Thực Tại Thiên Chúa
Duy Nhất Nhưng Ba Ngôi
"Nhân danh Cha và
Con và Thánh Thần. Amen"
Chúa Nhật Đại Lễ
Chúa Ba Ngôi, ĐTC Phanxicô đă đến dâng lễ tại giáo xứ Sts Elizabeth and
Zechariah ở Prima Porta thuộc Giáo Phận Rôma.
Trong bài giảng
của ḿnh về tinh thần phục vụ của Mẹ Maria được tỏ ra qua việc mau mắn
thăm viếng người chị họ của Mẹ, ngài cũng nhấn mạnh đến Ba Ngôi Thiên
Chúa bằng cách vấn đáp với giới trẻ hiện diện trong Thánh Lễ. Những tư
tưởng chính yếu của ngài về Ba Ngôi Thiên Chúa có thể tóm gọn như sau:
"Cha, Con và Thánh
Thần!... Các Ngài là ba trong duy nhất, 3 ngôi trong duy nhất. Và Ngôi
Cha làm ǵ? Ngôi Cha là nguồn gốc: Cha là Đấng tạo thành mọi sự, Đấng
tạo dựng nên chúng ta. Ngôi Con làm ǵ?... Người yêu thương chúng ta
phải không? C̣n ǵ nữa? Người mang đến Lời Chúa! Chúa Giêsu đến để dạy
chúng ta Lời Chúa. C̣n ǵ nữa? Chúa Giêsu đă làm ǵ trên trái đất này?
Người đă cứu độ chúng ta! Chúa Giêsu đă đến cống hiến sự sống của Người
cho chúng ta. Chúa
Cha tạo dựng nên thế giới;
Chúa
Giêsu cứu độ chúng ta.
C̣n
Thánh Linh,
Ngài làm ǵ nào? Ngài
yêu
thương chúng ta!...
Chúa
Cha ban cho chúng ta sự sống; Chúa Giêsu ban cho chúng ta ơn cứu độ....
C̣n
Thánh Linh?
Thánh Linh ban cho chúng ta những ǵ nào? Ngài yêu thương chúng ta!
Ngài
ban cho chúng ta t́nh yêu".
Trong giờ Nguyện
Kinh Truyền Tin
buổi trưa với tín hữu ở Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô c̣n nói
tiếp về Ba Ngôi
Thiên Chúa như sau:
"Hằng
năm, ánh sáng Phục Sinh đổi mới trong chúng ta niềm vui và sự kỳ diệu
của đức tin. Chúng ta nh́n nhận rằng
Thiên Chúa không phải là một cái ǵ đó mơ hồ
(something vague). Thiên Chúa của chúng ta không phải là một thứ khói
nào đó (some smoke).
Ngài cụ thể; không phải là một thứ trừu tượng mà có một danh xưng:
'Thiên Chúa là t́nh yêu'.
Không phải là một thứ t́nh yêu cảm giác hay cảm xúc, mà là t́nh yêu của
Chúa Cha, Đấng là nguồn gốc của tất cả sự sống; t́nh yêu của Chúa Con,
Đấng chết trên thập tự giá và sống lại; t́nh yêu của Thần Linh, Đấng
canh tân nhân loại và thế giới.
Ư thức Thiên Chúa là t́nh yêu giúp chúng ta rất tốt, v́ nó dạy chúng ta
yêu thương, hiến ḿnh cho người khác như Chúa Giêsu đă hiến ḿnh cho
chúng ta và bước đi với chúng ta...
Ba Ngôi Rất Thánh không phải là một sản phẩn của lư luận con người. Đó
là một dung nhan được chính Thiên Chúa tỏ ra, không phải từ một ngai ṭa
trên cao, nhưng bước đi với nhân loại.
Chính Chúa Giêsu đă tỏ Cha ra cho chúng ta và là Đấng đă hứa ban cho
chúng ta Thánh Linh... là Vị dạy cho cúng ta mọi sự chúng ta không biết,
Vị dẫn dắt chúng ta từ bên trong, Vị ban cho chúng ta những ư nghĩ tốt
lành và cảm hứng tốt lành".
Như tất cả chúng ta
đều ư thức theo đức tin về Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi: Một Thiên Chúa
duy nhất nhưng có Ba Ngôi, mỗi Ngôi đều là Thiên Chúa, nhưng chỉ có một
Thiên Chúa duy nhất. Đây là một mầu nhiệm chính yếu, nồng cốt và thiết
yếu nhất của Kitô giáo chúng ta, đúng như Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo
công nhận ở khoản 234 như sau:
“Mầu
nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu
nhiệm chính yếu của đức tin Kitô giáo cũng như của đời sống Kitô giáo.
Đó là nguồn mạch của tất cả các mầu nhiệm đức tin khác, là ánh sáng
để soi sáng các mầu nhiệm ấy. Đó là giáo huấn nồng cốt nhất và thiết yếu
nhất trong ‘phẩm trật các chân lư của đức tin’
(Hướng
Dẫn Giáo Lư Tổng Quan, 43).
Toàn thể
lịch sử cứu độ cũng là lịch sử về đường lối và các phương tiện được Vị
Thiên Chúa chân thật duy nhất là Cha, Con và Thánh Thần sử dụng để tỏ
ḿnh ra cho con người ‘và ḥa giải cùng hiệp nhất với Ngài những ai từ
bỏ tội lỗi’
(Hướng
Dẫn Giáo Lư Tổng Quan, 47)”.
Mầu nhiệm này cũng
đă được Thánh Giáo Phụ Anathasius dẫn giải như sau:
“Một
Thiên Chúa là Đấng ở trên (above) tất cả mọi sự, qua (through) tất cả
mọi sự và trong (in) tất cả mọi sự (Epheso 4:6). Thiên Chúa ở
trên tất cả mọi sự như Cha, v́ Ngài là
nguyên lư và là nguồn mạch; Ngài ở qua tất cả mọi sự nơi
Ngôi Lời; và Ngài ở trong tất cả mọi sự nơi
Thánh Linh. Khi viết cho tín hữu Corintô về các vấn đề thiêng liêng,
Thánh Phaolô đă qui tất cả mọi thực tại về cho một Thiên Chúa là Cha mà
nói rằng: 'Vậy
có nhiều tặng ân khác nhau nhưng cùng một Thần Linh; có nhiều tác vụ
nhưng cùng một Chúa; và có nhiều hoạt động nhưng cùng một Thiên Chúa là
Đấng thực hiện mọi sự trong mọi người'
(1Cor. 12:4-6)... Đâu
có ánh sáng th́ ở đó cũng có hào quang; và ở đâu có hào quang th́ ở đó
cũng có năng lực của nó và ân sủng rạng ngời của nó. Đó cũng là giáo
huấn của Thánh Phaolô trong bức thư thứ hai của ngài gửi tín hữu Côrintô:
'Nguyện
xin
ân sủng của Chúa Giêsu Kitô và t́nh yêu của
Thiên Chúa và ơn thông hiệp của Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em'
(2Cor.13:13)" (Ep. 1 as Serapionem 28-30: PG 26, 594-595,599).
Dù Giáo Lư Giáo Hội
Công Giáo đă minh định rằng: "Ba
Ngôi là một mầu nhiệm đức tin theo nghĩa chặt, một trong 'những mầu
nhiệm được kín mật trong Thiên Chúa, không thể nào biết được trừ phi
Thiên Chúa tỏ ra'
(Dei Filius, 4: DS 3015)", trí khôn con người vẫn cố gắng t́m cách t́m
hiểu một phần nào đó ư nghĩa vô cùng sâu nhiệm của thực tại thần linh
liên quan đến sự sống thần linh của con người này.
Thật vậy, nếu
"Thiên
Chúa là ánh sáng"
(1Gioan 1:5) th́ Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi hay Ba Ngôi Thiên Chúa có
thể hiểu được một phần nào như thế này:
Chúa
Cha là chính Ánh Sáng,
Chúa
Con cũng là Ánh Sáng mà là Ánh Sáng chiếu soi
(tức là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa), và
Thánh
Linh cũng là Ánh Sáng mà là Ánh Sáng nung nấu
(như trong trường hợp 2 môn đệ đi Emmau cảm thấy "ḷng ḿnh nóng lên"
khi nghe lời của Chúa Kitô phục sinh - Luca 24:32). Cũng căn cứ vào câu
định nghĩa "Thiên Chúa là Ánh Sáng" này, Mầu Nhiệm Ba Ngôi có thể hiểu
như sau:
Ngôi
Cha là Ánh Sáng Thần Linh
- v́ "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24);
Ngôi
Con là "Ánh Sáng Chân Thực"
(Gioan 1:5) - v́ Ngôi Con là "ánh sáng bởi ánh sáng" (Kinh Tin Kính), "là
phản ảnh vinh quang của Cha" (Do Thái 1:3), "ai thấy Thày là thấy Cha" (Gioan
14:9);
Ngôi Ba
là "Ánh Sáng Sự Sống"
(Gioan 8:12) - v́ Ngài "là Đấng ban sự sống" (Kinh Tin Kính), là "quyền
năng của Đấng Tối Cao" (Luca 1:35), "quyền năng từ trên cao" (Luca
24:49).
Về phương diện ngoại
tại hay đối ngoại, Ba Ngôi Thiên Chúa đă âm thầm tỏ ḿnh ra đầu tiên nơi
Mầu Nhiệm Tạo Dựng cũng như nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể, như chúng ta thấy
được qua mạc khải Thánh Kinh.
Ba
Ngôi Thiên Chúa nơi
Mầu
Nhiệm Tạo Dựng,
như được Sách Khởi Nguyên thuật lại: Chúa Cha là "Thiên Chúa đă dựng nên
trời đất" (1:1), Thánh Linh qua h́nh ảnh "một cơn gió mạnh thổi trên các
nguồn nước" (1:2), và Ngôi Lời được thể hiện qua những lời Thiên Chúa trong
6 ngày tạo dựng.
Ba
Ngôi Thiên Chúa nơi
Mầu
Nhiệm Nhập Thể, như
được Phúc Âm Thánh Luca thuật lại trong Biến Cố Truyền Tin liên quan đến
bản thân của Mẹ Maria, thứ tự như sau: Chúa Cha - "Thiên Chúa ở cùng
người" (1:28); Chúa Con - "Người sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai và
đặt tên cho con trẻ là Giêsu" (1:30); Thánh Linh: "Thánh Linh sẽ xuống
trên người..." (1:35). Cả Ba Ngôi - "Quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ bao
phủ người; bởi thế con trẻ thánh được sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên
Chúa" (1:35).
Trong kinh nguyện,
ngoài Kinh Sáng Danh và Lời Nguyện Làm Dấu Thánh Giá, Kitô hữu chúng ta
c̣n thấy Mầu Nhiệm Ba Ngôi ngấm ngầm cả ở nơi Kinh Lạy Cha hay nơi Lời
Nguyện kết thúc Chuỗi Thương Xót.
Mầu
Nhiệm Ba Ngôi nơi Kinh Lạy Cha:
"Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng" là ước nguyện đầu tiên liên quan
trực tiếp đến Ngôi Cha, Đấng đă tỏ danh của ḿnh ra cho Moisen trong bụi
gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi (Xem Ex 3:13-14); "Nước Cha trị đến"
là ước nguyện thứ hai liên quan tới Chúa Con là Đấng "đă hóa thành nhục
thể" (Gioan 1:14) để thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa trên trần gian
bằng cuộc Vượt Qua của ḿnh; "Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời"
là ước nguyện thứ ba liên quan đến Thánh Linh "v́ Thần Linh chuyển cầu
cho các thánh như chính Thiên Chúa muốn" (Rm 8:27).
Mầu
Nhiệm Ba Ngôi nơi Lời Nguyện kết thúc Chuỗi Thương Xót:
"Lạy Thiên Chúa thánh - holy God" - ám chỉ Chúa Cha; "Đấng Quyền Năng
thánh - holy Minghty One" - ám chỉ Thánh Linh; "Đấng Bất Tử thánh - holy
Immortal One" - ám chỉ Chúa Kitô Phục Sinh.
Trong
bài giảng Lễ Chúa Ba Ngôi 26/5/2013, ở phần kết, ĐTC Phanxicô đă khuyên
rằng: "Chúng
ta hăy nghĩ về Thiên Chúa như thế và xin Đức Mẹ là Mẹ của chúng ta,
vị bao giờ cũng mau chóng giúp đỡ chúng ta, dạy chúng ta
hiểu biết
thế nào là Thiên Chúa: Thế nào là Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh".
Có thể
nói,
Mầu Nhiệm Ba Ngôi cũng đă được mạc khải ngay nơi bản thân của Mẹ Maria
và phản ảnh hết sức tỏ tường nơi Mẹ Maria.
Ở chỗ: Nếu chỉ có một Thiên Chúa duy nhất lại có Ba Ngôi là Cha và Con
và Thánh Thần th́ cũng thế, chỉ có một Mẹ Maria lại đóng ba vai tṛ vừa
là Con của Chúa Cha, vừa là Mẹ của Chúa Con và vừa là Bạn của Thánh
Linh.
"Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và
Đức Chúa Thánh Thần, như đă có trước vô cùng, và bây giờ và hằng có, và
đời đời chẳng cùng. Amen"
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL
|