TAM ĐIỂM - DUY NHÂN BẢN

 

Nếu để ư theo dơi tư tưởng của ĐTC Biển Đức XVI, chúng ta thấy ngài đă đề cập rất nhiều lần đến Chủ Nghĩa Tương Đối (relativism). Trước khi làm giáo hoàng, ngay trong bài giảng sáng Thứ Ba ngày 19/4/2005 để khai mạc cho mật nghị Hồng Y Đoàn bầu tân giáo hoàng kế vị ĐTC GPII vừa quá cố, ngài đă nhấn mạnh nhất đến chủ nghĩa tương đối này, trong số tất cả các chủ nghĩa đă và đang diễn tiến trên thế giới, như sau:

"Biết bao nhiêu là chiều gió chủ nghĩa chúng ta đă từng biết đến trong mấy thập niên qua! Biết bao nhiêu là trào lưu ư hệ! Biết bao nhiêu là trường phái tư tưởng! Con tầu nhỏ bé mang các tư tưởng của nhiều Kitô hữu thường bị xô lấn bởi những cơn sóng này, hất từ cực đoan này sang cực đoan kia: từ chủ nghĩa Marxít đến chủ nghĩa tự do (liberalism), thậm chí đến chủ nghĩa duy tự do (libertarianism); từ chủ nghĩa tập thể (collectivism) đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan (radical individualism); từ chủ nghĩa vô thần đến chủ nghĩa tôn giáo mập mờ bí hiểm (vague religious mysticism); từ chủ nghĩa bất khả thần tri (agnosticism) đến chủ nghĩa ḥa đồng (syncretism) v.v. Ngày nào cũng có những thứ giáo phái mới, khiến cho những lời của Thánh Phaolô nói trở thành sự thật về việc con người bị lừa đảo và về cái tinh quái làm cho con người bị lầm lạc. Có một đức tin minh tường, theo Kinh Tin Kính của Giáo Hội, thường được gán cho là chủ nghĩa thủ cựu (fundamentalism). Khi chủ nghĩa tương đối (relativism), nói cách khác, khi để cho ḿnh ‘bị xô đẩy theo chiều gió chủ nghĩa’ lại được cho là thái độ duy nhất thích hợp với thời đại tân tiến, th́ đó là lúc cái độc đoán của chủ nghĩa tương đối được h́nh thành, một chủ nghĩa cho rằng không có ǵ là tuyệt đối và là một chủ nghĩa chỉ căn cứ vào duy bản thân ḿnh và những ǵ nó ước muốn".

Căn cứ vào "mưu đồ lịch sử" của Tam Điểm trong mục tiêu xây dựng một "Trật Tự Thế Giới Mới" bằng chính sách "Toàn Cầu Hóa" th́ chủ nghĩa tương đối có thể nói là con đẻ của Tam Điểm hay theo đúng chiều hướng của Tam Điểm. V́ tâm trí của con người, bao gồm các phán đoán kỳ lạ và chọn lựa quái gở của con người, đă và đang càng ngày càng bị chủ nghĩa tương đối "toàn cầu hóa" theo một "trật tự thế giới mới", một thứ trật tự không xuất phát từ và hoàn toàn khác với dự án của Đấng Hóa Công Tối Cao ngay từ ban đầu cũng là Đấng Quan Pḥng Thần Linh trong gịng lịch sử của loài người. Chủ nghĩa tương đối này chính là chân tướng của chủ nghĩa duy nhân bản là chủ nghĩa tôn sùng con người, hoàn toàn phản lại với thứ nhân bản đích thực được Giáo Hội chủ trương và giảng dạy.

Sau đây là những cảm nhận của người viết kèm theo những tài liệu quan trọng (cả đời lẫn đạo) liên quan đến chủ nghĩa duy nhân bản chủ trương tôn sùng con người như là một ngẫu tượng "duy ngă độc tôn" thay Thiên Chúa, một chủ trương đă bị Huấn Quyền lên án qua các vị giáo hoàng từ giữa thế kỷ 19... Xin mời theo dơi và hiệp thông cầu nguyện!

 

"Trào lưu luân lư nhân tạo" là một triệu chứng hiển nhiên nhất, cũng là một hiện tượng sôi nổi nhất trong thế giới tân tiến hiện nay, nói lên một thảm trạng có thể nói là duy nhân bản. Thật ra, nhân bản tự bản chất vốn tốt lành, như chính phẩm giá của con người, yếu tố nền tảng làm nên những ǵ gọi là nhân bản (nhân tính và nhân vị), hay làm nên những ǵ liên quan đến nhân bản (nhân quyền và nhân cách).

Bởi thế, nếu bỏ nhân bản đi, không đặt con người làm trọng tâm của và là cùng đích cho mọi hoạt động trần thế của ḿnh, xă hội loài người, một là sẽ trở về thời bán khai sống theo luật rừng, mạnh được yếu thua, không hơn ǵ loài thú, hai là sẽ duy vật, như chủ trương của cộng sản thuyết, dùng con người như một sở vật vô sản, chẳng khác ǵ một bộ phận trong guồng máy chế độ để quay cuồng sản xuất một cách vô hồn và vô vọng...

Tuy nhiên, nhân bản đáng giá và đáng tôn trọng không phải là chỉ v́ mối liên hệ xă hội giữa loài người với nhau mà thôi. Nếu nhân bản chỉ dựa trên cảm thức và cảm nghiệm là: tôi cần phải tôn trọng anh v́ nếu không anh sẽ không tôn trọng tôi, th́ thứ nhân bản này vẫn c̣n quá tiêu cực và thiếu sót, không có tính cách đại đồng và siêu việt đúng như nguồn gốc có tính cách thần linh của nó. Và v́ thế mà, cuối cùng, thứ duy nhân bản này cũng sẽ lại đưa con người trở về với luật "mắt đền mắt, răng đền răng", mà kết cục là "khôn sống mống chết", không hơn luật rừng là bao nhiêu, hay ai mạnh th́ sống, như chủ trương đấu tranh giai cấp theo chủ thuyết cộng sản vô thần.

Bởi thế, duy nhân bản là chủ thuyết hay khuynh hướng tôn sùng con người thái quá, đến nỗi, coi con người là chủ tể duy nhất, ngoài ra không c̣n thượng đế, không c̣n thần linh, không c̣n Thiên Chúa nào khác. Từ đó và bởi đó, tất cả những ǵ con người nghĩ là đúng, muốn là tốt. Điển h́nh nhất là trào lưu luân lư nhân tạo ngày nay, một trào lưu luân lư chủ quan, bất chấp những nguyên tắc luân lư phổ quát, một trào lưu sống theo lương tâm của ḿnh, tự "biết lành biết dữ" (KN. 3:5), ở chỗ cái ǵ ḿnh cho là tội mới có tội.

Như thế, có thể nói, nếu "phản Kitô" là tinh thần của thần dữ, thành phần chống đối, không chấp nhận Thiên Chúa như Ngài là và từ đó muốn nên bằng hay hơn Thiên Chúa, th́ "duy nhân bản" là tinh thần trần tục của con người là loài cũng muốn chẳng những nên giống như mà c̣n thay Thiên Chúa nữa. Tuy nhiên, theo thời gian, chủ nghĩa duy nhân bản có sau tinh thần "phản Kitô", vả lại, theo nguồn gốc, lại do chính tên "phản Kitô" đầu đảng trá h́nh trong "con cựu xà" mà có. Thế nên, theo tính cách của ḿnh, chủ thuyết duy nhân bản chính là "h́nh ảnh của con mănh thú thứ nhất" (KH 13:15). Và, theo tiến tŕnh, chủ nghĩa duy nhân bản phát triển là nhờ "con mănh thú thứ hai ban sự sống cho" (KH 13:15). Để rồi, nhờ môi trường hết sức béo bở ngày nay, là ư thức nhân quyền cao độ và quyền năng kỳ diệu nơi khoa học và kỹ thuật của con người, chủ nghĩa duy nhân bản hầu như đă đạt đến tầm vóc viên trọn quá cỡ, thậm chí quá ư là kệch cỡm, của ḿnh.

Thế nhưng, theo bản chất, duy nhân bản là tự thần linh hoá bản thân, mà ai cũng cho ḿnh và muốn ḿnh là Chúa, là đầu của nhau và muốn làm đầu nhau. Bởi vậy, không lạ ǵ xă hội loài người đă mọc lên vô số đầu mục, như "con khổng long" hay "con mănh thú từ biển tiến lên" cả hai đều "có 7 đầu" (KH 12:3' 13:1). Mà bởi v́ "không ai có thể làm tôi hai chủ" (Mt.6:24), nên kể từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay là thời điểm lịch sử loài người đang ở vào giữa thập niên 1990 trước khi kết thúc kỷ nguyên thứ hai, thế giới đă, đang và c̣n trở thành một băi chiến trường, để các đầu mục giành nhau ngôi báu, bằng cách tàn sát lẫn nhau. Và cuộc chiến duy nhân bản này sẽ kéo dài cho đến khi, theo quan điểm trần gian và đà hướng chính trị, sẽ có và phải có một trật tự thế giới mới (New World Order), được lănh đạo bởi một đầu óc độc tài chuyên chế nhất và bằng một bàn tay sắt máu nhất.

Sau đây là một bản hiến chương tiêu biểu nhất về chủ thuyết duy nhân bản (humanism) trong "Humanist Manifesto I", chủ trương 15 tuyên ngôn đă được một triết gia người Hoa Kỳ là John Dewey (1859-1952) và các đồng chí của ông ta kư kết vào năm 1933.

1. "Những nhà nhân bản về tôn giáo coi vũ trụ này như tự ḿnh hiện hữu chứ không phải là được dựng nên.
2. "Chủ thuyết nhân bản tin rằng con người là thành phần của thiên nhiên và xuất thân như thành quả của một tiến tŕnh liên tục.
3. "Theo quan niệm cấu trúc về sự sống, những nhà nhân bản thấy rằng cần phải phủ nhận quan niệm truyền thống chủ trương có hai phần là tâm trí và thể xác.
4. "Chủ thuyết nhân bản nhận thức rằng văn hóa và văn minh hữu thần của con người... là một sản phẩm tiệm tiến gây ra do cuộc tiếp xúc của con người với hoàn cảnh thiên nhiên cũng như với gia sản xă hội của ḿnh...
5. "Chủ thuyết nhân bản cho rằng bản chất của vũ trụ được khoa học tân tiến phác họa làm cho những bảo toàn về siêu nhiên hay vũ trụ nơi các giá trị nhân bản không thể nào chấp nhận được... đường lối để ấn định sự hiện hữu và giá trị của bất cứ hay tất cả mọi thực tại là nhờ ở việc thăm ḍ sáng suốt ... tôn giáo phải h́nh thành các hy vọng cũng như những dự án của ḿnh trong ánh sáng của tinh thần và phương pháp khoa học.
6. "Chúng tôi xác tín rằng chủ trương hữu thần, chủ trương thần linh đă hết thời rồi.
7. "Tôn giáo bao gồm những hành động, những mục đích và những kinh nghiệm có một ư nghĩa nhân bản... Việc phân biệt giữa linh thánh với trần tục không c̣n nữa.
8. "Chủ thuyết nhân bản về tôn giáo coi việc nhận thức trọn vẹn về nhân vị con người là cùng đích (mục tiêu) của đời sống con người, rồi t́m cách phát triển và hoàn trọn nó ở trên đời hiện tại này. Đây là... nhiệt tính xă hội (của chúng ta).
9. "Thay cho những thái độ cổ hủ liên quan đến việc phụng thờ và cầu nguyện, nhà nhân bản t́m thấy những xúc động đạo đức của ḿnh được diễn đạt nơi cảm thức cao vời về cuộc sống cá nhân cũng như trong nỗ lực hợp tác để cổ vhành cho nền an sinh xă hội.
10. "Thế nên, cho đến nay, sẽ không c̣n những cảm xúc và thái độ đạo đức đặc thù nào liên hệ đến niềm tin vào siêu nhiên.
11. "Con người sẽ học biết cách đối đầu với những khủng hoảng của cuộc sống bằng kiến thức của ḿnh... Những thái độ nhân bản và hợp với lư lẽ sẽ được bồi dưỡng bằng việc giáo dục... chủ thuyết nhân bản sẽ chọn con đường lành mạnh về tâm thần cũng như về xă hội, và sẽ ngăn chặn những niềm hy vọng có tính cách cảm t́nh, không thật và mộng tưởng.
12. "... Những nhà nhân bản về tôn giáo nhắm đến việc bồi dưỡng tính cách sáng tạo nơi con người
13. "Chủ thuyết nhân bản về tôn giáo chủ trương rằng tất cả mọi hiệp hội hay cơ cấu hiện hữu là để thực hiện việc làm cho đời sống của con người được viên trọn.. Tất nhiên, những tổ chức về tôn giáo (như Giáo Hội Kitô Giáo), những thể thức về lễ nghi của họ, những phương pháp của giáo hội và những hoạt động cộng đồng phải được tái tạo cấp thời theo như kinh nghiệm cho phép...
14. "Những nhà nhân bản mạnh mẽ xác tín rằng cái xă hội tham hưởng và thiên lợi hiện tại vẫn tỏ ra chưa trọn đủ, cần phải thiết lập một cuộc thay đổi tận gốc nơi việc kiểm soát, nơi các phương pháp cũng như nơi các động lực. Cần phải thiết định một trật tự kinh tế hỗ tương được xă hội hoá.
15. "Chúng tôi nỗ lực để thiết định những điều kiện cho tất cả mọi người có được một cuộc sống thoải mái..."

(The New World Order: Chronology and Commentary, Dennis Laurence Cuddy, Ph.D. and Robert Henry Goldsborough, The American Research Foundation, Inc. Baltimore, MD, 1992, trang 43-44)

Ngày 19-11-1995, Tổ chức "Wir sind Kirche" (Chúng Ta là Giáo Hội) ở Đức cho biết là họ đă nhận được hai tấn giấy tờ, mang chữ kư của 1 triệu 8 trăm ngàn người, trong đó có gần 1 triệu rưỡi là Công Giáo Rôma ở Đức, kêu gọi thực hiện một giáo hội dân chủ mới mẻ hơn, theo 5 điểm chính yếu sau đây:
1. Một giáo hội anh chị em' (như kiểu Hội Nghị Nữ Tu về Truyền Chức trong lănh vực đạo giáo, một biến cố đă được nhen nhúm và sửa soạn từ năm 1993)
2. Quyền b́nh đẳng cho giới phụ nữ' (như cho phụ nữ làm linh mục)
3. Độc thân tùy ư' (như cho linh mục được phép lập gia đ́nh)
4. Một thẩm giá tích cực hơn về t́nh dục' (như đồng tính luyến ái)
5. Một sứ điệp vui tươi hơn là dọa nạt. (Quyền Giáo Huấn để làm cảnh)

Bản văn có tính cách thuần túy dân chủ hợp thời này và mang tinh thần "bỏ đạo tập thể" (1Thes.2:3) cuối thời như thế c̣n được thêm 500 ngàn chữ kư ở Áo quốc. Ngoài ra, nó cũng đă được hai nhà thần học vừa nổi tiếng vừa cấp tiến là Hans Kung và Bernard Haring nhiệt liệt ủng hộ.

Ngày 24-11-1995, tức 5 ngày sau khi bản tin trên đây được phổ biến, ĐTC Gioan-Phaolô II đă chia sẻ nhận định và ư định của ḿnh với hội đồng Thánh Bộ Đức Tin như sau:

"Ngày nay chúng ta phải ghi nhận là có một sự hiểu lầm lan rộng về ư nghĩa và vai tṛ nơi Quyền Giáo Hội Giáo Huấn.
"Đây là căn gốc của những b́nh phẩm và chống đối trước những công bố của Quyên Giáo Huấn của Giáo Hội, như qúi huynh đă đặc biệt vạch ra liên quan đến các phản ứng đối với không ít những vấn đề thần học và giáo hội cho đến những văn kiện mới nhất của Quyền Giáo Hoàng Giáo Huấn: Thông điệp 'Veritatis Splendor' về những nguyên tắc của tín điều luân lư và sự sống; thông điệp 'Evangelium Vitae' về giá trị bất khả phạm của sự sống con người; Tông thư 'Ordinatio Sacerdotalis" về việc không thể phong chức linh mục cho nữ giới; và Văn Thư của Thánh Bộ phụ trách Tín Điều Đức Tin về việc hiệp lễ đối với tín hữu ly dị rồi tái hôn... (số 4)

"Trong các Thông Điệp 'Veritatis Splendor' và 'Evangelium Vitae' cũng như trong Tông Thư 'Ordinatio Sacerdotalis', tôi muốn nêu lên, một lần nữa, tính cách liên tục của tín điều nơi niềm tin của Giáo Hội, bằng việc xác nhận những chân lư hiển nhiên đối với Thánh Kinh, với Tông Truyền và với giáo huấn đồng nhất của các Vị Chủ Chăn. Bởi vậy, những tuyên ngôn này, bằng quyền bính được truyền ban cho Vị Thừa Kế thánh Phêrô để làm cho anh em ḿnh vững vàng' (Lk.22:32), nói lên tính cách chắc chắn chung hiện diện trong đời sống cũng như giáo huấn của Giáo Hội.

"Do đó, thật là khẩn thiết trong việc phải làm sao để phục hồi được quan niệm chuyên chính về quyền bính, không những ở lănh vực khi được thẩm quyền long trọng công bố, mà c̣n, sâu xa hơn nữa, ở cả lănh vực nó được dùng để bảo đảm, an toàn và hướng dẫn cộng đoàn Kitô giáo được liên tục trung thành với Thánh Truyền, nhờ đó, các tín hữu có thể gắn bó với giáo huấn của các Tông Đồ và với nguồn mạch của chính thực tại Kitô giáo này". (số 6) (ITV 1/1996, tr.13)

Từ ngày 8-12-1864, Đức Thánh Cha Piô IX đă lên án, trong Bản Liệt Kê 80 Điều Sai Lầm, những chủ trương duy nhân bản sặc mùi vô thần này, chẳng hạn ngài đă lên án các điều sau đây:

4. "Tất cả những sự thật về tôn giáo phát xuất từ khả năng tự nhiên của lư trí con người; bởi thế, lư trí là luật chính yếu nhờ đó con người có thể chiếm được và phải chiếm được kiến thức về tất cả những chân lư trong đủ mọi phương diện..
5. "Mạc khải thần linh bất toàn, bởi đó, phải trải qua một tiến triển liên tục vô hạn định, xứng hợp với bước tiến của lư trí con người.
6. "Đức tin vào Đức Kitô phản lại với lư trí con người; và mạc khải thần linh chẳng những chẳng có lợi ǵ mà c̣n làm hại cả đến tầm mức toàn vẹn của con người nữa.
40. "Tín điều của Giáo Hội Công Giáo phản lại với phúc lợi của xă hội loài người.
42. "Trong trường hợp có những tương phản luật lệ giữa hai thẩm quyền, th́ luật dân sự vẫn hơn.
56. "Những luật lệ về luân lư không cần đến tính cách chế tài thần linh, và các luật lệ nhân tạo cũng không cần phải am hợp với luật tự nhiên hay không cần phải nhận được hiệu lực từ Thiên Chúa.
80. "Giáo hoàng Rôma có thể và phải tự dung hợp với đà tiến triển, với khuynh hướng giải phóng cũng như với nền văn minh tân tiến..

(Readings In Church History, edited by Colman J. Barry,  OSB., Christian Classics, Inc. 1985. trang 992-996)

Chưa hết, ngày 3-7-1907, Thánh Giáo Hoàng Piô X, trong sắc lệnh "Lamentabili Sane", c̣n lên án 65 chủ trương của Tân Tiến Thuyết, chẳng hạn như những sai lầm tiêu biẻu sau đây:

4. "Ngay cả được định tín đi nữa, Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội cũng không thể nào xác định được ư nghĩa chuyên chính của các Sách Thánh.
11. "Linh ứng thần linh không áp dụng cho tất cả mọi Sách Thánh, để làm cho các phần của ḿnh, từng phần cũng như mọi phần, tránh khỏi sai lầm.
20. "Mạc khải chẳng có là ǵ khác ngoài ư thức con người có được về mạc khải của ḿnh đối với Thiên Chúa.
21. "Mạc khải làm nên đối tượng của Đức Tin Công Giáo chưa hoàn tất nơi các Tông Đồ.
22. "Tín điều mà Giáo Hội nắm giữ như được mạc khải không phải là những sự thật từ trời rơi xuống. Chúng là sự cắt nghĩa về những dữ kiện tôn giáo mà tâm trí loài người có được nhờ nỗ lực.
26. "Tín điều Đức Tin được nắm giữ chỉ theo ư nghĩa cụ thể mà thôi; tức là theo những tiêu chuẩn cảm nhận của việc làm, chứ không theo những tiêu chuẩn tin tưởng.
55. "Simon Phêrô cũng chưa hề đặt vấn đề là Đức Kitô đă trao quyền thủ lănh cho ḿnh trong Giáo Hội.
56. "Giáo Hội Rôma trở thành thủ lănh của mọi giáo hội không phải là do ấn lệnh của Sự Quan Pḥng Thần Linh, mà chỉ là nhờ những điều kiện chính trị.
57. "Giáo Hội đă tỏ ra thù địch với đà tiến triển của các khoa học tự nhiên cũng như thần học.
58. "Chân lư không c̣n bất biến hơn chính con người nữa, v́ nó xoay vần với, trong và qua con người.

(Thông Điệp Pascendi Dominici Gregis, St Paul Editions, trang 71-77)
 

(Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, trích Hận Thù Quyết Thắng, phụ trương của Chương 9 phần II)