Bên lề lịch sử:
Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm
Nguyễn Nam Sơn
Một nhà quan sát về các diễn biến chánh trị tại Việt Nam, trong
những giai đoạn cận kim (người đó xin được khỏi nêu tên), đã có
nhận định như sau về Cựu Hoàng Bảo Đại và về Cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm: “Đây là một cặp cựu thù rất “ăn jeu”: Bảo Đại đưa
banh cho Ngô Đình Diệm sút vào lưới Cộng sản Bắc Việt”.
Suy nghĩ thật kỹ, đây không là một sự so sánh chỉ có giá trị
“nghe chơi cho vui”, mà nó chứa đựng những sự thật mà chính cố
Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cố ý công bố với toàn dân, nhưng
chưa kịp, thì bị Dương Văn Minh vì lợi lộc cho bản thân, nên đã
sát hại vào ngày 1-11- 1963.
Câu chuyện bắt đầu từ khi một vị Hoàng Đế chưa đầy 20 tuổi, được
Pháp đưa về cai trị nước thuộc địa Việt Nam. Người Pháp đã có
những tính toán của người Pháp: Bảo vệ quyền lợi của mẫu quốc và
của thực dân Pháp, trong guồng máy bảo hộ tại Việt Nam.
Nhưng vị vua trẻ cũng có những dự tính nồng nhiệt của tuổi trẻ:
đem tinh thần Tự do Dân chủ Ngài đã hấp thụ được từ Pháp về làm
nền tảng để cải cách và canh tân xứ sở. Vừa về đến Việt Nam,
việc làm đầu tiên của Bảo Đại là đem những dự tính này thảo luận
với các quan trong triều. Cụ Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư Bộ lại,
chức vụ tương đương với Thủ tướng, vì tin lầm rằng Pháp “đưa Bảo
Đại về nước để canh tân Việt Nam”, nên tâu rằng: (không nguyên
văn) “Hạ thần nay tuổi đã già sức yếu, không còn có khả năng
tiếp tay với bệ hạ. Hạ thần nghĩ, có một người có thể thay thế
hạ thần, để cáng đáng việc này, trong cương vị Thượng thư Bộ lại.
Đó là Tuần vũ Bình Thuận, ông Ngô Đình Diệm, con của cụ Ngô Đình
Khả”.
Được thông báo về toan tính của vua Bảo Đại, “có khả năng tạo
nguy cơ cho chế độ Pháp ở thuộc địa”, Pháp liền nghĩ đến nhu cầu
“phải cho người của Pháp bao vây Vua Bảo Đại, để kịp thời cản
ngăn vị vua trẻ, có thể gây khó khăn cho nhà càm quyền thuộc
địa”. Pháp đề nghị Nguyễn Đệ và Phạm Quỳnh;” hai tay chân của
Pháp”, để thay thế cụ Nguyễn Hữu Bài ở chức Thượng thư Bộ lại,
nhưng, sau khi được cụ Bài cho biết về “ý đồ của bọn thực dân
Pháp”, vua Bảo Đại đã chọn Ông Ngô Đình Diệm, dù chánh quyền
thuộc địa Pháp chống đối dữ dội, vì ông Ngô Đình Diệm là người
có chủ trương chống Pháp, đòi độc lập cho Việt Nam.
Nhậm chức xong, Thượng thư Bộ lại Ngô Đình Diệm được vua Bảo Đại
giao cho việc lập kế hoạch canh tân xứ sở. Sau thời gian nghiên
cứu soạn thảo, ông Ngô Đình Diệm trình kế hoạch lên Đức Vua.
Nguyễn Đình Hòe, chánh văn phòng của Bảo Đại (lúc này thân Pháp)
vừa manh nha thân Cộng sản, liền thông báo cho Pháp qua Phạm
Quỳnh.
Bị người Pháp cản trở tối đa và biết được Pháp áp lực tối đa với
nhà vua, mặc dù Bảo Đại không nghe theo áp lực của chánh quyền
Pháp, để thay thế mình ở chức Thượng thư Bộ lại, nhưng ông Ngô
Đình Diệm bèn đệ đơn từ chức, rũ áo ra đi.
Đầu năm 1945, láy cớ “mượn đường đi xuống Đông Nam Á”, Nhật đến
Việt Nam. Sợ ông Ngô Đình Diệm lợi dụng những mối giao hảo của
ông đối với Nhật, để lật Pháp, chánh quyền thuộc địa tìm cách
giết ông Ngô Đình Diệm. Do đó, ông Ngô Đình Diệm phải vào lẫn
trốn ở Sài Gòn. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp trao lại
độc lập cho Việt Nam. Đức vua Bảo Đại nghĩ đây là lúc tiếp nối
thực hiện những mong ước cải cách từ năm 1932, nên ông đã nhờ
Nhật đi tìm ông Ngô Đình Diệm còn ở Sài Gòn. Tuy ông Ngô Đình
Diệm có nhiều mối giao hảo tốt với mình, Nhật vẫn không tin rằng
ông Ngô Đình Diệm sẽ chịu hoạt động bảo vệ quyền lợi của Nhật
khi hữu sự. Do đó, ông Trần Trọng Kim, một người “của Nhật”
được Nhật đưa từ Gia Nã Đại về cho vua Bảo Đại. Vì không biết
làm sao tìm được ông Ngô đình Diệm, nên Đức Vua phải nhận ông
Trần Trọng Kim làm Thủ tướng.
Khi về Việt Nam chấp chánh lần thứ nhì, năm 1949, thì cái tiếc
nhất của vua Bảo Đại là: Ông Diệm đã đi tu tại tu viện Citeaux ở
Pháp, như theo lời của chính vua Bảo Đại đã nói với tôi khi đến
thăm ngài nhân chuyến đi Hòa đàm Paris năm 1969.
Lần này, chánh quyền thuộc địa Pháp lại bao vây Đức Vua với
nhiều khéo léo hơn, với nhiều cách “khoa học” hơn… với hai chủ
đích: làm cho nhà vua xao lãng mọi việc Triều chính và vui lòng
ký ban Sắc lệnh đã do Pháp soạn thảo… trong chiều hướng này,
Pháp đã lập cho Vua Bảo Đại khu “Hoàng triều Cương Thổ” ở Cao
nguyên, để nhà vua chỉ ăn chơi, săn bắn… Chính Cựu Hoàng Bảo Đại
đã viết trong Hồi ký: Con Rồng Việt Nam:
”Tôi đã thấy được hậu ý của Pháp, nhưng với bản tính thiếu
cương nghị và đảm lược… và cũng không biết làm gì khác, nên tôi
đã thuận theo ý họ. Tuy nhiên, tôi cũng đã chống lại áp lực của
họ, bằng cách không chịu ký những sắc lệnh có thiệt hại đáng kể
cho Việt Nam. Vài lần, thì người Pháp cũng hiểu được thái độ
“chống đối ngầm” của tôi, nên chúng áp lực đưa tôi sang sống ở
Cannes, hầu như chúng rảnh tay hơn ở Việt Nam”. Chính vua Đảo
Đại đã viết như vậy.
Khoảng cuối năm 1953, ông Ngô Đình Nhu nhờ ông Phạm Văn Nhu (sau
này, dưới thời Đệ I Cộng Hòa là Phó Chủ tịch Phong Trào Cách
Mạng Quốc Gia, kiêm Trưởng khối Cồng Đồng Nhân Vị tại Quốc Hội,
kiêm Chủ tịch Quốc Hội) đến thăm Quốc trưởng Bảo Đại nhân dịp
sang Pháp tham dự cuộc họp Cố vấn Liên Hiệp Pháp (ông này, là Cố
vấn đặc trách về Trung Việt do vua Bảo Đại đề cử) và trình với
Quốc trưởng về áp lực của Cộng sản ngày một nặng nề hơn, và nhu
cầu phải có một Thủ tướng “Mạnh”, để “đương đầu với Cộng sản Bắc
Việt.
Vua Bảo Đại có hỏi về ông Ngô Đình Diệm:
-”Nghe đâu ông Ngô Đình Diệm đã sang Hoa Kỳ ?
- Ông ấy đến Mỹ để tìm hiểu người Mỹ nghĩ gì về hiểm họa Cộng
sản ở Việt Nam, nhưng chuyến đi coi như thất bại, vì cả Quốc hội
Hoa Kỳ lẫn Tổng thống Hoa Kỳ đều quá bận, nên không thể tiếp ông
được. Cả Đức Hồng Y Spellman , Giáo chủ Giáo hội Thiên Chúa giáo
Hoa Kỳ (thuộc La Mã), cũng vì bận, nên cũng không thể tiếp.
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn cho rằng Hoa Kỳ đưa Ông Ngô
Đình Diệm về làm Thủ tướng: Điều này, hoàn toàn sai, vì sự thật
là chính Hoàng Đế Bảo đại đã chọn Ông Ngô Đình Diệm, chứ không
phải ai khác.
Vua Bảo Đại chưa kịp có biện pháp thích ứng, thì Việt cộng đã
“thắng” Pháp ở Điện Biên Phủ…
Ngay sau Hiệp định Genève, 1954, chia đôi đất nước, trước nguy
cơ Cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam, các tổ chức và dảng phái
chánh trị đã cử một phái đoàn đông đảo sang Pháp gặp vua Bảo Đại
,và lập lại lời thỉnh cầu của ông Ngô Đình Nhu trước đó chưa đầy
một năm: cần có một Thủ tướng có đảm lược… để đương đầu với Cộng
sản Bắc Việt. Nhân đây, tôi xin được nhắc lại về cuộc gặp gỡ
này, theo chính lời kể của Đức Vua Bảo Đại như sau:
“…
Sau khi lắng nghe từng người trong phái đoàn nhận định về tình
hình chính trị tại Việt Nam, nhất là về những mối nguy Cộng sản
Bắc Việt sẽ xâm lăng Miền Nam Tự Do, tôi nhìn những người trong
phái đoàn:
- Có vị nào trong quý vị, tự xét có đủ khả năng là vị Thủ tướng
đó không ?
Không ai nói gì!
Tôi hỏi tiếp:
- Quý vị có đề cử ai không ?
Cũng không ai có trả lời gì!
Để làm dịu bớt bầu không khí đang căng thẳng, tôi nói một cách
bâng quơ:
- Cá nhân tôi, tôi biết một người mà chắc chắn quý vị sẽ không
chịu… mà dù quý vị có chịu đi nữa, thì tôi chắc 100% người đó sẽ
không chịu.
Mọi người đều hỏi:
- Xin bệ hạ cho biết người đó là ai ?
Tôi nói tiếp, cũng với một cách bâng quơ, theo kiểu “nói cho
vui” chứ không vì mục đích.
- Người đó, tên là Ngô Đình Diệm ! Tôi nghĩ sẽ có rất nhiều sự
phản đối, nhưng vô cùng ngạc nhiên, khi nghe câu:
- Chúng tôi đồng ý Ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng !
Bấy giờ, tôi cảm thấy mình bị “kẹt” vì câu nói bâng quơ, vì tôi
chắc chắn không khi nào Ông Diệm nhận lời.
- Tôi biết Ông Diệm sẽ từ chối…
- Xin bệ hạ hãy cố gắng vì tiền đồ của đất nước, vì chỉ có ông
Diệm mới đủ khả năng và đảm lược, để đương đầu với Cộng sản Bắc
Việt.
Tôi suy nghĩ vẫn không biết làm cách nào để mời cho được Ông
Diệm, nhưng tôi muốn cho mọi người cần được an lòng:
- Mời Ông Diệm khó vô cùng, nhưng tôi sẽ cố gắng.
…
Tôi gọi điện lên Tu viện Citeaux cả thảy bốn lần, nhưng Ông Diệm
không tiếp điện, tôi cầu cứu bà Nam Phương, vì tôi biết Ông Diệm
rất nể bà này. Qủa nhiên, đúng như tôi nghĩ, Ông Diệm tiếp điện
bà Nam Phương, nhưng một mực từ chối về Việt Nam làm Thủ tướng.
Thấy không gì lay chuyển được ý chí cương quyết của ông; sau
cùng bà Nam phương nói:
-Thôi tôi không đề cập đến việc Quốc trưởng có ý muốn mời ông về
làm Thủ tướng nữa, mà chỉ xin Ông, vì nể tình vợ chồng tôi, cho
vợ chồng tôi được gặp mặt ông một lần. (khi tôi đến tìm anh Bùi
Tường Minh, Chánh văn phòng của Đúc vua vào năm 1969, và may mắn
được gặp ngài, tôi vô cùng ngạc nhiên khi Đức Vua bảo tôi vào
phóng khách, kéo tay tôi ngồi cùng ghế sofa với ngài, lấy nước
mời tôi và bảo tôi gọi ngài là Bác (chú thích của người viêt bài
này).
Lúc đầu, Ông Diệm không chịu đến Cannes, nhưng sau đó, tôi không
nhớ bà Nam Phương nói gì với ông Diệm, mà ông Diệm đến đúng ngày
hẹn.
Bà Nam Phương và tôi vui vẻ tiếp ông Diệm và cả ba chúng tôi mãi
miết kể lại những kỷ niệm xưa… từ lúc tôi vừa về chấp chánh lần
đầu năm 1932… Rồi từ chuyện này, chúng tôi kéo sang chuyện khác
và làm như vô tình, tôi cũng nói một cách bang quơ:
- Khi nào Quốc Gia hữu sự, thì tôi lại cần đến Ông.
Và tôi lén nhìn ông, để xem ông có phản ứng như thế nào. Ông
Diệm có vẻ cảm động nhiều, nhưng không nói gì… Được bước đầu,
tôi từ từ đi vào lãnh vực các vấn đề tôn giáo (tôi biết ông Diệm
là một tín đồ Thiên Chúa Giáo hết sức ngoan đạo), kinh tế, văn
hóa, xã hội… Và cuối cùng về Cộng sản và về những phương cách để
chống Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam. Ông Ngô Đình Diệm
hăng say trình bày ý kiến. Và tôi kết luận:
-Không có gì hay hơn những gì Bác đề ra… nhưng… vấn đề là ai sẽ
là người đủ khả năng và đủ đức hy sinh để đứng ra thực hiện
những điều đó ?
Ông Ngô Đình Diệm im lặng không trả lời, nhưng tôi có cảm giác
ông Diệm hiểu tôi muốn gì… Hồi lâu, ông nói:
- Thưa hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi phải phụ lòng của
hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi xin trình ngài là sau nhiều
năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu...
- Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến
lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của
mình. Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông Diệm có vẻ do dự:
- Còn bọn Pháp ?
Tôi đối phó với họ!
-Hoàng thượng sẽ cho tôi thời gian bao lâu ?
-Ông được toàn quyền hành xử, khỏi cần hỏi ý kiến tôi trước, và
thời gian vô hạn định cho đến khi Ông cảm thấy đánh bại Cộng sản
Bắc Việt, trong mưu toan xâm lăng Miền Nam.
- Hoàng thượng hứa chắc ?
- Tôi xin cam kết như vậy!
- Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng
mà Ngài trao phó.
Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có
cây thánh giá. Trước thánh giá tôi nói với Ông:
- Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ
vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để
chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp
nữa.
Ông Diệm đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên
Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào: “Tôi xin thề.”
……….
Ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam nhậm chức, Pháp lồng lộn, tức
giận. Ông Georges Bidault và một viên chức bộ Ngoại giao (trước
kia lãnh đạo bộ thuộc địa) đến gặp tôi và đã không tiếc lời
trách móc tôi. Lúc quá nóng giận, ông đánh giá việc tôi mời ông
Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng, là “có ý đồ chống Pháp, vô trách
nhiệm và có ý phản bội”.
Tôi trả lời như sau:
-
Ông Diệm là người duy nhất đủ khả năng, để không cho Cộng Sản
bắc Việt xâm chiếm Miền Nam !
Tôi cứ tưởng nói như thế, thì Georges Bidault “thông cảm” hơn…
nhưng, câu nói tiếp theo của ông ta, đã làm tôi choáng váng:
- Thà là Cộng sản Bắc Việt chứ không là Ngô Đình Diệm !
…………….
Muốn biết thêm về việc “Ông Diệm truất phế Bảo Bại” như người ta
thường nói, tôi, người viết bài này hỏi:
- Bác nghĩ sao về việc Ông Diệm “truất phế”?
- Lúc sự việc vừa xẩy ra, tôi rất giận ông Diệm và lên án ông ấy
là một “kẻ bất trung, phản bội” như lời kết án của những người
chung quanh tôi. Nhưng, sau khi đã điều tra kỹ, thì tôi được
biết những Tướng lãnh phía Ông Diệm (khi ấy, ông Diệm còn đang
bị các ông này hoàn toàn chi phối) áp lực, Ông Diệm phải làm như
thế với lý luận rằng Ông Diệm phải hoàn toàn độc lập đối với tôi,
thì mới làm được việc: Nếu Ông Ngô Đình Diệm còn dính dáng đến
tôi, thì còn gặp rắc rối từ phía người Pháp, vì họ cho tôi là
người “Pháp bảo gì làm nấy”.
Bác nghĩ Ông Diệm làm như vậy, là đúng hay sai ?
- Sau khi đã biết rõ mọi “sự thực bên trong” của vấn đề, tôi cho
rằng Ông Ngô Đình Diệm làm như vậy là Đứng, và sở dĩ tôi phải
mời cho bằng được ông Ngô Đình Diệm, vì cần phải đối phó với
Cộng sản Bắc Việt, và những mưu đồ của chúng.
Cạnh đó, tôi vẫn không sao
quên được việc người Pháp luôn luôn xem Ông Ngô Đình Diệm là kẻ
thù, chứ không phải là Cộng sản Bắc Việt !
Do đó, tôi không còn coi việc tôi bị ông Ngô Đình Diệm “truất
phế” là một hành động “bất trung”, vì tôi khẳng định Ông Ngô
Đình Diệm là một Trung Thần !
Thoạt tiên, tôi có buồn phiền sao ông Diệm không bàn trước với
tôi, nhưng suy nghĩ kỹ, thì ông Diệm có hai lý do chính yếu:
- Bàn trước với tôi, vì sợ người Pháp hay vì Ông cho rằng tôi đã
bị “người Pháp mua chuộc”.
- Ông Diệm “giận” tôi, vì tôi đã không làm gì để giúp ông chống
lại phía Tướng Nguyễn văn Hinh + Bình Xuyên + Giáo phái … (khi
ấy, tôi phải ở thế “án binh bát động”, vì không làm gì được:
Tướng Hinh là Pháp !
- Vậy, khi bị “truất phế” Bác đã phản ứng như thế nào ?
Mặc dù bị đủ mọi thứ áp lực, chỉ trích từ phía người Pháp cũng
như từ phía những người “Bảo Hoàng”, tôi vẫn không có phản ứng
gì, vì tôi đồng tình với Ông Ngô Đình Diệm:
Phải Hy Sinh Tất Cả, nếu
muốn Tiêu Diệt cộng sản!
Và do việc Đức Vua Bảo Đại theo Thiên Chúa Giáo, với Tên Thánh
Gioan Baotixita là Tên Thánh của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm,
tôi dám khẳng định rằng: không còn gì khúc mắc gì giữa hai nhân
vật chống Cộng hàng đầu của Việt Nam là Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố
tổng Thống Ngô Đình Diệm.