GIÀU SANG - QUYỀN LỰC
 

 
Thời trước, người ta ít nói đến “sống trên đời” cho bằng việc rỗi linh hồn. Họ không lưu tâm nhiều đến những vấn đề kinh tế, chính trị như chúng ta ngày nay. Họ chú tâm nhiều về những vấn đề luân lư, đạo giáo. Ngày nay, sức lôi cuốn của Trời Cao đă giảm bớt đối với nhiều người, và người ta quan tâm gắn bó với trần thế nhiều hơn. Khát vọng t́m kiếm Thiên Chúa đă và đang nhường chỗ cho khát vọng săn đuổi giàu sang, quyền lực. Thần tượng của thế kỷ này không phải là các thánh, mà là những kẻ đạt tới “đỉnh cao”.

Xoay quanh việc xác định tầm mức quan trọng cho các tiêu chuẩn thành công trên đời này, người ta có hai thái độ trái ngược nhau. Liệu có nên tôn sùng và t́m kiếm sự thành công, cho đó là điều thiện hảo nhất trong cuộc đời hay không? Hay ngược lại, phải kết án chuyện đó bởi v́ nó xấu xa? Những kẻ đầy tham vọng chấp nhận thái độ cực đoan đầu. Thái độ sau là của hai nhóm phản kháng: nhóm vô chính phủ - lên án mọi thứ quyền bính, và nhóm Cộng sản – phỉ báng mọi người giàu có.

Chỉ có một tiêu chuẩn đúng đắn và đầy đủ lư lẽ để đánh giá các quan điểm trên đây. Đó chính là cuộc đời của Chúa chúng ta. Những chuyện thuật lại trong Tin Mừng cho thấy rằng quyền lực và giàu sang đều là những lư tưởng và tham vọng chính đáng, nhưng chúng phải tuân theo một số qui định mà thế gian này thường không đếm xỉa ǵ đến. Những qui định này được mặc khải cho ta qua cuộc đời ẩn dật của Chúa Giêsu tại Nazareth. Đó là hai điều này: không ai có thể cầm giữ quyền bính nếu kẻ ấy không học biết vâng phục, như Đức Kitô hằng vâng phục cha mẹ ḿnh vậy. Và không ai có thể toạ hưởng giàu sang được nếu kẻ ấy không học biết cách từ bỏ nó, như Chúa đă làm, Ngài đă chọn cho ḿnh một nghề khởi đầu là nghề thợ mộc nghèo nàn.

Vậy th́, ở đây là Uy Quyền đă trở thành Hèn Kém, Chủ trở nên nô lệ, vị Chúa Tể trở nên kẻ phục vụ. Qui phục Chúa Cha là khúc dạo đầu cho các phép lạ và quyền lực kế tiếp. Và chúng ta cũng phải bắt chước như thế. Hết thảy mọi thứ quyền lực… chính trị, công nghệ, xă hội, kinh tế… đều phải qui phục Quyền Năng trên cao và phải khép ḿnh vào kế hoạch của Thiên Chúa trước đă, sau đó mới có thể chính đáng qui phục kẻ khác được. Quyền lực không phải được kiểm tra từ phía dưới, kiểu như thái độ thách thức vô chính phủ hoặc đảo chánh, mà chính nó phải biết tự giới hạn từ trên xuống. Quyền lực trần thế có quyền yêu cầu mọi người tuân phục chỉ khi nào biết vâng phục Đấng Toàn Năng trên cao. Quyền bính trần thế được tôn trọng khi phù hợp với ư muốn của Đấng Tạo Hoá. Kẻ cầm quyền chỉ được tôn phục khi họ biết tôn kính Thiên Chúa.

Với giàu sang cũng vậy: Chúa đă dạy ta rằng không ai trở nên giàu sang nếu họ không học biết từ bỏ nó. Những năm ẩn dật ở Nazareth không phải có ư nhắn nhủ ta phải tôn vinh sự nghèo khổ, cam chịu những điều kiện sống tồi tệ nhếch nhác, hoặc sống gian khổ trong cảnh đói rách bần hàn. Chúa chúng ta nghèo khó thật sự. Ngài lao động cật lực mới kiếm đủ ăn đủ mặc. Ngài là một thợ mộc nghèo nàn, nhưng Ngài cũng là một Thiên Chúa giàu sang, làm chủ cả thế giới. Ngài c̣n là vị Thiên Chúa quyền uy nhưng lại tự ḿnh trở nên hèn kém. Giàu sang và quyền uy tự bản thân của chúng đều không có ǵ xấu xa, bởi v́ chúng thuộc về Thiên Chúa.

Bởi thế người Cộng sản căm thù kẻ giàu có chỉ v́ họ giàu. Người Cộng sản không hề t́m thấy sự tán đồng của Kitô giáo trong việc đó. Không ai có quyền khinh miệt người giàu có, nếu cũng như Chúa, họ đă chứng tỏ rằng ḿnh không bị đam mê chiếm hữu ràng buộc… và như thế, họ cũng không muốn miệt thị ai cả. Cuộc sống đạm bạc ở Nazareth không phải là để lên án sự phú quư hoặc tôn vinh sự nghèo hèn: mà là minh hoạ cho học thuyết tuyệt diệu về việc từ bỏ. Các môn đệ theo Chúa Kitô, họ cũng dứt bỏ được của cải để t́m kiếm vinh quang Thiên Chúa, dù rằng sản nghiệp của họ chỉ vỏn vẹn một ít ngư thuyền và lưới đánh cá, và quí báu nhất là ư chí của họ.

Thiên Chúa không hề xúi kẻ nghèo chấp nhận sự nghèo đói, hay bảo ta phải đi t́m kiếm bần cùng. Ngài không tôn vinh người nghèo cũng như kẻ giàu. Nhưng Ngài đă khen ngợi người nghèo khó kia, kẻ đă một thời gian giàu sang, nay vui ḷng sống nghèo khổ… chính người nghèo, do sẵn sàng từ bỏ mọi sự, mà trở thành có mọi sự - kẻ nào không muốn ǵ cả, lại có tất cả. Bởi v́ Thiên Chúa không hề khuyên răn phải “từ bỏ” sự phú quư để được sự “hư không”; đúng hơn, Ngài thừa nhận việc đánh đổi sự phú quư để được giàu có lớn lao hơn trên Nước Trời. Ngài không bảo “Phúc cho kẻ nghèo” hay “Phúc cho kẻ giàu”. Ngài bảo “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó”.

Cuộc đời ẩn dật ở Nazareth không chỉ nói lên lư lẽ đơn giản về “thanh bần” hoặc “yếu hèn trong sự thánh thiện”; bản thân những điều này không phải là nhân đức theo nghĩa của đạo Công giáo. Bài học Nazareth dạy ta biết về sự giàu sang của những ai đạt tới tinh thần khó nghèo bằng sự từ bỏ và về quyền lực của những ai biết trở nên hèn kém để phục vụ anh em. Chúa của chúng ta là Đấng duy nhất từ xưa tới nay đă đồng hành với thế giới mà hết thảy những người, giàu hoặc nghèo, chủ hoặc tớ, mạnh mẽ hay yếu đuối đều được quyền gọi Ngài là Chúa, đều có quyền thành tâm gọi Ngài là đồng loại với ḿnh, Ngài là Người như ta.

 

MỌI VẬT ĐỀU VỀ PHE THIÊN CHÚA

Nếu đứng về phía Thiên Chúa, ta sẽ không ngă ḷng v́ phía mà ta đă chọn sẽ luôn luôn chiến thắng, không bao giờ bị chê cười. Thiên Chúa là Đấng chiến thắng, và sự dữ là kẻ chiến bại. Thực tại luôn luôn đứng về phía Thiên Chúa.

Sự dữ nhất thiết là bất ổn, bởi lẽ nó đi ngược lại bản chất của mọi vật. Mọi định luật về bản tính con người của ta thúc đẩy ta hướng về phía thánh thiện, tương tự như việc giữ ǵn sức khoẻ vậy. Nếu ta chăm sóc thân xác đúng cách, hợp vệ sinh, ắt chúng ta khoẻ mạnh. Nếu ta không tuân thủ, ắt sẽ đau ốm bệnh hoạn… và hẳn ít người sẽ chịu khó săn sóc thân thể nếu chưa từng bị trừng phạt và nhắc nhở do việc vi phạm cố ư các quy tắc vệ sinh gây nên.

Ta hoàn toàn tự do, có thể phá vỡ lề luật Thiên Chúa đă thiết lập, ở lănh vực này hoặc lănh vực khác. Nhưng ta sẽ không tránh né được sự trừng phạt do việc phá luật đó. Nhảy từ cửa sổ xuống đất không hề phá được luật hấp dẫn, nhưng liệu đấy, coi chừng mất mạng đó! Nên nhớ là bao giờ thiên nhiên cũng đứng về phía Thiên Chúa; nó có thể cưỡng lại ư muốn của ta, nhưng không khi nào chống lại Thiên Chúa. Và điều này cũng đúng như thế trong lănh vực luân lư lẫn vật lư.

Khi người ta phạm tội, Thiên Chúa không cần can dự ra tay trừng phạt, bởi lẽ ta không thể nào chống lại Thiên Chúa mà không tự chống lại ḿnh. Đó là bản chất con người được Thiên Chúa tạo ra như thế. Nếu ta phá vỡ qui luật tiết độ, ta sẽ bị nhức đầu. Thiên Chúa không phái cơn nhức đầu đó đến cho ta bằng một chiếu chỉ đặc biệt nào cả, Ngài đă thiết lập sẵn trong ta qui luật này: hễ làm điều xấu, sẽ nhận được hậu quả xấu xa. Thi sĩ Francis Thompson diễn tả rằng ngay cả các đồ vật cũng chống lại ta khi ta không dùng chúng đúng với mục đích của Chúa. Ông ta đă gọi các đồ vật đó là các “đầy tớ”:

“Tôi đă cám dỗ các đầy tới của Ngài,

Để rồi chỉ thấy tính kiên định của chúng phản lại tôi.

Bởi chúng trung thành với Ngài

Chúng hờ hững với tôi.

Ra chúng chân thật mà lại phản bội,

Chúng lừa dối mà lại chân thành”.

Khi thánh Phêrô chối Chúa, gà gáy làm ông đau khổ. Cả đến con gà cũng chống lại Phêrô. Thiên nhiên đứng về phe Thiên Chúa mà!

Khi ta chối bỏ lề luật luân lư, ta sẽ chịu đau khổ… Không hẳn v́ ta cố ư làm xấu cho bằng v́ ta đă thách thức một sức mạnh dũng lực hơn ta: đó là thực tại. Khi phạm tội, ta gây nên một hậu quả mà ta không định trước được; đối với các hành động thiện hảo th́ lại không gây ra các hậu quả đó. Ví dụ, nếu tôi dùng cây viết ch́ để viết, nó vô hại. Nhưng nếu tôi dùng nó để đục lon sữa ḅ, nó sẽ găy ngay thôi. Tôi đă dùng cây viết ch́ ngược với mục đích của nó, thế là tôi phá huỷ nó.

Nếu tôi sống với mục đích cao thượng hơn… phù hợp với chân lư và t́nh yêu… tôi sẽ hoàn thiện cuộc đời tôi. Nếu tôi chỉ biết sống theo bản năng thú vật, ắt tôi sẽ ê chề tựa như thể tôi dùng dao lam để gọt đá tảng vậy.

Sự dữ hằng tàn phá chính bản ngă ta. Nếu tôi sống đúng như tôi phải sống, tôi sống thành nhân. Nếu tôi sống tuỳ hứng, tôi trở thành thú vật, một con vật bất hạnh. Đây chẳng phải là kết quả do tôi xếp đặt, thế mà tôi vẫn không thể nào thoát khỏi được. Người ăn nhậu triền miên không hề có chủ tâm tàn huỷ sức khoẻ ḿnh; nhưng thực sự kẻ ấy đang cố huỷ diệt ḿnh. Kẻ tham mê ăn uống không kể ǵ đến bệnh tật về tiêu hoá, nhưng thực sự kẻ ấy sẽ mắc loại bệnh ấy. Tên ăn trộm không muốn bị bắt bỏ tù, nhưng rồi hắn sẽ vô tù.

Khi người lữ khách chối từ tuân theo các bảng chỉ dẫn đường đi, dĩ nhiên anh ta vẫn có thể tiếp tục dấn bước nhưng cuối cùng rồi sẽ thất vọng v́ không đến được đích. Sự vô trật tự là một ông thầy nghiêm khắc, chậm răi nhưng chắc chắn. Dân Tây Ban Nha có một câu tục ngữ “Ai phỉ nhổ Thiên Chúa là phỉ nhổ chính ḿnh”. Sự dữ có thể chiến thắng trong chốc lát. Trận đầu nó thắng đấy, nhưng kết cục nó sẽ thua.

Caesar đă xây dựng đường xá hầu đánh thắng, chinh phục toàn thế giới bằng quân sự, nhưng trên những con đường này, thánh Phêrô và Phaolô đă đi rao giảng Tin mừng. Bởi vậy, cuối thế kỷ này ta sẽ chứng kiến các nhà khoa học và triết gia sẽ lục lọi các giỏ rác trong các đại học hầu nhặt nhạnh những Chân lư thánh thiện mà thế kỷ 18 và 19 đă loại bỏ.


Bởi lẽ sự thiện th́ trường tồn, c̣n sự dữ th́ tiêu vong.

Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)