Cập nhật: 11:13
GMT - thứ tư, 13 tháng
11, 2013
Trung
Quốc, Nga, Ả rập
Saudi, Algeria và Việt
Nam đã được bầu vào
cơ quan theo dõi nhân
quyền của Liên Hiệp
Quốc (LHQ), bất chấp
những quan ngại về hồ
sơ nhân quyền của các
nước này.
Các nhóm vận động
đã lên án việc bầu
chọn các thành viên
mới này vào Hội
đồng Nhân quyền gồm
47 đại diện.
Tổ chức theo dõi
nhân quyền Human Rights
Watch nói một số tân
thành viên đã không
cho phép các giám
sát viên của LHQ vào
điều tra các vụ bị
cho là lạm dụng.
Đại hội đồng LHQ
hôm thứ Ba 12/11 đã
bầu tổng số 14 thành
viên mới tham gia Hội
đồng Nhân quyền đóng
tại Geneva.
'Cần giải thích'
Trung Quốc, Nga, Ả
rập Saudi, Việt Nam,
Algeria và Cuba được
bầu mà không vấp
phải cản trở nào,
nhưng các nhóm nhân
quyền nói đó là các
quốc gia mà chính
Hội đồng Nhân quyền
cần phải theo dõi.
Human Rights Watch,
đóng trụ sở tại New
York, đã nêu tên năm
quốc gia, gồm Trung
Quốc, Nga, Ả rập
Saudi, Việt Nam và
Algeria, là các nước
đã không cho các giám
sát viên nhân quyền
của LHQ vào điều tra.
"Những nước vốn
không cho các chuyên
gia của LHQ mà Hội
đồng Nhân quyền chỉ
định vào cần phải
giải thích rõ ràng,"
bà Peggy Hicks, giám
đốc pháp lý toàn
cầu của tổ chức này
nói.
Thế còn UN Watch,
một tổ chức thường
xuyên chỉ trích cách
hoạt động của LHQ,
cũng cáo buộc những
nước này là vi phạm
có hệ thống quyền
của công dân các nước
đó.
Trong chuyến thăm
Hoa Kỳ năm nay, Chủ
tịch Trương Tấn Sang và
Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đều cam kết tôn
trọng nhân quyền trong
đó có quyền chính trị và
bảo đảm thị trường kinh
tế tự do trong nỗ lực
vận động Hoa Kỳ đồng
ý để Việt Nam gia
nhập Hiệp định Thương
mại xuyên Thái Bình
Dương – TPP.
Với kết quả bầu
hôm 12/11, Việt Nam lần
đầu tiên vào Hội đồng
Nhân quyền của LHQ.
Phó Thủ Tướng kiêm Bộ
trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh long trọng
cam kết Việt Nam sẽ "thực
hiện tốt các nghĩa vụ và
cam kết của một quốc gia
thành viên Hội đồng Nhân
quyền và thành viên LHQ".
Các tân thành viên
sẽ tham gia Hội đồng
trong nhiệm kỳ ba năm,
bắt đầu từ 2014. Đây
là cơ quan chuyên theo
dõi tình trạng lạm
dụng nhân quyền trên
thế giới.
UN Watch đã ra lời
chỉ trích chung đối
với Hội đồng Nhân
quyền, cáo buộc cơ
quan này đã lặp đi
lặp lại việc phê
phán Israel trong lúc
lại không ra một nghị
quyết chỉ trích Trung
Quốc, Nga hay Ả rập
Saudi.
Hội đồng Nhân
quyền được thành lập
năm 2006 nhằm thay thế
Ủy hội Nhân quyền
của LHQ, vốn đã bị
mất uy tín rộng khắp.
Thế nhưng hội đồng
này đang đối diện
với những lời chỉ
trích tương tự như ủy
hội từng bị, với
việc bầu chọn các
nước có hồ sơ nhân
quyền đáng nghi vấn
vào làm thành viên.
Nam Sudan và Uruguay
đã không giành được
ghế trong cuộc bầu
chọn đầy cạnh tranh
để đại diện cho khối
các nước châu Phi.
Các khu vực khác
không có đua tranh.