LÀM SAO BỎ ĐƯỢC THÓI XẤU
 

“Tôi dễ nổi nóng”, “Tôi có tật say sưa”, “Tôi lại thích phê b́nh kẻ khác” hoặc “Tôi biếng nhác quá”. Đó là những lời phàn nàn ta thường nghe thấy ở những người c̣n ư thức được tính cách quan trọng của phẩm giá cao cả. Họ chẳng thể thú nhận những lời trên đây nếu trong thâm tâm họ không ao ước muốn dứt bỏ đi các thói hư tật xấu. Họ nh́n nhận rằng: mọi tật xấu đều bỏ đi được, miễn là ta phải thực thi cho được 4 điều cần thiết này:

Tự xét ḿnh: là điều cần thiết để nhận ra thói xấu tội lỗi. Ta thường sửng sốt khi nghe người khác phê phán các thiếu sót của ḿnh. Điều này chứng tỏ cho thấy ta chưa xét ḿnh đủ để biết được bản thân. Một số lại sợ phải tra vấn lương tâm: họ ngại gặp thấy những điều có ở đó, giống như những kẻ hèn nhát không đủ can đảm đọc bức điện tín v́ sợ tin dữ.

Nhưng nên nhớ rằng cũng như thể xác, linh hồn muốn được an lành, trước tiên nó phải được chẩn đoán bằng cách tự xét. Đứa con hoang đàng phải “ngẫm nghĩ” đă, rồi mới có thể thú nhận những lỗi phạm với cha ḿnh. Có chú tâm suy xét lại bản thân, ta mới biết được các thói hư tật xấu cần phải sửa đổi; để biến đổi ta thành người thực sự như Chúa muốn chứ không phải là kẻ như ư ta muốn.

2. Tránh xa dịp tội: là cách dễ dàng nhất để tránh tội. Phương cách để khỏi bị rắc rối là tránh xa những t́nh huống gây rắc rối: ai hay bị phỏng lửa th́ chớ bén mảng đến gần nơi lửa cháy nữa. Kẻ nghiện rượu phải giữ thân chớ có nhấp môi. Kẻ mê gái th́ phải tránh xa đàn bà con gái. Kẻ nào dễ bị lôi kéo làm xấu, phải tránh xa các phe đảng băng nhóm quậy phá. Chúa đă phán: “Ai yêu thích sự nguy hiểm, kẻ ấy sẽ bị hủy diệt trong cơn hiểm nguy”. Ta rất khó thắng được cơn cám dỗ khi nó đă quá gần ta; nhưng nếu ta biết cách hành động dứt khoát để tránh xa các dịp cám dỗ th́ dễ dàng hơn nhiều. Hoàn cảnh xung quanh ảnh hưởng rất mạnh đối với chúng ta, chúng có thể giúp ta phạm tội hoặc ngược lại giúp ta tránh tội. Ta có thể chọn môi trường thích hợp để sống, do đó phải kiên quyết từ bỏ môi trường nào gây rắc rối cho ta. Chẳng hạn nếu như những sách báo nào, con người nào hoặc tṛ chơi nào khiến ta sa đọa về đạo đức, ta phải cương quyết từ bỏ và tránh cho thật xa.

3. Phải có ư chí mới hoàn thành được bất kể công việc ǵ. Bác sĩ thường bảo ta rằng không ǵ giúp đỡ người bệnh cho bằng ư chí muốn sống của chính người bệnh. Do đó nếu ta muốn thắng được các thói hư tật xấu, chúng ta phải có ư chí để trấn áp chúng. Sở dĩ chúng ta có thói xấu là v́ ta đă chấp nhận, nhượng bộ, đầu hàng chúng, dần dà chúng trở nên tự động và có thể trở thành vô thức luôn. Để thắng được chúng, ta phải đảo ngược lại tiến tŕnh đó, phải dùng ư chí để bẻ găy tính năng tự động của chúng. Đứa con hoang đàng một khi đă suy xét, thấy cần phải xa lánh môi trường tội lỗi, cậu đă đi đến quyết định: “Tôi sẽ chỗi dậy và về cùng cha”.

4. Phải có một triết lư nhân sinh đúng đắn mới hoàn tất được nỗ lực đó, v́ rằng chỉ riêng ư chí thôi cũng không đủ thắng lướt thói hư: cần phải có ḷng yêu mến nữa. Không có kẻ say sưa nào từ bỏ được rượu chè cả nếu kẻ ấy không t́m gặp được điều quí giá và hấp dẫn hơn ma men. Các tật xấu khác cũng thế, phải kiếm được những điều thiện hảo quư báu hơn th́ sau đó người ta mới từ bỏ được thói xấu. Chúa đă có lần cảnh giác cho ta biết rằng sau khi căn nhà được quét dọn sạch sẽ, sẽ có 7 con quỉ khác dữ hơn nữa đến chiếm. Đó là hậu quả tất nhiên nếu như ta không có điều thiện hảo nào thế vào chỗ đó. Ngay cả trong tâm linh, khoảng không vẫn là điều đáng sợ.

Ta chẳng thể xua trừ thói xấu bằng cách chỉ căm ghét chúng, v́ rằng không phải lúc nào ta cũng ghét chúng đúng mực cả đâu. Ta phải bù vào thói xấu đó bằng cách yêu mến một điều khác. T́nh yêu này phải lớn hơn cả bản thân… bởi v́ bản thân ta cần phải sửa chữa. T́nh yêu thay thế này không được mang tính trần tục. Kẻ nào kiêu căng, tham lam th́ chẳng thể từ bỏ được các thói xấu, mà c̣n phạm thêm tội nữa. Không có t́nh yêu mới mẻ và mănh liệt nào đủ sánh với t́nh yêu của Thiên Chúa. Và chúng ta phải ra sức dành cho được t́nh yêu như thế. Thánh Augustinô đă tóm lại rằng: “Hăy yêu mến Thiên Chúa, rồi bạn muốn làm ǵ th́ làm”. V́ khi ta đă mến Chúa thực sự, ta chẳng bao giờ muốn xúc phạm đến Ngài nữa, đồng thời chẳng muốn làm hại anh em ḿnh nữa.

Ta chẳng thể tiêu diệt thói hư một cách hữu hiệu nếu không có một triết lư nhân sinh nối kết cuộc đời ta với Thiên Chúa là Đấng tác tạo nên ta và nếu không có Ngài trợ giúp, ta cứ măi trầm luân trong ṿng bất toàn của ḿnh.

 

TINH THẦN HY SINH

Trong thời buổi hưu chiến này (tôi nói hưu chiến bởi lẽ không thể cho thời đại chúng ta là thời b́nh) chưa bao giờ người ta lại hô hào tinh thần hy sinh nhiều đến thế. Tinh thần này chưa được bộc bày hẳn ra, nhưng nó vẫn ngấm ngầm như thể các mạch nước ngầm dưới ḷng đất sâu kín vậy.

Tiềm lực của hy sinh được biểu lộ qua một trong hai cách này: một cách mang lại chết chóc, một cách khác đem lại an lành và cứu giúp. Biểu hiện của cách hy sinh thứ nhất là sự qui phục các chế độ độc tài đang thống trị ¼ nhân loại. Có một chế độ độc tài đang áp đặt một thuyết lư ăn cắp của Giáo hội, sau khi đă tục hóa thuyết lư đó. Nó hô hào mọi người quên ḿnh đi, kêu gọi thanh tẩy, thanh trừng và bạo lực cách mạng là điều cần thiết để kiến tạo một thiên đàng dưới thế. Chủ nghĩa này đă mê hoặc được nhiều người - không phải là v́ những giáo điều đúng thật của nó, mà bởi loài người đă quá mệt mỏi chán chường chủ nghĩa Tự do nửa vời, cho rằng chẳng có ǵ tối hảo để vươn tới hoặc chẳng có ǵ là xấu xa đáng kết án cả. Chủ nghĩa này đă biết cách lấp đầy khoảng không mà con người đă tạo ra khi chối bỏ Thượng Đế, Đấng đă phán: “Hăy mang lấy thập giá mà theo Ta”.

Nhưng bên cạnh đó c̣n có một cách hy sinh lành mạnh hơn mà ta phải ấp ủ: giới trẻ hằng đ̣i hỏi những ǵ gian nan và xứng đáng để hành động. Một số t́m được “chính nghĩa” để phục vụ hết ḿnh bao lâu họ c̣n tin rằng chính nghĩa đó c̣n cứu giúp thế giới được. Nếu có ai đó cho rằng điều đó chỉ tổ làm cho những thanh niên thiếu nữ này trở thành vô chính phủ và hời hợt, tôi phản đối: đó không hề là dấu hiệu chứng tỏ bọn trẻ hèn yếu hoặc muốn nổi loạn chống đối luật pháp và quyền bính. Trái lại tôi cho rằng đúng ra phải nói là thế hệ đi trước mới thực sự là kẻ yếu hèn. Họ đă lập lờ giữa thật và giả, đức hạnh với thói xấu, biến cuộc sống thành một tṛ hề. Thế hệ trẻ có được tinh thần cách mạng bởi v́ họ muốn phản đối thế hệ đi trước đă thất bại, không chuyển giao được cho thế hệ đi sau những giá trị trong sáng và sắc sảo đáng cho họ tranh đấu. Họ nổi loạn để tỏ cho thấy họ coi thường xă hội man rợ, thụ động đă cưu mang ra họ. Họ chống lại cuộc sống trống rỗng, vị kỷ. Họ muốn bù lại bằng những hành động năng nổ nhiệt t́nh hơn. Dù có bi quan đến đâu, ta vẫn thấy lóe lên tia hy vọng này: những thái độ nổi loạn nơi giới trẻ vẫn hướng về cuộc sống tận tụy và bao la hơn.

Lịch sử đế quốc La mă đă có lúc rất giống với thời đại chúng ta. Thuở ấy, dân La mă chọn triết lư khắc kỷ làm lẽ sống, châm ngôn là: “Nghiến răng mà chịu đựng”. Thời nay một thứ triết lư khác, tuy ít thỏa măn được người ta hơn so với chủ nghĩa khắc kỷ La mă, triết lư ấy đă h́nh thành sau khi loài người thoát ra khỏi hai cuộc thế chiến. Nó xuất hiện ở Đức sau Thế chiến I. Rồi sau đó lan qua Pháp cho đến ngày nay. Đó là chủ nghĩa Hiện sinh.

Chủ nghĩa khắc kỷ khiến cho văn minh bị suy thoái. Chủ nghĩa Hiện sinh kêu gọi con người chấp nhận chủ nghĩa hư vô hóa nội tâm, hủy hoại nhân vị do Thiên Chúa ban cho. Các triết gia hiện sinh ít nhất là đă nh́n nhận rơ ràng rằng họ kêu mời con người phải chọn một trong hai đối tượng tối hậu này: hoặc là Thiên Chúa, hoặc là không ǵ cả. Và một khi đă chọn xong, con người ta không được ở mức tầm thường nữa: hoặc là đi đến điên cuồng và tự sát, hoặc là đến với Thiên Chúa bằng hy sinh, quên ḿnh. Đại đa số nhân loại ngày nay - nhất là giới trẻ - đều sẵn có tinh thần hướng thượng. Họ muốn đạt cho được bầu khí Chan Ḥa với Thập Giá, và mài dũa các khía cạnh sắc bén lởm chởm của con đường khổ nạn cho bằng phẳng hơn để con người giảm bớt đau khổ. Nhưng các vị lănh đạo lại không như thế, họ không được chuẩn bị để đáp ứng thỏa đáng các khát vọng sâu xa của dân chúng. Các quan sát viên nông cạn hẳn có thể cho rằng lănh tụ chỉ là kẻ hứa nhiều nhưng chẳng đem lại ǵ cả - nhưng chắc chắn lănh tụ trong tương lai sẽ là người nắm bắt được ước muốn của dân, họ sẽ biết tự ḿnh vác lấy thánh giá.

Thời đại mà giới lănh đạo chỉ quen hứa hăo nay đă cáo chung. Ngày nay lănh tụ phải biết kêu gọi ḷng dũng cảm, hy sinh, quên ḿnh. Hàng triệu người sẽ qui tụ quanh họ, sẵn sàng đem lại cho nhân dân những ǵ quư báu hơn cả mạng sống. Nước Mỹ mới nay khao khát có được cơ hội hy sinh cho chính nghĩa thế giới. Khi đă có lănh tụ biết sẵn sàng hy sinh để dành cho được những ǵ quư giá nhất, bấy giờ mọi người ắt sẽ sống trong an lạc.
 

Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)