TỰ CHẾ

 

Triết lư về việc tự biểu lộ ngày nay đă quá quen thuộc nên ít c̣n được người ta cất công t́m cách giải thích nữa. Tự lư giải chỉ đúng khi có nghĩa là hành động phù hợp theo lư trí và bản tính cao thượng; và sai khi hành động theo bản năng và bản tính thấp hèn. Người thợ săn tự giải đúng lư khi ông đi săn vào mùa săn bắn, nhưng thật là sai quấy nếu ông ta quay qua săn t́m gái đẹp. Những kẻ nào cho rằng ḿnh bao giờ cũng đúng và có quyền làm bất cứ điều ǵ ḿnh thích hẳn cho rằng tự chế đồng nghĩa với tự hủy. Thực ra, tự chế nghĩa là uốn nắn lại bản tính thấp hèn để vươn tới bản tính cao cả. Người nhạc sĩ vĩ cầm không phải là cố kéo đứt dây đàn khi ông ḥa một nốt nhạc cao vút, người thợ điêu khắc không hề phá hủy khối đá khi ông tạc tượng.

Khi cái tôi bị kẻ ngoài uốn nắn, đó là sự áp chế. Nhưng nếu nó được uốn nắn do ư chí bên trong đó là tự chế. Cả hai trường hợp đều nhằm trau dồi một nhân cách hoàn toàn hơn. Thiên Chúa không bao giờ cho phép gây đau khổ trừ khi có mục đích thanh luyện. Thánh Kinh c̣n đi xa hơn thế nữa cơ: “Thiên Chúa ra tay uốn nắn những ai Ngài yêu mến nhất”. Chàng yêu nàng, và chàng muốn nàng phải diện bộ cánh đẹp nhất; và nàng cũng vậy, nàng chọn lựa màu sắc và thời trang nào hợp gu với chàng nhất. Mọi mộng ước ích kỷ này đều xuất phát v́ muốn làm đẹp ḷng người ḿnh yêu. Thiên Chúa cũng thế, đôi lần Ngài mốn tước hết những ǵ trong cuộc sống ngăn cản ta hướng về trời cao.

Có khi cái chết của con cái là ư Chúa muốn bậc cha mẹ phải nh́n xa hơn cơi thế này. Khi người mục tử thấy rằng đồng cỏ dưới chân đồi đă cạn sạch và bầy cừu chẳng chịu leo lên đồng cỏ ở trên xanh tốt hơn, anh ta liền vác một con chiên đi lên triền núi và lập tức cả bầy liền theo chân anh. Chim ưng mẹ ép chim con phải bay bằng cách mổ dần tổ đi cho đến khi nào chim con rốt cuộc phải ĺa bỏ tổ ấm tạm thời mà bay đi. Thiên Chúa thỉnh thoảng cũng phải “quậy” kẻo con người cứ măi cho rằng thế gian này là nơi an toàn nhất.

Nhưng kỷ luật tiêu cực từ bên ngoài gây ra không cao cả bằng thứ kỷ luật tích cực từ bên trong. Không có một khuynh hướng xấu xa nào trong tâm hồn mà lại không bị kỷ luật rèn dũa. Có thể ví con người ta với một củ hành. Cái tôi bề ngoài có nhiều tầng lớp che chở, nhưng cái lơi khuất đàng sau đó chính là cái tôi thực sự. Khi con người biết từ khước, anh ta tước bỏ hết những ǵ giả tạo bề ngoài hầu đạt cho được nhân cách thực sự của ḿnh. Một trong những lư do khiến ít người biết Chúa là bởi họ không biết chính ḿnh. Họ sống trong một thế giới giả dối và không nhận ra được Nền Tảng Chân Lư.

Thế giới Tây phương bắt đầu tin tưởng sai lầm rằng nhân cách được xác định bởi những công tŕnh bên ngoài, và những ǵ con người suy tư và ước muốn bên trong chẳng quan trọng ǵ. Nhưng điều này có thể lại là một lối tránh né, v́ con người có thể lao vào công việc là để quên ḿnh đi, giống như kẻ nghiện ngập quên ḿnh trong cuộc say bí tỉ. Khi gặp rắc rối, kẻ vô kỷ luật đổ tội cho sự vật – như cầu thủ đá hỏng banh lại đổ thừa v́ đôi giày, người thợ vụng về làm hư bức tượng đổ tội cho cái đục cái búa. Thực ra cái lơi nằm ở chính trong cái tôi vị kỷ và lộn xộn.

Nếu có ai từ bỏ giàu sang, th́ giờ và sức lực cho kẻ khác nhưng lại không từ bỏ chính bản thân, kẻ đó thực sự chẳng từ bỏ ǵ cả. Nhưng ai đó có đạt được chút ít danh vọng phú quư và từ bỏ chính bản thân, kẻ ấy được tự do hơn cả. Khi Chúa phán bảo ta phải ghét bỏ ḿnh đi, không phải Ngài cho rằng ta có những đức tính Chúa không thích; mà là Ngài muốn chỉ đến tính ích kỷ đă ngăn cản không cho ta yêu mến Chúa. Không ǵ rơ ràng hơn lời của Gioan Tẩy giả áp dụng cho sự b́nh an nội tâm này: khi thấy Chúa Giêsu đang tiến đến, Gioan đă nói: “Ngài phải lớn lên, c̣n tôi phải nhỏ đi”.

 

TÍNH ĐÔN HẬU

Nhiều người sống rất đôn hậu trong gia đ́nh và sở làm, nhưng khi cầm tay lái ô tô lại trở nên cực kỳ thô lỗ và ích kỷ. Có lẽ là do ở trong nhà họ đă quá quen thuộc, c̣n trên xe hơi họ lại trở nên vô danh không sợ bị nhận mặt, tha hồ mà lộng hành. Sống tử tế đàng hoàng bởi v́ e ngại kẻ khác cho ḿnh thiếu tử tế th́ hẳn là chẳng tử tế đích thực. Đúng hơn, đó là một lối sống ích kỷ trá h́nh.

Từ ngữ kindness (sự tử tế, ḷng tốt) do chữ kindred, (bà con, họ hàng) mà ra. Và như thế nó bao hàm một thứ t́nh cảm đối với những người cùng máu mủ ruột thịt. Thoạt đầu, kindness được dùng để gọi t́nh cảm cha mẹ con cái và ngược lại. (Ta nên nhớ trong tiếng Đức, kind có nghĩa là đứa trẻ, con cái) Dần dà nó được mở rộng ra để chỉ t́nh cảm đối với bất cứ ai giống như thân thuộc máu mủ. Do đó sự lỗ măng nghĩa là trái tự nhiên.

Bởi v́ tử tế có liên quan đến yêu thương nên một người tử tế yêu mến kẻ khác không phải là v́ người này cho ḿnh cái ǵ cả, cũng không phải là để cầu mong kẻ khác tử tế lại với ḿnh, mà bởi v́ chính kẻ ấy đầy ḷng nhân hậu, thế thôi. Mà tại sao người ta khả ái? V́ Chúa đă tạo dựng như thế. Nếu ta là thú vật th́ chẳng ai đáng yêu cả.

Thiên Chúa đă dựng nên ta đáng yêu bởi v́ Ngài đă ban cho chúng ta T́nh Yêu của Ngài. Ta nhận ra kẻ khác đáng yêu bởi v́ ta có ḷng yêu thích họ. Nhưng để thực thi được như vậy ta phải tử tế đủ để có thể hài ḷng về anh em. Nếu thoạt đầu ta cho rằng phần lớn nhân loại đều là đểu cáng th́ hẳn ta sẽ t́m gặp vô vàn kẻ đểu cáng. Tuy nhiên nếu ta cho rằng mọi người đều dễ thương, dĩ nhiên ta sẽ gặp được nhiều người dễ thương. Ở một mức độ nào đó th́ thế giới này hiện hữu như ta nghĩ. Ta cho đi cái ǵ th́ sẽ nhận lại được điều ấy. Gieo gió th́ gặt băo, làm lành th́ được thiện, được yêu thương và hạnh phúc. Tha nhân là gương soi phản ánh h́nh ảnh nhân hậu của ta. Người đôn hậu chịu đựng sự khiếm khuyết của tha nhân, không hề phóng đại chấp nhất những điều vụn vặt và không soi mói vạch lá t́m sâu. Họ biết rằng con người ta không ai muốn rắc rối cả. Một trong những niềm vui vĩ đại nhất trên cơi đời này là yêu được kẻ không ai yêu cả. Do đó ta hăy bắt chước Cha trên trời hằng nh́n nhận hết thảy tạo vật đều đáng yêu. Điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta tỏ ra có cảm t́nh với người mù hơn là với kẻ điếc. Aristote đă có lần nhận xét như thế. Ông cho rằng thị giác có tính tâm linh nhất, và thính giác vật chất hơn cả. Chính v́ vậy mà chúng ta cảm thấy xúc động khi thấy những kẻ bị tổn thương về mặt tinh thần. Lối lư giải tâm lư này dĩ nhiên không nhằm biện minh cho nhu cầu phải tử tế với loại người này hơn loại người kia.

Ḷng tử tế đối với kẻ có tật nguyền sẽ trở thành sự cảm thông trắc ẩn muốn chia sớt nỗi đau với họ. Nó làm ta càng lúc chú ư đến kẻ tật nguyền và thôi thúc ta đi đến hành động gọi là bố thí, hoặc dấn thân phục vụ, chia sẻ thời giờ với họ. Người tử tế và trắc ẩn sẽ thu xếp được thời gian để đến với tha nhân.

Ngày nay nhiều nhà tâm lư đều biết rơ rằng những ǵ họ có thể làm được để giúp đỡ các kẻ hoạn nạn, ưu phiền là lắng tai nghe họ. Nếu bạn đoan chắc rằng bạn biết được nỗi khắc khoải của họ, ấy là bạn đă chữa lành cho họ được một nửa rồi. Ngay cả đối với kẻ thù, nếu ta thực ḷng không gay gắt với y, chắc chắn y cũng sẽ không nuôi thù hận với ta hoài. Mọi bất thường tâm linh đều có cội nguồn là sự ích kỷ, mọi hạnh phúc đều bám rễ trong ḷng nhân hậu. Nhưng để nhân hậu thực sự, ta phải nhận ra trong mỗi tha nhân đều có linh hồn bất diệt, đáng được Chúa yêu. Và ai nấy đều quư giá đáng trọng cả.

Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)