Mỗi lần cố gắng “phủi tay”,
người ta đều tin rằng mọi sự sẽ được ém nhẹm không
ai biết. Nếu chỉ kiểm tra trên giấy tờ sổ sách, chắc
chắn không tài nào phát hiện ra tên trộm. Nhưng nếu
biết chắc có một Đấng Quản Lư sẽ ra tay tra cứu hồ
sơ, ắt hẳn người ta sẽ ít làm điều ác hơn. Không ǵ
lôi kéo người ta phạm tội dễ dàng cho bằng tin rằng
thế giới này là tất cả, chẳng hề có sự phán xét ở
thế giới bên kia về các hành vi và ư tưởng của ta
trên đời này. Nếu quả thực tất cả đều được giải
quyết ở cơi trần này th́ tội ǵ ta lại không tận
dụng mọi mánh khoé để sống nhỉ? Miễn là biết cách
“phủi tay” là xong.
Ngược lại với
triết lư sống đó là lời Chúa phán “Những ǵ che dấu
sẽ bị phát hiện, những ǵ đậy sẽ bị vạch ra” (Lc
12,2). Khi ra trước toà phán xét, mọi điều làm trong
bóng tối sẽ bị đem ra ánh sáng. Hạt giống bị vùi lấp
sẽ t́m cách xuyên thủng mặt đất để ngoi lên. Cây cối
trong rừng rậm sẽ vươn lên để hấp thụ ánh sáng, ốc
ṣ dưới đáy sâu biển cả sẽ ḅ lần về bờ biển. Cũng
vậy, dù khi c̣n sống con người ta cố sức chôn vùi
tội ác của ḿnh thật sâu kín đi nữa, th́ cũng có
ngày họ sẽ ra trước Toà phán xét, ở đó “mọi người
đều bị phán xét về công việc ḿnh đă làm”.
Khoa tâm lư
hiện đại dựa trên cơ sở này: ngay cả ở cơi đời này,
con người vẫn không thể “phủi tay” được điều chi cả.
Những thù oán thầm kín, tội lỗi giấu giếm, những vi
phạm lề luật đạo đức thật bỉ ổi, hết thảy đều để lại
dấu ấn nơi tâm hồn con người ta, trong cơi vô thức.
Giống như cậu bé trong chuyện ngụ ngôn nọ, muốn giấu
kín con cáo cậu đă ăn cắp trong áo choàng ḿnh. Thế
rồi con cáo đă moi sạch ruột gan cậu mà xơi. Hàng
ngàn kẻ vẫn vịn vào các lư lẽ khoa phân tâm để chối
bỏ không công nhận lối sống luân lư. Họ cho rằng
chẳng có ǵ gọi là tội lỗi cả. Nhưng dù họ có chối
từ như thế đi nữa, th́ nhà tâm lư học nào đúng đắn
cũng vẫn cho rằng thực ra tâm hồn những kẻ ấy thảy
đều mục rỗng: bởi không ǵ bị che dấu mà lại không
bị phát hiện.
Tâm hồn người
ta đều chất chứa khát vọng và đam mê, hy vọng và e
sợ, hận thù và dục vọng cũng như ư muốn tội lỗi và
tà tâm. Và rồi sẽ có ngày mọi tâm tư sâu kín này sẽ
gặp được cơ hội để hiển hiện ra – hoặc qua lời thú
tội, hoặc qua các dấu chỉ tâm sinh lư – tỏ cho thấy
họ đă phạm tội. Ai cũng có quyền tự do không thừa
nhận luân lư, nhưng họ không có được tự do lẩn tránh
các hậu quả khi họ vi phạm. Tội lỗi được viết ra
ngay trên gương mặt họ, và cả trong năo của họ nữa.
Người ta có thể đọc được điều đó qua ánh mắt láo
liên, hoặc khi thấy những cơn hăi hùng trong đêm của
họ.
Nếu ai đó
biết chắc rằng rồi ra có ngày ḿnh sẽ bị phát hiện
là kẻ ăn cắp, hẳn y ra sức đền bù cho xong trước khi
bị phát hiện. Nếu kẻ nào biết rằng sẽ đến một ngày
mọi việc ḿnh làm sẽ được phô bày ra trước mặt Thiên
Chúa và cả anh em đồng loại nữa, chắc chắn anh ta sẽ
ra sức đền bù trước, sao cho cái “nợ” trở nên cái
“lời” mới yên trí. Tâm hồn nào biết suy nghĩ như vậy
hẳn không dại dột ǵ mà phí sức “phủi tay phớt lờ
cho xong” cả.
Khoa phân tâm
chỉ là một nhu cầu hiện đại, chứ không phải là một
khám phá ǵ mới mẻ cả. Cách đây hàng thế kỷ, loài
người đă biết đến các phương pháp của nó. Nhưng hồi
ấy họ không có dịp áp dụng bởi lẽ vào hồi xa xưa,
con người ư thức được rằng họ không thể nào “phớt lờ”
được. Họ qú gối ăn năn, hoán cải và đền tội chứ
không phải chỉ lăn lưng ra ngủ cho đẫy giấc. Nhưng
chính khi con người phủ nhận Thiên Chúa và luân lư,
xă hội lại phải đối phó với nhiều vấn nạn phát sinh.
Tội lỗi chẳng phải là điều ǵ mới lạ cả. Loài người
đă bao phen chứng kiến tội ác từ thuở c̣n sôi sục
niềm tin cho tới ngay thời hiện đại. Thuở xưa, khi
làm sai, con người nhận rằng ḿnh sai. Họ lầm lạc,
nhưng không hề quăng bỏ bản đồ chỉ lối. Ngày nay,
khi làm sai, con người lại bảo rằng đúng. Như thế
ngoài việc chối bỏ đạo đức, con người c̣n gây thêm
một vấn nạn tâm linh khác nữa. Và đó chính là điểm
mà khoa phân tâm can dự sâu đậm hơn hết. Việc con
người tránh né đối mặt với thực tế tội lỗi của họ
bằng cách vùi ḿnh vào thế giới vô thức là chuyện
chẳng có chi mới lạ cả. Có mới chăng là việc cần
phải xét xử kẻ phá luật và chối tội, kẻ buông thả mà
chẳng chịu nhận lănh hậu quả hành động của ḿnh. Kẻ
nào vi phạm lề luật Thiên Chúa, không chóng th́ chầy
y sẽ chống lại chính bản thân. Miệng lưỡi kẻ phạm
tội không im hơi lặng tiếng lâu dài đâu. Dù có chối
bỏ không công nhận có một Thiên Chúa thẩm phán,
những bồn chồn sợ hăi của y đă tiết lộ cho thấy điều
này: trong lương tâm y đă có một vị quan toà ngự trị.
Vị quan toà này kết án y dù xă hội có lên tiếng biểu
đồng t́nh với y, dù y có ra sức chối căi tới đâu đi
nữa th́ y vẫn bị khiển trách. Kẻ nào làm ác sẽ không
giấu ḿnh được lâu đâu.
Thế giới hiện
đại văn minh này có thể đánh mất ḷng kính sợ Thiên
Chúa, nhưng rồi sẽ bất hạnh hơn bởi lẽ nỗi lo sợ sẽ
thế vào ḷng kính sợ ấy. Kính sợ Thiên Chúa, đó là
không dám xúc phạm kẻ ta yêu mến, tựa như người con
yêu mến người cha tận tuỵ vậy. Sợ hăi loài người, đó
là co rúm v́ bị đe doạ, bị ác tâm doạ dẫm. Rồi sẽ
đến ngày Cuốn Sách Vĩ Đại được mở ra, trong đó có
ghi lại đầy đủ mọi việc làm, lời nói của ta. Hết
thảy những ǵ được nói trong bóng tối sẽ bị đem ra
ánh sáng, bởi lẽ suy cho cùng chẳng có kẻ nào “phớt
lờ” được chuyện ǵ cả.
Đức cha Fulton Sheen.
(Nguyên tác: Way to Happiness)