Mối Liên Hệ giữa Mẹ Maria và Giáo Hội

Bài 57 (30/7/1997)

 

1- Vai tṛ trổi vượt của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ mời gọi chúng ta đào sâu về mối liên hệ giữa Mẹ và Giáo Hội.

Theo một số người th́ Mẹ Maria không thể được coi là một phần thể của Giáo Hội, v́ các đặc ân được ban cho Mẹ, như đặc ân Hoài Thai Vô Nhiễm Tội, vai tṛ làm Mẹ thần linh và việc hợp tác đặc thù của Mẹ vào công cuộc cứu độ, đă nâng Mẹ lên một thân phận siêu việt đối với cộng đồng tín hữu.

Tuy nhiên, Công Đồng Chung Vaticanô II lại không ngần ngại cho thấy Mẹ Maria như là một phần thể của Giáo Hội, tuy nhiên biệt chú rằng Mẹ "trổi vượt và... hoàn toàn đặc thù - pre-eminent and ... wholly unique" (Lumen gentium, 53): Mẹ Maria là kiểu mẫu (type) của Giáo Hội, là mô phạm (model) và là Mẹ của Giáo Hội. Khác với tất cả mọi tín hữu, v́ các tặng ân phi thường Mẹ nhận được từ Chúa, tuy nhiên Đức Trinh Nữ này vẫn thuộc về Giáo Hội và hoàn toàn được gọi là một phần thể.

2- Giáo huấn của Công Đồng này dựa trên một căn bản quan trọng trong Thánh Kinh. Sách Tông Vụ cho thấy Mẹ Maria hiện diện từ ban đầu giữa cộng đồng tiên khởi (1:14), trong khi Mẹ chia sẻ với các môn đệ và một số tín hữu nữ giới niềm mong đợi nguyện cầu Thánh Linh, Đấng sẽ xuống trên các vị.

Sau Hiện Xuống, Đức Trinh Nữ tiếp tục sống trong mối hiệp thông huynh đệ với cộng đồng này và tham gia vào việc cầu nguyện, vào việc lắng nghe giáo huấn của các Tông Đồ, cũng như vào việc "bẻ bánh", tức là vào việc cử hành Thánh Thể (2:42).

Là vị đă sống hiệp nhất chặt chẽ với Chúa Giêsu ở ngôi nhà Nazarét thế nào th́ bấy giờ Mẹ sống trong Giáo Hội trong mối hiệp thông mật thiết với Con của Mẹ hiện diện trong Thánh Thể như vậy.

3- Là Mẹ của Người Con duy nhất của Thiên Chúa, Mẹ Maria cũng là Mẹ của cộng đồng làm nên Nhiệm Thể của Chúa Kitô và hướng dẫn những bước đi đầu tiên của cộng đồng này.

Trong việc chấp nhận sứ vụ này, Mẹ dấn thân phấn khích đời sống giáo hội bằng sự hiện diện từ mẫu và gương mẫu của Mẹ. T́nh đoàn kết này xuất phát từ việc Mẹ thuộc về cộng đồng của thành phần được cứu chuộc. Thật vậy, không giống như Con của ḿnh, Mẹ cần được cứu chuộc v́ "thuộc về gịng dơi Adong, Mẹ cũng liên kết với tất cả những ai được cứu độ" (Lumen gentium - 53). Đặc ân Hoài Thai Vô Nhiễm Tội đă ǵn giữ Mẹ khỏi t́ vết tội lỗi, nhờ ảnh hưởng cứu độ đặc biệt của Đấng Cứu Chuộc.

Là "một phần thể trổi vượt và hoàn toàn đặc thù của Giáo Hội", Mẹ Maria sử dụng các tặng ân Thiên Chúa ban để chiếm đạt trọn vẹn hơn nữa mối liên kết với thành phần anh chị em của Con Mẹ bấy giờ cũng đă trở thành con cái của Mẹ nữa.

4- Là phần thể của Giáo Hội, Mẹ Maria sử dụng thánh đức bản thân của Mẹ, hoa trái của ơn Chúa và việc Mẹ trung thành hợp tác với ơn Chúa, để phục vụ anh chị em của mẹ. Vị Trinh Nữ Vô Nhiễm này là một sự chống đỡ không ngừng cho tất cả mọi Kitô hữu trong cuộc chiến đấu của họ với tội lỗi và là một phấn khích liên tục để sống như thành phần được Chúa Kitô cứu chuộc, được Thần Linh thánh hóa và là con cái của Chúa Cha.

Là một phần tử của cộng đồng tiên khởi, "Maria, Mẹ của Chúa Giêsu" (Tông Vụ 1:14) được tất cả mọi người kính trọng và tôn kính. Mỗi người đều hiểu được cái trổi vượt của Mẹ là vị đă hạ sinh Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại. Hơn thế nữa, đặc tính trinh nguyên nơi vai tṛ mẫu thân của Mẹ giúp Mẹ có thể chứng tỏ việc đóng góp phi thường cho sự thiện của Giáo Hội là những ǵ được cống hiến bởi một con người, bằng việc từ bỏ tính chất sinh sản trần gian của ḿnh nhờ sống dễ dạy với Thánh Linh, đă hoàn toàn dấn thân phục vụ vương quốc của Thiên Chúa.

Được kêu gọi chặt chẽ hợp tác vào hy tế Con của ḿnh và vào tặng ân sự sống thần linh cho nhân loại, Mẹ Maria tiếp tục công cuộc từ mẫu của Mẹ sau biến cố Hiện Xuống. Mầu nhiệm yêu thương này được chất chứa nơi Thánh Giá đă tác động nhiệt t́nh tông đồ của Mẹ và thúc đẩy Mẹ, với tư cách là một phần tử của Giáo Hội, loan truyền Tin Mừng.

Những lời của Chúa Kitô tử giá trên Golgotha: "Này Bà, đó là Con của Bà" (Gioan 19:26), nhờ đó vài tṛ của Mẹ như người mẹ chung của các tín hữu được công nhận, đă khai mở những chân trời mới mẻ và vô hạn cho vai tṛ mẫu thân của Mẹ. Tặng ân của Thánh Linh này, được lănh nhận vào lễ Ngũ Tuần nhờ việc thực hiện sứ vụ ấy, khiến Mẹ cống hiến việc trợ giúp từ tấm ḷng từ mẫu của Mẹ đối với tất cả những ai đang hành tŕnh tiến về đích điểm hoàn toàn viên trọn của vương quốc Thiên Chúa.

5- Là một phần thể trổi vượt của Giáo Hội, Mẹ Maria sống một liên hệ đặc thù với các ngôi vị thần linh của Ba Ngôi Chí Thánh: Với Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần. Công Đồng này, khi gọi Mẹ là "Mẹ Con Thiên Chúa", và v́ thế là "nữ tử yêu dấu của Chúa Cha và là đền thờ của Thánh Linh" (Lumen gentium - 53), cũng nhắc lại cái tác dụng ch́nh yếu của t́nh yêu Chúa Cha đó là vai tṛ mẫu thân thần linh này.

Biết được tặng ân được lănh nhận ấy, Mẹ Maria mang chia sẻ với các tín hữu những thái độ tuân phục của thân phận con cái cùng với ḷng chân thành tri ân, phấn khích mỗi người hăy nhận biết các dấu hiệu của ḷng nhân ái thần linh nơi đời sống của ḿnh.

Công Đồng này sử dụng lời diễn tả "đền thờ" (sacrarium) của Thánh Linh, là cố ư nhấn mạnh đến mối liên hệ của sự hiện diện, yêu thương và hợp tác giữa Đức Trinh Nữ và Thánh Linh. Đức Trinh Nữ, vị đă được Thánh Phanxicô Assisi kêu cầu như là "Cô Dâu của Thánh Linh" (Antiphon "Santa Maria Vergine" in: Fonti Francescane, 281), qua gương sáng của ḿnh phấn khích các phần tử khác trong Giáo Hội hăy quảng đại phó ḿnh cho tác động diệu huyền của Đấng An Ủi, và sống với Ngài trong mối hiệp thông yêu thương liên lỉ.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 

 http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_30071997_en.html