Ban Tặng thế nào?

“Kết bạn với Mammon bất công” là một trong những từ ngữ bí nhiệm mà Chúa Giêsu đă nói. Rất nhiều người không hiểu được lời này. “Mammon” là một tiếng gốc gác Syria có nghĩa là tiền bạc, và thường đi kèm trong thành ngữ “Mammon bất công” bởi v́ loài người, như Chúa Giêsu nói, thường sử dụng tiền của để đeo đuổi những mục tiêu bất công và gian ác. Nếu như biết nói, hẳn tờ bạc ta đang bọc trong túi sẽ kể lại cho ta hay cuộc đời của nó, nào là người ta đă sử dụng nó ra sao, đă bán chác thế nào, đă dùng nó để gây nên những tội lỗi nào.v.v… Chúa dạy rằng người nào làm đầy tớ cho tiền bạc rồi sẽ có lúc thất bại. Thần chết nhắn với hết thảy người đời rằng: “Đă đến lúc ngươi không thể cúi lưng làm tôi đ̣i cho tiền tài được nữa, giờ chết của ngươi đă đến!” Và rơ ràng là tiền tài không thể mang theo qua thế giới bên kia được.

Vậy Chúa dạy ta sử dụng tiền bạc như thế nào? Hăy san sẻ tiền bạc cho kẻ túng thiếu, bởi lẽ hễ bạn cứu giúp họ qua cơn ngặt nghèo, ấy là bạn đă kết thân được với những người bạn sẵn ḷng giúp bạn rỗi linh hồn. Dĩ nhiên người ta chẳng thể dùng tiền để mua được nước thiên đàng, nhưng tiền bạc có thể giúp ta t́m được bạn hữu nâng đỡ ta khi ta thất bại. “Những ǵ các ngươi làm cho người anh em bé mọn nhất, ấy là các ngươi đă làm cho Ta”. Những kẻ được Ta đoái ḷng nhân từ thương xót hẳn sẽ cung xưng ra trước ngai phán xét rằng: “Thưa Chúa, đây chính là người chúng con đă nói đến. Người này thuở c̣n sinh thời vẫn ra tay giúp đỡ chúng con rất nhiều”.

Khi du lịch tới xứ nào, ta đều phải đổi tiền xứ ấy để dùng. Cũng vậy, ta phải đổi của cải đời này thành của cải thiêng liêng ở đời sau “không hề bị rỉ sét, mối mọt hay bị trộm cắp đi được”.

Thế những kẻ chẳng hề ra tay bố thí th́ sao? Họ có tâm lư là cóp nhặt càng nhiều của cải càng tốt. Họ quư báu từng xu một. Nhưng câu trả lời cho họ là mọi người đều được tạo dựng để hướng tới Đấng Vô Biên là Thiên Chúa. Thế mà chỉ v́ mù quáng bởi tội lỗi hoặc thiên kiến, lư trí họ đă thay Thiên Chúa bằng tiền của, mà họ cho là vô hạn. Họ càng lúc càng muốn có nhiều hơn, thay v́ muốn được sống cuộc đời bên Chúa. Người ta có vô số tóc trên đỉnh đầu, nhưng nhổ đi một sợi cũng đủ gây đau đớn. Một người dù giàu có ức triệu mà mất đi một xu, y cũng xót ruột lắm. Y biết rằng “ḿnh không thể đem theo tiền tài được” nên y chối nhận có đời sau.

Người Kitô hữu phải biết dùng tiền bạc để chuẩn bị cho đời sống ở thiên đàng. Có một phú hộ bảo người tớ gái hái hoa quả trong vườn đem biếu hàng xóm, để nhờ vậy mà kết thân với họ. Như thế, tiền tài (mà tiếng Anh là wealth) đă tỏ ra xứng hợp với nguyên ủy của nó, là sự an lạc (weal).

Có một câu chuyện về một phụ nữ giàu có sau khi chết bà được thánh Phêrô chỉ cho thấy ngôi dinh thự nguy nga của người tài xế của bà. Bà liền bảo “Ôi chao, nhà của y mà đồ sộ thế, chắc hẳn dinh cơ của con c̣n lộng lẫy ghê lắm!” Nhưng thánh Phêrô chỉ cho bà một cái cḥi xơ xác hơn và nói với bà: “Đó là nhà của bà”. Bà thốt lên: “Nhà như thế làm sao con ở được?” Thánh Phêrô trả lời: “Thưa bà, với những vật liệu bà đă gửi lên cho ta, ta dựng được cái cḥi như thế là khá lắm rồi đấy!”

Người ta dâng cúng rất nhiều tiền của, nhưng dùng tiền của để phục vụ linh hồn lại rất ít ỏi. Họ thường hiến tặng tiền của để tên tuổi ḿnh được gắn trên biển vàng bệnh viện, đại học… Người ít học lại thường đỡ đầu tiền bạc cho các thư viện để làm ra vẻ ta đây là người có học hành. Chúa dạy “Đừng để cho tay trái biết việc tay phải làm”. Như thế ta biết thêm nguyên tắc thứ hai này: khi cho tặng, ta phải có ư tốt lành. Nếu nhân danh Đức Kitô ta cho kẻ khác chỉ một cốc nước lă th́ cũng được Chúa thưởng cho gấp trăm lần.

Cách đây nhiều năm, nhân lễ Têrêxa, người ta mở cửa tu viện ḍng kín cho công chúng vào xem, nhiều người ṭ ṃ đổ xô vào để xem các nữ tu hiến ḿnh sống thinh lặng, chiêm niệm và đánh tội. Một người không hiểu ǵ về cuộc sống ḍng kín đă gọi một nữ tu trẻ đẹp và chỉ cho một ṭa nhà lộng lẫy bên kia đồi, và bảo rằng: “Này chị, nếu như có được ṭa nhà sang trọng đó, và có được cuộc sống an lạc, xa hoa, liệu chị có bỏ ḿnh để vào tu ḍng kín không?” Chị đáp: “Thưa ông, dinh cơ đó trước kia là của tôi đấy!”

Người ta đă bố thí rất nhiều một cách vô ích v́ họ không làm việc đó để phục vụ linh hồn. Thế gian cho rằng những ǵ cao cả nhất phải được sử dụng để được những ǵ hèn hạ nhất, ví dụ như dùng trí tuệ để tạo ra của cải dư dật. Người con của Chúa lại cho rằng những ǵ thấp hèn phải được sử dụng để phục vụ cho những ǵ cao cả, nghĩa là ta phải dùng tiền bạc để phục vụ Chân Lư, để an ủi kẻ hoạn nạn, cứu chữa người bệnh hoạn, để cứu vớt các linh hồn. Để trả lời cho câu nói: “Ngươi chẳng thể nào đem theo được”, ta có câu: “Được chứ, miễn là ngươi biết từ bỏ”. Như thế ngươi sẽ được thưởng công trong cuộc sống mai hậu.


 

VỀ VIỆC RỈ TAI

Thường t́nh từ thuở xa xưa đến nay, người ta cho rằng chỉ đàn bà mới ngồi lê đôi mách. Nhưng thực sự, cánh đàn ông cũng mắc phải chính tật xấu này mà họ gọi là “phê phán”.

Chúa đă từng phán “Đừng xét đoán tha nhân, để ngươi khỏi bị xét đoán”. “Xét đoán” ở đây nghĩa là đánh giá một cách đầy ác ư, bới lông t́m vết. Chỉ duy có Thiên Chúa mới biết rơ tâm hồn con người, c̣n người phàm chỉ thấy được vẻ bề ngoài. Ở nước Anh, các thẩm phán phải mang tóc giả khi luận xét hầu chứng tỏ cho thấy là họ không dùng ư riêng để phán xử. Điều này nói lên một sự thực là loài người ai cũng nghi ngờ hết. Họ cho rằng ngay cả các vị thông thái khôn ngoan nhất cũng không đáng được tin tưởng để phán định ai vô tội ai có tội.

Mỗi khi ta xét đoán tha nhân là ta xét đoán chính bản thân ta. Chúa dạy ta không được xét đoán để khỏi bị xét đoán. Và nhiều khi lời phê phán của ta đối với tha nhân chính là một lời kết án lỗi lầm chính bản thân ta. Khi người đàn bà gọi một bà khác là kẻ “lang chạ” hẳn bà đă biết được chuyện “mèo chuột” rồi. Sự ganh ghét là một thuộc tính của thói tự ti: ta ganh tỵ kẻ khác bởi v́ ta cảm thấy không bằng họ, và v́ rằng ta không thể nào vươn cho bằng họ được nên phải kéo họ xuống ngang hàng với ta cho được mới thôi. Khi phê b́nh người khác th́ cũng tương tự như thế.

Chúa dạy rằng kẻ nào nói xấu kẻ khác th́ mang tội nặng hơn chính kẻ bị họ nói xấu. “Cớ sao ngươi thấy được cọng rơm trong mắt anh em, c̣n cái xà to tướng trong mắt ngươi? Hỡi kẻ giả h́nh, hăy lấy cái xà khỏi mắt ngươi cái đă, đoạn ngươi mới thấy đường để nhặt cọng rơm khỏi mắt anh em ngươi!”

Khi cho rằng ḿnh có quyền phê phán tha nhân th́ ta đă kiêu ngạo rồi, ta đă bị “cái xà” che khuất mắt ta. Nói xấu kẻ khác th́ hoặc là ta đă đưa ḿnh lên cao, hoặc đă hạ thấp kẻ khác xuống… nhưng thường là cả hai. Bởi chưng kẻ ưa nói xấu thường thích đổ tội ḿnh phạm lên đầu kẻ khác. Người nói dối thường xuyên chắc chắn sẽ nổi giận hơn nhiều khi y phát hiện ra chính y bị kẻ khác dối gạt. Cũng vậy, kẻ ưa nói xấu hẳn tức tối ghê gớm khi hay nghe rằng đến lượt y bị kẻ khác nói xấu sau lưng. Chúa đă nhắc kẻ nói xấu nên suy nghĩ về việc lên án kẻ khác phạm tội. “Kẻ nào trong các ông không có tội, hăy ra tay ném đá trước đi!” Vậy rơ ràng là chỉ có ai vô tội mới có quyền kết tội. Nhưng kẻ vô tội bao giờ cũng muốn gánh lấy tội kẻ khác, coi sa ngă của người khác là của chính ḿnh. T́nh yêu không chỉ nh́n nhận tội lỗi mà c̣n dám chết để chuộc tội nữa.

Theo bản năng thường cảm thấy rằng nếu kẻ nào lợi dụng ta th́ chắc chắn y sai quấy. Và rồi ta sẽ la ó như thể sắp ra tay cắt cổ y vậy. Họ thường dùng nhiều cách để tự biện minh như “Ai mà chẳng có ḷng từ bi hỷ xả, nhưng…” hoặc “Dĩ nhiên, tôi không hề có ư phê phán, nhưng…” hay “Tôi không hề muốn phê b́nh ai cả, thế nhưng…” Những câu nói này càng được gọt dũa sắc sảo hơn nữa… và càng chứng tỏ rằng kẻ nói ra hoàn toàn có tâm lư đen tối “Ai yêu mến anh em, người ấy ở trong vùng ánh sáng. C̣n ai ghét bỏ anh em, kẻ ấy ở trong tăm tối”.

Thiên Chúa hứa ban cho kẻ không kết án một phần thưởng cao quí vô ngần: họ sẽ không bị phán xét khi đến trước ṭa Chúa. Mà dù cho họ có bị Thiên Chúa xét xử đi nữa th́ sự phán xét của Chúa cũng rất nhân từ, hơn loài người nhiều. Vua Đavid khi đă phạm tội, ông đă khôn ngoan chọn h́nh phạt do Chúa định đặt hơn là do loài người ấn định, bởi v́ Thiên Chúa bao giờ cũng nhân hậu hơn nhiều. Hết thảy chúng ta, nam cũng như nữ, đều không khôn ngoan đủ hoặc vô tội đủ để lên tiếng phê phán nhau. Và quyết định đúng đắn duy nhất về anh em khi thấy họ làm sai là ta nên chấp nhận và nói “Chúng ta hăy để cho Chúa phát xét họ”.
Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)