ĐTC Piô XII - Thông Điệp Haurietis Aquas về Thánh Tâm Chúa

 

Chúng ta đang sống vào những ngày đầu tiên của Tháng Thánh Tâm Chúa 2013 trong Năm Đức Tin, và đang hướng về Lễ Trọng Thánh Tâm Chúa vào Thứ Sáu tuần này, 7/6/2013. Bởi vậy, để ôn lại một chút về Thánh Tâm Chúa theo giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta hăy cùng nhau đọc lại một số đoạn tiêu biểu của ĐTC Piô XII trong Thông Điệp ban hành ngày 15/5/1956.

  

Tôn Sùng Thánh Tâm: Nguồn Mạch 

            4.         T́nh yêu thần linh phát xuất từ Thánh Linh, Đấng là T́nh Yêu Được Ngôi Vị Hóa của cả Chúa Cha và Chúa Con trong cung ḷng của Ba Ngôi Cao Cả. Bởi thế, vị Tông Đồ Dân Ngoại, khi âm vang lại những lời của Chúa Giêsu Kitô, rất thích đáng qui việc phú bẩm đức ái vào các linh hồn giáo dân cho Thần Linh T́nh Yêu này. "Đức ái của Thiên Chúa được tuôn đổ vào ḷng chúng ta bởi Thánh Linh là Đấng được ban cho chúng ta" (Rm. 5:5).

            5.         Qúi huynh khả kính, mối giây nối kết thân t́nh này, theo Thánh Kinh, hiện hữu giữa đức ái thần linh cần phải bừng lên trong các linh hồn tín hữu và Thánh Linh, rơ ràng tỏ cho tất cả chúng ta thấy rằng, bản chất đích thực của việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu Kitô. Bởi v́, nếu chúng ta khảo sát về bản chất xứng hợp của nó, th́ hết sức hiển nhiên là việc tôn sùng này là một việc đạo đức tuyệt hảo nhất.

            6.         Nó đ̣i hỏi một sự dứt khoát tuyệt đối và trọn vẹn phó ḿnh và hiến ḿnh cho t́nh yêu của Đấng Cứu Chuộc Thần Linh. Trái tim thương tích của Đấng Cứu Thế là dấu hiệu sống động và là biểu hiệu của t́nh yêu ấy. Như thế, lại càng  rơ ràng là, việc tôn sùng này đặc biệt đ̣i chúng ta phải lấy t́nh yêu của ḿnh để đền đáp lại cho t́nh yêu thần linh.

            7.         Thật vậy, nó bắt nguồn từ ngay yếu tính của t́nh yêu làm cho linh hồn con người hoàn toàn và trọn vẹn thuận phục  luật lệ của Hữu Thể Tối Cao, v́ tác động t́nh yêu của chúng ta lệ thuộc vào ư muốn thần linh, đến nỗi, nó thực sự làm nên một sự hiệp nhất vững vàng như lời Sách Thánh: "Ai gắn bó với Chúa th́ nên một tinh thần với Người" (1Cor. 6:17).

 Tôn Sùng Thánh Tâm: Lư Do 

            26.       Quí huynh đáng kính, đến đây, quí huynh thấy rơ là có một lư do lưỡng đôi (tại sao Giáo Hội tôn thờ trái tim của Đấng Cứu Chuộc Thần Linh - đoạn 25). Lư do thứ nhất, cũng là lư do áp dụng cho cả những phần tử rất thánh c̣n lại của thân thể Chúa Giêsu Kitô, đựa trên giáo huấn nhờ đó chúng ta biết rằng, Trái Tim của Người, như phần thể cao cả nhất của bản tính nhân loại, được hiệp nhất một cách ngôi hiệp với ngôi vị của Lời Thần Linh, bởi thế mà phải được tôn thờ trong cùng một thể thức Giáo Hội tỏ ra trong việc tôn thờ Ngôi Vị của Con Thiên Chúa Nhập Thể. Ở đây chúng ta  bàn đến một vấn đề của đức tin Công Giáo, v́ điểm này đă được long trọng tuyên nhận tại Công Đồng Chung Êphêsô và Công Đồng Chung Constantinople II .

            27.       Lư do thứ hai, lư do liên quan đặc biệt đến Trái Tim của Đấng Cứu Chuộc Thần Linh đ̣i phải tôn thờ một cách đặc biệt, phát xuất từ sự kiện là Trái Tim của Người, hơn tất cả mọi phần thể c̣n lại của thân thể Người, là một dấu hiệu và biểu hiệu tự nhiên cho t́nh yêu vô hạn của Người đối với loài người. Vị tiền nhiệm muôn đời đáng nhớ của Ta là Đức Lêô XIII đă viết: "Có một biểu hiệu và một h́nh ảnh hiển nhiên nơi Thánh Tâm về t́nh yêu vô cùng của Chúa Giêsu Kitô đánh động chúng ta phải yêu đáp lại" (Thông Điệp Annum Sacrum)

            28.       Sách Thánh rơ ràng là không bao giờ tỏ tường đề cập đến một việc tôn kính đặc biệt đối với trái tim thể lư của Lời Nhập Thể như là biểu hiệu của t́nh yêu tha thiết nhất của Người. Nếu chúng ta phải  đương nhiên công nhận điều này th́ chúng ta không thể nào bỗ ngỡ hay hồ nghi ǵ về t́nh yêu thần linh đối với chúng ta là lư do chính yếu cho việc tôn sùng này. T́nh yêu này được công bố và ghi đậm nét trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, bằng những linh ảnh sống động đến nỗi làm cho linh hồn chúng ta hết sức cảm kích. Có những lúc các h́nh ảnh này được tŕnh bày ở Sách Thánh loan báo về việc Con Thiên Chúa làm người sẽ đến. Bởi thế, chúng có thể được coi như bắt đầu dấu hiệu và biểu hiệu của t́nh yêu thần linh này, t́nh yêu bởi Trái Tim rất Thánh và rất Đáng Tôn Thờ của Đấng Cứu Chuộc Thần Linh.  

            Tôn Sùng Thánh Tâm: Đối Tượng 

            44.       Mầu nhiệm Cứu Chuộc thần linh trước hết và trên hết là mầu nhiệm yêu thương, đó là mầu nhiệm của t́nh yêu chân thực của Chúa Kitô đối với Cha Trên Trời của Người, Đấng mà hiến tế Thánh Giá được dâng lên theo ḷng mến yêu tuân phục đă đền bù cho tội lỗi của nhân loại một cách vô cùng dồi dào thoả đáng nhất. "Bằng việc v́ yêu mến mà chịu khổ và tuân phục, Chúa Kitô đă hiến dâng cho Thiên Chúa hơn được đ̣i hỏi để đền bù xúc phạm của cả loài người" (Sum. Theol. 3,q.48, a2). Hơn nữa, đó c̣n là mầu nhiệm  t́nh yêu nhân hậu của Ba Ngôi Cao Cả và của Đấng Cứu Chuộc Thần Linh đối với cả loài người. V́ loài người không thể đền bù tội lỗi của ḿnh, mà Chúa Kitô, bằng những của cải dồi dào nơi công nghiệp Người lập được cho chúng ta nhờ việc đổ Máu châu báu của Người, đă có thể phục hồi và hoàn hảo mối giây thân t́nh giữa Thiên Chúa và loài người đă bị cắt đứt, trước tiên, bởi việc sa ngă đáng tiếc của Adong trong vườn Điạ Đường, rồi sau đó, bởi tội lỗi vô vàn của đám dân được tuyển chọn.

            51.       V́ thế, không thể nào c̣n hồ nghi được là Chúa Giêsu Kitô đă mặc lấy xác thể loài người cũng có tất cả những cảm xúc xứng hợp mà t́nh yêu chiếm ưu tiên. Cũng không thể nào hồ nghi được là Người có một trái tim thể lư như chúng ta, v́ nếu không có cơ quan tuyệt vời này th́ không có sự sống con người, chứ chưa nói đến những cảm xúc nữa. Đó là lư do trái tim của Chúa Giêsu Kitô, được nên một cách ngôi hiệp với Ngôi Lời Thần Linh, thực sự đập lên nhịp yêu thương cùng những cảm xúc rung động khác nữa, song lại  hoàn toàn hoà hợp với ư muốn nhân loại của Người, một ư muốn đầy t́nh yêu thần linh, đầy chính t́nh yêu vô cùng mà Con thông phần với Cha cũng như với Thánh Linh, để không bao giờ có một điều ǵ phản nghịch hay tương khắc nơi ba thứ t́nh yêu này (x.St. Thomas Sum. Theol. 3, q.15, a.4' q.18, a.6). 

            63.       Thế nên, trái tim của Lời Nhập Thể đáng được coi là dấu hiệu và là biểu hiệu chính yếu của t́nh yêu tam diện mà Đấng Cứu Chuộc Thần Linh liên tục yêu mến Chúa Cha Hằng Sống và Toàn Thể loài người. Nó là biểu hiệu cho t́nh yêu thần linh Người thông phần với Cha và Thánh Linh, song chỉ ở nơi một ḿnh Người, tức nơi Lời nhập Thể, mà nó được tỏ hiện cho chúng ta, qua thân xác nhân loại hữu hạn của Người, v́ "nơi Người chứa đựng sự viên trọn của Thiên Chúa một cách hữu h́nh" (Col. 2:9).

            64.       Ngoài ra, nó c̣n là biểu hiệu cho một thứ t́nh yêu thiết tha nhất, được phú bẩm vào linh hồn của Người, thánh hoá ư muốn nhân loại của Chúa Kitô, t́nh yêu mà tác động của nó được soi dẫn bởi một tầm thức lưỡng diện hoàn hảo nhất, đó là tàm thức hưởng kiến và phú bẩm (x.Sum. Theeol.,3, q.9, a.1-3).

            65.       Sau hết, theo một cách thức trực tiếp và tự nhiên hơn, nó cũng là biểu hiệu cho thứ t́nh yêu cảm giác, v́ thân thể của Chúa Giêsu Kitô được h́nh thành bởi tác động của Thánh Linh trong cung ḷng Trinh Nữ Maria, có một khả năng cảm xúc và nhận thức hoàn hảo nhất, hơn hết mọi thân xác của loài người  (x.Ibid.3, q.33, a.2, ad 3m' q.46, a.6).

  (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_15051956_haurietis-aquas_en.html 

- Những chỗ in nghiêng và mầu là do người dịch tự ư muốn nhấn mạnh) 

Xin xem tiếp

Tôn Sùng Thánh Tâm: Bản Chất

Tôn Sùng Thánh Tâm: H́nh Thành

  Tôn Sùng Thánh Tâm: Thiết Lập