Nhật–Trung đấu khẩu về "chiến tranh và ḥa b́nh"

Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Itsunori Onodera (ministrydefence.jp)
Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Itsunori Onodera (ministrydefence.jp)

 

Thụy My

Lần đầu tiên từ khi vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trở nên gay gắt từ một năm qua, Bắc Kinh và Tokyo trong những ngày gần đây đă sử dụng đến những từ ngữ liên quan đến chiến tranh, gây lo ngại là xung đột sẽ leo thang.

Hôm nay 29/10/2013, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Itsunori Onodera tuyên bố, những vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Nhật xung quanh Senkaku/Điếu Ngư đe dọa đến ḥa b́nh. Ông Onodera nói : « Các vụ xâm nhập này tạo thành một vùng xám giữa ḥa b́nh và t́nh thế khẩn cấp ». 

Về phía Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc hôm thứ Bảy 26/10 đă sử dụng cụm từ « hành động chiến tranh » để cảnh cáo Tokyo về mọi đối phó với các phi cơ tiêm kích của Bắc Kinh. 

Cũng vào thứ Bảy, nhân một cuộc diễu binh ở Tokyo, Thủ tướng cánh hữu Shinzo Abe đă cảnh báo là ông « không dung thứ mọi việc dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng» liên quan đến Senkaku. Cùng ngày, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal, ông Abe cũng đă nhắc đến chiến tranh : « Nếu Trung Quốc chọn lựa con đường này th́ sẽ không thoát ra được bằng phương cách ḥa b́nh ». 

Bắc Kinh và Tokyo không hề nhượng bộ chút nào về quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông đang do Nhật Bản quản lư, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và yêu sách chủ quyền một cách quyết liệt. Quần đảo này cách vùng duyên hải Đài Loan 200 km về phía đông bắc, cách phía tây đảo Okinawa của Nhật 400 km, và Đài Bắc cũng muốn tranh chấp. Ngoài vị trí chiến lược, Senkaku/Điếu Ngư c̣n có tiềm năng dầu khí. 

Việc Tokyo mua lại ba trên tổng số năm ḥn đảo thuộc quần đảo trên vào tháng 9/2012 đă làm dấy lên các cuộc biểu t́nh chống Nhật tại Trung Quốc, đôi khi với bạo lực. Từ đó trở đi, Bắc Kinh thường xuyên gởi các chiến hạm đến vùng biển này, trong khi Tokyo thành lập một lực lượng đặc biệt để bảo vệ quần đảo. 

Nhật Bản thường xuyên tố cáo « thái độ nguy hiểm » của Trung Quốc, lo ngại về sức mạnh hải quân đang tăng của người láng giềng khổng lồ. Trong bối cảnh đang nóng bỏng, từ ngày 1/11 Nhật sẽ bắt đầu một cuộc tập trận quan trọng kéo dài hai tuần lễ với khoảng 34.000 quân nhân, các khu trục hạm và phi cơ tiêm kích tham gia, đôi khi có cả bắn đạn thật, và có thực tập đổ bộ lên một đảo san hô không người ở của Nhật. 

Ngay sau khi lên cầm quyền và có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, « diều hâu » Shinzo Abe đă tỏ nhiều dấu hiệu quyết đoán. Trước hết, ông tăng ngân sách quốc pḥng – lần đầu tiên từ 11 năm qua. Thủ tướng Abe cũng mong muốn sửa đổi Hiến pháp ḥa b́nh của Nhật bị Mỹ áp đặt vào năm 1947, và cảnh cáo là Nhật sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực trong trường hợp quân Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo tranh chấp. 

Ông Akira Kato, chuyên gia về an ninh quốc pḥng của trường đại học Obirin ở Tokyo nhận định, căng thẳng chỉ có thể tăng lên v́ cả hai nước « không có chọn lựa nào khác ngoài việc đấu khẩu » trước thất bại ngoại giao thấy rơ : trong mười tháng nắm quyền, ông Shinzo Abe không có cuộc gặp thượng đỉnh nào với Tập Cận B́nh. 

Song song đó, Thủ tướng Shinzo Abe tăng cường quan hệ chính trị và quân sự Nhật-Mỹ. Hoa Kỳ rất trông cậy vào liên minh với Nhật Bản để thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á. Nhưng vụ Senkaku/Điếu Ngư rơ ràng là đau đầu cho Washington : hiệp ước hỗ tuơng Mỹ-Nhật tuy liên quan đến Senkaku nhưng có lẽ để không làm Bắc Kinh giận dữ, chính quyền Mỹ tránh đưa ra những tuyên bố về việc tranh chấp lănh thổ. 

Theo ông Akira Kato, vở kịch phức tạp và nguy hiểm này đối với Nhật là một « thử nghiệm mang tính quyết định » về sự bền vững trong liên minh với Mỹ.