CÁC LỄ VỀ ĐỨC MẸ TRONG PHỤNG NIÊN

 

Ngày mai, 22/8/2013, Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ Đức Mẹ Nữ Vương. Trước Công Đồng Chung Vaticanô II (1962-1965), tức trước khi phụng vụ được canh tân theo công đồng này, kể từ đầu thập niên 1970, ngày 22/8 hằng năm là ngày Lễ Trái Tim Đức Mẹ. Lư do Giáo Hội chuyển đổi ngày 22/8 vốn mừng lễ Trái Tim Mẹ theo lịch phụng vụ cũ để mừng lễ Đức Mẹ Nữ Vương theo phụng vụ mới là v́ ư nghĩa hợp t́nh hợp lư của nó. Ở chỗ, sau Lễ Trọng Buộc Mẹ Mông Triệu 15/8 th́ phải tới lễ Đức Mẹ Nữ Vương, lễ kính vương quyền trời đất của Mẹ sau khi Mẹ được Thiên Chúa đưa cả hồn lẫn xác của Mẹ về trời.
 
 
Lễ Đức Mẹ Nữ Vương trước Công Đồng Chung Vaticanô II được cử hành vào ngày 31/5 cuối Tháng Hoa cũng có ư nghĩa đấy, nhưng ngày này sau công đồng đă được đổi thành Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, một lễ vốn được cử hành vào ngày 2/7 trước công đồng, không hợp với ư nghĩa với biến cố Mẹ Thăm Viếng là biến cố phải xẩy ra trước biến cố Sinh Nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả vốn được mừng vào ngày 24/6 hằng năm, trước Lễ Giáng Sinh đúng 6 tháng, hợp với thời điểm theo Phúc Âm Thánh Luca (1:36).

Trong phụng niên Đức Mẹ được Giáo Hội cử hành tất cả là 17 lễ, thứ tự như sau: Tháng 1:1 - Lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 1/1 (Trọng Buộc); Tháng 2:2 - Lễ Mẹ Dâng Con ngày 2/2 (Lễ Kính) và Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2 (Lễ Tùy – Optional); Tháng 3:1 - Lễ Mẹ Thai Lời 25/12 (Lễ Trọng); Tháng 4:0; Tháng 5:2 - Lễ Mẹ Fatima 13/5 (Lễ Tùy – Optional) và Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5 (Lễ Kính); Tháng 6:1 - Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ (Lễ Nhớ); Tháng 7:1 - Lễ Mẹ Carmelô 16/7 (Lễ Tùy – Optional); Tháng 8:3 - Lễ Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả cũng là Lễ Mẹ Xuống Tuyết 5/8 (Lễ Tùy – Optional), Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8 (Trọng Buộc) và Lễ Mẹ Nữ Vương 22/8 (Lễ Nhớ); Tháng 9:3 - Lễ Sinh Nhật Mẹ 8/9 (Lễ Kính), Lễ Thánh Danh Mẹ 12/9 (Lễ Tùy – Optional) và Lễ Mẹ Đau Thương / Đồng Công 15/9 (Lễ Nhớ); Tháng 10:1 - Lễ Mẹ Mân Côi 7/10 (Lễ Tùy – Optional); Tháng 11:1 - Lễ Mẹ Dâng Ḿnh 21/11 (Lễ Nhớ); Tháng 12:1 - Lễ Mẹ Vô Nhiễm (Trọng Buộc); Lễ Mẹ Guađalupê 12/12 chưa được cử hành chung Giáo Hội. 

 
Nếu lưu ư, chúng ta thấy các Lễ về Mẹ được Giáo Hội sắp xếp rất kỹ lưỡng theo ư nghĩa liên hệ mật thiết của các lễ này. Chẳng hạn, Lễ Mẹ Dâng Con 2/2 sau lễ Giáng sinh 40 ngày. Lễ Mẹ Thai Lời (Mẹ thụ Thai Lời nhập thể hay Lễ Truyền Tin cho Đức Mẹ) bao giờ cũng trước Lễ Giáng sinh 25/12 chín tháng. Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12 bao giờ cũng trước Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ ngày 8/9 đúng 9 tháng. Lễ Thánh Danh Mẹ ngày 12/9 bao giờ cũng sau Lễ Sinh Nhật Mẹ 8/9 nhưng trước Lễ Mẹ Đau Thương (v́ một trong những ư nghĩa của tên Maria là "cay đắng"). Lễ Mẹ Nữ Vương 22/8 tất nhiên phải sau lễ Mẹ Mông Triệu 15/8. Lễ Trái Tim Đức Mẹ (trước công đồng là ngày 22/8 nhưng sau công đồng) bao giờ cũng phải gắn liền với Lễ Thánh Tâm Chúa thường trong Tháng 6: Lễ Thánh Tâm Chúa, theo yêu cầu của Chúa Giêsu với Chị Thánh Margarita Maria Alacoque, được cử hành vào Thứ Sáu sau tuần bát nhật Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa (một lễ được cử hành vào Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi) th́ Lễ Trái Tim Mẹ được cử hành vào Thứ Bảy ngay hôm sau.
 
Chưa hết, nếu trong phụng niên có tất cả 5 Lễ Trọng Buộc (không rơi vào Chúa Nhật) th́ có 1 Thánh, 2 Chúa và 3 Mẹ. 1 Thánh đó là Lễ Các Thánh 1/11. 2 Chúa đó là lễ Thăng Thiên, Thứ Năm trong Tuần Thứ 6 Phục Sinh, và Lễ Giáng Sinh 25/12. 3 Mẹ đó là Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8 và Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12. Sở dĩ Mẹ Maria có 3 Lễ Trọng Buộc là v́ 3 lễ này có liên quan đến 3 Tín Điều Thánh Mẫu rất quan trọng liên quan đến phần rỗi của Kitô hữu, đó là Tín Điều Mẹ Thiên Chúa được Công Đồng Chung Êphêsô tuyên bố năm 431, Tín Điều Mẹ Vô Nhiễm được Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố ngày 8/12/1854, và Tín Điều Mẹ Mông Triệu được ĐTC Piô XII tuyên bố ngày Lễ Các Thánh 1/11/1950.
 
Ngoài ra, c̣n một số Lễ Trọng trong phụng niên nhưng không buộc, trong đó cũng có 1 Lễ về Đức Mẹ. Chẳng hạn Lễ Thánh Giuse 19/3, Lễ Mẹ Thai Lời 25/3, Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả 24/6, Lễ Thánh Phêrô Phaolô 29/6, Lễ Thánh Tâm Chúa (thường trong Tháng 6). 
 
Nhân ngày Lễ Mẹ Nữ Vương 22/8/2013, chúng ta hăy cùng nhau nguyện Kinh Lạy Nữ Vương để xin Mẹ đồng hành với chúng ta trong cuộc hành tŕnh đức tin của chúng ta qua "thung lũng châu lệ" là "chốn khách đầy" đầy chông gai thử thách này bằng tinh thần tôi tớ FIAT của Mẹ và bằng tâm t́nh MAGNIFICAT của Mẹ, nhờ đó, chúng ta "được sống, được vui, được cậy" cho đến khi "được thấy Đức Chúa Giêsu Con Ḷng Bà gồm phúc lạ". Amen.
 
 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL