Những nỗ lực cải cách toàn diện ṭa thánh và đặc biệt là Ngân hàng Vatican có thể đe dọa tính mạng của Giáo hoàng Francis.

Giáo hoàng Francis chủ tŕ một buổi lễ vào ngày 13.11 - Ảnh: AFP
Giáo hoàng Francis chủ tŕ một buổi lễ vào ngày 13.11 - Ảnh: AFP 

Trả lời phỏng vấn tờ Il Fatto ngày 13.11, thẩm phán Nicola Gratteri ở vùng Calabria thuộc miền nam nước Ư nhận định: “Giáo hoàng Francis gây cản trở cho các tổ chức mafia Ư. Nếu có thể, các bố già sẽ không bỏ lỡ cơ hội ngăn chặn ông ấy. Đức Thánh cha sẽ gặp nguy hiểm”. Ông Gratteri rất nổi tiếng về chống mafia và từ năm 1989 phải sống trong sự bảo vệ 24/24 của cảnh sát. V́ nhiều nguyên nhân, vị thẩm phán này luôn tỏ ra kín đáo. Do đó, việc đích thân ông Gratteri lên tiếng cảnh báo thật sự làm lực lượng an ninh của Vatican “toát mồ hôi lạnh”.

Bên cạnh đó, Giáo hoàng Francis lại là người cởi mở, gần gũi, luôn mở rộng ṿng tay đón tiếp giáo dân và không chịu dùng xe có lồng chống đạn. Sau buổi lễ vào thứ tư hằng tuần, người đứng đầu Giáo hội Công giáo thường trực tiếp bắt tay với hàng trăm giáo dân. Chính v́ vậy, Giáo hoàng Francis dễ tiếp cận hơn so với những người tiền nhiệm, kể cả Giáo hoàng John Paul II, vốn từng bị kẻ quá khích người Thổ Nhĩ Kỳ tên Mehmet Ali Agca bắn bị thương vào ngày 13.5.1981.

Động đến “vùng cấm”

Theo thẩm phán Gratteri, quyết tâm cải tổ Viện Giáo vụ (IOR, thường được gọi là Ngân hàng Vatican) là nguyên nhân chính khiến Giáo hoàng Francis trở thành cái gai trong mắt mafia Ư. Hồi tháng 6, giáo hoàng thông báo thành lập một ủy ban chuyên trách thẩm tra lại hoạt động của ngân hàng này. Đến đầu tháng 10, lần đầu tiên sau hơn 125 năm thành lập, IOR đăng tải công khai báo cáo hoạt động. Theo Đài Radio Vaticana, bản báo cáo dài hơn 100 trang nêu chi tiết hoạt động của năm 2012 và 8 tháng đầu năm 2013, bao gồm đánh giá của Ban quản trị và Ủy ban Hồng y cùng nhiều thông tin về t́nh h́nh tài chính.

Thành lập vào năm 1887, IOR được Giáo hoàng Pius XII cải tổ toàn diện vào năm 1942 với nhiệm vụ chính là quản lư tài sản và hoạt động tài chính của ṭa thánh. Với nguyên tắc hoạt động bị chỉ trích là quá “kín kẽ” và thiếu minh bạch, cơ quan này từng chịu nhiều tai tiếng và thật sự là “góc khuất của Vatican” từ nhiều năm qua, theo tờ Le Figaro.

Bê bối rửa tiền

Cách đây hơn 3 thập niên, vụ bê bối liên quan đến Ngân hàng Banco Ambrosiano ở Milan, vốn có cổ đông chính là IOR, đă cho thấy mối quan hệ giữa ngân hàng của Vatican với “những kẻ có mùi mafia”. Ngày 18.6.1982, Chủ tịch Banco Ambrosiano Roberto Calvi được phát hiện treo cổ tự tử dưới một cây cầu ở London. Ông Calvi bị nghi ngờ rửa tiền cho tổ chức mafia Cosa Nostra và dính líu đến hoạt động của chi hội Tam điểm Propaganda Due (c̣n gọi là P2), một lực lượng cực hữu của Ư. Nhiều năm sau cái chết đầy nghi vấn của ông Calvi, một số thành viên mafia hoàn lương đă khai rằng các “bố già” tổ chức rửa tiền thông qua IOR.

Từ năm 2009, ṭa án Ư đă mở nhiều cuộc điều tra về IOR. Trong đó, đáng chú ư nhất là việc nhiều lănh đạo ngân hàng này bị cáo buộc bí mật chuyển giao 23 triệu euro từ một tài khoản của IOR qua 2 ngân hàng của Ư. Các thẩm phán và giới chức của Ngân hàng Trung ương Ư nghi ngờ từng có nhiều đợt rửa tiền tại đây. Tháng 5.2012, Giám đốc IOR Ettore Gotti Tedeschi chính thức bị Vatican sa thải v́ “không chu toàn được các trọng trách”. Trong các cuộc họp trước khi diễn ra mật nghị bầu chọn giáo hoàng hồi tháng 3, nhiều hồng y yêu cầu Vatican giải thích rơ hơn về quyết định sa thải nói trên. Hồng y người Nigeria John Onaiyekan phát biểu trên kênh truyền h́nh La7: “Tôi không biết trước đây Thánh Peter có ngân hàng hay không nhưng rơ ràng IOR không thuộc về những giá trị nền tảng, tinh thần hay giáo lư của Công giáo”.

Chính v́ vậy, trước khi thẩm phán Gratteri lên tiếng báo động, nhiều chuyên gia đă cho rằng Giáo hoàng Francis có thể gặp nguy hiểm nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề nhạy cảm trên. Trả lời báo Le Journal du Dimanche, chuyên gia lịch sử tôn giáo Frédéric Lenoir nhận định hồi tháng 7: “Tính mạng của giáo hoàng có thể bị đe dọa. Thế lực ngầm không từ thủ đoạn ǵ để ngăn cản kế hoạch cải cách có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Đến nay, việc Giáo hoàng John-Paul I đột tử ngày 28.9.1978, chỉ 33 ngày sau khi được bầu chọn vẫn c̣n để lại rất nhiều nghi vấn. Chỉ vài ngày trước khi qua đời, Giáo hoàng John-Paul I cũng khẳng định sẽ cải tổ IOR”.

An ninh của Giáo hoàng

Giáo hoàng là yếu nhân được bảo vệ nghiêm ngặt bậc nhất thế giới. Bảo đảm an ninh ṿng trong cho giáo hoàng thuộc trách nhiệm của hơn 100 vệ binh Thụy Sĩ.

Lực lượng an ninh truyền thống của Vatican tinh thông tất cả các loại vũ khí, từ thô sơ tới phức tạp, và nắm rơ các kỹ năng chống khủng bố. Ngoài ra, c̣n có khoảng 100 cảnh sát Vatican cùng 140 cảnh sát Ư bảo vệ an ninh ṿng ngoài cho người lănh đạo Giáo hội Công giáo. Những lần tiếp xúc với các tín hữu, giáo hoàng sẽ đi trên xe được bọc thép, có kính chống đạn và những người muốn tham gia các lễ thuyết giảng hằng tuần phải đi qua máy ḍ kim loại.

NEWS_THỜI SỰ
 

Mafia lên kế hoạch ám sát Giáo hoàng -  Nỗ lực của Giáo hoàng Francis trong đấu tranh chống tiêu cực trong nội bộ Giáo hội có thể khiến ông gặp nguy hiểm từ các băng đảng mafia Ư, một công tố viên hàng đầu vừa cảnh báo.

Giáo Hoàng Francis có thể gặp nguy v́ nỗ lực làm trong sạch Giáo hội. Tranh: Huffington Post.

Công tố viên Nicola Gratteri, người sống trong sự bảo vệ của cảnh sát gần 25 năm nay, nói rằng, nỗ lực quét sạch tham nhũng và thiên vị trong Giáo hội của Giáo hoàng Francis có nguy cơ bị những tổ chức tội phạm cực kỳ thế lực ở Ư trả thù v́ động đến quyền lợi của họ.

“Những kẻ lâu nay hưởng lợi từ quyền lực và của cải xuất phát từ Giáo hội giờ đang lo âu. Giáo hoàng đang dỡ bỏ các trung tâm quyền lực kinh tế tại Vatican”, ông Gratteri, 55 tuổi, người kiên tŕ đấu tranh chống lại tổ chức tội phạm ‘Ndrangheta tại miền nam nước Ư, nói.

“Tôi không rơ bọn tội phạm có tổ chức sẽ làm ǵ, nhưng chắc chắn là chúng đang suy tính điều đó. T́nh h́nh có thể rất nguy hiểm. Nếu những bố già có thể quật ngă Giáo hoàng, chúng sẽ không do dự đâu”, ông Gratteri nói với nhật báo Ư Il Fatto Quotidiano. Đầu năm nay, ông được Thủ tướng Ư đưa vào nhóm đặc trách có nhiệm vụ t́m cách dẹp bỏ tội phạm có tổ chức.

"Ndrangheta ở Calabria (miền nam nước Ư) được các chuyên gia cho là băng đảng mafia nguy hiểm nhất và khó thâm nhập ở nước này. Chúng kiểm soát mạng lưới buôn bán cocain ở châu Âu. Những năm gần đây, tổ chức này di chuyển lên các vùng phía bắc giàu có hơn của Ư để rửa tiền kiếm từ buôn ma túy.

Kế hoạch của Mafia Italy nhằm vào Giáo hoàng Francis là do những nỗ lực chống tham nhũng và cải cách Ngân hàng Vatican của ông. Ông Nicola Gratteri, Phó trưởng Công tố vùng Reggio Calabria, cho biết các thành viên của băng nhóm Mafia Ndrangheta đang lo lắng v́ lời kêu gọi các cuộc “thập từ chinh” chống nạn tham nhũng của Giáo hoàng.

Tháng 8/2013, Giáo hoàng Francis đă thay thế Quốc vụ khanh Ṭa thánh, đức Hồng y Tarcisio Bertone, một người bạn thân của Giáo hoàng Emeritus Benedict 16 bằng Tổng giám mục 58 tuổi người Venezuela Pietro Parolin, một giáo sỹ cấp cao làm việc tại Nigeria và Mexico tại Văn pḥng Quốc vụ khanh Vativan dưới quyền Hồng y Bertone.

Một tháng sau, Giáo hoàng lại tuyên bố ư định tăng cường việc chống tham nhũng của ḿnh thông qua việc giám sát chặt chẽ hơn nữa Ngân hàng Vatican sau khi đă thành lập một ủy ban đặc biệt điều tra tất cả các hoạt động của Ngân hàng này.

Trong một bài thuyết giáo của ḿnh, Giáo hoàng Francis đă chĩa “mũi dùi” vào bọn Mafia, và kêu gọi chúng phải ăn năn hối cải về việc “bóc lột và bắt người khác làm nô lệ cho chúng”.

“Những kẻ nằm ở trong “chân rết” tài chính của bọn Mafia rất lo lắng về những lời lẽ này của Giáo hoàng Francis”, ông Gratteri cho biết “những kẻ cho đến giờ vẫn đang “hưởng thụ” quyền lực và sự giàu có trực tiếp từ Ṭa thánh cũng đang rất bối rối và lo sợ”.

Ông Gratteri nói thêm: “Giáo hoàng Francis đang vạch trần tất cả những thể chế tài chính đầy quyền lực tại Vatican. Nếu các “ông trùm” có thể hạ sát Giáo hoàng, họ sẽ không do dự”.

Tuy nhiên Phó trưởng Công tố Gratteri tin rằng Cơ quan An ninh Vatican nằm trong số những cơ quan hiệu quả nhất trên thế giới và bọn Mafia có thể sẽ không có cách nào ám sát được Giáo hoàng.

“Tôi không rơ những tổ chức tội phạm định làm như thế nào nhưng rơ ràng là chúng đang xem xét việc ám sát ông. Đây là thời điểm rất nguy hiểm cho Giáo hoàng Francis”, ông Gratteri nhấn mạnh.

Băng đảng Ndrangheta tại Reggio Calabria đă trở thành một trong số 3 tổ chức tội phạm lớn nhất, giàu nhất và đáng sợ nhất tại Italy.

Băng nhóm này chuyên vận chuyển ma túy và nắm tới 80% thị phần tại châu Âu và đang đầu tư mạnh vào miền Bắc Italy, Đức và Mỹ. Chúng đă thiết lập các mối liên hệ chặt chẽ với các nhóm khủng bố trên toàn cầu và những cartel buôn ma túy tại Nam Mỹ.

B́nh luận về lời đe dọa này của bọn Mafia, Tom Horn, đồng tác giả của cuốn sách “Petrus Romanus: Hy vọng cuối cùng của Giáo hoàng nằm ở đây”, cho biết nếu như kế hoạch ám sát này thành công th́ Quốc vụ khanh mới được bầu của Vatican là Pietro Parolin sẽ kế nhiệm ông.

Ông Horn cho biết với việc đặt một đức Hồng y với cái tên được dịch ra là “Peter người La Mă” vào vị trí này, Giáo hoàng đă “tạo ra một bối cảnh trong đó một người đàn ông có cái tên được lấy từ ḍng cuối cùng của tác phẩm “Những lời tiên tri của các Giáo Hoàng” do Thánh Malachy viết sẽ lên ngôi Giáo hoàng trong trường hợp có điều ǵ xảy ra với Giáo Hoàng Francis như chết do tai nạn, bị ám sát hoặc ông bị bắt vào tù”.

Tác phẩm “Những lời tiên tri của các Giáo Hoàng” nổi lên từ thế kỷ thứ 16 trong giai đoạn đầy biến động của Ṭa thánh trước khi bị thất lạc trong Kho Văn khố Bí mật Vatican trong khoảng 400 năm.

Theo Cơ đốc giáo truyền thống, Thánh Malachy, Tổng giám mục của Armagh, Ireland từ năm 1132-1136, tiên đoán tên một loạt các Giáo hoàng cho đến cái tên cuối cùng là “Petrus Romanus” hay “Peter người La Mă”./.