Hậu quả thứ nhất là
chúng ta sẽ không muốn
đón nhận t́nh yêu bởi v́
chúng ta xem sự quảng
đại và yêu thương kẻ
khác như là việc đáng
ghét chưa kể là đáng thù
nghịch. Chẳng bao giờ
chúng ta muốn nói với
bất cứ ai một điều ǵ
cho tử tế. Bởi v́ không
được yêu nên con người
cố gắng làm cho kẻ khác
cũng chẳng đáng yêu.
Tính tốt th́ bị tiêu trừ,
những động cơ đẹp nhất
bị kể như là tồi nhất,
người ta dần dà tin
tưởng và quảng bá sự nói
xấu lẫn nhau. Khi kẻ
khác biểu lộ ḷng tốt
với ḿnh th́ ḿnh lại
nghĩ “chắc họ cầu ḿnh
ǵ đây?” Ngay cả quà
tặng người ta biếu cho
cũng bị ngờ vực và những
lời kẻ khác khen ngợi
dầu chân thành nhất cũng
bị nghĩ là có hàm ư ǵ
xấu xa. Bởi v́ người ích
kỷ rất khốn khổ nên họ
t́m cách làm cho kẻ khác
cũng khốn khổ lây. Chẳng
bao giờ người ích kỷ
thấy được chính họ là
duyên cớ gây ra bất hạnh
cho chính họ. Ai đó mới
đáng trách chứ không
phải họ. “Sở dĩ tôi va
vào cái xe kia là v́
sáng nay tại buổi điểm
tâm anh đă làm cho tôi
bực ḿnh khi hỏi tôi về
số tiền c̣n lại trong
nhà băng. Tôi bị cảm
lạnh v́ anh đă không cho
tôi tấm áo lông chồn như
các bà vợ sĩ quan khác
thường mặc”.
Và rồi sự thiếu vắng
t́nh yêu sẽ mang lại nỗi
thống khổ phức tạp giống
như một nỗ lực bệnh hoạn
nhằm kiếm chút thương
hại, cảm thông khi t́nh
yêu thực sự đă tan biến
rồi. Bệnh “giả vờ” là
một trong những ngón
này. Bởi v́ khoẻ mạnh
th́ chẳng được ai thương
mến, người ta thường giả
vờ bị thương tích để hy
vọng sẽ được một ai đó
băng bó vết thương cho
ḿnh. Cái “đau” trong
tâm trí ở đây chính là
sự mất mát t́nh yêu. Cái
“đau” ấy chuyển di vào
trong thân xác và trở
nên bệnh tật. Giả như có
thể dùng lời nói phát ra
từ tim đen những kẻ như
thế th́ hẳn phải là
những lời sau đây: “Tôi
thực sự muốn khoẻ chứ.
Nhưng nếu tôi đau ốm th́
họ mới tỏ ra yêu thương
tôi”. Y hệt như các cơn
nhức đầu có thể phát
sinh do ư muốn trốn
tránh trách nhiệm, th́
bệnh tật cũng có thể
phát sinh từ ư muốn được
kẻ khác yêu thương. Điều
này đă xảy ra cho một số
người nằm giường đẩy
hằng bao nhiêu năm hoặc
liệt chân không bước đi
được. Cơn động đất ở San
Francisco cho thấy hơn
30 người trước đó hơn
suốt 20 năm trời không
bước bộ được, thế mà đă
đứng dậy và bước đi được
khi cơn động đất xảy ra.
Những kẻ này đúng ra bị
tàn tật về tâm trí chứ
nào phải về thể lư.
Một kiểu phản ứng khác
thường thấy xảy ra nơi
những người chấp nhận
ḿnh cần có t́nh yêu
nhưng lại nói là: “Kể từ
bây giờ, tôi quyết định
không cần đến t́nh yêu
thử xem!” Kết quả là
những người này khai
triển một thứ tinh thần
độc lập giả tạo, rồi dần
dà họ thường gây sự, đối
chọi mọi ư kiến, mọi gợi
ư mặc dù là tốt mấy đi
nữa, họ phát triển nơi
ḿnh bản năng chống đối
xă hội, chỗ có biển đề
cấm hút thuốc th́ họ lại
lấy thuốc ra hút, chỗ
cấm đậu xe th́ lại đem
xe đến đậu. Cứng cỏi,
thô lỗ, hơi tàn bạo và
hàm hồ nhiều khi chẳng
qua chỉ là biểu lộ của
sự trống trải thiếu vắng
t́nh yêu.
Rơ ràng là xă hội ngày
hôm nay nhấn mạnh nhiều
đến sự an toàn, nguyên
nhân chẳng qua chỉ v́
thiếu vắng t́nh yêu. Các
thế hệ trước người ta
từng ao ước hạnh phúc và
nhiều người đă từng sống
hạnh phúc trong mối dây
ràng buộc với gia đ́nh
và hôn nhân hoặc trong
ṿng tay tôn giáo. Giờ
đây sự bất an về gia
đ́nh do vấn đề ly dị gây
ra ngày càng gia tăng.
Phải đem lại cho t́nh
yêu hôn nhân sự vững bền
bằng cách liên tục kiếm
t́m sức mạnh và sự an
toàn là những sự hợp tổ
nho nhỏ dẫn đến hạnh
phúc. Người thương gia
cứ cắm đầu cắm cổ trong
công việc và thường lưu
lại trễ nơi pḥng làm
việc chứ không muốn về
nhà sớm có thể đôi khi
là để bù trừ cho sự
thiếu vắng t́nh yêu
trong gia đ́nh. Hiện vài
bác sĩ đang cho thấy một
số bệnh ngoài da có liên
quan đến các nguyên nhân
tâm trí. Người ta cho
rằng một số người sợ
phải “đương đầu với cuộc
sống” đến nỗi phát sinh
những vết chàm trên da.
“Tâm trí bị t́ ố” hiện
ra nơi “xác thân bị t́
ố”. Dù y học có bằng cớ
ǵ về quan điểm này đi
nữa, th́ quả thực chẳng
có một nhóm phụ nữ nào
xem ra có nước da giống
các nữ tu. Đa số nữ tu
chẳng bao giờ trông vào
gương, tuy thế họ có
được một vẻ đẹp khôn
sánh mà nhiều kẻ khác
không có, đó là vẻ đẹp
do nơi lương tâm tốt
lành và tâm hồn b́nh an.
Một phụ nữ biết đè nén
lỗi lầm và biết tự nhủ:
“Tôi là một con hủi về
mặt luân lư” th́ hẳn sẽ
chấm dứt được cơn bệnh
ngoài da một khi bà ta
đă hoà giải với chồng
ḿnh.
Chỉ có t́nh yêu mới chữa
lành được sự thiếu vắng
t́nh yêu. Người đáng yêu
th́ luôn luôn sẽ được
yêu và sẽ chẳng bao giờ
có t́nh yêu cho kẻ không
đáng yêu, trừ phi chúng
ta bắt đầu yêu thương họ
v́ Chúa. Như thế chúng
ta được mang trở về lại
với tôn giáo và về với
Thiên Chúa là Đấng mà
bản chất của Ngài được
Tân Ước định nghĩa:
“Thiên Chúa là T́nh Yêu”.
Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên
tác: Way to Happiness)