ĐTC Gioan Phaolô II – Giáo Lư Thánh Mẫu - Bài 54 Ngày 2/7/1997: Giáo Hội tin Mẹ Maria Mộng Triệu

 

1- Theo Sắc Chỉ Munificentissimus Deus của Vị Tiền Nhiệm khả kính Piô XII của tôi, Công Đồng Chung Vaticanô II xác nhận rằng Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm “được đưa cả xác lẫn hồn vào vinh quang thiên quốc khi cuộc sống trần gian của Mẹ hoàn tất” (Lumen gentium, n. 59).

 

Các Nghị Phụ Công Đồng muốn nhấn mạnh rằng Mẹ Maria, không như các Kitô hữu chết trong ân sủng Chúa, được đưa vào hưởng vinh quang thiên đ́nh với cả thân xác của Mẹ nữa. Niềm tin rất cổ kính này được thể hiện trong một truyền thống dài về ảnh tượng cho thấy Mẹ Maria “đang tiến vào” thiên đàng với cả thân xác của Mẹ.

 

Tín điều Mông Triệu xác định rằng thân thể của Mẹ Maria được hiển vinh sau khi chết. Thật vậy, đối với các con người khác th́ việc phục sinh của thân xác sẽ xẩy ra vào ngày tận thế, th́ đối với Mẹ Maria sự vinh hiển của thân xác Mẹ lại được huủng trước bởi một ân huệ đặc biệt.

 

2- Vào ngày 1/11/1950, khi tuyên bố tín điều Mông Triệu này, Đức Piô XII đă tránh sử dụng tiếng “phục sinh” và không đặt vấn đề về cái chết của Đức Trinh Nữ như là một sự thật của đức tin. Sắc Chỉ Munificentissimus Deus chỉ khẳng định việc thân xác của Mẹ Maria được đưa lên hưởng vinh quang thiên đ́nh, khi tuyên bố sự thật này là “một tín điều theo mạc khải thần linh”.

 

Chúng ta làm sao lại không thể thấy rằng việc Mông Triệu của Đức Trinh Nữ bao giờ cũng thuộc về đức tin của dân Kitô giáo, thành phần, bằng việc khẳng định việc Mẹ Maria tiến vào vinh quang thiên đ́nh, có ư công bố sự hiển vinh của thân xác Mẹ chứ?

 

Dấu vết đầu tiên của niềm tin tưởng vào việc Mông Triệu của Đức Trinh Nữ có thể được thấy trong những tŕnh thuật ngụy kinh với nhan đề Transitus Mariae, một tác phẩm từ thời thế kỷ thứ hai và thứ ba. Những tŕnh thuật này là những miêu tả phổ thông đôi khi được tiểu thuyết hóa, những phác tả dù sao cũng cho thấy một thứ trực giác của đức tin nơi dân Thiên Chúa.

 

Sau đó là một thời gian dài gia tăng việc suy niệm về định mệnh của Mẹ Maria ở đời sau. Việc này từ từ dẫn tín hữu đến chỗ tin tưởng vào sự thăng thiên vinh hiển của Mẹ Chúa Giêsu, nơi cả xác lẫn hồn, cũng như đến chỗ thiết lập ở Đông phương những lễ phụng vụ liên quan đến biến cố Mẹ Maria “Thiếp Ngủ – Dormition” và “Mông Triệu – Assumption”.

 

Niềm tin tưởng vào định mệnh hiển vinh của thân xác và linh hồn Mẹ Chúa sau khi chết lan tràn rất nhanh từ Đông sang Tây, và đă trở thành rộng răi từ thế kỷ thứ 14. Trong thế kỷ của chúng ta, vào thời điểm gần tuyên bố tín điều này th́ nó là một sự thật hầu như được toàn cầu chấp nhận và tuyên xưng bởi cộng đồng Kitô hữu ở khắp mọi nơi trên thế giới.

 

3- Bởi thế, vào ngày 3/5/1946, bằng Thông Điệp Deiparae Virginis Mariae, Đức Piô XII đă kêu gọi một cuộc tham vấn rộng răi, ḍ hỏi nơi các vị Giám Mục, và qua các vị, nơi thành phần giáo sĩ và Dân Chúa xem có thể và thuận lợi để định tín vấn đề mông triệu về thể lư của Mẹ Maria như là một tín điều về đức tin hay chăng. Thành quả cực kỳ tích cực: chỉ có 6 trong số 1.181 trả lời tỏ ra những sự hạn chế nào đó về tính chất mạc khải của sự thật này.

 

Trích lại sự kiện ấy, Sắc Chỉ Munificentissimus Deus nói rằng: “Từ sự đồng ư toàn cầu về Huấn Quyền b́nh thường của Giáo Hội chúng tôi có một chứng cớ chắc chắn và vững mạnh chứng tỏ cho thấy rằng việc Mông Triệu về trời theo thể lư của Đức Trinh Nữ Maria... là một sự thật được Thiên Chúa mạc khải và v́ thế buộc tất cả mọi con cái của Giáo Hội phải tin tưởng mạnh mẽ và trung thành” (Apostolic Constitution Munificentissimus Deus: AAS 42 [1950], 757).

 

Việc tuyên bố tín điều này, hợp với đức tin phổ quát của Dân Chúa, cuối cùng đă loại trừ đi hết mọi ngờ vực và đ̣i hỏi sự đồng ư hiển nhiên của tất cả mọi Kitô hữu.

 

Sau khi nhấn mạnh đến niềm tin tưởng vào việc Mông Triệu này th́ Sắc Chỉ nhắc lại nền tảng thánh kinh về sự thật ấy.

 

Mặc dù không rơ ràng khẳng định việc Mông Triệu của Mẹ Maria, Tân Ước cũng cống hiến một cứ điểm cho nó, v́ Tân Ước nhấn mạnh đến mối hiệp nhất toàn hảo của Đức Trinh Nữ với định mệnh của Chúa Giêsu. Mối hiệp nhất này, mối hiệp nhất được tỏ hiện, từ lúc Đấng Cứu Thể được thụ thai cách lạ, với sự tham phần của Người Mẹ này vào sứ vụ của Người Con và nhất là trong việc Mẹ liên kết với hy tế cứu chuộc của Người, không thể nào lại không tiếp tục sau khi chết. Được hiệp nhất vẹn toàn với đời sống và công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu, Mẹ Maria thông phần vào định mệnh vinh hiển cả xác lẫn hồn của Người trên trời.

 

4- Sắc Chỉ Munificentissimus Deus trên đây nhắc đến việc tham dự của người nữ của cuốn Tiền phúc âm trong cuộc đối chọi với con rắn, nh́n nhận Mẹ Maria như Evà Mới, và tŕnh bày việc Mông Triệu như là thành quả của mối hiệp nhất của Mẹ Maria với công cuộc cứu độ của Chúa Kitô. Về vấn đề này Sắc Chỉ viết: “Bởi thế, như cuộc Phục Sinh vinh hiển của Chúa Kitô là một phần thiết yếu và là dấu hiệu cuối cùng của cuộc vinh thắng này thế nào th́ cũng thế cuộc đối chọi chung cho cả Đức Trinh Nữ và Người Con thần linh của Mẹ cũng phải kết thúc bằng sự hiển vinh của thân xác trinh nguyên của Mẹ” (Apostolic Constitution Munificentissimus Deus: AAS 42 [1950], 768).

 

Bởi vậy, việc Mông Triệu này là tột đỉnh của cuộc đối chọi bao gồm t́nh yêu quảng đại của Mẹ Maria trong công cuộc cứu chuộc nhân loại và là hoa trái của việc Mẹ đặc biệt thông phần vào cuộc vinh thắng của Thập Giá.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh.

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_02071997_en.html