T́nh h́nh Trung Đông và Biển Đông đang căng thẳng đôi khi đến "nín thở", không biết thế giới sẽ đi về đâu...? Ở Trung Đông có Syria và Iran với Do Thái và Hoa Kỳ; ở Biển Đông có Trung Hoa và Bắc Hàn với Nhật Bản và Hoa Kỳ!
 
Theo tin tức th́ sau khi phái đoàn Liên Hiệp Quốc hoàn tất việc điều tra vũ khí nguyên tử có thể đă được sử dụng vào hôm Thứ Tư 21/8/2013, sát hại hằng loạt cả trên 1000 sinh mạng, những thi thể mang những dấu hiệu tử vong gây ra bởi vũ khí hóa học, và sau khi phái đoàn này rời khỏi Syria vào ngày Thứ Bảy 31/8/2013, sau khi hoàn tất công vụ ngày 30/8/2013, có thể Syria sẽ bị Hoa Kỳ (và Tây phương hay thậm chí đơn phương) tấn công trong ṿng mấy ngày, bắt đầu từ Chúa Nhật 1/9/2013, chỉ để phá hủy các thứ vũ khí nguy hại này, nếu quả thực chính phủ đương nhiệm Syria bị phái đoàn này công bố là quả thật đă sử dụng vũ khí nguyên tử.
 
Chúng ta hăy chờ xem những ǵ sắp xẩy ra. Tuy nhiên, theo Bí Mật Fatima th́ phần hai của bí mật này liên quan đến cộng sản nói chung và "Nước Nga" nói riêng, và phần 3 liên quan đến Hồi giáo như người viết này đă nói đến qua sách vở, bài viết, emails và phát thanh, nhất là qua đề tài ở Ngày Thánh Mẫu 2012: "Thế Giới Đi Về Đâu? - Dấu Chỉ Thời Đại: Bí Mật Fatima".
 
Bí Mật Fatima phần thứ ba, phần liên quan đến Hồi giáo, được Ṭa Thánh, theo ư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng bị tay sát thủ Ali Agca Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ ám sát chết hụt ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, qua Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, đă tiết lộ cho thế giới biết vào ngày 26/6/2000, chỉ gần 1 năm 3 tháng sau xẩy ra biến cố khủng bố tấn công Hoa Kỳ ngày 11/9/2001.
 
Trong cuốn “Salt of The Earth” (Muối Đất), ấn bản Anh ngữ do Ignatius xuất bản năm 1997, trang 245-246, chương “Priorities of the Church’s Development – Những điều ưu tiên trong Việc Phát Triển của Giáo Hội”, để trả lời câu hỏi Việc Hồi Giáo liên kết toàn cầu có nghĩa là ǵ đối với Kitô Giáo?”  được đặt ra cho ngài, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đă bày tỏ nhận định của ngài như sau:

Cái cảm thức hôm nay nơi thế giới Hồi Giáo là ở chỗ, các quốc gia Tây phương không c̣n khả năng giảng dạy một sứ điệp về luân lư nữa, mà chỉ có một thứ kiến thức về kỹ thuật để cống hiến cho thế giới mà thôi. Kitô Giáo đă bị lịm tắt mất rồi; nó thực sự không c̣n hiện hữu như là một tôn giáo nữa; thành phần Kitô hữu không c̣n luân lư hay đức tin nữa; tất cả những ǵ c̣n lại đó là một ít vết tích của vài ư nghĩ minh tri tân thời mà thôi…”

Những nhận định trên của Hồng Y Joseph Ratzinger cách đây trên 15 năm, lại tiếp tục được ngài trong vai tṛ là giáo hoàng nhắc lại trong chuyến tông du Bavaria Đức Quốc của ngài (9-14/9/2006), trong bài giảng cho Thánh Lễ Chúa Nhật ngày mùng 10 tại Neue-Messe ở Munich.

Dân chúng ở Phi Châu và Á Châu cảm phục kỹ năng về khoa học và kỹ thuật của chúng ta, thế nhưng đồng thời họ sợ hăi trước một thứ h́nh thức của lư trí hoàn toàn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi nhăn quan của con người, như thể đó là h́nh thức cao nhất của lư trí, và là một h́nh thức cần phải được áp đặt trên cả các nền văn hóa của họ nữa. Họ không thấy mối đe dọa thực sự cho căn tính của họ nơi đức tin Kitô Giáo, nhưng trong việc tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và việc ngạo mạn coi vấn đề chế diễu sự linh thánh là việc thực hành quyền tự do, và chủ trương duy thực dụng là qui chuẩn tối hậu về luân lư cho tương lai của việc nghiên cứu khoa học"....

Đối với thế giới Hồi giáo th́ Tây phương được đồng nghĩa với Kitô giáo, một Kitô giáo Tây phương đang băng hoại về văn hóa và đế quốc về kinh tế cũng như chính trị. Trong khi ở thế giới Hồi giáo không có luật cho khủng bố, th́ ở thế giới Tây phương lại gián tiếp có luật cho khủng bố - có quyền khủng bố, đó là phá thai, có quyền dùng súng để tấn công đối phương hay thành phần vô tội bất cứ lúc nào. Trong khi ở thế giới Hồi giáo nhân danh Thiên Chúa của họ là Allah để khủng bố th́ ở thế giới Tây phương nhân danh nhân quyền để khủng bố lẫn nhau. Trong khi ở thế giới Hồi giáo thường chỉ khủng bố kẻ thù hơn là thân nhân ruột thịt th́ ở thế giới Tây phương lại sát hại chính huyết nhục trong bụng ḿnh. Trong khi ở thế giới Hồi giáo chỉ có luật đa thê th́ ở thế giới Tây phương lại gián tiếp có quyền chẳng những đa thê mà c̣n đa phu bằng luật ly dị tái hôn.
 
Trong trận chiến về văn hóa th́ dường như Tây phương Kitô giáo đă trở nên đồi bại thua thế giới Ả Rập Hồi giáo. Bởi thế, trong trận chiến về vũ trang, cho dù thế giới Tây phương Kitô giáo có văn minh hơn thế giới Ả Rập Hồi giáo về vật chất và có hùng mạnh hơn họ rất nhiều về kinh tế, chính trị và quân sự cùng với các thứ vũ khí tàn sát kinh hoàng đi nữa, liệu có thắng nổi họ hay chăng, hay ngược lại, biết đâu họ, một thế giới Ả Rập Hồi giáo đă từng ôm mộng chiếm cứ và cai trị Âu Châu, lại được Thiên Chúa là Đấng Quan Pḥng Thần Linh vô cùng khôn ngoan, như Ngài đă từng thực hiện trong Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do Thái thời Cựu Ước, sử dụng để thanh tẩy Tây phương Kitô giáo của Ngài, tương tự việc Ngài cho xuất hiện nạn cộng sản vô thần sắt máu ở Âu Châu trong gần suốt thế kỷ 20 trước đây vậy!?!
 
Phải chăng h́nh ảnh trong thị kiến ở phần thứ ba của Bí Mật Fatima (liên quan đến thế kỷ 21, như cộng sản ở thế kỷ 20 trong phần 2 của bí mật này) cần phải được ứng nghiệm, đó là có một đám lính xuất hiện bắt chết hết đoàn người đang qú cầu nguyện ở dưới chân cây thập tự giá cao lớn trên ngọn núi dốc đứng, đoàn người từ giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân?!?
 
Cùng hiệp thông cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới và việc hoán cải các tội nhân, trong đó bao gồm cả chính bản thân chúng ta: "V́ cuộc khổ nạn đau thương của Con Chí Ái Cha là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới"!
 
Xin mời xem bài
 
 

Ngày cùng tháng tận... và rồi sau đó...

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

"Hăy nói cho thế giới biết về t́nh thương của Cha; tất cả loài người hăy nhân biết t́nh thương khôn ḍ của Cha. Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận; sau đó sẽ là ngày của công lư”

(Chị Thánh Faustina: Nhật Kư – 848)

 

Dẫn Nhập

 

Trước khi nhập cuộc vào bài viết này, chúng ta nên cùng nhau xác tín mấy điều căn bản và thiết yếu sau đây (nếu ai không đồng ư với các xác tín tối thiểu này th́ xin đừng đọc nữa):

 

1.      Đă là thời gian th́ phải có ngày cùng tháng tận, bằng không, thời gian trở thành vĩnh hằng hay chính là vĩnh cửu, một thực tại không thể nào xẩy ra nơi thời gian;

 

2.      Đă là vật chất hay thể lư hoặc hữu h́nh, không gian (bao gồm cả nơi chốn lẫn vũ trụ bao la hầu như vô cùng bất tận này) chỉ là những ǵ hữu hạn và chắc chắn phải có cùng;

 

3.      Tuy nhiên, ngày cùng tháng tận không phải là v́ t́nh trạng thời gian và không gian hữu h́nh và hữu hạn này hết thời của chúng mà là v́ Chúa Kitô tái giáng khi đủ số dân ngoại (x.Rm 11:25-26);

 

4.      Không ai biết được ngày cùng tháng tận, kể cả Con Người (xem Mt 24:36), thế nhưng chính Con Người lại cho thấy các dấu hiệu về ngày cùng tháng tận (xem Mt đoạn 24);

 

5.      Bởi thế, cần phải nhận biết các dấu chỉ thời đại để chẳng những không bị lừa đảo bởi các tiên tri giả và kitô giả mà c̣n có thể sẵn sàng nghênh đón Con Người bất cứ lúc nào;

 

6.      Do đó, dù có suy đoán sai th́ không phải v́ thế sẽ không bao giờ có ngày cùng tháng tận, mà chỉ v́ Chàng Rể tŕ hoăn đến chậm (x. Mt 25:5), cần tiếp tục kiên tŕ chờ đợi Người;

 

7.      Người tái giáng là để cứu những ai thiết tha trông đợi Người (x Heb 9:28) nên cần phải có tâm t́nh hân hoan mong chờ hơn là lo sợ khi thấy được các dấu hiệu Người sắp đến.

 

Ngày cùng tháng tận sắp tới chưa, có thể căn cứ vào ít là 3 dấu chỉ thời đại căn bản, tổng quát và chính yếu sau đây:  

 

v     Dấu Chỉ Thời Đại - Biến Cố Giáo Hội Công Giáo (1),

v     Dấu Chỉ Thời Đại - Biến Chuyển Thế Giới Chính Trị (2),

v     Dấu Chỉ Thời Đại - Biến Động Vũ Trụ Môi Sinh (3). 

 

 

1- Dấu Chỉ Thời Đại - Biến Cố Giáo Hội Công Giáo

 

Dấu Chỉ Thời Đại liên quan đến Biến Cố Giáo Hội Công Giáo đây là việc xuất hiện của vị Tân Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 13/3/2013. Nơi vị giáo hoàng thứ 266 này của Giáo Hội Công Giáo, một số dấu hiệu cho thấy ngày cùng tháng tận liên quan tới lời ngỏ ra mắt của ngài, đến phẩm phục giáo hoàng của ngài, và đến danh hiệu giáo hoàng của ngài.

 

1- Dấu hiệu cho thấy ngày cùng tháng tận liên quan tới lời ngỏ ra mắt của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô.

 

Thật vậy, ngay ở phần mở đầu của những lời ngỏ ra mắt, vị tân giáo hoàng đă nói đến "tận cùng trái đất":

 

v     "Xin chào anh chị em buổi tối nhé. Anh chị em biết rằng phận vụ của Mật Nghi Hồng Y này là để cống hiến cho Thành Rôma một vị giám mục. Quí huynh hồng y của tôi dường như đă chọn ngài từ một nơi hầu như là tận cùng trái đất này vậy".

 

Phải chăng thành ngữ được ngài sử dụng hoàn toàn khách quan này lại ngấm ngấm chất chứa một ư nghĩa như thể ngài là vị giáo hoàng sau cùng, sau ngài không c̣n một vị giáo hoàng nào nữa? Nếu suy đoán về ư nghĩa âm thầm của thành ngữ "tận cùng trái đất" này trong lời ngỏ ra mắt của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô là đúng th́ Sấm Ngôn Malachy về một "Phêrô thành Rôma" quả đă ứng nghiệm nơi ngài!

 

v     "Trong cuộc bách hại cuối cùng của Hội Thánh Rôma sẽ có triều đại của Phêrô thành Rôma, vị sẽ chăn dắt đoàn chiên của ḿnh giữa nhiều khổ ải; sau đó thành phố 7 ngọn đồi sẽ bị hủy hoại và vị Thẩm Phán đáng kinh sợ sẽ phán xét con người ta" (The Prophecies of St. Malachy, Tan Books and Publishers, Inc, 1973, trang 96).

 

Có một sự trùng hợp kỳ diệu một cách ngẫu nhiên trong lời ngỏ ra mắt của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô cho thấy ngài có thể là vị giáo hoàng được Sấm Ngôn Malachy báo trước là "Phêrô thành Rôma". Đó là, hoàn toàn khác với 2 vị tiền nhiệm được bầu lên ngoài nước Ư như ngài, (Đức Gioan Phaolô II chỉ nói phớt 1 lần chữ Roma ở câu thứ 2; Đức Benedicto XVI không hề nhắc tới một tí nào), trong lời ngỏ ra mắt của ḿnh (dài hơn 2 vị tiền nhiệm gấp 4-5 lần), ngài đă đề cập đến Rôma 5 lần, một thành phố, về địa dư có 7 ngọn đồi, nơi được Sấm Ngôn Malachy tiên báo rằng: "thành phố 7 ngọn đồi sẽ bị hủy hoại", trước khi xẩy ra biến cố chung thẩm, cũng theo Sấm Ngôn Malachy, đó là "vị Thẩm Phán đáng kinh sợ sẽ phán xét con người ta".  Sau đây là toàn bản văn  lời ngỏ ra mắt của ngài trong đó có 5 chi tiết về Rôma được nhấn mạnh gạch dưới:

 

v     "Anh chị em thân mến,

 "Xin chào anh chị em buổi tối nhé. Anh chị em biết rằng phận vụ của Mật Nghi Hồng Y này là để cống hiến cho Thành Rôma một vị giám mục. Quí huynh hồng y của tôi dường như đă chọn ngài từ một nơi hầu như là tận cùng trái đất này vậy. Thế nhưng đó là những ǵ xẩy ra! Tôi cám ơn anh chị em đă nồng nàn tiếp nhận. Cộng đồng giáo phận Rôma đă có vị giám mục của ḿnh. Xin cám ơn anh chị em! Trước hết và trên hết tôi xin đọc một kinh nguyện cầu cho Vị Giám Mục Hưu Trí Biển Đức XVI của chúng ta. Chúng ta hăy cùng nhau cầu cho ngài, để Chúa chúc lành cho ngài và Đức Trinh Nữ ǵn giữ ngài. (Sau đó tất cả cùng ngài đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh, rồi ngài nói tiếp:)

"Vậy giờ đây chúng ta bắt đầu cuộc hành tŕnh này, giám mục và dân chúng, cuộc hành tŕnh của Giáo Hội ở Rôma, một cuộc hành tŕnh dẫn tất cả các giáo hội trong đức ái. Một cuộc hành tŕnh của t́nh huynh đệ, của ḷng tin tưởng giữa chúng ta. Chúng ta hăy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hăy cầu nguyện cho thế giới để thế giới này trở thành một t́nh huynh đệ cao cả. Tôi hy vọng rằng cuộc hành tŕnh này của Giáo Hội mà chúng ta bắt đầu hôm nay đây, và trong cuộc hành tŕnh này Vị Hồng Y Đại Diện của tôi hiện diện nơi đây sẽ giúp đỡ tôi, sẽ sinh hoa kết trái cho việc truyền bá phúc âm hóa của thành phố mỹ lệ này.

"Giờ đây tôi muốn ban phép lành, nhưng trước hết, trước hết tôi xin anh chị em một ân huệ. Trước khi vị giám mục này ban phép lành cho dân chúng, tôi xin anh chị em cầu cùng Chúa để Ngài chúc phúc cho tôi: lời cầu nguyện của dân chúng kêu xin phúc lành cho vị giám mục của ḿnh. Chúng ta hăy nguyện cầu trong thinh lặng, đó là lời cầu nguyện của anh chị em giành cho tôi.  

"Đây tôi sẽ ban phép lành cho cho anh chị em và toàn thế giới, cho tất cả mọi người nam nữ thiện tâm". (Sau khi ban phép lành, ngài lại tiếp:)

"Thưa anh chị em, tôi đi nhé. Cám ơn sự nồng nhiệt đón nhận của anh chị em. Ngày mai tôi sẽ đi cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ, để Người bảo vệ tất cả mọi người ở Rôma.  

“Chúc ngủ ngon và an nghỉ".  

 

2- Dấu hiệu cho thấy ngày cùng tháng tận liên quan tới phẩm phục giáo hoàng của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô.

 

Đúng thế, khác với các vị tiền nhiệm của ḿnh, nhất là với 2 vị tiền nhiệm ngoài Ư quốc ngay trước ḿnh là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005) và Biển Đức XVI (2005-2013), Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đă ra mắt chung thế giới và riêng Cộng Đồng Dân Chúa Công Giáo trong phẩm phục mầu trắng, phẩm phục của một vị giám mục hơn là giáo hoàng, v́ ngài đồng thời cũng là Giám Mục Rôma.

 

Theo Bí mật Fatima phần thứ ba th́ có một vị giám mục áo trắng được thị kiến nhân cho là giáo hoàng bị một đám lính bắn chết cùng với đoàn người theo ngài bao gồm đủ mọi thành phần trong Giáo Hội, như giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, khi tất cả đang qú cầu nguyện ở dưới chân của một cây thập giá lớn trên đỉnh của một ngọn núi dốc đứng.

 

v     "Rồi chúng con thấy một vị Giám Mục mặc Áo Trắng, ‘mà chúng con có cảm nhận đó là Đức Thánh Cha’, trong một vùng sáng mênh mông là Thiên Chúa, ‘giống như người ta thấy ḿnh đi ngang qua trước một tấm gương soi’. Các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ khác đang tiến lên một ngọn núi dốc đứng, trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn, được làm bằng những thân cây nứt nẻ như loại thân cây điên điển c̣n vỏ...; tiến tới đỉnh núi rồi th́ khi đang qú ở dưới chân cây Thập Giá lớn, Ngài đă bị một nhóm lính bắn các đầu đạn và mũi tên đến hạ sát, cũng lần lượt bị sát hại như thế có cả các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với thành phần giáo dân ở các tầng lớp và vai tṛ khác nhau".

(Trích dịch từ mạng điện toán của Ṭa Thánh http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000626_message-fatima_en.html). 

 

Theo Bí Mật La Salette, một bí mật được Mẹ Maria tiết lộ vào năm 1846, và được trong hai thụ khải là thiếu nữ Mélanie 14 tuổi theo lệnh Đức Piô IX viết ra vào năm 1851 và được nộp cho Ṭa Thánh cùng năm, th́ số phận của vị giáo hoàng cuối thời đă được tiên báo hợp với Bí Mật Fatima phần thứ ba trên đây như thế này:  

 

v     "Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau khổ. Mẹ sẽ ở với ngài cho đến cùng để nhận lấy sự hy sinh của ngàiKẻ phá hoại sẽ cố sát ngài một đôi lần để hăm hại và rút ngắn những ngày của ngài lại, thế nhưng, ngài và đấng kế vị ngài sẽ không được thấy cuộc chiến thắng của Giáo Hội Chúa..". (Trích dịch từ cuốn "Apparition of the Blessed Virgin on the Mountain of La Salette the 19th of September, 1846").

 

"Ngài và đấng kế vị ngài sẽ không được thấy cuộc chiến thắng của Giáo Hội Chúa" ở đây có thể hiểu về Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (bị ám sát mà không chết ngày 13/5/1981), vị được Nhật Kư Chị Thánh Faustina (ở số 1732) dường được Chúa Giêsu ám chỉ như "một tia sáng xuất phát từ Balan để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha", và "đấng kế vị ngài" ở đây có thể là Đức Thánh Cha Phanxicô, vị giáo hoàng sẽ bị ám sát chết thật sự: "Mẹ sẽ ở với ngài cho đến cùng để nhận lấy sự hy sinh của ngài". 

 

"Thế nhưng" cả hai vị "sẽ không được thấy cuộc chiến thắng của Giáo Hội Chúa". Bởi v́, bấy giờ, sau khi vị giáo hoàng cuối cùng bị ám sát chết, Giáo Hội sẽ không c̣n giáo hoàng nào nữa, sẽ hoàn toàn trống ngôi cho tới cùng, tương tự như khi Chúa Kitô đang ở trong mồ trước khi Người phục sinh, cho tới khi Chúa Kitô "đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Người sẽ không bao giờ cùng" (Kinh Tin Kính).

 

Nếu "môn đệ không hơn thày, tôi tớ không hơn chủ" (Mt 10:24; Gioan 13:16, 15:20) th́ Chúa Kitô đă chết đi thế nào trước khi vinh hiển phục sinh th́ Nhiệm Thể Giáo Hội của Người, vào ngày cùng tháng tận, cũng sẽ bị tan nát như vậy về cơ cấu và tổ chức bề ngoài, không c̣n một cái ǵ khác ngoài chính đức tin thuần túy ở nơi một thiểu số linh hồn bấy giờ đóng vai tṛ như là 5 trinh nữ / phù dâu khôn ngoan (xem Mt 25:4,10).

 

v     "Vị Đại Diện Con Mẹ sẽ chịu nhiều đau khổ, v́ Giáo Hội sẽ chịu đựng bắt bớ lớn lao một thời, thời tối tăm và Giáo Hội sẽ chứng kiến một cuộc khủng hoảng rùng rợn... Rôma sẽ mất Đức Tin và trở nên ngai ṭa của tên Phản Kitô". (Bí Mật La Salette - cùng nguồn như trên)

 

3- Dấu hiệu cho thấy ngày cùng tháng tận liên quan tới danh hiệu giáo hoàng của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô.

Danh hiệu được vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo bất ngờ chọn là Phanxicô, Phanxicô Assisi hay Phanxicô Khó Khăn, vị thánh sáng lập Ḍng Anh Em Hèn Mọn. Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô, qua những tác động và cử chỉ đều tiên mở màn cho giáo triều của ḿnh, quả thực đă cho thấy ngài rất khiêm nhượng, giản dị b́nh dân, yêu thương gần gũi dân chúng, nhất là người nghèo và khuyết tật.

 

Hai sự kiện nổi bật nhất trong trước Tuần Thánh và trong Tuần Thánh của vị giáo hoàng được chọn bầu trong Mùa Chay có bóng dáng của một "Phêrô thành Rôma" đó là, thứ nhất, vào ngày 19/3/2013, Lễ Thánh Giuse, trước khi dâng lễ đăng quang, ngài đă dạo quanh Quảng Trường Thánh Phêrô 2 ṿng trên một chiếc xe không trang bị chắn đạn, và đột nhiên ngài bảo xe phải dừng lại và bước xuống khỏi xe để tiến đến ôm hôn một nam nhân tật nguyền; và thứ hai, vào Thứ Năm Tuần Thánh, ngài đă dâng lễ tiệc ly tại một trung tâm giam giữ các thiếu niên phạm pháp ở Casal del Marmo Penitential Institute for Minors, trong lễ, một vị chủ chăn tối cao của Giáo Hội Công Giáo như ngài đă cúi ḿnh xuống rửa chân và hôn chân 12 em (bao gồm cả 2 em nữ là thành phần tiêu biểu cho phái yếu vốn không được xă hội coi trọng bằng phái nam).

 

Hành động rất cụ thể chẳng những khiêm nhượng mà c̣n đầy bác ái yêu thương của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô liên quan đến việc quí trọng và phục vụ "những người anh em hèn mọn nhất" của Chúa Kitô đây không phải cũng là một dấu hiệu nữa cho thấy ngày cùng tháng tận hay sao? Bởi v́, cuộc chung thẩm chỉ xẩy ra vào ngày cùng tháng tận, thời điểm toàn thể nhân loại sẽ bị phán xét bởi vị Thẩm Phán Chí Công. Và Người không phán xét một điều ǵ khác ngoài ḷng bác ái đối với tha nhân được Người đồng hóa và được Người gọi là "những người anh em hèn mọn nhất của Ta", ở chỗ họ đói ăn, khát uống, khách lạ, trần tuồng, đau yếu và tù ngục (xem Mt 25:35-36, 42-43).  

 

Vẫn biết trong cuộc chung thẩm, tiêu chuẩn duy nhất để phán xét đó là đức bác ái, ḷng yêu thương, nhưng thật ra, tất cả hai thành phần chiên và dê đều bị phán xét về đức tin của ḿnh. Đó là lư do, cả hai thành phần chiên và dê này đều tỏ ra ngạc nhiên trả lời cùng Vị Thẩm Phán Tối Cao bấy giờ theo cùng một ư nghĩa rằng chúng tôi có thấy Chúa đâu (xem Mt 25:37,44). Bởi thế, nơi vị giáo hoàng đến từ “tận cùng trái đất” này, ngoài đức bác ái yêu thương “anh chị em hèn mọn nhất” của Chúa, ngài c̣n có một đức tin bất khuất không sợ đau thương thử thách. Trong bài giảng đồng tế với hồng y đoàn ngay sau ngày vừa được bầu chọn là giáo hoàng, thay v́ nói đến các ưu tiên trong giáo triều của ḿnh, như vị tiền nhiệm Biển Đức XVI, ngài đă nói đến đau khổ và thái độ hiên ngang dấn thân qua mọi gian nan thử thách như thế này:

 

v     "Trong Phúc Âm, cho dù Thánh Phêrô có tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô, nói cùng Người rằng: 'Thày là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thày nhưng xin Thày đừng nói về Thập Giá. Chẳng có ǵ liên quan đến nó hết... Con sẽ theo Thày mà không có Thập Giá'... Thế nhưng khi chúng ta bước đi mà không có Thập Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thập Giá, khi chúng ta tuyên xưng một Chúa Kitô phi thập giá... chúng ta không phải là môn đệ của Chúa. Chúng ta là trần gian, chúng ta là những giám mục, linh mục, hồng y, giáo hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa. Tôi mong rằng tất cả chúng ta, sau những ngày tràn đầy ân sủng này, có thể can đảm, phải, can đảm để bước đi trước nhan Chúa bằng Thập Giá của Chúa, để xây dựng Giáo Hội trên máu của Chúa được đổ ra từ Thập Giá và để làm chứng cho nguyên vinh danh Chúa Kitô tử giá. Có thế Giáo Hội mới tiến lên..."

 

Kinh nghiệm cho thấy, hễ xẩy ra một cái ǵ đó bất thường th́ sẽ kéo theo một cái ǵ đó cũng bất thường khác. Về lịch sử, điển h́nh nhất là việc xuất hiện của vị giáo hoàng xuất thân từ một nước cộng sản Balan trên ngôi giáo hoàng sau 455 năm không có một vị giáo hoàng nào ư quốc, để rồi sau đó 11 năm Biến Cố Đông Âu xẩy ra vào năm 1989, kéo theo cả cộng sản Liên Sô giải thể vào ngày 25/12/1991. Việc xuất hiện của vị giáo hoàng Đức quốc sau Đức Gioan Phaolô II không c̣n đoục gọi là bất thường nữa liên quan đến đặc tính ngoài Nước Ư của ngài, thế nhưng, biến cố ngài bất thường từ nhiệm quả thực đă kéo theo một bất thường khác là Đức Phanxicô, với đầy những lạ lùng về đời sống và chiều hướng của vị giáo hoàng thứ 266. Và nếu vị giáo hoàng đến từ “tận cùng trái đất” này thật sự bất thường th́ chắc chắn cũng xâẩ ra những bất thưoơng khác trong giáo triều của ngài.

 

Phải chăng, căn cứ vào những lời người nói và việc ngài làm từ khi lên làm giáo hoàng tới nay, ngài có thể được gọi là vị giáo hoàng của Ḷng Thương Xót Chúa và cho Ḷng Thương Xót Chúa! Nếu quả thực ngài là hiện thân của Ḷng Thương Xót Chúa, và Ḷng Thương Xót Chúa cần phải được tỏ hiện vào thời điểm hiện nay hơn bao giờ hết, th́ phải chăng lời Chúa Giêsu nói với chị Thánh Faustina, như chị ghi lại trong Nhật Kư của chị ở khoản 848, có thể ám chỉ về vị giáo hoàng sống Ḷng Thương Xót Chúa và thể hiện Ḷng Thương Xót Chúa này, vị giáo hoàng bởi thế trở thành chính sứ điệp sống động của Ḷng Thương Xót Chúa được Ḷng Thương Xót Chúa nhắn gửi và kêu gọi loài người, vị cũng trở thành dấu chỉ thời đại cho lần đến cuối cùng của Chúa và ngay trước khi Chúa đến (hàng chữ trong câu được trích dẫn dưới đây được in đậm và được gạnh dưới là tự ư của người viết/dịch):

 

v     "Hăy nói cho thế giới biết về t́nh thương của Cha; tất cả loài người hăy nhân biết t́nh thương khôn ḍ của Cha. Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận; sau đó sẽ là ngày của công lư”.

 

Nếu Đức Gioan Phaolô II được Chúa Giêsu ám chỉ trong lời Người nói cùng Chị Thánh Faustina, Nhật Kư khoản 1732, là “tia sáng phát ra từ Balan để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha”, th́ phải chăng Đức Phanxicô “hiền lành và khiêm nhượng” (Mt 11:19) đầy từ ái được sai đến như dấu báo ngày cùng tháng tận đă tới với Ḷng Thương Xót Chúa?

 

2- Dấu Chỉ Thời Đại - Biến Chuyển Thế Giới Chính Trị

 

T́nh h́nh hiện nay cho thấy, thế giới quả thực là càng văn minh con người càng bạo loạn, và càng sống trong nền văn hóa sự chết. T́nh trạng mất quân b́nh giữa tâm linh hướng thượng của con người với đời sống trần thế thực tiễn của họ, có thể nói và phải nói, là nguyên nhân chính yếu và sâu xa của tất cả mọi cuộc khủng hoảng trên thế giới từ trước đến nay, nhất là hiện nay, bao gồm cả khủng hoảng về đạo đức - càng ngày càng trở nên vô thần và duy nhân bản hay tương đối hóa, về văn hóa - càng ngày càng sống bằng quyền làm người hơn là t́nh người với nhau, về kinh tế - càng ngày càng toàn cầu hóa th́ thế giới lại càng trở thành một hố sâu bất khả lấp giữa các nước giầu và nghèo, điển h́nh là cuộc khủng hoảng về kinh tế từ cuối năm 2007 tới nay (2013) vẫn không biết sẽ đi tới đâu và đi về đâu, trong khi nền kinh tế của Khối Hiệp Nhất Âu Châu vẫn hầu như không thể nào vực dậy nổi, và nền kinh tế đệ nhất thế giới là Hoa Kỳ vẫn tŕ trệ chưa thấy tương lai ngoài một chút ánh sáng le lói ở cuối đường hầm lúc tỏ lúc mờ.

 

Trong Bí Mật La Salette năm 1846, những lời cảnh báo về một thế giới đang tiến tới ngày cùng tháng tận đă được tiết lộ và đang dường như thật sự trở thành ứng nghiệm như sau:

 

v     "Khốn thay những dân cư trên mặt đất! Thiên Chúa sẽ trút xuống trên họ cơn phẫn nộ của Ngài, và không ai sẽ có thể thoát khỏi bao nhiêu khốn khổ dồn dập... Xă hội của con người đang ở vào cận điểm của những cực h́nh khủng khiếp nhất và của những biến cố trầm trọng nhất. Nhân loại cứ chờ mà bị cai trị bằng chiếc roi sắt và uống chén thịnh nộ của Thiên Chúa..."

 

Phải chăng con người đă ĺa bỏ Thiên Chúa, đă mất đức tin mới xẩy ra t́nh trạng càng ngày càng trở nên khủng hoảng đến bất khả cứu văn về mọi phương diện như hiện nay, hay v́ sắp tới ngày cùng tháng tận nên thế giới không thể tránh được những ǵ thật là chính xác những đầy kinh hoàng đă được diễn tả trong Bí Mật La Salette sau đây:  

 

v                 "Đức Giáo Hoàng hăy coi chừng các kẻ làm những phép lạ. V́ đă đến lúc mà những sự lạ lùng nhất sẽ xẩy ra trên mặt đất cũng như trên không trung (Biệt chú của người dịch/viết ở đây cũng như ở các đoạn sau: về "những phép lạ" và "những sự lạ lùng nhất" ở đây được Đức Mẹ cảnh giác là v́ khi Chúa Kitô xuất hiện lần thứ 2 Người không cần làm phép lạ như lần thứ nhất nữa để cho con người tin vào Người mà là phán xét loài người ai tin vào Người qua việc sống đức ái - Galata 5:6 - th́ được rỗi bằng ai không tin th́ bị luận phạt - Marco 16:16). 

 

Vào năm 1864, Luxiphe cùng với một số lớn qủi ma sẽ được thả ra khỏi hoả ngục; chúng sẽ dần dần làm mất Đức Tin ngay cả nơi thành phần tận hiến cho Thiên Chúa. Chúng sẽ làm cho họ mù quáng đến nỗi, trừ khi nhận được một ơn đặc biệt, những người này sẽ mặc lấy tinh thần của những thần dữ trong hoả ngục; một số ḍng tu sẽ mất Đức Tin và nhiều linh hồn ở đó sẽ hư đi. Những sách xấu sẽ lan tràn khắp mặt đất và thần tối tăm sẽ lan truyền khắp nơi một sự lơ là chểnh mảng toàn diện trong tất cả những ǵ liên quan đến việc phụng tôn Thiên Chúa... (Biệt chú: Năm 1864, Karx Marx thành lập Hiệp Hội Lao Nhân Quốc Tế - The International Workingmen's Association, với mục đích cải tiến đời sống của tầng lớp lao động và cũng để sửa soạn cho cuộc cách mạng xă hội, cho cộng sản vốn được cho là tiền hô của quỉ vương).

 

Khắp nơi sẽ có những sự lạ lùng phi thường, khi mà Đức Tin đă bị lu mờ đi dần dần và ánh sáng giả tạo soi dẫn người ta. Khốn thay những vị Hoàng Gia của Giáo Hội chỉ nghĩ đến giầu có chất chồng trên giầu có để bảo vệ quyền lực và để ngênh ngang trị v́... (Biệt chú: Phải chăng đó là lư do v́ “những vị Hoàng Gia của Giáo Hội” Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô được sai đến để canh tân Giáo Triều Rôma theo chiều hướng như ngài mong muốn là "Giáo Hội nghèo và cho người nghèo" – qua lời ngài nói với hơn 6000 phóng viên báo chí ngày 16/3/2013?). 

 

Vào năm 1865 sẽ có một cuộc tục hoá các nơi thánh. Trong các viện tu, những bông hoa của Giáo Hội sẽ tàn lụi và ma qủi sẽ làm vua cai trị mọi con tim. Những ai mang trách nhiệm ở các viện tu hăy cẩn trọng đối với những người mà họ phải nhận vào, v́ ma qủi sẽ vận dụng tất cả những mưu mô gian trá của hắn để đưa các tội nhân vào tu viện, v́ sự lệch lạc và v́ t́nh yêu khoái cảm nhục dục sẽ lan tràn khắp nơi trên mặt đất” (Biệt chú: Phải chăng ở đây Mẹ Maria muốn nói đến sự việc tuyển chọn chủng sinh làm linh mục để rồi xẩy ra hiện tượng linh mục lạm dụng t́nh dục?).

 

Chính v́ tâm linh và đời sống của con người càng ngày càng trở nên vô thần duy vật, chẳng những quên Chúa, không có Chúa mà c̣n tự tôn ḿnh lên thay thế vị trí của Ngài mà thế giới này đă xuất hiện nhiều đầu, giống như một con quái vật, v́ chỉ có quái vật mới có nhiều đầu, một quái vật hung dữ tàn bạo chưa từng thấy, với đầy những hận thù ghen ghét và sát hại, như đang xẩy ra trong xă hội loài người văn minh hiện nay, đúng như những ǵ đă được báo trước trong Bí Mật La Salette sau đây:

 

v     "Tất cả những chính quyền dân sự sẽ có cùng một dự định giống nhau, đó là hủy bỏ và loại trừ mọi nguyên tắc đạo giáo, thay vào đó là khuynh hướng duy vật, vô thần, duy linh và lầm lỗi đủ thứ.      

   

"Pháp, Ư, Tây Ban Nha và Anh quốc sẽ có chiến tranh. Máu sẽ chảy ngoài đường. Dân Pháp sẽ đánh nhau với dân Pháp, dân Ư sẽ đánh nhau với dân Ư. Một cuộc chiến chung tiếp theo sau đó sẽ rùng rợn. Có lúc Thiên Chúa sẽ không c̣n nhớ đến Pháp và Ư nữa, v́ Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô đă bị quên lăng. Tội nhân sẽ lợi dụng tất cả những đường lối gian ác của ḿnh. Con người sẽ chém giết lẫn nhau, tàn sát lẫn nhau, ngay cả trong nhà của ḿnh.

 

"Ngay nhát gươm đầu tiên vụt xuống, những núi non và tất cả thiên nhiên sẽ run sợ trong kinh hoàng, v́ những lộn xộn và tội ác của con người đă đâm thấu tận đỉnh các tầng trời. Balê sẽ bị thiêu rụi và Marseille sẽ bị ch́m ngập. Một số thành phố sẽ bị rung xập và bị nuốt mất bởi những trận động đất. Dân chúng sẽ tin rằng tất cả đều bị tiêu tan. Không ǵ c̣n thấy ngoài sát nhân, không ǵ c̣n nghe ngoài sự va chạm của những đối chọi và lời lộng ngôn...."

 

Cuộc khủng hoảng đáng lo nhất hiện nay, ngoài khủng hoảng nhất là về tâm linh và kinh tế, là cuộc khủng hoảng về chính trị và quân sự, một cuộc khủng hoảng là hậu quả cuối cùng của các cuộc khủng hoảng khác. Nhân loại vẫn đang theo dơi các biến động chính trị trên thế giới, nhất là hai diễn tiến đang càng ngày càng trở nên sôi nổi và căng thẳng đến mức báo động. Một ở vùng Trung Đông với một Iran đang chế tạo vũ khí nguyên tử, và một ở vùng Đông Bắc Á với một Bắc Hàn đang ngang nhiên thử nguyên tử, một Bắc Hàn có đồng minh Trung Cộng, một đồng minh đầy tham vọng đang muốn chiếm trọn vùng Biển Đông bằng bất cứ cách nào và giá nào.

 

Một ngày nào đó, một trong hai nơi búng nổ chiến tranh, v́ cả hai nơi này đều tỏ ra coi trời bằng vung, coi Liên Hiệp Quốc không ra ǵ, th́ chắc chắn sẽ xẩy ra một Thế Chiến Thứ III, thế chiến nguyên tử.

 

Chẳng hạn, Bắc Hàn đột nhiên tấn công Nam Hàn và Hoa Kỳ bằng nguyên tử, tất nhiên Hoa Kỳ và Nam Hàn sẽ phản công. Trong khi đó, lợi dụng nước đục thả câu, Trung Cộng tấn công các nước láng giềng có tranh chấp Biển Đông với ḿnh. Và Do Thái cũng lợi dụng tấn công Iran để tiêu diệt các ḷ nguyên tử của Iran như họ vẫn có khuynh hướng và toan tính như thế bất chấp Hoa Kỳ có đồng ư hay chăng. Thế là chiến tranh bùng nổ khắp thế giới. Cho dù quân sự và khí giới của Hoa Kỳ cũng như của Âu Châu có tối tân và hùng hậu đến đâu chăng nữa cũng chưa chắc nắm phần thắng trong cuộc chiến tay ba tay tư này.

 

Hay cũng có thể mở đầu bằng cuộc Do Thái tự động bất ngờ tấn công Iran, khiến khối Ả Rập nhào vô can thiệp, không phải v́ muốn bênh Iran cho bằng Do Thái vốn là cái gai vô cùng nhức nhối của thế giới Ả Rập Hồi Giáo. Và một khi Do Thái bị tấn công, cho dù là lỗi của họ tự ư không nghe theo ḿnh, v́ quyền lợi của ḿnh hơn là Do Thái, Hoa Kỳ cũng không thể không can thiệp. Để rồi, trong lúc Hoa Kỳ tham chiến với thế giới Hồi Giáo, Bắc Hàn lợi dụng tấn công Nam Hàn và Hoa Kỳ, và đồng thời Trung Cộng cũng không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở tấn công các nước có tranh chấp về Biển Đông với họ, khiến Hoa Kỳ lại phải ra tay vừa để bênh vực các đồng minh của ḿnh ở đây vừa để tranh giành quyền lợi với Trung Cộng  ở vùng này.

 

Vấn đề thắng thua trong cuộc chiến tranh có thể nói là cuối cùng giữa loài người này được định đoạt không phải bởi mănh lực quân sự hay kinh tế mà là bởi cính Đấng Quan Pḥng Thần Linh làm chủ lịch sử, Đấng có thể sẽ lợi dụng t́nh h́nh xẩy ra giữa loài người với nhau để thực hiện dự án thần linh của Ngài, ở chỗ, để thanh tẩy một thế giới Tây Phương Kitô Giáo đă băng hoại v́ bỏ Ngài, Ngài sẽ trao cho họ vào tay thế giới Ả Rập Hồi Giáo, h́nh ảnh của nhóm lính trong Bí Mật Fatima phần thứ ba đột nhiên xuất hiện trên đỉnh núi dốc đứng và bắn hạ đám người đang qú cầu nguyện dưới chân cây thập giá, trong đó bao gồm từ giáo hoàng trở xuống giáo dân.

 

Nếu Thánh Kinh không sai lầm th́ chắc chắn khi ngày cùng tháng tận xẩy ra phải ứng nghiệm lời của Thánh Phaolô viết về dân do Thái cuối cùng tất cả sẽ được cứu khi đủ số dân ngoại (xem Roma 11:25-26), một dân tộc có quốc giáo là Do Thái giáo là tôn giáo đầu tiên được Tân Giáo Hoàng Phanxicô có bóng dáng một "Phêrô thành Rôma" liên lạc trước hết và trên hết trong tất cả mọi tôn giáo trên thế giới, kể cả nội bộ Kitô giáo, khi ngài vừa được bầu chọn làm giáo hoàng được hai hôm, ngày 15/3/2013.

 

Thế nhưng, sự kiện dân Do Thái được cứu độ ra sao, nếu không phải chỉ khi nào họ bị cai trị, bấy giờ họ mới thật sự trông đợi Đấng Thiên sai, như đă từng xẩy ra trong Lịch Sử Cứu Độ của họ trong Thánh Kinh Cựu Ước? Có thể, cùng với Tây Phương Kitô Giáo là thế giới dân ngoại cần phải được thanh tẩy, họ cũng bị quyền lực Hồi Giáo thống trị, để rồi, sau đó, nhờ Kitô Giáo đoàn kết lại đă thắng được Hồi Giáo, cứu được cả Do Thái giáo là kẻ thù không đội trời chung với Hồi Giáo, dân do Thái mới nhận ra Chúa Kitô vị giáo tổ của Kitô Giáo quả thực là Đấng Thiên Sai mà họ đă chối bỏ thời Thượng Tế Caipha và Tổng Trấn Philatô ngay xưa. Và cũng chính bấy giờ, khi bị thua Kitô Giáo, tín đồ Hồi Giáo mới thấy rằng Allah của họ chính là Thiên Chúa của Kitô Giáo và Vị Tiên Tri trên hết của họ không phải là Mohammed mà là Chúa Kitô Cứu Thế của Kitô Giáo. Cuối cùng, "Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự" (1Cor 15:28).

 

3- Dấu Chỉ Thời Đại - Biến Động Vũ Trụ Môi Sinh

 

Ngoài những dấu chỉ thời đại cho thấy ngày cùng tháng tận liên quan đến Biến Cố Giáo Hội Công Giáo và Biến Chuyển Thế Giới Chính Trị, c̣n một dấu hiệu nữa không kém phần quan trọng và đáng chú ư nữa đó là Biến Động Vũ Trụ Môi Sinh.

Thật vậy, lịch sử cho thấy, càng ngày càng xẩy ra nhiều thiên tai hơn bao giờ hết, đặc biệt liên quan đến hiện tượng đói khát, dịch bệnh và động đất, đúng như những ǵ đă được cảnh báo trong Bí Mật La salette: 

v     "Trái đất sẽ bị điêu linh bởi đủ mọi thứ tai ương (thêm vào với dịch hạch và đói khát lan rộng)... Thiên nhiên đang kêu cầu sự báo oán v́ tội lỗi của con người, và nó run rẩy sợ hăi ở điều xẩy đến cho thế giới nhuốm tội ác. Thời tiết sẽ bị đảo lộn, trái đất sẽ không c̣n nẩy nở ǵ hơn ngoài trái xấu, những tinh tú sẽ di động bất thường, mặt trăng sẽ chỉ phản chiếu một thứ ánh sáng đỏ mầu bạc nhược. Nước và lửa sẽ làm cho bầu trái đất những cuộc rung chuyển và những trận động đất kinh hồn nuốt tiêu đi các núi đồi và thành phố v.v."

 

Về hiện tượng đói kém, thế giới càng toàn cầu hóa về kinh tế th́ kinh nghiệm cho thấy lại càng gây ra khoảng cách bất khả lấp giữa giầu sang và nghèo đói. Về hiện tượng dịch bệnh, một trong những hiện tượng chưa từng thấy và gây nguy tử cho con người đó là hội chứng liệt kháng - AIDS, theo nghiên cứu đứng đắn, gây ra bởi tính dục bừa băi và đặc biệt xẩy ra đa số ở nam nhân liên quan tới hiện tượng đồng tính làm t́nh. Chưa kể đến các thứ chứng dịch bệnh khác không kém phần nguy hiểm đang làm cho loài người lo âu và t́m cách pḥng chống, chẳng hạn như các thứ dịch gia cầm v.v.

 

Về hiện tượng động đất, những trận động đất nặng, gần 7 hay trên 7 chấm, gây thiệt hại lớn, thống kê cho thấy càng ngày trái đất càng bị khủng hoảng: 1000 năm đầu sau Chúa Kitô Giáng Sinh, chỉ có 11 trận, 7 thế kỷ sau đó, mỗi thế kỷ chỉ từ 5 trận trở xuống, để rồi các thế kỷ sau đó các trận động đất xẩy ra theo cấp độ gia tốc, với 21 trận ở thế kỷ 18, 45 trận ở thế kỷ 19, 245 trận ở thế kỷ 20, và 213 trận ở thập niên đầu của thế kỷ 212. Chưa kể những trận lụt cả thể và băo tố kinh hoàng gây ra bởi hiện tượng hâm nóng toàn cầu (global warming), khiến "thời tiết bị đảo lộn", đúng như Bí Mật La Salette đă cảnh báo trên đây, và cả những ǵ ở dưới đây:

 

v       "Khốn thay những dân cư trên mặt đất! Sẽ có những trận chiến đẫm máu và đói khát, dịch tễ và những bệnh truyền nhiễm.. Sẽ có mưa đá rùng rợn toàn là những thú vật. Sẽ có những trận sấm sét làm rung chuyển cả những thành phố, các trận động đất sẽ nuốt trửng những xứ sở. Trên không trung có những tiếng phát ra. Con người sẽ đập đầu vào tường t́m kiếm cái chết, trong khi cái chết lại là một cực h́nh của họ. Máu sẽ lênh láng mọi phía. Ai sẽ là kẻ thắng cuộc nếu Thiên Chúa không rút ngắn cuộc thử thách lại? Tất cả máu lệ và nguyện cầu của kẻ lành làm Thiên Chúa nương tay” (Biệt chú: Về hiện tượng chiến tranh, đói khát, dịch bệnh và động đất cũng đă được Chúa Giêsu nói đến liên quan đến các dấu hiệu về ngày tận thế ở Phúc Âm Thánh mathêu 24:7. Về việc Thiên Chúa không v́ kẻ lành mà nương tay th́ không ai có thể được cứu cũng đă được Chúa Giêsu khẳng định ở Phúc Âm Thánh Mathêu 24:22).

 

Ngay trong lời tiên báo trên đây của Bí Mật La Salette c̣n chất chứa cả những biến động trên không trung và trong vũ trụ nữa, những biến động cũng đă được Chúa Giêsu đề cập tới ngay trước khi Người tái giáng ở Phúc Âm Thánh Mathêu 24:29. Thật vậy, cho dù vũ trụ này có cả hằng tỉ năm, dầu sao cũng chỉ là vật chất, cũng có giới hạn và cũng có thể bị hư hại. Bởi thế, vào một lúc nào đó, vũ trụ bị khủng hoảng th́ trái đất này sẽ tiêu tan trong nháy mắt.

 

Vào ngày Thứ Sáu 15/2/2013, tin tức của Đài Phát Thanh BBC cho biết về hiện tượng sao băng và thiên thạch xẩy ra ở Liên Bang Nga như sau:

 

v     "Một đội chuyên gia 20.000 người đang tới vùng núi Ural để tìm kiếm cứu nạn sau trận mưa thiên thạch hôm thứ Sáu, vốn làm hơn 1.000 người bị thương... Vụ sao băng làm vỡ tung nhiều cửa sổ và rung động các ngôi nhà ở xung quanh thành phố Chelyabinsk. Một quả cầu lửa đã lao qua bầu trời quang đãng buổi sáng thứ Sáu (15/2/2013), theo sau là một tiếng nổ lớn. Thiên thạch rớt xuống một chiếc hồ gần Chebarkul, vùng Chelyabinsk, và người dân cách xa nơi đây hàng trăm cây số cũng chứng kiến cảnh này... Thiên thạch này rơi xuống quỹ đạo Trái đất và vỡ tung cách mặt đất chừng 30-50 km, toát ra nhiều kilotonne năng lượng, tương đương một quả bom hạt nhân cỡ nhỏ... Các đoạn video đăng tải trên internet cho thấy học sinh một trường ở Chelyabinsk kêu gào sợ hãi, hành lang trường này đầy mảnh kính vỡ... Cũng có cảnh chiếu một hồ nước gần Chebarkul, nơi cảnh sát nói thiên thạch đã tiếp đất... Các mảnh thiên thạch cũng rơi xuống vùng Tyumen ở phía tây Siberia. Thị trưởng Yurevich nói thiên thạch đã rơi xuống hồ nước bên ngoài Chebarkul, nơi có dân số 46.000 người. Một hố rộng 6m đã hình thành bên bờ hồ. Các khoa học gia bác bỏ liên hệ giữa vụ này và vụ thiên thạch 2012 DA14 vừa sượt qua gần Trái đất. Thiên thạch này chỉ cách Trái đất có 27.700km".

 

Trong bài giảng cho Thánh Lễ đăng quang của ḿnh và Lễ Kính Thánh Giuse 19/3/2013, Vị Giáo Hoàng đến từ “tận cùng trái đất”, vị mang danh hiệu Phanxicô, đă lên tiếng kêu gọi, một lời kêu gọi chưa từng thấy nơi các bài giảng đăng quang của hai vị tiền nhiệm ngoài Ư quốc ngay trước ngài, đó là lời kêu gọi phải bảo tŕ môi sinh như thế này:

 

v     “Tôi xin tất cả những ai đang ở những vị thế hữu trách về đời sống kinh tế, chính trị và xă hội, cũng như tất cả những con người nam nữ thành tâm thiện chí: Chúng ta hăy là những bảo hộ viên của thiên nhiên tạo vật, những bảo hộ viên cho dự án của Thiên Chúa nơi thiên nhiên, những bảo hộ viên của nhau và của môi sinh. Chúng ta đừng để cho những dấu vết hủy hoại và sát hại đi theo với cuộc tiến triển của thế giới này!...”

 

Phải chăng hiện tượng thiên nhiên vạn vật hay môi sinh đang bị tàn phá đây, gây ra bởi bàn tay lông lá lạm dụng v́ tư lợi của con người, là dấu hiệu cho thấy ngày cùng tháng tận đang đến, như đă xẩy ra trong thời Noe, thời của Hồng Thủy đă hủy diệt đi tất cả mọi sự, kể cả sự sống con người lẫn thiên nhiên vạn vật, ngoại trừ những ǵ được mang vào trong Tầu Noe.

 

Về sự sống của con người, ngày nay, hơn bao giờ hết, văn hóa sự chết đă không hủy diệt sự sống con người từ khi thụ thai cho tới giờ lâm tử bằng các phương pháp triệt sinh an tử hay triệt sinh trợ tử hay sao, chưa kể đến mạng sống của con người bị sát hại gây ra bởi các cuộc diệt chủng trong thế kỷ 20 cũng như bởi các cuộc khủng bố trong thế kỷ 21 hay sao? Và thiên nhiên vạn vật hay môi sinh cũng không đang bị hủy diệt bởi đủ mọi thứ lạm dụng và khai thác bừa băi vô trách nhiệm của con người hay sao?

 

Nếu Tầu Noe được hoàn tất trong ṿng 100 năm trước Hồng Thủy để cứu một thiểu số 8 người và những cặp sinh vật để làm giống (xem Khởi Nguyên 7:1-3), từ khi tổ phụ Noe 500 tuổi đến lúc ông 600 tuổi (xem Khởi Nguyên 5:32, 7:6), và nếu Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ở Fatima năm 1917 được tỏ ra như nơi nương náu cho con người và cần phải tôn sùng cho ḥa b́nh thế giới và phần rỗi tội nhân, như Bí Mật Fatima đầu phần thứ hai cho biết, th́ từ nay (2013) cho tới năm 2017 là đúng 100 năm, chỉ c̣n 4 năm nữa. 

 

Trong bài giảng ở Quảng Trường Đền Thánh Đức Mẹ Fatima vào chính ngày 13/5/2010, ngày kỷ niệm Mẹ Maria đă hiện ra với 3 em Thiếu Nhi Fatima 93 năm trước, và kỷ niệm đúng 10 năm hai em Phanxicô và Giaxinta được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă bày tỏ cảm nhận của ngài về vai tṛ ngôn sứ của Fatima, về t́nh h́nh băng hoại của thế giới, về sứ vụ cứu độ của Fatima và nhất là về lời tiên báo Trái Tim Mẹ thắng liên quan tới thời điểm kỷ niệm mừng đệ nhất bách chu niên Biến Cố Thánh Mẫu Fatima vào năm 2017 như sau:

 

v     Chúng ta sẽ lầm lạc khi nghĩ rằng vai tṛ ngôn sứ của Fatima đă hoàn tất.... Nhân loại đă thành công trong việc buông thả cơn lốc chết chóc và kinh hoàng nhưng thất bại trong việc chấm dứt nó… Ở vào một thời điểm gia đ́nh nhân loại đă sẵn sàng hy sinh tất cả những ǵ là linh thánh nhất trên bàn thờ lợi lộc hèn hạ và vị kỷ của các quốc gia, của các chủng tộc, của các ư hệ, của các nhóm và cá nhân, th́ Người Mẹ Phúc Đức của chúng ta đă từ trời đến, thực hiện việc gieo T́nh Yêu Thiên Chúa đang bừng cháy trong Trái Tim của Mẹ vào tâm hồn của tất cả những ai tin tưởng nơi Mẹ... Chớ ǵ 7 năm hướng chúng ta tới biến cố mừng trăm năm của những cuộc hiện ra này mau chóng hoàn tất lời tiên tri về cuộc vinh thắng của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, cho vinh quang của Ba Ngôi Chí Thánh”.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă giải thích những ǵ ngài nói ở Fatima ngày 13/5/2010 về lời tiên báo liên quan đến Trái Tim Mẹ Thắng, trong tác phẩm “Ánh Sáng Thế Gian”, ấn bản Anh ngữ, do Ignatius Press San Francisco xuất bản năm 2010, ở Phần III về "Từ đây chúng ta đi về đâu? - Where Do We Go From There?", chương 16 về "Maria và Sứ Điệp Fatima - Mary and the Message of Fatima", trang 166, như sau:

 

v     "Tôi cho rằng 'cuộc chiến thắng' này sẽ tới gần hơn nữa. Điều ấy cũng có nghĩa là việc chúng ta nguyện cầu cho Nước Chúa trị đến đó thôi. Lời phát biểu này của tôi không có nghĩa là tôi mong rằng sẽ xẩy ra một cuộc biến đổi cả thể nào đó và lịch sử đùng một cái sẽ hoàn toàn đổi thay. Vấn đề thật ra ở đây là quyền lực của sự dữ cứ bị chế ngự, và quyền năng của Thiên Chúa sẽ được tỏ hiện nơi quyền phép của Mẹ Maria nơi t́nh trạng sự dữ cứ bị chế ngự ấy”.

 

Mà cách thức Mẹ Maria chế ngự sự dữ như thế nào đă được thị kiến Bí Mật Fatima phần thứ ba cho biết, đó là, Mẹ đă x̣e bàn tay phải của Mẹ ra và từ đó một luồng ánh sáng chiếu vào thanh gương lửa từ bàn tay trái của thiên thần chĩa xuống thế gian tính tiêu diệt thế gian, khiến thanh gươm hủy diệt trở thành vô hiệu. Tuy nhiên, làm như thế không phải là Mẹ Maria bênh vực thế gian tội lỗi, trái lại, Mẹ muốn sử dụng cách khác để cứu loài người tội lỗi đến độ đáng hủy diệt, đó là bằng việc bù đắp lại tội lỗi càng ngày càng khủng khiếp với máu tử đạo của đoàn người thuộc đủ mọi thành phần trong Giáo Hội, từ giáo hoàng trở xuống giáo dân, thành phần trong thị kiến bị một đám lính xuất hiện bắn chết hết khi tất cả đang qú cầu nguyện dưới chân cây Thập Tự Giá ở trên đỉnh núi dốc đứng.

Vị Giáo Hoàng Phanxicô, sáng ngày 14/3/2013, tức ngay sau ngày được tuyển bầu 13/3/2013, việc đầu tiên ngài làm với tư cách riêng tư của ḿnh đó là đến kính viếng Mẹ Maria ở Đền Thờ Đức Bà Cả Rôma, Người Mẹ của T́nh Thương Làm Người mà trong Huấn Từ Truyền Tin đầu tiên trong giáo triều của ḿnh Chúa Nhật 17/3/2013, ngài đă kêu gọi: “Chúng ta hăy chạy đến với lời chuyển cầu của Đức Mẹ là Đấng ôm trong cánh tay của ḿnh T́nh thương của Thiên Chúa đă hóa thân làm người", Người Mẹ cũng đă nói với Thánh Nữ Faustina hướng về ngày cùng tháng tận như sau:

 

v     Mẹ đă ban Đấng Cứu Thế cho thế giới; phần con, con phải nói cho thế giới về t́nh thương cao cả của Người và sửa soạn thế giới cho laân đến Thứ Hai của Đấng sẽ đến không phải như một Đấng Cứu Thế nhân hậu mà là như một Quan Án công minh” (Nhật Kư 635).

 

Nếu Đức Gioan Phaolô II là vị giám mục mặc áo trắng khi bị ám sát ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, nhưng không chết, th́ phải chăng Vị Giáo Hoàng lần đầu tiên ra mắt thế giới cùng cộng đồng Dân Chúa trong bộ phẩm phục áo trắng khác (với hai vị tiền nhiệm ngoài Ư quốc) này sẽ bị ám sát chết thật sự. Thế nhưng, nhờ giá máu hy sinh của ngài, cũng như của đàn chiên trung thành với Giáo Hội đi theo ngài, vị giáo hoàng có bóng dáng và thân phận của một “Phêrô thành Rôma”, một Phêrô Giáo Hoàng tiên khởi “theo Thày” (Gioan 21:19) cho đến cùng, cho đến khi tử đạo ở Vatican, Giáo Hội đă trở nên giống Chúa Kitô hơn bao giờ hết, để như hạt lúa miến, sau khi bị mục nát đi trong ḷng đất, sẽ trổ sinh muôn vàn hoa trái là cuộc hiển vinh của Giáo Hội, ở chỗ Giáo Hội trở nên "diễm lệ như tân nương nghênh đón tân lang" (Khải Huyền 21:2).

 

Tuy nhiên, những ǵ sẽ xẩy ra vào năm 2017 hay sau năm 2017, tức vào những ngày cùng tháng tận của lịch sử loài người, không ai có thể đoán trước được.  Phải chăng có thể sẽ xẩy ra những ǵ được Bí Mật La Salette nói đến hay chăng? - Như sau:

 

v       "Giáo Hội sẽ ở trong t́nh trạng khuất mờ, thế giới sẽ ở trong t́nh trạng hoảng sợ. Thế nhưng bấy giờ Ênóc và Êlia sẽ đến, đầy Thần Linh Thiên Chúa. Các vị sẽ dùng quyền năng Thiên Chúa mà rao giảng, và con người thiện tâm sẽ tin vào Thiên Chúa, nhiều linh hồn sẽ được an ủi. Họ sẽ đạt được những bước tiến cao nhờ nhân đức của Thánh Linh và sẽ lên án những mưu mô qủi quyệt của tên Phản Kitô... Ênóc và Êlia sẽ bị giết. Rôma vô đạo sẽ biến mất. Lửa Trời sẽ đổ xuống thiêu hủy 3 thành phố. Tất cả vũ trụ sẽ bị một trận kinh hoàng và nhiều người sẽ để ḿnh bị lừa đảo lầm lạc v́ họ không tôn thờ Chúa Kitô đích thực là Đấng ở giữa họ. Thời điểm là đây' mặt trời đang mờ tối' chỉ c̣n Đức Tin là sống sót”. (Biệt chú: “Ênóc và Êlia sẽ đến” đây là “hai nhân chứng” ở Sách Khải Huyền 11:3, hai nhân chứng, cũng được Sách Khải Huyền 11:7 cho biết sau khi hoàn thành sứ vụ làm chứng cũng sẽ bị sát hại bởi con dă thú)"

 

“Đây là thời điểm; hố thẳm đang mở ra. Ḱa Vua các Vua tăm tối, ḱa Con Mănh Thú với bọn lâu la của hắn, xưng ḿnh là Đấng Cứu Thế. Hắn sẽ nghênh ngang vươn ḿnh trên không trung, lên đến tận Trời. Hắn sẽ bị hạ bởi hơi thở của Thánh Tổng Thần Micae. Hắn sẽ rơi xuống, và trái đất, nơi sẽ xẩy ra một loạt biến hóa liên tục trong ba ngày, sẽ mở toang những bụng lửa của ḿnh ra để đời đời hắn cùng với bọn bộ hạ sẽ bị d́m ngập trong hoả ngục muôn kiếp. Đoạn nước và lửa sẽ tẩy rửa trái đất và sẽ tiêu hủy tất cả những công tŕnh h́nh thành do sự kiêu ngạo của con người, rồi tất cả sẽ được đổi mới. Thiên Chúa sẽ được phụng thờ và tôn vinh”. (Biệt chú: đoạn cuối cùng của Bí Mật La Salette này cũng đă được Sách Khải Huyền đề cập tới chẳng những ở đoạn 20:7-10 về những ǵ xẩy ra sau 1000 năm, ở chỗ Satan cùng bọn ngụy thần và tay sai của hắn tấn công thành đô của Dân Chúa, nhưng cuối cùng chúng bị triệt hạ và bị quẳng vào cái chết lần hai, mà c̣n ở đoạn 21:1-8, về việc Thiên Chúa là Alpha và Omega, là khởi nguyên và là cùng tận canh tân lại tất cả mọi sự).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, Lễ Chúa T́nh Thương Chúa Nhật 7/4/2013.

(bài này đă được Nguyệt san Hiệp Nhất phổ biến vào số báo Tháng 5-6/2013)