KHỦNG HOẢNG SYRIA - 

Syria đồng ư đặt vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế

Thủ tướng Syria Wael al-Halki (giữa)
Thủ tướng Syria Wael al-Halki (giữa)
Reuters
RFI

Theo Reuters, hôm nay 10/09/2013, Thủ tướng Syria Wael al Halki khẳng định chính quyền Damas đồng ư với đề nghị của Matxcơva, đặt toàn bộ hệ thống vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế. Trả lời đài truyền h́nh Syria, Thủ tướng Wael al Halki tuyên bố biện pháp này sẽ cho phép « tránh được một cuộc tắm máu », với các biện pháp can thiệp bằng không quân của các nước Phương Tây để trả đũa cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damas khiến hàng trăm người thiệt mạng ngày 21/08.

Sáng kiến của Nga do Ngoại trưởng Serguei Lavrov đưa ra chiều tối qua, 09/09, gồm ba điểm : Syria chấp nhận quốc tế kiểm soát kho vũ khí hóa học, sau đó vũ khí này sẽ bị hủy và thứ ba là Damas chấp nhận tham gia Công ước cấm vũ khí hóa học.

Theo thông tấn xă Nga Interfax, Ngoại trưởng Syria Walid al Moualem cũng cho biết Damas chấp nhận đặt vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế, thể theo đề nghị của Nga. Ngoại trưởng Syria nói đă có một cuộc trao đổi « rất bổ ích » với Ngoại trưởng Nga về vấn đề này tối qua.

Hoa Kỳ và Pháp đón nhận một cách thận trọng đề nghị của Nga về quốc tế kiểm soát vũ khí hóa học Syria.

Theo Tổng thống Mỹ, chính đe dọa can thiệp quân sự của Mỹ buộc Nga phải đưa ra sáng kiến này. Ông Obama cho đây là một bước tiến, một sự phát triển "có tiềm năng tích cực", nhưng ông cũng e ngại đây có thể là thủ đoạn tŕ hoăn, giúp Damas có thêm thời gian.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cũng khẳng định là áp lực của phương Tây đă gặt hái thành công, thể hiện qua việc Nga đề nghị đặt kho vũ khí của Syria dưới sự giám sát của quốc tế. Trước đó, trên đài phát thanh Europe 1, Ngoại trưởng Fabius cho rằng, với đề nghị nói trên, Tổng thống Nga Putin đă tự vạch cho ḿnh một lối thoát. Ngoại trưởng Pháp tuyên bố đón nhận đề nghị của Nga với sự “quan tâm” và “thận trọng”. Trong cuộc họp báo hôm nay tại Paris, Ngoại trưởng Laurent Fabius thông báo là Pháp sẽ đệ tŕnh một dự thảo nghị quyết lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mang tính cưỡng chế thi hành, dự trù kiểm soát và tháo dỡ hoàn toàn các vũ khí hoá học của Syria. Nghị quyết này thể theo điều 7 Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cho phép sử dụng vũ lực trong trường hợp không thi hành đúng theo những yêu cầu của Liên Hiệp Quốc.

Thượng viện Mỹ soạn thảo một nghị quyết mới về Syria

Đề xuất bất ngờ của Nga khiến cục diện liên quan đến khả năng can thiệp quân sự của Hoa Kỳ thay đổi. Cuộc bỏ phiếu về khả năng tấn công trừng phạt Damas của Thượng viện Mỹ dự kiến vào ngày mai, thứ Tư 11/09, đột ngột bị hoăn lại. AFP, dẫn nguồn tin từ Thượng viện Mỹ, cho hay một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang thảo ra một dự thảo nghị quyết mới, có tính đến đề nghị mà Nga vừa đưa ra. Văn bản này sẽ ấn định một thời hạn cụ thể cho việc đặt hệ thống vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế. 

Nguồn tin từ Thượng viện Mỹ cho hay, "việc sử dụng vũ lực (...) sẽ chỉ được tiến hành nếu kế hoạch của Nga thất bại". Cũng theo nguồn tin này, Thượng viện Hoa Kỳ sẽ kêu gọi Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết với các điều kiện cụ thể nhằm giải giáp vũ khí hóa học của Damas, cùng "các hệ quả rơ ràng", nếu các điều kiện không được tuân thủ. 

Kiểm soát vũ khí hóa học Syria : LHQ đi theo đề xuất của Nga

Tổng thư kư Ban Ki-Moon trong cuộc họp báo ở trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 09/09/2013
Tổng thư kư Ban Ki-Moon trong cuộc họp báo ở trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 09/09/2013
REUTERS
Đức Tâm

Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon nắm bắt ngay đề xuất của Nga đặt hệ vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế. Lănh đạo Liên Hiệp Quốc muốn tịch thu tất cả vũ khí hóa học của Syria rồi cho hủy toàn bộ. Ông cho biết sẽ tŕnh Hội Đồng Bảo An đề nghị này.

 
Từ New York, thông tín viên Karim Lebhour tường tŕnh :

« Ông Ban Ki-Moon đề nghị lập các vùng an toàn tại Syria để tập hợp các kho vũ khí hóa học vào đây, dưới sự kiểm soát của chuyên gia Liên Hiệp Quốc và sau đó, tiêu hủy các vũ khí này.

Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc muốn chính thức đệ tŕnh đề xuất này ra Hội Đồng Bảo An nhân dịp chuyển giao báo cáo của các thanh tra về cuộc tấn công ngày 21/08 ở ngoại ô Damas. Ông nói : Tôi chắc chắn rằng cộng đồng quốc tế có thể hành động rất nhanh nhằm bảo đảm là các kho vũ khí sẽ bị tiêu hủy, thế nhưng, trước tiên, Syria phải đồng ư làm việc này.

Về mặt ngoại giao, đề nghị này có thể góp phần làm giảm các căng thẳng về nguy cơ Mỹ tấn công Syria, thế nhưng, việc tiêu hủy hệ thống vũ khí hóa học của Syria đặt ra nhiều vấn đề, trước tiên là việc bảo đảm an ninh. Cách đây không lâu, trong đợt công tác tại Syria, các thanh tra Liên Hiệp Quốc đă chờ đợi nhiều ngày th́ mới có thể đi đến vùng ngoại ô Damas, cách khách sạn của họ có vài cây số ».

 

Vũ khí hóa học Syria : Obama ủng hộ đề nghị của Nga nhưng thận trọng

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
REUTERS/Kevin Lamarque
Đức Tâm

Tổng thống Mỹ Barack Obama không bác bỏ đề xuất của Nga đặt hệ thống vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế. Nhưng ông giữ thái độ thận trọng. Phát biểu trên các đài truyền h́nh Mỹ ngày hôm qua, 09/09/2013, ông Obama cho đây là một bước tiến, một sự phát triển tiềm tàng tích cực. Quốc hội lưỡng viện bắt đầu thảo luận về việc có nên tấn công Syria hay không, trong khi đó, Thượng viện hoăn bỏ phiếu, vốn dự kiến vào ngày 11/09.

 
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Marie Capomaccio tường tŕnh :

« Vào lúc này, lập trường của Barack Obama vẫn chưa hoàn toàn dứt khoát : Ông cho rằng đề xuất của Nga là đáng quan tâm và có thể coi đây là một bước tiến, cho dù không nên giảm áp lực đối với Damas. Tổng thống Mỹ giải thích : "Chúng tôi nghĩ rằng đề nghị này là nghiêm túc, nhưng tôi cũng phải lưu ư các vị là cho đến nay, chúng tôi không nhận thấy một cử chỉ nào như vậy cả. Có thể đây là một bước tiến, một bước đột phá, nhưng chúng tôi cần theo dơi sát điều này bởi v́ chúng tôi không muốn thấy đây là một thủ đoạn kéo dài thời gian, tránh né áp lực của chúng ta đối với Syria vào lúc này. Chúng ta cần duy tŕ áp lực và chính v́ điều này mà tôi sẽ nói chuyện với quốc dân vào ngày mai, để giải thích v́ sao tôi nghĩ rằng tất cả những điều này lại quan trọng đến như vậy".

Theo Tổng thống Mỹ, chính mối đe dọa can thiệp quân sự của Mỹ đă buộc Matxcơva phải đưa ra sáng kiến này, nhưng ông e ngại đó là thủ đoạn tŕ hoăn, một phương tiện để Damas có thêm thời gian. Barack Obama duy tŕ kế hoạch nói chuyện với quốc dân vào tối nay. Thông điệp sẽ được người dân Mỹ chú ư theo dơi, nhất là các dân biểu Hoa Kỳ, bởi v́ từ hôm qua, họ đă sẵn sàng thảo luận nhằm cho phép Tổng thống Obama tấn công Syria hay không.

Một số dân biểu Mỹ hy vọng có thể tránh phải có lập trường ủng hộ hay chống cuộc tấn công Syria. Do vậy, nhiều người cho rằng đề xuất của Nga được đưa ra đúng lúc. Đề xuất này sẽ cho phép những dân biểu c̣n lưỡng lự không cần phải tỏ rơ lập trường của ḿnh. Thế nhưng, không rơ là liệu Barack Obama có chờ đợi bằng chứng về thiện chí của Syria hay không, trước khi đưa ra các quyết định, bởi v́ trên thực địa, mọi việc có thể rất phức tạp.

Trong mọi trường hợp tại Washington, chiến dịch vận động hành lang vẫn tiếp tục. Phó Tổng thống Joe Biden có một cuộc họp với các dân biểu có gốc cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha, sau đó, trong ngày hôm nay, ông có một cuộc gặp khác với nhóm ủng hộ Israel. Bà Susan Rice, cố vấn của Tổng thống có nhiệm vụ thuyết phục các dân biểu có gốc cộng đồng Châu Phi. Cuối cùng, vào trưa nay, ông Barack Obama họp kín với các Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, đảng chiếm đa số tại Thượng viện, trước khi nói chuyện với quốc dân vào tối nay.

Đề xuất của Nga bao gồm ba điểm :

Chấp nhận đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế, sau đó phá hủy kho vũ khí này và cuối cùng, Matxcơva kêu gọi Damas tham gia Tổ chức cấm vũ khí hóa học, bởi v́ Syria là một trong số rất ít nước trên thế giới chưa tham gia định chế này.

Sáng kiến của Nga do Ngoại trưởng Serguei Lavrov đưa ra vào chiều tối ngày hôm qua, 09/09/2013, trong một cuộc họp báo không được dự kiến trước. Theo nhật báo Kommersant, dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga, th́ ư tưởng này đă được đưa ra và áp đặt trong cuộc gặp tại Matxcơva - được đánh giá là có kết quả - giữa Ngoại trưởng Lavrov và đồng nhiệm Syria, và đặc biệt là sau phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Luân Đôn. Ngoại trưởng Mỹ đă khẳng định rằng chế độ Damas có thể tránh được một cuộc can thiệp quân sự từ bên ngoài vào qua việc đặt hệ thống vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế. Không cần chờ đợi xem phải chăng đây là một tuyên bố hay chỉ là cách lập luận hùng biện của ông Kerry, Ngoại trưởng Nga nắm bắt ngay lấy cơ hội này.

Tổng thống Mỹ kiên quyết t́m đèn xanh của Quốc hội cho chiến dịch Syria

Barack Obama (trái) trong một cuộc phỏng vấn của "Fox News Sunday", Washington, 09/09/2013
Barack Obama (trái) trong một cuộc phỏng vấn của "Fox News Sunday", Washington, 09/09/2013
Reuters/Pete Souza
Mai Vân

Bất chấp đề nghị của Nga muốn đặt vũ khí hóa học Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế, Tổng thống Barack Obama - dù đánh giá đó là một bước tiến – vẫn tỏ vẻ không lùi bước trong chủ trương tấn công ‘hạn chế’ Syria khi trả lời các đài truyền h́nh vào hôm qua 09/09/2013. Phát biểu tại Nhà Trắng hôm nay, chắc chắn ông sẽ lập lại quyết tâm và cố thuyết phục cho quan điểm của ḿnh, thúc giục Quốc hội bật đèn xanh.

 
Ông Obama và êkíp của ḿnh ra sức vận động các nghị sĩ thuộc các nhóm khác nhau : Từ cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha cho đến Châu Phi. Tổng thống Mỹ cũng đích thân đến Quốc hội vào hôm nay để thuyết phục.

Tuy nhiên với đa số dân Mỹ (60%) chống đối việc Mỹ can thiệp, Quốc hội vô cùng thận trọng, ông Obama sẽ phải rất vất vả. Nhà báo Phạm Trần phân tích từ Washington.

Pháp nói cần duy trì đe dọa Syria

BBC 16/9/2013

Tổng thống Hollande là một trong những người lên án Assad mạnh mẽ nhất

Tổng thống Francois Hollande đã gọi thỏa thuận Mỹ-Nga về giải giáp vũ khí hóa học của Syria là ‘một bước quan trọng’ để hướng đến mục tiêu lớn hơn là một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến ở nước này.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Hollande nói: “Lựa chọn quân sự vẫn còn đó, nếu không sẽ không có sức ép.”

Ông cũng cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ đồng ý bỏ phiếu cho một nghị quyết mới về Syria vào cuối tuần này.

‘Quá cứng rắn’

Vào thứ Hai ngày 16/9, ông sẽ tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Paris để bàn bạc về vấn đề này.

Ông nói nếu Damascus không tuân theo thỏa thuận thì các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng để ép Syria phải dẹp bỏ hoặc bàn giao kho vũ khí hóa học của họ.

“Cần phải có đe dọa trừng phạt nếu như thỏa thuận và các mục tiêu đề ra trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thực hiện,” ông nói thêm.

“Tuy nhiên bước kế tiếp là phải tìm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria.”

Thứ Hai 16/9, Tổng thống Hollande và Ngoại trưởng Laurent Fabius sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Anh William Hague để thảo luận về ngôn từ trong bản dự thảo nghị quyết mới của Liên Hiệp Quốc.

Phóng viên BBC Christian Fraser ở Paris nhận xét rằng Pháp có lập trường cứng rắn với Syria và phần đông dân Pháp cho rằng lập trường này quá diều hâu.

"Cần phải có đe dọa trừng phạt nếu như thỏa thuận và các mục tiêu đề ra trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thực hiện."

Tổng thống Pháp Francois Hollande

Chính phủ Pháp đã cam kết hậu thuẫn lực lượng đối lập của Syria và họ lo ngại rằng thỏa thuận Nga-Mỹ sẽ làm cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad mạnh thêm.

Tổng thống Pháp nói rằng ‘không có chỗ cho Assad trong tương lai của Syria’ – ‘không có chỗ cho ông ta và không có chỗ cho những kẻ thánh chiến’.

Phóng viên Fraser cho rằng việc ông Holllande không loại trừ tấn công Syria – một khả năng dường như vẫn để mở – là những lời lẽ rất quyết liệt.

Tuy nhiên chưa rõ liệu quan điểm này có được thể hiện trong nghị quyết của Liên Hiệp Quốc hay không một khi nó được thông qua.

Trước đó Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng hoan nghênh thỏa thuận vừa đạt được là ‘nền tảng’ có thể giúp đạt được một giải pháp chính trị chung cuộc cho cuộc nội chiến ở Syria vốn đã cướp đi sinh mạng của cả trăm ngàn người trong vòng hai năm qua.

Ông nói nhờ vào thỏa thuận này mà giờ đây nước Mỹ có thể làm tốt hơn công việc ngăn chặn Tổng thống Assad sử dụng khí độc một lần nữa.

Sau khi được soạn thảo ở Paris, bản nghị quyết này sẽ được đưa đến Moscow để Tổng thống Nga Vladimir Putin xem qua.

Nga và Trung Quốc đã liên tục phong tỏa các nghị quyết nhằm trừng phạt Tổng thống Assad ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Hôm Chủ nhật ngày 15/9, Liên minh Quốc gia Syria, nhóm đối lập chính ở Syria, ra tuyên bố yêu cầu lệnh cấm vũ khí hóa học cần được mở rộng ra đối với các tên lửa đạn đạo và không lực mà Chính phủ Syria dùng để tấn công các khu dân cư.

Syria 'mừng' v́ thỏa thuận Mỹ-Nga

Cập nhật: 15:18 GMT - chủ nhật, 15 tháng 9, 2013
BBC

Một bộ trưởng Syria gọi thỏa thuận Mỹ - Nga nhằm loại bỏ vũ khí hóa học của Syria là “thắng lợi” giúp tránh chiến tranh.

Bộ trưởng Ḥa giải Dân tộc Ali Haidar nói với hăng tin Nga Ria Novosti: “Đó là thắng lợi cho Syria nhờ các người bạn Nga.”

Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu để tiết lộ chi tiết kế hoạch loại bỏ vũ khí hóa học của Syria.

Sau cuộc gặp, ông Kerry cảnh cáo Damascus: “Đe dọa dùng vũ lực là có thật.”

Syria có một trong những kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới, trong khi kế hoạch của Mỹ và Nga muốn loại bỏ toàn bộ kho này trước giữa năm 2014.

Thỏa thuận có được sau ba ngày họp giữa hai ngoại trưởng Mỹ và Nga ở Geneva.

Nó cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad một tuần để nộp chi tiết về kho vũ khí.

Kế hoạch cũng yêu cầu cho phép chuyên gia kiểm soát vũ khí được vào Syria và kiểm tra 45 địa điểm trước tháng 11.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh thỏa thuận giữa Mỹ và Nga về việc giải tỏa kho vũ khí hóa học của Syria trước thời hạn giữa năm 2014 và nói rằng đây là ‘một bước quan trọng’.

Tuy nhiên, ông cũng tỏ thái độ thận trọng rằng Mỹ mong muốn Syria ‘làm đúng theo những gì họ đã cam kết’.

Lạc quan thận trọng

Trong một tuyên bố của Nhà Trắng, Tổng thống Obama nói thỏa thuận Mỹ-Nga là một ‘bước đi quan trọng, cụ thể hướng tới mục đích đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế để cuối cùng đi đến phá hủy chúng’.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng mặc dù Mỹ vẫn tiếp tục làm việc với Nga, Anh, Pháp và Liên Hiệp Quốc cũng như các nước khác để đảm bảo rằng quá trình tiêu hủy hay dỡ bỏ vũ khí hóa học có thể kiểm chứng được nhưng sẽ có ‘hậu quả nếu chế độ Assad không tuân thủ’.

“Nếu các biện pháp ngoại giao thất bại thì Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng hành động,” ông nói.

Quân đội Mỹ đã xác nhận hôm thứ Bảy ngày 14/9 rằng Mỹ vẫn ở vị trí sẵn sàng tấn công vào Syria.

"Nếu các biện pháp ngoại giao thất bại thì Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng hành động."

Tổng thống Mỹ Barack Obama

Trong một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng họ chỉ có tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận này.

Cả hai vị ngoại trưởng đều nói rằng nếu Syria bất tuân thì Liên Hiệp Quốc sẽ ra nghị quyết trong khuôn khổ chương 7 và chương 8 của Hiến chương để cho phép dùng vũ lực.

Tuy nhiên, ngoại trưởng Nga đã sốt sắng nói rõ rằng vũ lực chỉ là giải pháp cuối cùng.

“Trong những phương cách đã được thỏa thuận này không có nhắc gì đến vũ lực cũng như các biện pháp trừng phạt tự động. Bất kỳ sự vi phạm nào cần phải được chứng minh một cách thuyết phục hoàn toàn trước Hội đồng Bảo an,” ông nói.

Mỹ và Nga đã cố gắng hết sức để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria

Cả Nga và Mỹ đều đồng ý rằng Chính phủ sở hữu 1.000 tấn chất độc hóa học và chất tiền chế vũ khí hóa học, một quan chức Mỹ cho biết.

Mỹ tin rằng số hóa chất này được cất giữ ở 45 địa điểm và tất cả đều do chính quyền kiểm soát.

Tuy nhiên Nga được cho rằng không đồng ý với số lượng địa điểm này cũng như việc toàn bộ kho vũ khí này là do Chính phủ Syria kiểm soát.

Thỏa thuận yêu cầu các cuộc thanh sát tại chỗ ban đầu phải được hoàn tất trước tháng 11. Tất cả các phương tiện sản xuất vũ khí hóa học cũng phải được phá hủy trước thời hạn này.

Còn trong nửa đầu năm 2014 tất cả vũ khí hóa học và phương tiện sản xuất phải bị triệt tiêu hoàn toàn.

Thắng lợi của Assad?

Pháp, Nga, Liên Hiệp Quốc và Nato đều hoan nghênh thỏa thuận này.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói đây là ‘một tiến bộ quan trọng’ trong khi Ngoại trưởng Anh William Hague phát biểu trong một thông cáo yêu cầu chế độ Assad phải tuân thủ thỏa thuận hoàn toàn.

"Cho dù thỏa thuận có đem lại điều gì đi nữa trong việc giảm nguy cơ vũ khí hóa học tiếp tục được sử dụng, rõ ràng cái giá của việc này là loại bỏ bất kỳ hành động nghiêm túc nào của Mỹ và phương Tây nhằm vào chế độ Assad. Đây là một thắng lợi lớn của ông ta và của những đồng minh Nga và Iran của ông ta."

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz

Tuy nhiên các phân tích gia thì lại chia rẽ về thỏa thuận này.

Ông Andrew Green, cựu đại sứ Anh tại Syria nhận định rằng mặc dù trên thực tế sẽ có nhiều khó khăn khi thực thi thỏa thuận này nhưng đây là vẫn là một tin ‘hết sức tốt lành’.

“Trước hết nó giúp tránh một hành động quân sự, ít nhất trong thời điểm hiện tại. Thứ hai nó thật sự loại bỏ khả năng chế độ Syria sử dụng vũ khí hóa học một lần nữa. Thứ ba và có lẽ quan trọng hơn, nó mở ra khả năng đối thoại và hợp tác với Nga,” ông nói.

Tuy nhiên, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz cùng với các Thượng ngị sỹ John McCain và Lindsay Graham của Đảng Cộng hòa thì tỏ ra nghi ngờ về thỏa thuận.

“Cho dù thỏa thuận có đem lại điều gì đi nữa trong việc giảm nguy cơ vũ khí hóa học tiếp tục được sử dụng, rõ ràng cái giá của việc này là loại bỏ bất kỳ hành động nghiêm túc nào của Mỹ và phương Tây nhằm vào chế độ Assad. Đây là một thắng lợi lớn của ông ta và của những đồng minh Nga và Iran của ông ta,” Wolfowitz nói.

Quân đội Syria Tự do của phe đối lập đã bác bỏ thỏa thuận và gọi đây là sáng kiến của Nga nhằm ‘câu giờ cho chế độ Assad’.

 

Mỹ và Nga đạt thỏa thuận về vũ khí Syria

Cập nhật: 08:55 GMT - thứ bảy, 14 tháng 9, 2013

Hoa Kỳ và Nga họp báo chung Syria tại Geneva.

Nga và Hoa Kỳ nhất trí rằng Syria phải hủy vũ khí hóa học vào giữa năm 2014 và sẽ dùng vũ lực nếu không tuân thủ.

Thỏa thuận này có nghĩa Syria phải cho thanh tra LHQ tới tất cả nơi có vũ khí hóa học trước khi hủy hoàn toàn vũ khí này.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đưa ra khuôn khổ sáu điểm theo đó Syria phải trao danh sách đầy đủ kho vũ khí trong ṿng một tuần.

Ông nói rằng thỏa thuận này có thể được thi hành theo một nghị quyết của LHQ theo đó cài thêm lệnh thanh trừng hoặc vũ lực nếu không tuân thủ.

Trong một cuộc họp báo chung với người tương nhiệm phía Nga Sergei Lavrov, ông Kerry kêu gọi chính phủ Assad thực hiện các cam kết mà họ đă tuyên bố.

Thỏa thuận được đưa ra giữa Hoa Kỳ và Nga không cho phép Syria 'có cửa nào để chơi game'.

Sáu điểm Ngoại trưởng Hoa Kỳ đưa ra

Số lượng và loại vũ khí hóa học phải được nhất trí và ''nhanh chóng'' đặt dưới sự kiểm soát quốc tế

Syria phải đệ tŕnh danh sách đầy đủ kho vũ khí trong ṿng một tuần

Thủ tục bất thường theo Công ước Vũ khí Hóa học sẽ cho phép "tiêu hủy vũ khí nhanh gọn''

Syria phải cho phép thanh tra ''tự do tiếp cận và tiếp cận ngay lập tức'' tất cả các địa điểm

Tất cả vũ khí hóa học phải bị tiêu hủy, bao gồm khả năng chuyển vũ khí đó ra khỏi lănh thổ Syria

LHQ sẽ hỗ trợ hậu cần, và việc tuân thủ sẽ được chiểu theo Chương VII của hiến chương LHQ

Ông Kerry và ông Lavrov nói rằng nếu Syria không tuân thủ th́ sẽ qua thủ tục thông qua một nghị quyết của LHQ theo Chương VII của hiến chương LHQ, cho phép sử dụng vũ lực.

Ông Kerry nói thanh tra sẽ phải tới hiện trường vào tháng 11, và rằng các kho vũ khi sẽ phải được di dời hoặc hủy bỏ vào giữa năm 2014.

Pháp, vốn là nước duy nhất sẵn sàng tham gia cùng Hoa Kỳ dùng vũ lực với Syria, đă hoanh nghênh thỏa thuận này.

Ngoại trưởng Laurent Fabius nói đây là một "bước tiến quan trọng".

Tuy nhiên giới lănh đạo phe quân đội chống Assad là tổ chức Free Syrian Army bác bỏ thỏa thuận này và cam kết tiếp tục giao tranh.

'Tội ác chống nhân loại'

Tổng Thư kư LHQ Ban Ki-moon trước đó tổng thống Syria đă "phạm tội ác chống nhân loại."

Tuy nhiên ông Ban không nói ai là thủ phạm vụ tấn công ngày 21/8 ở khu ngoại ô Ghouta của thủ đô Damascus bởi v́ điều này không nằm trong phạm vi của báo cáo.

Washington và các đồng minh cáo buộc chính phủ Syria đă giết chết hàng trăm người trong một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Ghouta, ngoại ô Damascus.

Chính phủ nước này đă phủ nhận mọi trách nhiệm và đổ tội cho quân nổi dậy.

Báo cáo của Liên Hiệp Quốc dự kiến đưa ra vào tuần tới sẽ xác nhận chắc chắn rằng vũ khí hóa học đă được sử dụng ở Syria hồi tháng trước, người đứng đầu tổ chức này cho biết.

Ông Ban nói kết quả điều tra của LHQ là ‘bằng chứng mạnh mẽ cho thấy vũ khí hóa học đă được sử dụng."

Ông Ban nói ai đứng sau vụ tấn công, nhưng nhấn mạnh rằng Tổng thống Bashar al-Assad đă "phạm nhiều tội ác chống nhân loại."

"Do đó, tôi chắc rằng sẽ phải xác định trách nhiệm thuộc về ai sau khi mọi thứ đă xong xuôi," ông nói.

Phóng viên BBC Nick Bryant nói ông Ban có vẻ như không nhận ra b́nh luận của ông tại Diễn đàn Phụ nữ Quốc tế đang được phát sóng trên truyền h́nh của Liên Hiệp Quốc.

Trưởng phái đoàn thanh tra vũ khí hóa học, ông Ake Sellstrom, xác nhận báo cáo đă xong.

"Mọi việc đă xong, tuy nhiên chừng nào công bố tùy vào tổng thư kư," ông nói.

Một quan chức ngoại giao cao cấp của Liên Hiệp Quốc nói với BBC rằng ông Ban sẽ tŕnh bày bản báo cáo trước Hội đồng Bảo an tại New York vào lúc 11 giờ ngày 16/9 theo giờ địa phương (tức 9 giờ tối cùng ngày giờ Việt Nam).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói nước này tin rằng mặc dù báo cáo của Liên Hiệp Quốc sẽ không nêu thủ phạm, nhưng sẽ "củng cố cho những ǵ chúng tôi đă nói trước đó" về vụ việc ở Ghouta.

Các nhà ngoại giao cho rằng mặc dù bản báo cáo này không nói rơ ai đứng sau vụ tấn công, nhưng những thông tin trong đó dựa trên mẫu đất, máu và nước tiểu, cũng như các cuộc phỏng vấn với các bác sỹ và nhân chứng, có thể cho biết ai chịu trách nhiệm.

'Đàm phán thực chất'

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gọi cuộc đối thoại với người đồng nhiệm phía Nga là "mang tính xây dựng"

Cuộc đàm phán ở Geneva chủ yếu xoay quanh kế hoạch của Nga đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế.

Syria đă đồng ư với đề xuất này và đă gửi đến Liên Hiệp Quốc hồ sơ đăng kư gia nhập Công ước Vũ khí Hóa học, vốn cấm sản xuất và sử dụng vũ khí hóa học.

Đề xuất này đă khiến Tổng thống Barack Obama tạm hoăn cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội về hành động quân sự trừng phạt Syria.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết thêm chi tiết về cuộc đàm phán: "Chúng tôi sẽ ở lại; có lẽ họ sẽ chốt lại các chi tiết trong đêm. Tôi không rơ ngày mai thế nào, nhưng họ sẽ làm việc suốt đêm."

Một quan chức chính phủ Mỹ nói với hăng tin Reuters rằng cuộc đàm phán đang ở "giai đoạn mấu chốt".

Ông Kery trước đó đă miêu tả cuộc đối thoại là "mang tính xây dựng" và Tổng thống Obama, sau cuộc gặp với hoàng thân Kuwait tại Nhà Trắng, cũng đă nói ông hy vọng nó sẽ "mang lại kết quả" .

"Tuy nhiên, tôi lặp những ǵ mà tôi đă nói rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần phải kiểm chứng được và thực thi được," ông Obama nói.

Các hoạt động ngoại giao sẽ tiếp tục diễn ra vào cuối tuần, với chuyến thăm Israel của Kerry vào Chủ nhật ngày 15/9.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague và người đồng cấp Pháp Laurent Fabius sẽ có cuộc gặp với ông Kerry ở Paris vào thứ Hai ngày 16/9.

Trước khi quay lại bàn đàm phán ở Geneva, hai ông Lavrov và Kerry cũng đă gặp đặc phái viên chung của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập về Syria là ông Lakhdar Brahimir.

Kerry cho biết họ dự kiến sẽ gặp một lần nữa bên lề Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng này để xác định ngày giờ cho hội nghị ḥa b́nh Syria vốn đă bị hoăn lâu nay.

Ông cũng nói cả Mỹ và Nga đều ‘hết sức mong muốn có một giải pháp thông qua đàm phán’ cho cuộc khủng hoảng tại Syria và rằng ông và Lavrov đang "làm việc hết sức để t́m kiếm điểm chung để làm được điều đó."

Lavrov nói ông hoan nghênh cơ hội để thảo luận về một "mục tiêu dài hạn" cho tiến tŕnh ḥa b́nh tại Syria, và giờ đây khi Syria đă gia nhập Công ước về Vũ khí Hóa học cần phải "đề ra một lộ tŕnh để đảm bảo rằng vấn đề này được giải quyết nhanh chóng, chuyên nghiệp, và càng sớm càng tốt."

Phóng viên BBC tại Geneva, James Robbins, nói có vẻ như hai vị ngoại trưởng đang làm việc với nhau rất tốt, tuy nhiên chỉ khi nào họ đồng y trên vấn đề vũ khí hóa học th́ mới có triển vọng khôi phục các cuộc đàm phán ḥa b́nh.

Nếu như cuộc đàm phán ở Geneva thành công, Mỹ hy vọng việc giải giáp vũ khí hóa học sẽ được đưa ra trong một nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

Tuy nhiên Nga vẫn xem bất kỳ nghị quyết nào cho phép hành động quân sự là không thể chấp nhận. Chính quyền ông Obama cũng đă đánh tín hiệu cho thấy sẵn sàng từ bỏ yêu cầu trừng phạt Syria trong nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Giới chức cấp cao tại Nhà Trắng nói Tổng thống Obama sẽ không yêu cầu nghị quyết Liên Hiệp Quốc bao gồm đe dọa vũ lực, điểm bế tắc chủ yếu với Nga.

Tuy nhiên, họ cũng nói rằng Mỹ vẫn có quyền sử dụng hành động quân sự mà không cần Liên Hiệp Quốc cho phép.

Hơn 100 ngh́n người đă thiệt mạng kể từ khi cuộc nổi dậy chống chính quyền Tổng thống Assad nổ ra hồi năm 2011. Hàng triệu người đă phải rời bỏ nhà cửa.