người đă tạo dựng nên chúng ta, Người tạo dựng mỗi người mỗi khác.
 
 
Theo cảm nhận của người viết th́ phó thác là một công việc hết sức nặng nề. Đối với mỗi người chúng ta th́ đây là một cuộc chiến đấu cam go chống lại bản tính tự cho ḿnh là trung tâm. Nhưng không, những khi đau khổ ngoài sức chịu đựng của ḿnh, hay các cơn cám dỗ triền miên và những vấn đề nan giải sẽ bị đánh bại bởi Đức Kitô một khi chúng được trao phó cho Ngài.
 
Một con người phó thác có thể sẽ thân thưa cùng Chúa rằng: "Lạy Cha, những đau khổ này, vấn đề này, bệnh tật này, hay những hoàn cảnh này là cần thiết để hoàn thành mục đích và vinh danh Cha trong cuộc đời con và trong người khác. Xin cứ để nó xẩy ra như vậy". Tŕnh độ phó thác này thật không phải là dễ.
 
Theo kinh nghiệm cho thấy, những con người biết phó thác là những người được Thiên Chúa dùng. Người chọn Đức Maria làm Mẹ Chúa Kitô, không v́ tài năng, giầu có hay sắc đẹp, nhưng v́ Đức Maria đă hoàn toàn phó thác cho Người. Sự cao cả của sức mạnh ở một con người nằm ở mức độ phó thác của người ấy.
 
Có những đau khổ cần thiết trên cuộc đời tôi, như khi tôi chịu hy sinh đau khổ để thay đổi những ǵ cần phải đổi thay, cũng có những đau khổ dư thừa phải vất bỏ.
 
Đau khổ, theo cảm nhận của tôi, là khi ḿnh muốn một cái ǵ đó, hay một sự việc ǵ đó, nó không xẩy ra như ư ḿnh muốn hay ngược lại, ḿnh không muốn nó lại xẩy ra. Khi đối diện với đau khổ và giới hạn của ḿnh, tôi thường phản ứng một cách cáu gắt, nổi giận và oán hờn. Tôi muốn giầu hơn, khôn hơn, mạnh hơn, tài năng hơn, xinh đẹp hơn, tôi muốn có mọi sự, làm được mọi sự, và bởi thế tôi cảm thấy đau khổ, khó chịu khi những điều ấy không bao giờ xẩy ra.
 
Xin hăy trao phó tất cả cho Chúa Giêsu: những đau khổ đă qua, những khó khăn hiện tại, những tham vọng tương lai, những nỗi sợ hăi, những ước mơ, những yếu đuối, những thói quen, những vết thương ḷng, những hối tiếc triền miên, và cả những ǵ nan giải nhất. Hăy mời Chúa Giêsu vào chỗ tài xế trên chiếc xe đời ḿnh, và hăy rút tay ta ra khỏi tay lái. Đừng sợ! Dưới sự điều khiển của Ngài, không ǵ sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Ngài. Đước Chúa Giêsu làm chủ, ta có thể thực hiện được nhiều việc: "Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu đựng được tất cả mọi sự" (Philiphê 4:13).
 

Ḷng Thương Xót Chúa cứu độ

 

Từ buổi hừng đông, trái đất c̣n trong thời hồng hoang, núi đồi c̣n chưa thắm màu, sao trời c̣n sơ xác, con người c̣n ăn long ở lỗ, nền văn minh nhân loại c̣n chưa thành h́nh, Thiên Cúa đă chọn Noe, Abraham, Moisen, Elia và nhiều tiên tri khác để bắt đầu thực hiện chương tŕnh cứu độ.

 

Khi mặt trời lên đến tột đỉnh là giờ thứ 6 vào lúc Chúa Giêsu giáng thế, và vào giờ thứ 9 là lúc Người chết để cứu rỗi, Người đă chọn Nhóm 12.

 

Vào lúc hoàng hôn và để kết thúc chương tŕnh cứu độ, Thiên Chúa đă chọn thời đại chúng ta cho mục đích ấy, ngang qua Thánh Nữ Faustina, như Chúa Giêsu đă mạc khải cho chị biết và đă được chị viết ra trong tập Hồi Kư của chị.

 

Với những nụ cười ṛn ră luôn nở trên môi, và bằng một thứ ngôn ngữ đơn giản, chất phát, mộc mạc đến trần trụi, Anh Cao Tấn Tĩnh, con chim đầu đàn của Nhóm Tông Đồ Chúa T́nh Thương, đă đưa các tham dự viên đi sâu, đi xa, đi măi vào Sứ Điệp Ḷng Thương Xót Chúa. 

Tập Nhật Kư của Chị Thánh Faustina dài cả bằng Anh ngữ dài hơn 600 trang đă được anh nghiền gẫm, rút tỉa, cô đọng lại thành những ǵ thật cần thiết để truyền đạt lại cho các tham dự viên.

 

Anh đă căn cứ vào Thánh Kinh để chẳng những chứng tỏ cho mọi người thấy được hết sức hiển nhiên Ḷng Thương Xót Chúa đă có ngay từ ban đầu lịch sử loài người, khi tạo dựng nên loài người, nhất là khi họ sa ngă phạm tội, rồi trải suốt gịng lịch sử cứu độ của Dân Do Thài, cho đến khi họ cố t́nh lên án tử cho Đấng Thiên Sai và sát hại Người bởi tay dân ngoại qua thẩm quyền Đế Quốc Rôma, mà Ḷng Thương Xót Chúa này c̣n kéo dài cho tới ngày nay, một thời điểm “cần đến Ḷng Thương Xiót Chúa hơn” bao giờ hết, và v́ thế, Người đă ban bố Sứ Điệp Ḷng Thương Xót Chúa của Người cho vị sứ giả của ḿnh là Thánh Nữ Faustina, và đă phát động cùng loan truyền Sứ Điệp vô cùng quan trọng và khẩn thiết liên quan đến ơn cứu độ của từng linh hồn cũng như đến chung số phận tự diệt của loài người qua vị giáo hoàng bất ngờ xuất hiện từ thế giới cộng sản là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

 

Được ngâm ḿnh vào ḷng đại dương của Ḷng Thương Xót Chúa, dù chỉ qua một khóa học ngắn ngủi, tôi cũng cảm nhận được sâu xa Ḷng Thương Xót Chúa, để từ đó có thể hoán cải tôi trở nên tông đồ của Ḷng Thương Xót Chúa và cho Ḷng Thương Xót Chúa, nhờ đó tôi biết nh́n hết mọi anh chị em tôi bằng ánh mắt của t́nh yêu vô cùng nhân hậu Chúa, và cũng nhờ đó, con tim của tôi có thể đập chung một nhịp đập với nỗi thống khổ của tha nhân, biết nhậy cảm với nhu cầu của những người chung quanh, và không lạnh lùng làm ngơ lănh đạm trước những đau khổ của họ, trái lại, miệng lưỡi của tôi luôn nói những lời khích lệ, ủi an, đôi tay của tôi luôn mau mắn giúp đỡ người khác, vượt thắng ngay cả sự mệt mỏi, đôi chân của tôi không "tránh qua một bên" trước những người bất hạnh, và không bao giờ dám thờ ơ về những việc bác ái ở trong tầm tay của ḿnh.