"Người Nữ Thánh Thể"

 

ĐTC Biển Đức XVI, vào Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5/2005, đă nhận định về biến cố hội ngộ này như sau: "Hai người con trai hoan hỉ, hai bà mẹ hỉ hoan. Cuộc gặp gỡ này, đầy tràn hân hoan Thần Linh, được phản ảnh qua ca vịnh Ngợi Khen". Chưa hết, ngài c̣n ví việc Đức Mẹ Đi Thăm Viếng như là Một Cuộc Kiệu Thánh Thể: "Mẹ Maria là một thiếu nữ trẻ, nhưng Mẹ không sợ, v́ Chúa ở với Mẹ, ở trong Mẹ. Ở một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng cuộc hành tŕnh của Mẹ - chúng ta muốn nhấn mạnh đến cuộc hành tŕnh này trong Năm Thánh Thể đây – là một cuộc kiệu Thánh Thể đầu tiên trong lịch sử".
 

Nếu tác động nhẩy mừng của thai nhi Gioan trong ḷng mẹ đă làm cho thai mẫu của ngài đầy Thánh Linh (xem Luca 1:41) th́ ở đây không c̣n là "phúc đức tại mẫu" nữa mà là "phúc đức tại tử" - mẹ được phúc nhờ đứa con của ḿnh. Bởi thế, trong các xă hội văn minh Tây phương nói chung và ở Hoa Kỳ nói riêng, những nơi đang ly dị và phá thai coi thường con cái th́ càng cần phải có Ngày Con Cái - Children's Day. Và nếu thực sự cần có Ngày Con Cái th́ không c̣n ngày nào trong năm bằng Ngày 31/5 hay cuối tuần quanh ngày 31/5 này, v́ ngoài ư nghĩa liên quan đến biến cố hai thai mẫu gặp nhau và hai thai nhi hội ngộ, Children's Day vào ngày này hay dịp cuối tháng 5 này lại ở giữa Mother's Day (CN 2 Tháng 5) và Father's Day (CN 3 Tháng 6).

Nhân ngày Lễ Kính Mẹ Thăm Viếng và Thứ Bảy Đầu Tháng ngày mai kính Mẹ, chúng ta hăy cùng nhau đọc lại phần kết (gồm 6 đoạn, từ đoạn 53 đến 58) của Thông Điệp "Giáo Hội sống bởi Thánh Thể - Ecclesia de Eucharistia", bức thông điệp thứ 14 cũng là bức thông điệp của ĐTC GPII ban hành vào Thứ Năm Tuần Thánh ngày 17/4/2003, về Mẹ Maria được ngài gọi là "Người Nữ Thánh Thể", một tước hiệu mới lạ nhất về Mẹ được ngài diễn giải rất sâu xa thấm thía liên quan đặc biệt đến biến cố Thăm Viếng như sau:

 

53.       Nếu chúng ta muốn tái nhận thức mối liên hệ sâu xa giữa Giáo Hội và Thánh Thể nơi tất cả nguồn phong phú của nó th́ chúng ta không thể bỏ qua Mẹ Maria, là Mẹ và là mô phạm của Giáo Hội. Trong Tông Thư Rosarium Virginis Mariae, Tôi đă cho thấy Đức Trinh Nữ Maria là vị tôn sư của chúng ta trong việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, và trong các mầu nhiệm ánh sáng, Tôi đă bao gồm cả việc thiết lập Thánh Thể (102). Mẹ Maria có thể hướng dẫn chúng ta đến bí tích chí thánh này, v́ chính Mẹ có một liên hệ sâu xa với bí tích ấy.

Thoạt nh́n th́ h́nh như Phúc Âm không nói ǵ đến vấn đề này. Tŕnh thuật về việc thiết lập Thánh Thể vào đêm Thứ Năm Tuần Thánh không hề đề cập đến Mẹ Maria. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng Mẹ đă hiện diện giữa các vị Tông Đồ, những vị “đồng tâm nhất trí” (cf Acts 1:14) nguyện cầu nơi một cộng đồng tiên khởi qui tụ lại với nhau sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên để mong chờ Thánh Thần Hiện Xuống. Mẹ Maria chắc chắn phải có mặt ở những lần cử hành Thánh Thể của thế hệ Kitô hữu tiên khởi, thành phần sốt sắng “với việc bẻ bánh” (Acts 2:42).

Thế nhưng, ngoài việc Mẹ thông phần vào bữa tiệc Thánh Thể, một h́nh ảnh gián tiếp khả dĩ về mối liên hệ giữa Mẹ với Thánh Thể, bắt đầu bằng việc sửa soạn nội tâm của Mẹ, Mẹ Maria c̣n là một “người nữ của Thánh Thể” suốt cuộc đời của Mẹ. Giáo Hội, nh́n lên Mẹ Maria như mô phạm của ḿnh, cũng được kêu gọi để bắt chước Mẹ trong mối liên hệ giữa Mẹ và mầu nhiệm chí thánh này.

54.       Mysterium fidei! Nếu Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin hoàn toàn vượt trên sự hiểu biết của chúng ta, đến nỗi đ̣i chúng ta phải hoàn toàn tin tưởng vào lời Chúa, th́ không c̣n ai như Mẹ Maria đă tác hành để nâng đỡ và hướng dẫn chúng ta trong việc dọn ḿnh này. Khi lập lại những ǵ Chúa Kitô đă làm ở Bữa Tiệc Ly theo lệnh truyền của Người: “Hăy làm việc này mà nhớ đến Thày!”, chúng ta cũng chấp nhận lời mời gọi của Mẹ Maria trong việc mau mắn vâng lời Người: “Hăy làm theo những ǵ Người bảo” (Jn 2:5). Bằng cùng một mối quan tâm từ mẫu được Mẹ tỏ ra ở tiệc cưới Cana, Mẹ Maria dường như muốn nói với chúng ta rằng: “Đừng ngần ngại; hăy tin tưởng vào những lời nói của Con Mẹ. Nếu Người có thể biến nước thành rượu th́ Người cũng có thể biến bánh và rượu thành ḿnh và máu của Người, để rồi, qua mầu nhiệm này, Người trao tặng cho các tín hữu việc tưởng niệm sống động về cuộc vượt qua của Người, hầu trở thành ‘bánh sự sống’”.

55.       Ở một nghĩa nào đó, Mẹ Maria đă sống đức tin Thánh Thể của Mẹ thậm chí ngay cả trước việc thiết lập Thánh Thể, ở chính sự kiện là Mẹ đă cống hiến cung long trinh nguyên của Mẹ cho việc Nhập Thể của Lời Thiên Chúa. Thánh Thể, dù là việc tưởng niệm cuộc khổ nạn và phục sinh, c̣n tiếp nối cả việc nhập thể nữa. Trong biến cố Truyền Tin, Mẹ Maria đă thụ thai Con Thiên Chúa về thể lư ḿnh máu của Người, nhờ đó nơi Mẹ mới thể hiện trước những ǵ, ở một mức độ nào đó, cũng xẩy ra một cách bí tích nơi hết mọi tín hữu khi họ lănh nhận ḿnh máu Chúa dưới h́nh bánh rượu.

Do đó mới có một sự tương tự sâu xa giữa tiếng Fiat được Mẹ Maria thưa cùng vị thiên thần và tiếng Amen được mọi tín hữu tuyên xưng khi lănh nhận ḿnh Chúa. Mẹ Maria cần phải tin rằng Đấng Mẹ thụ thai “bởi Thánh Linh” là “Con Thiên Chúa” (Lk 1:30-35). Tiếp nối đức tin của Vị Trinh Nữ này, nơi mầu nhiệm Thánh Thể, chúng ta cũng cần phải tin rằng cùng một Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và là Con Mẹ Maria ấy đă hiện diện nơi h́nh bánh và rượu với tất cả nhân tính và thần tính của Người.

“Phúc cho em v́ đă tin” (Lk 1:45). Mẹ Maria cũng mong đợi, nơi mầu nhiệm nhập thể, đức tin của Giáo Hội nơi Thánh Thể. Ở biến cố Viếng Thăm, khi cưu mang nơi cung ḷng của ḿnh Lời nhập thể, một cách nào đó, Mẹ đă trở thành một “nhà tạm”, “nhà tạm” đầu tiên trong lịch sử, ở đó, Con Thiên Chúa, vẫn vô h́nh trước con mắt trần gian, để cho ḿnh được bà Isave tôn thờ, khi thực sự chiếu tỏa ánh sáng của Người ra qua ánh mắt và giọng nói của Mẹ Maria. Ánh mắt ngất ngây của Mẹ Maria khi Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan của hài nhi Kitô và khi Mẹ ôm ẵm Người trong tay của ḿnh này không phải là một mô thức yêu thương khôn sánh tác động chúng ta mỗi lần chúng ta lănh nhận Thánh Thể hay sao?

56.       Mẹ Maria, trong suốt cuộc sống của Mẹ ở bên Chúa Kitô chứ không phải chỉ ở trên đồi Canvê, đă sống chiều kích hiến tế của Thánh Thể. Khi Mẹ mang con trẻ Giêsu lên Đền Thờ Giêrusalem “để hiến dâng Người cho Chúa” (Lk 2:22), Mẹ đă nghe vị lăo thành Simêon loan báo rằng con trẻ của Mẹ sẽ trở thành “một dấu hiệu xung khắc” và ḷng Mẹ sẽ bị một lưỡi gươm đâm thâu (x Lk 2:34-35). Thảm trạng về cuộc tử giá của Con Mẹ như thế đă được nói trước, và ở một nghĩa nào đó việc Mẹ Maria đứng dưới chân Thập Giá Mater Stabat đă được tiên báo. Trong cuộc sửa soạn hằng ngày đứng dưới chân thập giá ở đồi Canvê, Mẹ Maria đă cảm nghiệm được một thứ “ngưỡng vọng Thánh Thể”, có thể nói là “một cuộc hiệp thông thiêng liêng” của ước muốn cũng như của việc tế thần là những ǵ sẽ đạt đến tuyệt đỉnh trong việc Mẹ hiệp với Con Mẹ nơi cuộc khổ nạn của Người, và rồi sau khi Con Mẹ Phục Sinh c̣n được thể hiện qua việc Mẹ tham dự Thánh Thể do các vị Tông Đồ cử hành để tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn ấy.

Mẹ Maria thật sự cảm thấy ra sao khi Mẹ nghe phát ra từ môi miệng của Thánh Phêrô, Gioan, Giacôbê cũng như các vị Tông Đồ khác những lời đă được thốt lên trong Bữa Tiệc Ly: “Này là ḿnh Thày sẽ hy hiến v́ các con” (Lk 22:19)? Thân ḿnh được hiến ban cho chúng ta và hiện thực dưới các h́nh thể bí tích cũng là chính thân ḿnh đă được Mẹ thụ thai trong cung ḷng của Mẹ! Đối với Mẹ Maria, việc lănh nhận Thánh Thể cần phải có một nghĩa nào đó là việc đón nhận một lần nữa vào ḷng Mẹ trái tim đă từng đập cùng một nhịp với trái tim của Mẹ và là việc sống lại những ǵ Mẹ đă cảm thấy dưới chân Thập Tự Giá.

57.       “Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày” (Lk 22:19). Trong việc “tưởng niệm” biến cố đồi Canvê tất cả những ǵ Chúa Kitô đă hoàn thành bằng cuộc khổ nạn và tử giá của Người đều được hiện thực. Bởi thế, tất cả những ǵ Chúa Kitô đă làm với Mẹ của Người v́ chúng ta cũng được hiện thực nữa. Người đă trao phó cho Mẹ người môn đệ yêu dấu, và nơi người môn đệ này, mỗi một người chúng ta: “Này là con Bà!”. Người c̣n nói với mỗi một người chúng ta rằng: “Này là Mẹ của con!” (cf Jn 19:26-27).

Vấn đề cảm nghiệm được việc tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa Kitô nơi Thánh Thể cũng có nghĩa là tiếp tục lănh nhận tặng ân này. Nó có nghĩa là, như Thánh Gioan, chấp nhận vị được ban cho chúng ta một lần nữa như Người Mẹ của chúng ta. Nó c̣n có nghĩa là dấn thân cố gắng trở nên giống Chúa Kitô, nhập trường học của Mẹ Người và để Mẹ hỗ trợ chúng ta. Mẹ Maria hiện diện, cùng với Giáo Hội và như Người Mẹ của Giáo Hội, ở mỗi cuộc cử hành Thánh Thể. Đó là lư do tại sao, từ thời xa xưa, việc tưởng nhớ đến Mẹ Maria vốn được bao gồm trong các cuộc cử hành Thánh Thể của Giáo Hội ở cả Đông lẫn Tây.

58.       Nơi Thánh Thể, Giáo Hội hoàn toàn liên kết với Chúa Kitô cùng hiến tế của Người, và có cùng một tinh thần như Mẹ Maria. Sự thật này có thể hiểu được sâu xa hơn khi đọc lại Ca Vịnh Ngợi Khen theo yếu tố Thánh Thể. Thánh Thể, như bài Ca Vịnh Mẹ Maria, là lời chúc tụng và tạ ơn đệ nhất và trên hết. Khi Mẹ Maria than lên: “Linh hồn tôi chúc tụng Chúa và thần trí tôi hân hoan trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi”, là lúc Mẹ đă cưu mang Chúa Giêsu trong ḷng của Mẹ rồi. Mẹ chúc tụng Thiên Chúa “nhờ” Chúa Giêsu, nhưng Mẹ cũng chúc tụng Ngài “trong” Chúa Giêsu và “với” Chúa Giêsu. Đó chính là “thái độ Thánh Thể” thực sự vậy.

Mẹ Maria đồng thời cũng nhắc lại những kỳ công Thiên Chúa đă thực hiện trong lịch sử cứu độ để hoàn tất lời Ngài đă hứa với các vị tổ phụ (x Lk 1:55), và loan báo một kỳ công vượt trên tất cả mọi kỳ công đó là việc nhập thể cứu chuộc. Sau hết, Ca Vịnh Ngợi Khen c̣n phản ảnh cả chiều kích cánh chung của Thánh Thể nữa. Mỗi lần Con Thiên Chúa lại đến với chúng ta nơi “cảnh bần cùng” của các h́nh thể bí tích là bánh và rượu th́ các hạt giống của một gịng lịch sử mới lại được đâm rễ vào thế giới này, một lịch sử mà kẻ quyền năng “bị hạ xuống khỏi ngai ṭa của ḿnh” và “những ai thấp hèn được nâng lên” (cf. Lk 1:52). Mẹ Maria hát lên bài ca vịnh về  “trời mới” và “đất mới” là những ǵ thể hiện nơi Thánh Thể việc trông ngóng của chúng, và ở một nghĩa nào đó, cả chương tŕnh và dự án của chúng nữa. Ca Vịnh Ngợi Khen cho thấy linh đạo của Mẹ Maria, một linh đạo giúp chúng ta hơn hết trong việc cảm nghiệm thấy mầu nhiệm Thánh Thể. Thánh Thể được hiến ban cho chúng ta để cuộc sống của chúng ta, như cuộc sống của Mẹ Maria, có thể hoàn toàn trở thành một bài Ca Vịnh Ngợi Khen!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_20030417_eccl-de-euch_en.html - những chỗ in nghiêng và mầu là do người dịch tự ư nhấn mạnh.