T̀NH YÊU ĐÍCH THỰC

Có hai loại t́nh yêu: yêu để thoả măn khoái lạc riêng ḿnh hoặc yêu v́ lợi ích kẻ khác; loại thứ nhất thuộc về t́nh yêu nhục thể, loại thứ hai thuộc về t́nh yêu thiêng liêng. T́nh yêu nhục thể th́ chỉ giúp ta biết được tha thể trong một giây phút được gọi là sinh học, c̣n t́nh yêu thiêng liêng th́ giúp ta biết được người kia mọi lúc. Trong t́nh yêu nhục thể, hạnh phúc riêng ḿnh thường được xem trọng hơn là lo lắng cho kẻ kia, c̣n trong t́nh yêu thiêng liêng th́ lo cho kẻ kia lại là cơ hội giúp ḿnh phụng sự.

Đă có thời gian, thế giới hiện đại này từng bị phỉnh gạt lừa dối khi gán cho t́nh yêu một ám ảnh mơ hồ nào đó nhan nhản trên các chương báo quảng cáo, phủ trùm lên các kỹ nghệ điện ảnh; các tay soạn kịch giật gân phải giải quyết các mối t́nh tay ba bằng cách cho một người tự sát, viết thành các tiểu thuyết bán thật chạy, mô tả t́nh yêu như là thứ hương quyến rũ mà các tay mơ không với tới được, là thứ tăng thêm “gia vị” cho tính hài hước của con người. Như thế t́nh yêu trở nên tầm thường đầy nhục cảm đến nỗi những kẻ thực sự yêu đương cũng hầu như ngại không dám dùng từ ngữ này. Giờ đây th́ t́nh yêu lại được sử dụng hầu như duy nhất để diễn tả “phái này”, “phái nọ” chứ không phải diễn tả một nhân vị: diễn tả những hạch nội tiết chứ không phải ư chí, và được tập trung vào sinh vật học chứ không phải nhân cách học! Ngay cả khi thứ t́nh yêu đó được nguỵ trang thành sự mê mẩn th́ chẳng qua chỉ là ước muốn gia tăng tính vị kỷ của riêng ḿnh mà thôi.

T́nh yêu nhân loại chỉ là phôi thai của t́nh yêu Thượng Đế. Người ta đă nhận thấy điều này manh nha từ Platon. Theo ông ta, mục đích của t́nh yêu là tạo nên bước khởi đầu giúp ta tiến đến tôn giáo. Platon mô tả thứ t́nh yêu dành cho những con người xinh đẹp được biến đổi thành thứ t́nh yêu dành cho các linh hồn tốt đẹp và rồi dành cho t́nh yêu công chính, yêu sự thiện và cuối cùng là yêu Thượng Đế, nguồn mạch của những thứ t́nh yêu đó. V́ thế, t́nh yêu nhục cảm chỉ là cây cầu chúng ta bước qua chứ không phải là trụ cột để ta dựa vào đó mà ngồi nghỉ; nó không phải là một phi trường mà là một phi cơ; nó phải luôn luôn dẫn ta đến một nơi chốn nào đó thẳng lên và cao hơn. Mọi thứ t́nh yêu nhục cảm đều khiếm khuyết cần được bổ túc kiện toàn cho sung măn, bởi v́ mọi t́nh yêu đều được ví như chuyến bay đi t́m Vĩnh Cửu. Nơi mọi h́nh thức t́nh yêu nhục cảm đều hàm ẩn lời mời gọi hướng tới t́nh yêu Thiên Chúa giống như mặt nước hồ phản chiếu ánh trăng. Chỉ có lư do duy nhất khiến con người yêu mến các tạo vật khác là bởi v́ t́nh yêu ấy có thể dẫn họ đến t́nh yêu đấng Tạo Hoá. Tựa như thực phẩm là để nuôi xác thân, xác thân để phục vụ linh hồn. Vật chất phục vụ tinh thần thế nào th́ xác thịt cũng phải hướng đến vĩnh cửu như thế. Đó là lư do tại sao người ta thường khám phá ngôn ngữ dành cho thần thánh ngay nơi ngôn ngữ t́nh yêu của con người chẳng hạn các từ như “Thờ phụng”, “Thiên thần”, “Tôn thờ”…

Đấng Cứu Thế đă không dập tắt các ngọn lửa hồng trong tim kiều nữ Mađalêna nhưng đă biến đổi các ngọn lửa ấy để chúng t́m được đối tượng mới để yêu thương. Lời tán dương Chúa dành cho người phụ nữ để dầu xức lên chân Đấng Cứu Thế của cô, nhắc cô luôn nhớ rằng t́nh yêu mà cô đă từng dành để t́m kiếm lạc thú cho riêng nó có thể biến đổi thành mối t́nh sẵn sàng chết cho kẻ ḿnh yêu. V́ lẽ đó Ngài đă bàn luận đến việc an táng Ngài ngay lúc mà trong tâm trí cô nàng bừng dậy niềm khát khao sống mănh liệt nhất.

Kế hoạch Thiên Chúa thường dùng là sử dụng t́nh yêu nhục thể làm bệ đá dẫn đến t́nh yêu Thiên Chúa, v́ thế nơi một tâm hồn biết sống điều độ th́ luôn luôn t́nh yêu nhục thể sẽ giảm dần theo thời gian để nhường bước cho t́nh yêu mang tính tôn giáo tăng lên. Đó là lư do tại sao trong các cuộc hôn nhân đích thực, đôi bạn sẽ ngày càng yêu mến Thiên Chúa hơn, điều này không có nghĩa là hai vợ chồng ít yêu nhau hơn mà chỉ có nghĩa là càng ngày họ càng yêu mến Chúa hơn. T́nh yêu chuyển đổi từ khoái cảm ngoại h́nh đến những chiều kích nhân vị sâu thẳm nhuốm đầy thần khí.

Ít mà thấy được điều ǵ đẹp hơn nỗi đam mê mà một người đàn ông dành cho một phụ nữ từng cưu mang bầy con cái của ông như là hiện thân của chính t́nh yêu hai người, được biến thành “nỗi đam mê sâu sắc, trầm b́nh, không hoen ố” mà anh ta dành cho Thiên Chúa…

Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)