Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Voltaire Gazmin nói việc Trung Quốc từ chối tham gia vào thủ tục phán xét của ṭa trọng tài quốc tế đối với Biển Tây Philippines (Biển Đông) trong tranh chấp lănh thổ là bước đi có lợi cho Philippines.
Ông Gazmin nói quyết định của Trung Quốc sẽ đưa ra câu hỏi tại sao Bắc Kinh không muốn đối mặt với ṭa trọng tài.
"Sẽ thuận lợi cho chúng tôi nếu họ [Trung Quốc] không tham gia," ông Gazmin được báo Bấm The Philippine Star dẫn lời.
Ông Gazmin lưu ư rằng thủ tục phán xét của ṭa trọng tài sẽ vẫn được triển khai ngay cả khi Trung Quốc từ chối tham gia.
"Cho dù họ từ chối hoặc không, vụ việc sẽ vẫn được đưa ra phán xét ngay cả khi họ không tham gia", ông nói thêm.
Vào tháng trước, Philippines đưa vấn đề tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông ra một ṭa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UN).
Philippines tin rằng đường biên giới biển chín đoạn (c̣n gọi là "chữ U" hay "lưỡi ḅ") mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền là bất hợp pháp và hy vọng ṭa quốc tế sẽ tuyên bố rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền như vậy là trái với UNCLOS (Công ước của LHQ về Luật Biển).
Giải thích quyết định của chính phủ khi đưa vụ tranh chấp chủ quyền ra ṭa án của Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines đă thử gần như tất cả các biện pháp cho một giải pháp ḥa b́nh.
Ṭa án Luật biển
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Vào hôm thứ Ba, Trung Quốc Bấm từ chối tham gia thủ tục tố tụng quốc tế về việc giải quyết tranh chấp và khẳng định rằng tranh chấp này cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Ba 19/02, nói “Những ǵ phía Philippines đưa ra không chỉ vi phạm t́nh đồng thuận thiêng liêng trong bản Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) giữa các bên liên quan, mà c̣n bóp méo sự thật và có những cáo buộc sai lầm”.
Được biết bước tiếp theo của Philippines sẽ là việc chính phủ nước này yêu cầu ông Shunji Yana, Chủ tịch Ṭa án Luật Biển quốc tế (Itlos), ṭa án đă được lập ra và được ủng hộ, lập hội đồng trọng tài năm thành viên nhằm đưa ra phán quyết đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Được biết Philippines có 15 ngày sau khi Trung Quốc từ chối tham gia thủ tục tố tụng trọng tài để nộp đơn yêu cầu tới Chủ tịch Itlos.
Sau đó, ông Yanai có ít nhất 30 ngày để h́nh thành hội đồng trọng tài năm thành viên để xem xét việc Trung Quốc tuyên bố “bản đồ chín đoạn” tại Biển Tây Philippines.
Chính phủ Philippines đă đề cử Thẩm phán Rudiger Wolfrum, cựu chủ tịch Itlos vào hội đồng này, tức là hội đồng Itlos c̣n thiếu bốn ghế nữa.
Trong khi đó Nhật và Philippines vào hôm thứ Sáu 22/02 tái khẳng định hợp tác quốc pḥng, theo hăng thông tấn Kyodo.
Thỏa thuận về an ninh hàng hải bao gồm việc có đối đầu tại Băi cạn Scarborough ngoài khơi Philippines được hai phía bàn thảo trong sáu giờ hội đàm.
Thông cáo chung cho hay hai phía thống nhất quan điểm rằng các tranh chấp, kể cả tranh chấp tại Biển Đông Trung Quốc nơi Nhật và Trung Quốc có căng thẳng tại Điếu Ngư/Senkaku, phải được giải quyết một cách ḥa b́nh dựa trên luật quốc tế.
Nhật cũng bày tỏ ư định tiếp tục hỗ trợ cho Philippines năng lực pḥng vệ biển.
'Biện pháp ḥa b́nh'
Bộ trưởng ngoại giao VN nói về biển Đông
Ông Phạm B́nh Minh trả lời phỏng vấn của BBC về chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với tranh chấp trên Biển Đông.
Xét về lập trường của Việt Nam, một quan chức từ Ủy ban biên giới quốc gia Việt Nam, vốn cũng là một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Duy Chiến từng nói rằng ‘các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp’.
Ông Chiến cũng nhắc lại ‘lập trường nhất quán’ của Việt Nam là tranh chấp Biển Đông ‘phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982’.
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm B́nh Minh gần đây nói với BBC tiếng Việt rằng Việt Nam “mong muốn duy trì hòa bình, ổn định” trên Biển Đông.
Một nhóm các nhà lập pháp của Liên hiệp Âu châu thăm Philippines gần đây nói với giới chức nước này rằng Bắc Kinh nên tham gia quá tŕnh trọng tài quốc tế về phân xử tranh chấp biển đảo mà Manila đă đề xuất trước Liên Hợp quốc.
Trong khi đó Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được dẫn lời nói Mỹ hoàn toàn ủng hộ việc Philippines tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ tại tòa quốc tế.