TẠI SAO GỌI LÀ CHẦU M̀NH THÁNH CHÚA?
 
[LTS] Như tin đă đưa, Văn pḥng tổ chức Năm Đức Tin của Ṭa Thánh Vatican đă gửi đến các giám mục Việt Nam lá thư về việc tổ chức Giờ Chầu Thánh Thể trên toàn thế giới, vào Chúa nhật lễ Ḿnh và Máu Thánh Chúa Kitô ngày 02 tháng 06 năm 2013 ( Giờ Chầu Thánh Thể trên toàn thế giới). Trong sự hiệp thông với ĐTC. Phanxicô và với Giáo hội toàn cầu, tại TGP. Sài G̣n và các giáo phận khác trên cả nước sẽ tổ chức giờ chầu Thánh Thể lúc 22g00 ngày 02/06 do mối liên kết giữa đức tin và Thánh Thể trong sự kiện lớn của Năm Đức Tin để trở nên một cử chỉ chia sẻ thiêng liêng. Nhân sự kiện trên, chúng tôi kính gửi đến qúy đọc bài giải đáp thắc mắc:”Tại sao gọi là Chầu Ḿnh Thánh Chúa” do Lm. Giu-se Phan Tấn Thành O.P.
 
Trong số những việc đạo đức tôn kính Thánh Thể có việc chầu Ḿnh Thánh Chúa. Tại sao gọi là Chầu Ḿnh Thánh? Tục lệ này bắt nguồn từ đâu?
 
Tại sao lại có tục lệ “chào Ḿnh Thánh Chúa”?Trong tiếng Hán-Việt, tiếng “chầu” có thể dùng như danh từ hay động từ. Dùng như danh từ, “chầu” ám chỉ một khoảng thời gian (một “buổi”, một “phiên”, một “hồi”), tựa như một chầu hát, một chầu xinê, và đôi khi c̣n là bữa ăn (thí dụ: đăi một chầu bia). Dùng như động từ, chầu được dùng cách trịnh trọng trong ngôn ngữ cung đ́nh, để ám chỉ cuộc viếng thăm của người dưới đối với người trên (chẳng hạn như: đi chầu vua). Tôi nghĩ rằng khi nói đi “chầu Ḿnh Thánh Chúa” th́ chúng ta hiểu theo nghĩa này, tức là một cuộc viếng thăm với ḷng cung kính. Tuy nhiên, nếu muốn hiểu rơ ư nghĩa hơn, chúng ta cần phải trở về với lịch sử, bắt nguồn từ tiếng Pháp, “salut du Saint Sacrement”, mà ta có thể dịch nôm na là “chào Ḿnh Thánh Chúa”.
 
Theo một vài sử gia, nguồn gốc của tục lệ “chào Ḿnh Thánh Chúa” hơi ṿng vèo một chút. Nó bắt nguồn từ tục lệ “Chào Đức Mẹ”, rồi sau đó mới kéo dài ra tục “Chào Ḿnh Thánh Chúa”. Dĩ nhiên, ở đây tiếng “chào” mang tính cách hơi chuyên môn, chứ không phải chỉ là chào hỏi khi gặp nhau ngoài đường. Từ thế kỷ XIII, các giờ kinh phụng vụ kết thúc với bài hát “Salve Regina” (trước đây dịch ra sang tiếng Việt là kinh “Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành”; c̣n bản dịch hiện đại của Sách Các Giờ kinh Phụng vụ là “Kính chào Đức Nữ Vương, Bà là Mẹ xót thương”), ở giờ Kinh Tối. Trong suốt ngày, các tín hữu mắc bận công chuyện làm ăn, cho nên không thể tham dự các giờ kinh nguyện được. Một cơ hội thuận tiện để đến nhà thờ là lúc chiều tối, khi hát kinh Salve Regina, đặc biệt là từ khi các tu viện ḍng Đaminh, được cất ở giữa thành phố chứ không phải trên núi non như các đan viện cổ thời. Các tu sĩ ḍng Đaminh có thói quen đi rước từ cung nguyện ra thánh đường đang khi hát kinh Salve Regina, và mở cửa cho các tín hữu đến tham dự. Tập tục này bành trướng mau lẹ, đến nỗi các vua chúa (tựa như vua thánh Louis) cũng thu xếp đến nhà thờ hát kinh chào Đức Mẹ. Bài ca này bắt đầu bằng lời “Salve Regina” (tiếng Pháp là “Salut”), với nội dung không phải chỉ là một lời chào hỏi mà c̣n là một lời cầu khẩn: trước khi lên giường ngủ, người tín hữu muốn kư thác cuộc đời cho Đức Mẹ, và ước mong rằng khi nhắm mắt ĺa đời, họ sẽ được Mẹ trỏ Chúa Giêsu cho ḿnh, nghĩa là được dẫn vào thiên đàng.
 
Bằng cách nào việc “chào Đức Mẹ” đưa tới việc “chào Ḿnh Thánh Chúa”?
 
Vào thời Trung cổ, ḷng sùng kính của các tín hữu đối với Đức Mẹ được biểu lộ qua việc đến tham gia kinh nguyện với các tu sĩ để hát kinh Salve Regina (Kính Chào Nữ Vương). Đồng thời cũng có một phong trào thích nh́n ngắm Ḿnh Thánh Chúa sau khi linh mục đọc lời truyền phép. Các nhà thờ giật chuông vào lúc linh mục nâng cao Ḿnh Thánh và Máu Thánh. Các tín hữu tuốn đến nhà thờ để thờ lạy Ḿnh Thánh Chúa. Trong bối cảnh ấy mà nhiều thánh thi được sáng tác, bắt đầu bằng các lời chào Ave salus mundi, Ave verum Corpus (Kính chào ơn cứu độ thế gian, Kính chào Thánh Thể sinh bởi ḷng Đức Trinh nữ Maria). Tuy nhiên, xét v́ không thể nào kéo dài lâu việc dâng cao Ḿnh Thánh Chúa trong Thánh lễ được, cho nên người ta mới tổ chức những buổi cầu nguyện khác, mà mục đích là để ngắm nh́n và thờ lạy Ḿnh Thánh Chúa. Những cuộc chào kính Ḿnh Thánh Chúa được bành trướng cách riêng sau khi thiết lập Lễ kính Ḿnh Thánh Chúa, với nhiều thánh thi và thánh ca do thánh Tôma Aquinô đă soạn, tựa như “Lauda Sion Salvatorem” “Pange lingua gloriosi” “Adoro te”.
 
Phong trào “chào Đức Mẹ” và phong trào “chào Ḿnh Thánh” xuất hiện có liên hệ ǵ với nhau không?
 
Cả hai việc sùng kính xuất hiện hầu như đồng thời, và phát triển song hành. Như đă nói, việc chào Đức Mẹ bắt đầu từ một thánh ca kết thúc các giờ kinh nguyện phụng vụ trong ngày. Thế nhưng, dần dần nhiều nơi, người ta tổ chức hát kinh chào Đức Mẹ vào ban chiều, cắt đứt khỏi các giờ kinh nguyện khác. Một cách tương tự như vậy, việc chào Ḿnh Thánh Chúa bắt nguồn từ việc nh́n ngắm Ḿnh Thánh Chúa vào lúc truyền phép trong Thánh lễ; nhưng dần dần được tách rời khỏi Thánh lễ, thành một hành vi phụng tự riêng. Đến một chặng kế tiếp, từ thế kỷ XVI, th́ việc chào Đức Mẹ và chào Ḿnh Thánh được chắp nối với nhau, do sáng kiến của các hội đoàn giáo dân. Có nơi th́ cử hành việc chào Đức Mẹ vào các ngày trong tuần, và chào Ḿnh Thánh vào Chúa nhật. Có nơi th́ gom lại chung với nhau. Có nơi th́ kết nạp cả hai với giờ kinh Chiều. Đó là nguồn gốc tục lệ chầu Ḿnh Thánh Chúa vào các chiều Chúa nhật hoặc các buổi chiều trong tuần (khi mà chưa có Thánh lễ ban chiều). Các buổi chầu Ḿnh Thánh kết thúc với việc ban phép lành với Ḿnh Thánh Chúa, và bài ca kính Đức Mẹ.
 
Ngày nay tại vài nơi c̣n tổ chức những cuộc chầu Ḿnh Thánh Chúa suốt ngày, chứ đâu phải chỉ vào chiều Chúa nhật mà thôi. Tục lệ này bắt đầu từ đâu vậy?
 
Với đà tiến triển của ḷng sùng kính đối với bí tích Thánh Thể, việc chầu Ḿnh Thánh Chúa tăng gia về thời gian cũng như về thể thức. Một h́nh thức c̣n duy tŕ đến ngày nay là việc chầu Ḿnh Thánh Chúa được cất giữ tại bàn thờ đặc biệt từ Thánh lễ thứ năm tuần thánh cho đến phụng vụ suy tôn Thánh giá ngày thứ 6 Tuần Thánh. Vào lúc đầu, các bánh thánh được cất giữ trong một nhà tạm v́ lư do thực tiễn: trong Thánh lễ thứ năm tuần thánh, người ta phải dự trù thêm số bánh thánh đủ dùng vào việc rước lễ vào ngày hôm sau nữa, bởi v́ không có Thánh lễ vào thứ 6 Tuần Thánh. Dần dần, ḷng đạo đức b́nh dân phát triển thành việc “làm Giờ thánh”, nghĩa là tháp tùng Chúa Giêsu vào vườn Cây dầu để cầu nguyện, và thậm chí c̣n kéo dài sang việc suy gẫm cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu cho đến lúc chết trên thập giá. V́ thế việc chầu Ḿnh Thánh Chúa không chỉ giới hạn vào sự thờ lạy Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích này, mà c̣n kèm theo ư nghĩa chia sẻ cuộc Tử nạn. Như đă nói, tục lệ này vẫn c̣n được duy tŕ tại nhiều nơi, từ tối thứ năm cho đến chiều thứ 6 Tuần Thánh, trong khoảng thời gian 24 giờ đồng hồ. Dĩ nhiên là không ai có sức canh thức chầu Ḿnh Thánh trong suốt 24 giờ, v́ thế các cộng đoàn giáo xứ hay tu viện chia ra từng tốp, hay nhóm thay phiên nhau để chầu Ḿnh Thánh.
 
Có nơi c̣n chầu đến 40 giờ nữa, phải không?
 
Tục lệ chầu Ḿnh Thánh 40 giờ kéo dài thời gian của thứ năm Tuần thánh. Như vừa nói, thời gian chầu Ḿnh Thánh bắt đầu từ sau Thánh lễ tối thứ năm và kết thúc vào chiều thứ 6. Vào thế kỷ XVI, do sự thúc đẩy của thánh Carôlô Borrômêô, tổng giám mục Milanô bên Italia, một tục lệ khác thành h́nh, đó là chầu Ḿnh Thánh Chúa 40 giờ. Tại sao 40 giờ? Tại v́ người ta muốn đi theo Chúa Giêsu từ khi được an táng trong mồ cho đến lúc Phục sinh. Tuy nhiên việc chầu 40 giờ không gắn liền với Tuần thánh nhưng có thể được tổ chức vào bất cứ lúc nào trong năm.
Thế nào là chầu lượt?
 
“Chầu lượt” có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Có thể hiểu theo nghĩa là phân chia các tốp hoặc nhóm thay phiên (hoặc lần lượt, sỉ lượt) nhau chầu Ḿnh Thánh; điều này cần thiết khi trưng bày Ḿnh Thánh Chúa lâu giờ (hoặc 24 giờ hay 40 giờ). Một nghĩa khác nữa là tổ chức các nhóm, hoặc tu viện hoặc giáo xứ, tuy sống cách xa nhau, nhưng họp thành một dây chuyền để chầu Ḿnh Thánh Chúa. Sáng kiến này đă có từ năm 1592, dưới thời đức thánh cha Clêmentê VIII, với sắc chiếu Graves et diuturnae, tổ chức các buổi chầu Ḿnh Thánh 40 giờ nối dài từ nhà thờ này sang nhà thờ khác. Nên biết là vào thời đó, nhiều Ḍng tu cũng du nhập tập tục chầu Ḿnh Thánh liên tục 24 giờ mỗi ngày, và bố trí sao cho ít là có 1 hoặc 2 thành viên luôn luôn chầu Ḿnh Thánh Chúa. Điều này giả thiết là cộng đoàn có khá đông tu sĩ. Trước đây người ta không thấy khó khăn lắm để thực hiện, nhưng ngày nay với số ơn gọi giảm sút, ít Ḍng tu dám bảo đảm chầu Ḿnh Thánh liên tục 24 giờ trên 24. Điều này cũng xảy ra cách tương tự cho các giáo xứ. Trước đây các phiên chầu lượt kéo dài 24 giờ (hoặc hơn nữa) trước khi chuyển sang cho giáo xứ khác. Nhưng ngày nay th́ nhiều giáo xứ chỉ dám bảo đảm chầu Ḿnh Thánh vào ngày Chúa nhật, lễ trọng, chứ vào những ngày trong tuần th́ đóng cửa bởi v́ người ta bận công ăn việc làm. Mặt khác, dù khi nhận phiên chầu lượt, mỗi giáo xứ cũng chỉ bảo đảm hơn kém 12 giờ đồng hồ, chứ không trọn ngày. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng nên quên rằng sự chầu Ḿnh Thánh liên tục không chỉ được thực hiện trong khuôn khổ của một cộng đoàn tu sĩ hay một giáo phận, nhưng c̣n kéo dài ra hoàn cầu, nhờ sự nối mạng với đền thờ Montmartre kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ở ngoại ô thành phố Paris bên Pháp. Đành rằng động từ “nối mạng” mới ra đời với kỷ nguyên Internet, nhưng từ năm 1885, ư chỉ này đă nảy sinh, đó là thực hiện việc chầu Ḿnh Thánh Chúa thường trực tại đền thờ này, nhưng đồng thời cũng liên kết với các thánh đường trên thế giới đang chầu Ḿnh Thánh Chúa. V́ thế tuy rằng tại địa phương không thể có sự thờ lạy liên tục được, nhưng qua sự kết hiệp với đền thánh Montmartre, mỗi cộng đoàn tín hữu địa phương có thể khẳng định rằng ḿnh đang tham gia vào một phiên, một lượt chầu Ḿnh Thánh Chúa liên lỉ.
 
Lm. Giu-se Phan Tấn Thành O.P.
Nguồn: dongthanhthe.net