L̉NG NHÂN TỪ PHẢI ĐI ĐÔI VỚI CÔNG B̀NH
 

 
Thế giới này càng mềm ḷng bao nhiêu th́ danh từ “nhân hậu” càng được sử dụng nhiều bấy nhiêu. Nhân từ là một đức tính đáng trân trọng, miễn là ta phải hiểu cho đúng. Thực ra người ta thường kêu gọi tỏ ḷng nhân hậu với những ai vi phạm lề luật Thiên Chúa, hoặc những kẻ phản bội tổ quốc. Đó chỉ là cảm xúc, không phải là đức tính. Người ta không thể chấp nhận lư do người con giết chết cha ḿnh v́ “tuổi cao sức yếu” là đúng đắn. Cũng thế, đem lại “cái chết êm dịu” chỉ là một hành động sát nhân, một tội ác được gọi bằng một cái tên mỹ miều hầu chạy tội.

Hết thảy các trường hợp nhân hậu nêu ở trên đều thiếu nguyên tắc cơ bản này: ḷng nhân hậu chính là sự hoàn thiện đức công bằng. Tiên vàn không phải là ḷng nhân hậu, mà là đức công bằng. Phải thực thi công bằng trước đă, sau đó mới tỏ ḷng khoan nhân. Công bằng mà không khoan nhân th́ hơi khắt khe, ngược lại khoan nhân mà không dựa trên nền tảng công bằng là quá nghiêng về t́nh cảm. Khi khoan nhân bị tách rời khỏi công bằng, nó không c̣n được gọi là yêu thương nữa. Hễ ta yêu thương ai th́ ta phải chống lại những ǵ có hại cho đối tượng ḿnh yêu. Biết phẫn nộ chính đáng không phải là dấu chỉ cho thấy thiếu ḷng thương xót hay thiếu t́nh yêu. Trái lại, đó mới là bằng chứng của ḷng khoan nhân. Đối với tội ác, nếu ta cứ khoan nhượng, th́ có nghĩa là ta đă bằng ḷng với tội ác đó. Kẻ nào hô hào phóng thích bọn sát nhân, phản bội… với lập luận rằng “ta phải nhân từ như Chúa Giêsu nhân từ”, hẳn họ đă quên mất điều này: Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc nhân lành cũng đă nói rằng Ngài đến không phải để đem lại an b́nh mà là gươm giáo. Người mẹ yêu thương con th́ cũng sẽ căm ghét bệnh hoạn là thứ đang đe dọa sinh mạng con ḿnh. Thiên Chúa cũng chứng tỏ rằng Ngài yêu mến sự Thiện khi Ngài ghét sự ác lăm le hủy diệt linh hồn con người. Đem ví một bác sĩ nương tay với vi trùng thương hàn hoặc bại liệt, hoặc một quan ṭa khoan nhượng tội hiếp dâm lấy cớ là phải bắt chước Thiên Chúa nhân từ là một lối so sánh hết sức khập khiễng, bởi lẽ Thiên Chúa không bao giờ chấp nhận tội lỗi cả.

Kẻ nào không nghiêm khắc bao giờ hoặc không biết phẫn nộ th́ hoặc là kẻ ấy không có t́nh thương, hoặc không c̣n khả năng phân định phải trái nữa. T́nh yêu có thể mang tính nghiêm khắc, cưỡng chế và kể cả dữ tợn nữa như ta đă thấy nơi Đấng Cứu Thế. Há Ngài đă chẳng có lần ra tay đánh đuổi bọn con buôn ra khỏi đền thánh đó sao? Ngài cũng hết sức gay gắt khi trả lời Hêrôđê. Ngài cũng thẳng thừng tuyên bố với Toàn quyền Roma, nhắc cho ông biết rằng ông chẳng có quyền ǵ cả nếu Thiên Chúa không ban cho ông. Trong câu chuyện với người đàn bà bên bờ giếng, sau khi đă nói bóng gió nhẹ nhàng mà bà vẫn bỏ ngoài tai, Chúa Giêsu đă nói thẳng ra rằng bà đă qua 5 đời chồng. Khi những kẻ xưng ḿnh là chính trực muốn gài bẫy Ngài, Ngài đă lột mặt lạ họ để họ lộ nguyên h́nh là bọn giả h́nh và Ngài gọi họ là “ṇi giống rắn độc”. Khi Chúa hay tin những người Galilê bị cắt cổ lấy máu, Ngài hết sức gay gắt: “Cả các ngươi nữa, nếu không có ḷng ăn năn hối cải th́ cũng sẽ bị hủy diệt như họ”. Ngài cũng nghiêm khắc lên án những kẻ nào xúc phạm, làm gương mù gương xấu cho trẻ em: “Kẻ nào làm hư hỏng lương tâm của một trong những trẻ nhỏ này, tốt hơn là nên cột cối đá vào cổ y rồi quăng ra biển”.

Ngài dạy thà rằng móc mắt, chặt bỏ tay chân nếu chúng nên cớ cho người ta phạm tội mất phần linh hồn. Khi một môn đồ đến xin Ngài nghỉ việc tông đồ để về chôn cất cha ḿnh, Chúa bảo ông: “Hăy theo Ta và cứ để mặc kẻ chết chôn kẻ chết”. Thấy Matta lo lắng dọn bữa tiệc đăi ḿnh, Chúa Giêsu đă nói với bà rằng có một điều khác cần hơn. Thấy các tông đồ say ngủ, Ngài đánh thức họ và quở trách họ thiếu cầu nguyện. Và dù Toma đă tuyên xưng rồi, Chúa vẫn lên tiếng trách móc ông thiếu ḷng tin. Có khi chỉ một cái nh́n của Ngài là đủ xuyên thấu ḷng người, phát hiện hết mọi yếu hèn và xấu xa trong ḷng người, cái nh́n đó đă làm một môn đệ của Ngài phải cảm động khóc ṛng.

Nếu như ḷng nhân từ chỉ là sự tha thứ hết mọi lỗi lầm, không đ̣i hỏi phải đền bù, không cần đến lẽ công bằng th́ nó càng làm cho sự sai trái gia tăng bội phần. Ḷng khoan nhân chỉ nên dành cho kẻ không lạm dụng; và kẻ nào biết sửa đổi điều sai trái thành điều ngay thẳng theo như lẽ công bằng đ̣i hỏi, kẻ ấy hẳn không lạm dụng ḷng khoan nhân. Cái mà ngày nay người ta gọi là khoan hồng thực ra chẳng phải khoan hồng ǵ cả, mà chỉ là tấm nệm êm ái đỡ đần cho kẻ không ăn ở công b́nh, và như thế càng làm gia tăng tội lỗi xấu xa. Người đạo đức không phải là kẻ nhu nhược, không biết xúc cảm trước bất công. Đúng hơn, người đạo đức phải là người vừa dịu dàng vừa nghiêm khắc, có thể nổi giận lên khi thấy bất công, sẵn sàng ra tay bảo vệ công lư như thiên thần Micae, Đấng Chính Trực của Thiên Chúa.

 

TẠI SAO KHÔNG TỐT LÀNH HƠN?

Lư do tại sao ta không tốt lành hơn là v́ chính chúng ta không hề quyết chí trở nên tốt lành hơn. Kẻ tội lỗi và người lành thánh chỉ khác nhau v́ những quyết định nhỏ nhoi trong tâm hồn. Trong lănh vực tâm linh, chưa khi nào hai trạng thái trái ngược lại ở cận kề nhau như thế. Giữa giàu và nghèo là cả một vực sâu ngăn cách, người ta phải cậy vào sự hỗ trợ của hoàn cảnh bên ngoài, hoặc phải có vận may mới vượt qua được vực thẳm đó. Giới tuyến phân cách kẻ ngu đần với người thông thái cũng rất sâu rộng: một người dốt nát muốn trở thành thông thái đ̣i hỏi phải có ḷng hiếu học và trí thông minh. Nhưng để chuyển từ tội lỗi thành nhân đức, từ sự hèn kém nên sự thánh thiện, người ta chẳng cần ǵ tới “vận may” hoặc phải cậy dựa vào sự hỗ trợ của hoàn cảnh bên ngoài. Người ta chỉ cần một hành động hữu hiệu là quyết tâm cộng tác với ơn Chúa, thế là đủ.

Thánh Toma đă dạy rằng: “Chúng ta không phải là thánh bởi v́ chúng ta không quyết tâm nên thánh”. Cần lưu ư rằng ngài không nói “v́ chúng ta không muốn nên thánh”. Thực ra nhiều người chúng ta vẫn muốn nên thánh đấy thôi. Nhưng muốn đơn thuần chỉ là sự ước ao điều ǵ đó sẽ xảy đến một cách tự nhiên không đ̣i hỏi ta phải ra tay hành động. Quyết tâm nghĩa là ta có kế hoạch hẳn hoi và phải thực hiện cho bằng được với bất cứ giá nào, với hết sức lực và hy sinh.

Chúng ta thường tự đánh lừa ḿnh khi tưởng tượng ra rằng ḿnh luôn quyết chí trở nên tốt lành hơn, nhưng đồng thời trong thực tế ta vẫn giữ lại quá nhiều nết cũ, vẫn quyết định không đổi thay nhiều thói quen xấu đang có. Như thế ḷng ao ước chỉ là một ước muốn ơ hờ. Ch́a khóa để đạt được tiến bộ trong đời sống thiêng liêng được t́m thấy trong kinh Tin Kính: “Ngài xuống ngục Tổ tông, ngày thứ ba Ngài sống lại”. Cũng thế mỗi người phải xuống đến cơi vô thức, tận cùng sâu thẳm của linh hồn, nơi chất giấu các nề nếp cũ xưa của ḿnh. Chính các nết cũ này, rất khó nhận ra, đă làm ta lóa mắt khi xem xét mọi sự, tựa như các cánh cửa kiếng sặc sỡ biến đổi các chân lư của thực tại bên ngoài khi các chân lư này trồi lên vùng ư thức của ta. Nếu các nếp cũ của ta là thành kiến, thói xấu, kiêu ngạo, tham lam, ghen tỵ… th́ thực tại sẽ bị bóp méo đi và ta chẳng thể nào có sự phán đoán lương hảo được. Bấy giờ chân lư sẽ bị nhào nặn sao cho phù hợp với những khiếm khuyết của ta; ta tự dối ḿnh để khỏi phải thay đổi, khỏi phải dứt bỏ những thói xấu mà ta trân trọng đó.

Đa số chúng ta sống bám theo h́nh ảnh ngụy tạo của chính bản thân mà ta chẳng muốn rũ bỏ, ta kinh hăi đau khổ khi khám phá ra rằng ta không được cao thượng như ta vẫn hằng tin. Ta nhào nặn chân lư theo khuôn mẫu ḿnh thích, gạt bỏ hết mọi chân lư làm ta khó chịu. Cách đo lường chân lư theo ư riêng như thế quả gây lầm lẫn vô cùng; tựa như khi ta tự định đặt một phím nào đó trên đàn piano làm âm Đô vậy. Vô ích, chúng ta có thể cứ cho phím nào ta dễ chơi nhất là nốt đô đi, nhưng kết quả thật là thảm hại: thay v́ ḥa âm, chúng ta chỉ có được toàn là nghịch âm. Chớ nên nhào nặn chân lư thuận theo ư ḿnh.

Chính các nếp cũ đeo đẳng này…cũng như các thái độ sống mà ta không muốn dứt bỏ được thay đổi… đă tác động lên và làm lệch lạc óc phán đoán của ta. Trước khi bước vào miền đất hoan lạc của Đấng Chân Thật, ta phải nhào xuống cơi địa ngục, nơi chôn kín các lỗi lầm ta muốn chối bỏ này. Điều này đ̣i hỏi ta phải phân tích kỹ càng con người của ḿnh, bằng ánh sáng của lề luật vĩnh cửu của Thiên Chúa.

“Đừng tự lừa dối ḿnh”. Trong lănh vực tâm linh, câu cảnh cáo này quả là một lời khuyên hay. Không ǵ làm cản trở bước tiến trên đàng nhân đức của ta cho bằng sự ích kỷ. Kẻ ích kỷ lúc nào cũng tự lừa dối ḿnh, lúc nào cũng có những lầm lỗi đối với Thiên Chúa mà y không muốn sửa đổi, và y cũng chẳng chấp nhận rằng ḿnh có các sai phạm đó nữa.

Đó là lư do tại sao con người vị kỷ của chúng ta phải hết sức lùng kiếm cho ra mọi thói hư ẩn náu trong mọi ngơ ngách tâm hồn ḿnh. Ta cần thấy được cái tôi thực sự của ḿnh, chứ không phải cái tôi do ta ngụy tạo. Ta phải yêu mến Chân lư hơn cả chính ḿnh, phải quyết tâm từ bỏ mọi lỗi phạm, có như thế ta mới mong thấy được Chân lư đích thực.

Không ǵ làm cho đời sống thiêng liêng què quặt cho bằng các thứ “chấy rận” núp ẩn trong linh hồn. Chúng có thể là một trong bất cứ những lỗi phạm thiếu sót thông thường như tự phụ, cay cú, ganh tỵ, căm thù… Những ai thực tâm muốn đến gần Thiên Chúa hơn mà không có tinh thần xét ḿnh hẳn ngạc nhiên khi thấy rằng sao ḿnh lại hay thất bại quá: lư do chắc chắn là trong tâm hồn họ có con ngựa thành Troie làm nội gián, con ngựa đó chính là lỗi lầm chủ chốt chưa được nhận ra. Chỉ đến khi nào t́m được rồi thú nhận lỗi lầm đó với Thiên Chúa và quyết tâm tận diệt nó đi, họ mới thực sự tiến tới trên đàng nhân đức. Thánh Augustinô đă nói: “Người tôi tớ đẹp ḷng Thiên Chúa nhất là kẻ không chỉ chuyên tâm lắng nghe Lời Chúa, mà c̣n quyết tâm thực thi Lời Ngài nữa”.

Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)