Việc Làm

Thời buổi này có rất ít người được sinh sống bằng công việc mà ḿnh thích. V́ nhu cầu kinh tế nên thay v́ được chọn nghề ḿnh thích, người ta bị buộc phải làm những phận việc mà họ chẳng thích. Nhiều người trong họ nói rằng: “Lẽ ra tôi giờ này phải làm một điều ǵ to tát hơn” hoặc: “Công việc tôi hiện đang làm có quan trọng chẳng qua là v́ nhờ nó tôi kiếm được tiền”. Một thái độ như thế thường khiến cho công việc khó được hoàn tất hay khó được thực hiện tươm tất. Người nào biết chọn lựa công việc v́ việc ấy chu toàn được một mục đích mà anh tán đồng th́ mới là người tăng tiến bản thân nhờ vào công việc. Chỉ ḿnh anh ta mới có thể nói được câu này khi đă chấm dứt công việc đó: “Nó đă hoàn tất xong!”

Ngày hôm nay thật đáng buồn khi nhiều người thiếu sót trong ư thức về nghề nghiệp như thế. Không nên trách móc cái hệ thống kinh tế phức tạp mà nên trách móc sự đổ vỡ những giá trị tinh thần của chúng ta. Nh́n với viễn cảnh thích hợp th́ bất cứ công việc nào cũng đều có thể được dùng để cao đẹp hoá chúng ta, nhưng để thấy điều đó th́ trước tiên cần hiểu rơ triết lư về lao động.

Mọi phận việc chúng ta làm đều bao gồm hai khía cạnh: thứ nhất là mục đích tức là lư do khiến chúng ta cho rằng việc ấy đáng làm và thứ hai là chính công việc được nh́n tách biệt với cùng đích của nó. Chúng ta chơi quần vợt để mà tập luyện, tuy nhiên chúng ta lại phải chơi hết ḿnh như chỉ để được vui v́ đă chơi hay. Kẻ nào lập luận rằng ḿnh vẫn tập luyện nhiều bằng việc chơi cẩu thả trong sân chơi th́ kẻ ấy sẽ đánh mất sự hiểu biết khía cạnh thứ hai của tất cả mọi hoạt động đó là phải chu tất mọi phận việc phù hợp với tiêu chuẩn tuyệt hảo riêng của nó. Tương tự như thế, mục đích đầu tiên của một công nhân làm việc ở một xưởng xe hơi có thể là để kiếm tiền, tuy nhiên mục đích của chính công việc lại là sự hoàn tất công việc. Người công nhân lúc nào cũng nên ư thức đến mục đích thứ hai, giống như người hoạ sĩ ư thức đến mục đích là cái đẹp trong khi vẽ, hay bà nội trợ ư thức đến nhu cầu sạch sẽ khi bà ta lau bụi.

Ngày nay, khía cạnh thứ nhất của lao động đă trở nên ưu thắng và người ta có khuynh hướng bỏ lơ khía cạnh thứ hai… đến nỗi nhiều công nhân đă lui hui nửa đời người vào việc lao động. Tuy nhiên họ giống như những người làm vườn chỉ biết bắt buộc cây cải phải đem lại cho họ nước sốt cải nhưng lại chẳng để ư đến việc chọn miếng đất gieo cải cho thích hợp hoặc chăm sóc cây cải cho tươi tốt. Đây quả là một thái độ lầm lẫn: v́ chính Chúa cũng đă lao động khi Ngài tạo lập thế gian và rồi khi ngắm nh́n công việc của ḿnh Ngài đă gọi công việc ấy là: “Tốt!”

Niềm hănh diện chính đáng khi thấy công việc được hoàn tất tốt đẹp sẽ giúp cho công việc giảm đi nhiều nỗi cơ cực. Một số người tuân theo tiêu chuẩn “nghệ tinh” này thường t́m được sự hưng phấn trong bất cứ công việc nào của họ. Họ nhận ra được thoả măn khi “một công việc được làm chu tất” dù là bện một chiếc ghế mây, chùi chuồng ngựa hoặc khắc một bức tượng cho ngôi thánh đường. Vinh dự và ḷng tự trọng của họ được nâng cao dựa vào cái kỷ luật làm cho cẩn thận các công việc ấy. Họ đă giữ lại được thái độ xưa kia của thời trung cổ; vào thời đó công việc được xem là một sự cố thánh thiện, một nghi thức, một nguồn công trạng thiêng liêng. Thời bấy giờ, người ta không làm việc chỉ nhằm lợi ích kinh tế mà c̣n do sự thúc dục từ bên trong, từ niềm ước muốn phóng chiếu ra quyền năng tạo dựng của Chúa qua nỗ lực riêng của con người chúng ta.

Không nên thực hiện bất cứ phận vụ nào mà không quan tâm đến một trong hai khía cạnh ưu tiên này của công việc. Muốn nối kết được hai điều này với nhau… chẳng hạn niềm vui khi làm ra cái bàn đẹp và mục đích làm ra nó, tức là để kiếm sống… Chúng ta cần ghi vào tâm trí những nguyên tắc sau đây:

Công việc là một bổn phận luân lư chứ không phải chỉ là một nhu cầu vật lư như nhiều người thường nghĩ. Thánh Phaolô từng nói: “Ai không chịu làm việc th́ không đáng ăn”. Khi công việc được coi như một bổn phận luân lư th́ rơ ràng là nó không chỉ đóng góp vào thiện ích xă hội mà c̣n tạo ra những ích lợi khác cho chính người công nhân, nó tránh cho anh ta “sự nhàn cư vi bất thiện” cũng như giúp cho xác thân anh ta biết phục tùng ư chí.

“Làm việc là cầu nguyện”. Cuộc sống qui củ không loại sự cầu nguyện qua một bên cho đến lúc làm việc xong mà là biến công việc thành một lời cầu nguyện. Chúng ta chu tất được điều này nếu chúng ta biết hướng về Chúa khi khởi đầu và hoàn tất một phận việc và dùng tâm trí dâng nó lên cho Ngài v́ ḷng yêu mến Ngài. Như thế, dù đang nuôi một đứa trẻ, hay đang sửa một b́nh chứa hoà khí, đang xoay cái máy tiện hoặc đang điều khiển thang máy, phận việc nào cũng đều được thánh hoá hết. Không việc đạo hạnh nào trong các giờ rảnh rỗi có thể bù đắp sự cẩu thả trong khi làm việc. Tuy nhiên, bất cứ phận sự nào, nếu làm chu đáo, th́ cũng có thể biến thành một lời cầu nguyện.

Antonio xứ Florence, một nhà kinh tế thời Trung cổ, tóm lược mối tương giao giữa công việc và cuộc sống trong công thức mang lại hạnh phúc sau đây: “Mục đích việc kiếm tiền là giúp chúng ta có thể nuôi ḿnh và những người khác là để mọi người có thể sống cho nhân đức. Mục đích việc sống nhân đức là để cứu rỗi linh hồn chúng ta và để đạt được hạnh phúc vĩnh cửu”.

Xét cho công bằng, mọi công việc phải nhận được hai loại phần thưởng, v́ công việc không chỉ mang tính cách cá nhân mà c̣n mang tính cách xă hội nữa. John Jones làm việc trong một hầm mỏ, vào cuối ngày anh ta bị mệt mỏi, đây là sự hy sinh của cá nhân anh ta. V́ sự hy sinh này, John nhận được lương. Tuy nhiên, suốt cả ngày, John Jones cũng đă thực hiện sự đóng góp mang tính xă hội vào thiện ích của đất nước và của thế giới. Thế mà, ngày hôm nay, mặc dù có đóng góp cho xă hội, John Jones đă chẳng được nhận thêm ǵ hết, dầu rằng về mặt luân lư anh ta có quyền được chia sẻ cái thiện ích xă hội mà công việc anh ta tạo ra.

V́ thế, chúng ta cần điều chỉnh lại hệ thống lương sao cho người công nhân có thể chia sẻ về mặt lợi nhuận, về quyền sở hữu quyền điều hành ngành công nghiệp của ḿnh. Khi các nhà lănh đạo công nhân và các nhà tư bản đồng ư với nhau để cho công nhân một số vốn để bảo vệ họ, th́ bấy giờ sẽ không c̣n hai nhóm đối nghịch trong ngành công nghiệp nữa; công nhân và giới điều hành sẽ trở nên những phần tử cùng hợp tác làm việc với nhau, giống như hai chân của một người cùng hợp lại để giúp anh ta bước đi vậy.

Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)