Luân Lư Kiểu Ách X́

 

Nhiều người ngày nay có tư tưởng thiển cận này: họ cho rằng hết thảy các hành động con người đều chỉ là phản xạ mà con người không thể nào kiểm soát được. Theo họ, một hành vi hào hiệp chẳng có ǵ đáng ca tụng, cũng như tội ác phạm phải cũng chỉ là do vô ư thức thôi, giống như người ta hắt hơi (ách x́) vậy! Loài người tin rằng họ bị “hoàn cảnh” bó buộc phải hành động, chẳng hề có tự do hoặc trách nhiệm ǵ về những việc thiện hoặc ác cả. Họ cho rằng ḿnh gây tội ác hoặc lỗi lầm là do thuở thiếu thời bị thiếu thốn khó khăn, hoặc bị “sốc” rồi trở nên “cá biệt” không thể tự điều chỉnh được.

Triết lư sống này đă thực sự hạ thấp phẩm giá con người. Nó lẫn lộn giữa hạnh kiểm con người với tập tính động vật. Nó bỏ qua những khía cạnh tâm linh của con người. Chính các năng lực tâm linh này khiến cho người ta cưỡng chống lại được hoặc ít ra là khước từ các xung động bản năng, bởi v́ họ đă chấp nhận một lư tưởng sống. Quan điểm sai lạc này về bản tính loài người mâu thuẫn với kinh nghiệm về lương tri của ta: bạn có quyền dẹp bỏ không tiếp tục đọc thêm những ḍng chữ này, hoặc gấp sách lại được chứ. Dĩ nhiên bạn chắc chắn với tôi điều này là bạn vẫn có quyền tự do làm chuyện này chuyện nọ trong ba phút tới đây chứ? Mỗi người chúng ta đều có quyền tự do lựa chọn hành động bất kỳ thời điểm nào trong đời ḿnh.

“Tôi không thể không làm như thế được”. Đây chính là cái cớ phân trần yếu kém và lăng xẹt nhất, nhưng những kẻ dối trá lại thường dùng tới nhất. “Ồ, nàng có hỏi tôi xem cái mũ nàng mới sắm có đẹp không, nhưng tôi chả dại ǵ nói thật cho nàng biết ư kiến của tôi”. Tại sao lại không chứ? Chân lư chẳng hề xúc xiểm ai cả khi người ta nói ra với ḷng thành thật và bác ái. “Tôi bị buộc phải làm như thế”, đó không phải là cái cớ phân bua có giá trị khi ta phạm lỗi, và nói dối th́ đă là một tội rồi.

Trong đời sống xă hội nếu nhận rằng con người hành xử v́ những “thế lực” mạnh hơn ư chí ḿnh th́ thật là nguy hiểm! Ngay cả giết người rồi cũng được cho là đúng nếu ai đó cho rằng phải gây chiến bởi v́ nhu cầu kinh tế đ̣i hỏi. Vào thời mà con người ta c̣n có đức tin, chẳng bao giờ có ai dám nói chiến tranh là điều cần thiết cả. Chiến tranh là do con người gây ra chứ chẳng phải là do kinh tế nào tạo ra cả. Và nên nhớ là con người ta có tự do quyết định lấy vận mạng ḿnh. Thánh Giacôbê đă nói: “Sự ǵ đă dẫn anh em tới chỗ căi cọ, đánh nhau? Tôi bảo cho anh em hay: đó chính là bởi những ham muốn hằng hoành hành nơi thân xác anh em. Anh em ham hố mà không được thỏa măn, bởi thế anh em giết nhau. Anh em ghen tương mà không toại nguyện, thế là anh em căi vă và đánh đấm nhau”.

Chiến tranh nguyên tử không hẳn sẽ xảy ra. Chính loài người quyết định nó có xảy ra hay không. Quả bom vô tri không phải là mối bận tâm của ta, chính sự tàn ác của con người mới là điều làm ta bận tâm. Một kho chứa khổng lồ bom đạn mà giao cho thánh Phanxicô Assi th́ cũng hoàn toàn vô hại như một bông hoa xinh tươi vậy. Nhưng nếu chỉ một quả bom thôi rơi vào tay một nhà độc tài điên cuồng th́ hẳn là một đại họa, nó có thể tiêu diệt cả một thành phố lớn như New York như đă từng xảy ra ở Hiroshima! Truyền thống Kitô giáo thường qui tội cho cá nhân khi họ cố t́nh lạm dụng sự tự do Thiên Chúa đă ban cho ḿnh. Các chính khách thời nay vẫn oang oang ca tụng tự do, nhưng là thứ tự do về mặt chính trị. Chẳng có vị nào hô hào thính giả, bảo cho họ biết rằng họ tự do đạo đức cả, rằng tội lỗi là do họ tự phạm lấy cả. Người ta chế nhạo thứ tự do đó: đôi lúc con người cũng phải “ách x́” chứ? Bởi đó, theo như các nhà tư tưởng lệch lạc th́ người ta phải phạm tội và chẳng ǵ ngăn ngừa họ khỏi phạm tội cả. Nỗ lực phủ nhận tự do này nếu cứ tiếp tục măi sẽ biến con người giống thú vật hơn.

Thứ luân lư kiểu “ách x́” này thường được những người hay tránh né tiếng nói lương tâm hồ hởi đón nhận. Họ khát khao và tin vào thứ triết lư cho phép họ được tha hồ tàn ác, dối trá và kiêu căng mà chẳng cảm thấy tội lỗi ǵ cả. Chính lương tâm và lương tri của họ bảo cho họ biết rằng họ đă làm sai, và họ phải chịu trách nhiệm. Để tránh né những lời nhắn nhủ “khó chịu” này, một số đă cố tâm hối lộ lương tâm ḿnh bằng những báo cáo xem ra có vẻ thỏa đáng hơn. Họ chế ra mộ thứ luân lư mới, được nhào nặn theo ư riêng họ miễn sao đánh giá họ là người tốt lành là được. Bởi chưng lương tâm chân chính làm họ không thoải mái, nên họ phải chế ra một lương tâm ngụy tạo để tự trấn an và vuốt ve họ.

Kẻ nào đă tạo ra thứ lương tâm mới lạ này, kẻ ấy tự biến ḿnh thành kẻ thù của Thiên Chúa, là Đấng có quyền phán xử đúng - sai. Khi họ làm được điều thiện nào đó, chẳng hạn như đóng góp từ thiện, th́ họ đ̣i phải nhận được giấy khen có đề tên ḿnh, đ̣i phải được đền đáp cả ch́ lẫn chài mới thôi. C̣n khi làm ác, y chỉ bảo “chẳng qua là hoàn cảnh bó buộc tôi” hoặc “hồi bé tôi rất khốn khổ nên không được dạy dỗ tới nơi tới chốn”. Những kẻ có lương tâm giả dối xem ra rất thành công - nhưng chỉ phù du. Ngay cả những nhà đạo đức kiểu “ách x́” cũng bị lương tâm cắn rứt, và Tiếng của Thiên Chúa làm họ khó chịu, áy náy. Ngài hằng kêu gọi họ mau chóng từ bỏ t́nh trạng nô lệ tự nguyện để bước vào sự tự do quang vinh của kẻ làm con Thiên Chúa.

 

SỰ G̀ LÀM TA B̀NH THƯỜNG

Nếu không có ư niệm thế nào là sống b́nh thường, ta chẳng thể nào biết được khi nào ḿnh bị đau ốm, què quặt trong đời sống tinh thần và thiêng liêng cả. Như thế, hiểu cho thấu đáo chuyện người ta “làm việc” và phải “làm việc” ra sao th́ ta mới mong làm chủ được bản thân và ngăn ngừa được các “chứng bất thường”.

Mỗi diễn tiến hành động của con người đều trải qua ba giai đoạn. Trước hết là suy nghĩ. Kế đến là rung động t́nh cảm, và sau cùng là ra tay hành động.

Tư tưởng bao giờ cũng đi trước cảm xúc. Giọt lệ của con cái không gây ra cái chết của người mẹ; chính cái chết của mẹ ḿnh làm con cái đổ lệ. Do vậy, trí khôn con người thu thập các kinh nghiệm, ghi nhận các biến cố xảy ra xung quanh, tựa như viên thuyền trưởng đứng trên cầu tàu ghi nhận các dấu hiệu rồi ra lệnh cho tài công dưới buồng lái. Thân xác chúng ta đáp ứng với những cảm xúc thích hợp. Ta có thể ví thân xác (bao gồm cả cảm xúc) như một nhạc cụ mà trí óc ta có thể dùng để chơi được bất cứ giai điệu nào ḿnh muốn. Trí óc ta tiếp nhận được những loại tư tưởng nào th́ nó cũng xác định được những loại t́nh cảm ấy. Lo lắng có thể gây ra loét dạ dày, sợ hăi quá làm máu dồn nhiều về cơ bắp khiến chúng căng hẳn ra.

Cảm xúc thường dẫn đến hành động. Đó chính là giai đoạn cuối cùng. Ngay cả một hành động đơn giản nhất th́ tiến tŕnh xảy ra cũng rơ rệt như thế: khi xem đá banh, một khán giả b́nh thường nào cũng có thể cong người lên xuưt xoa v́ một bàn thắng bỏ qua trông thấy. Ư niệm về bàn thắng sắp tới khiến anh ta ao ước chuyện ghi bàn, và thân thể anh ta cong lại theo sau ước muốn và ư niệm đó!

Biết được như vậy rồi, hẳn ta biết rơ hơn về bản thân và vận dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Và tức khắc ta nhận thấy sự vô lư trong câu nói này: “Anh suy nghĩ ra sao th́ tùy anh, điều quan trọng là sống thế nào thôi”. Bởi v́ chúng ta hành động theo niềm tin của ḿnh, nên khi ta nghĩ sai th́ làm sai là chuyện tất yếu. Ao ước sự ác, đó là chuẩn bị làm ác. “Kẻ nào nh́n ngắm một phụ nữ mà có ư dâm ô, kẻ ấy đă ngoại t́nh trong ḷng rồi vậy”.

Một khi đă tin sai lầm rồi th́ ứng xử cũng sai nốt. Nếu không t́m ra lời giải đáp đúng đắn cho câu hỏi tại sao ta lại hiện diện trên trần gian này, và rồi ta sẽ đi về đâu, th́ ta chẳng thể cảm nhận hoặc hành động bền bỉ chắc chắn được. Kẻ nào không suy nghĩ chín chắn, kẻ ấy không thể hạnh phúc hoặc hành động đúng đắn, tư tưởng là cội nguồn cho mọi cảm xúc và hành động.

Đôi khi những ư tưởng sai trái lại vượt khỏi tầm kiểm soát của ta; chúng nhảy băng qua giai đoạn 2, giai đoạn của cảm xúc trước khi ta kịp nhận ra. Nhưng thông thường th́ ta đón bắt ư tưởng trước và khi thấy đó là một ư tưởng sai lầm hoặc thiếu lành mạnh, ta phải cố xua ngay nó đi khỏi tâm năo ta. Tốt nhất là nên sớm dè chừng kẻo nó trở thành cảm xúc: tâm trí phải cẩn thận dè chừng các ư tưởng xâm lấn hàng ngày, tương tự như thể ta cảnh giác đối với thức ăn vậy. Tuy vậy, nhiều người tuy không thể ăn được rác rưởi nhưng lại có thể ngốn ngấu hết văn chương đồi trụy rồi đến phim ảnh lăng loàn thật dễ dàng.

Ta cũng đừng nên đè nén ư tưởng và cảm xúc… nghĩa là đừng đẩy chúng lui vào cơi vô thức, chôn vùi đi để “che mắt thiên hạ” và tự đánh lừa chính ḿnh. Ư tưởng nào đi ngược với tinh thần đạo đức Kitô giáo phải được tống khứ ra khỏi tâm trí ngay, nhưng thật b́nh tĩnh giống như thể ta từ chối ăn uống thức ăn khó tiêu vậy. Và cả khi ư xấu đă qua đến giai đoạn cảm xúc rồi, ta cũng vẫn có thể xua đuổi nó được, mà chẳng cần ǵ phải đè nén (v́ nguy hiểm) hoặc cho phép nó biến thành hành động (càng tệ hại hơn nữa). Ta có thể biểu lộ ư tưởng đó thành cảm xúc, nhưng theo hướng ngược lại, tức theo hướng tốt lành.

Ví dụ, một nhân viên ngân hàng bị cám dỗ mănh liệt ăn cắp. Anh ta cảm thấy tim đập loạn xạ lên khi nghĩ đến những đồ đạc ḿnh sẽ mua được nếu đánh cắp được số tiền ấy. Nếu anh ta cảm thấy sợ hăi ư xấu đó, chắc chắn anh sẽ không dám ra tay ăn cắp. Nếu anh ta đầu hàng cơn cám dỗ, anh ta sẽ tập được thói quen ăn cắp, bởi v́ “càng ăn càng ngon miệng”. Nhưng c̣n có một hướng giải quyết khác: anh ta nên chuyển qua một hướng tốt lành hơn. Thay v́ hao phí tâm sức, đầu tư trí óc để lên kế hoạch đánh cắp ngân hàng, anh ta nên dồn sức để gia tăng hiệu năng công việc thường nhật của ḿnh. Dần dần anh ta dễ dàng kiếm tiền một cách lương thiện bằng chính mồ hôi của ḿnh.

Những tư tưởng xấu xa bị tiêu diệt triệt để nhất bằng các ư tưởng tốt lành, và chỉ có ḷng yêu mến những sự tốt lành mới tiêu diệt được t́nh yêu thấp hèn. Thánh Phaolô nói: “Anh em chớ để sự ác thống trị nhưng hăy dùng những điều thiện hảo để thắng lướt sự xấu xa”. Sự xấu không thể bị xua đuổi, bị lấn lướt chỉ bằng sức mạnh điên cuồng. Tốt hơn cả, chúng ta đánh bật nó ra khỏi tâm trí bằng cách tăng cường sự thiện hảo và ḷng yêu mến Thiên Chúa. Tâm hồn nào đă ngập tràn các ư tưởng yêu thương và tốt lành th́ chẳng c̣n chỗ để sự xấu xa chen chân vào.

Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)