LY   DỊ     và   Tâm   t́nh   Phụ    nữ    về   Hôn   Nhân   Gia    đ́nh

Phượng  Vũ

Lời vào bài: Cuối tuần rồi tôi may mắn được tham dự khóa tỉnh tâm “đặc biệt” ở TT Marywood do nhóm Tông đồ Chúa T́nh thương tổ chức. Tôi dùng chữ “đặc biệt” v́ đây là một cuộc tỉnh tâm không có lệ phí, nhưng được BTC ân cần chăm sóc từ A- Z, từ lúc ghi danh, lo phuong tiện chuyên chở, lo thức ăn, thức uống đầy đủ mỗi ngày từ sáng sớm cho đến khuya, từ khi đặt chân đến cho tới lúc ra về (c̣n được phát thêm một ổ bánh ḿ thịt để ăn trên đường về).Về phương diện tâm linh cũng phong phú không kém, mỗi người được phát một cuốn sách in đẹp với đầy đủ nội dung chi tiết chương tŕnh tỉnh tâm kể cả các bài hát, lời kinh, lời nguyện…Rồi các bài giảng huấn với nhiều đề tài hấp dẫn với các diễn giả khác nhau…Tất cả gom lại tạo thành một cuối tuần tuyệt diệu đầy ơn ích!

Bài này được viết từ những “gợi ư” của một trong nhiều “Hoa Trái” kiến thức tâm linh phong phú của khóa tỉnh tâm vừa rồi. Xin chân thành cám ơn anh Cao Tấn Tĩnh và nhóm Tông Đồ Chúa T́nh Thương đă phục vụ chu đáo mọi người với tinh thần hoàn toàn cho đi “như không”

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Chiều thứ Sáu, mở đầu bài giảng cha Nguyễn Tuấn Long bất ngờ đặt câu hỏi:

- Sáng nay có ai đi lễ không?

Một số cánh tay đưa lên! Câu hỏi tiếp theo được đưa ra:

- Có ai nhớ bài phúc âm nói ǵ không?

 Một chút lắng đọng ngần ngừ, rồi cũng có tiếng trả lời:

- Chớ Ngoại t́nh và Đừng ly dị ( Mt 27-37)

Đúng vậy! Lời Chúa dạy bảo như thế, nhấn mạnh rơ ràng như vậy! nhưng tiếc thay ngày nay ngoại t́nh và ly dị đă trở thành một điều hết sức “b́nh thường”, ngay cả trong giới Công Giáo tỷ lệ ly hôn cũng đă lên gần 50%. Người ta quan niệm đơn giản: “sống không hạp nhau, gây đau khổ cho nhau th́ “chia tay” là lối thoát tốt cho nhau để mỗi người có cuộc sống b́nh an hơn! Đó là “Văn hóa ly dị” cuả đời sống mới: chia tay nhau nhưng không gây gỗ, hận thù nhau…Đúng là:

“Rằng hay th́ thực là hay

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!” (ND)

Cứ cái đà này th́ đời sống hôn nhân gia đ́nh dần dần sẽ trở thành đời sống con chuồn chuồn để “Khi vui nó ở, khi buồn nó bay”

Rồi c̣n những đứa con vô tội với những cú sốc về tâm lư khi gia đ́nh tan vỡ, ảnh hưởng đến tâm lư nó suốt đời, rồi ảnh hưởng dây chuyền tới xả hội th́ h́nh như không ai để ư tới! Theo báo cáo của cảnh sát Quốc tế (Interpol Police) th́ đa số tội phạm thanh thiếu niên xuất phát từ những  gia đ́nh cha mẹ ly dị

Lương tâm, trách nhiệm và ư thức : “Giữ lời thề hôn nhân trước mặt Chúa” bỗng trở nên mong manh! Người ta chỉ nghĩ đến Tự do và những lợi ích của cá nhân ḿnh để sẳn sàng “bội thề” mà không thấy lương tâm áy náy. Đó là t́nh trạng “mất ư thức tội lỗi” đáng sợ nhất trong thế kỷ này, mà ngưồn gốc của nó đă được Đức thánh cha Gioan Phaolo II chỉ rơ: “…lương tâm luân lư của nhiều người trở nên mù mờ một cách trầm trọng…con người tân tiến đang bị đe dọa bởi một thứ nhật thực về lương tâm? …một thứ biến dạng về lương tâm ?”

Hôn nhân không c̣n giá trị vĩnh cữu như lời Chúa truyền dạy: “Sự ǵ Thiên Chúa ràng buộc, con người không được phân chia” để toàn tâm toàn ư chấp nhận và ở lại với cuộc hôn nhân mà ḿnh đă chọn. Ngày nay hôn nhân bị “vong thân” trở thành món hàng, như người ta mua một cái xe, lúc mới th́ thấy thích thú nên giữ ǵn chăm sóc…Theo thời gian nó bắt đầu có “trục trặc” thấy chán, thấy không hạp nữa, muốn bỏ đi sắm cái khác mới hơn, đẹp hơn, hạp ư hơn…Cứ như thế th́ một đời người sẽ có bao nhiêu lần thành hôn, ly hôn? nhưng hạnh phúc vẫn “xa ĺa tầm tay với”. Đâu rồi lối sống :

“Ở đời Nhân Nghĩa làm đầu

Thủy chung sau trước, t́nh sâu nghĩa bền”

 Đặc biệt là với tâm lư “thích của lạ” th́  “Văn hóa ly dị” lại  trở thành một “giá trị mới” đầy hấp dẫn đối với các ông!  Nhân bàn đến đoạn phúc âm “Chớ ngoại t́nh” có viết : “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngă, th́ hăy móc mà ném đi; v́ thà mất một phần thân thể, c̣n hơn là toàn thân bị ném vào hỏa ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngă, th́ hăy chặt mà ném đi; v́ thà mất một phần thân thể, c̣n hơn là toàn thân phải sa hỏa ngục.”(Mt 29-30) một chị thắc mắc khi nhớ lại sự kiện “ồn ào” vụ bà Kiều ở Garden Grove đă cắt “của quư” ông chồng cho vào máy xay….Như vậy không biết có phải bà này đă thực hiện điều này theo phúc âm không? V́ quả đích thị “nó” là “nguồn cội” dẫn đến ngoại t́nh, phá tan bao nhiêu hạnh phúc gia đ́nh, nên “hăy chặt và ném đi, v́ thà mất một phần thân thể, c̣n hơn là toàn thân phải sa hỏa ngục”. Ôi! các ông từ nay nhớ sống đàng hoàng theo lời Chúa dạy, chớ có “lăng nhăng, ham của lạ” kẻo các bà áp dụng đúng theo lời Chúa dạy trong phúc âm th́ mệt lắm đa!

Rồi đến phần cuối bài phúc âm lại viết: “Nhưng hễ “có” th́ phải nói “có”, “không” th́ phải nói “không”. Thêm thắt điều ǵ là do ác quỷ” Nếu ai cũng thực hiện tốt điều này th́ nạn ngoại t́nh đă không xảy ra, v́ bao giờ ngoại t́nh cũng bắt đầu bằng sự gian dối mà ra!

Ôi ! Sao Chúa sinh ra từ mấy ngàn năm trước mà Chúa vẫn thấu hiểu “căn nguyên cội rễ” của những vấn đề làm băng hoại hôn nhân gia đ́nh! Nếu ai cũng sống và áp dụng đúng đắn lời Chúa th́ mọi gia đ́nh đều có hạnh phúc, b́nh an. Hoan hô Chúa, cám ơn chúa biết là nhường bao!

Nhân nói đến việc hôn nhân trở thành món hàng, cha Long tâm sự : Nghe báo chí nói nhiều về thảm cảnh những cô gái Việt Nam bị bán như những món hàng để trở thành “cô dâu” Hàn Quốc hay Đài Loan, cha rất buồn và “tự ái dân tộc” nổi lên “đùng đùng”: Con gái Việt Nam ḿnh đâu tệ, đến nỗi mất giá trầm trọng rồi trở thành hàng sale cho đàn ông ngoại quốc mua về làm vợ. Cha bèn bay sang Đại Hàn t́m hiểu mục đích cưới vợ Việt của các ông Hàn th́ được trả lời: “mua vợ về mục đích đầu tiên là đẻ cho tôi hai đứa con là đủ gở vốn rồi!” Ôi! hôn nhân đă trở thành phương tiện để đạt mục đích riêng nào đó! Và người phụ nữ là người chịu thiệt tḥi nhiều nhất! Thật là buồn và giận cho các cô giái Việt đă để người ta biến ḿnh thành “cái máy đẻ”. Đâu rồi câu ca dao ngày xưa : “Lấy chồng cho đáng tấm chồng!” ??

Cha lại bay về miền Tây Việt Nam, nơi có nhiều cô dâu Hàn quốc để t́m hiểu t́nh h́nh thực tế: Các cô tâm sự hoàn cảnh cha già mẹ yếu, em thơ, cũng muốn lấy chồng Việt Nam để được ở gần gia đ́nh.Ai chẳng sợ cảnh “bơ vơ” một ḿnh nơi xứ lạ quê người:

“Má ơi! đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu?”

Nhưng nh́n lại thực tế chung quanh, thấy gương mấy chị trong xóm lấy chồng cùng quê, lúc nào cũng “đầu tắt mặt tối” bươn chăi ngược xuôi tự nuôi ḿnh, nuôi con bữa đói, bữa no v́ chồng chẳng giúp được ǵ, v́ lúc nào cũng “sáng say, chiều xỉn” rồi về nhà đánh đập vợ con khóc vang làng xóm (T́nh trạng này khá phổ biến ở các làng quê). Lâu lâu may mắn có chị lấy chồng làm ăn mánh mung khá giả th́ lại “ngậm đắng nuốt cay” v́ phải chịu đựng cảnh chồng đèo bồng vợ nhỏ, bồ nhí… bởi “trai có quyền 5 thê 7 thiếp”… Thôi th́:

“Cũng liều nhắm mắt đưa chân

Mà xem con tạo xoay vần đền đâu?” (ND)

Lấy chồng Hàn quốc trước mắt có một số tiền lo thuốc thang cho cha mẹ già yếu, lợp lại cái nhà đă dột nát từ lâu. Sau này sinh con th́ con cũng có miếng cơm manh áo đầy đủ, được đi học tử tế. May mắn hơn được đi làm th́ thỉnh thoảng có ít tiền gửi về cho cha mẹ, lâu lâu về thăm gia đ́nh, cḥm xóm, quê hương. Điều này là xác thực v́ mỗi khi về Việt Nam lúc transfer ở Seoul hoặc Tapei tôi thường gặp rất nhiều “cô dâu” bồng con, bay cùng chuyến về thăm quê hương. Tôi hỏi thăm th́ được các cô cho biết:

- Thiệt t́nh mà nói th́ chẳng ai muốn lấy chồng xa xứ, lại bất đồng ngôn ngữ, nhưng dù sao cũng báo hiếu cha mẹ được chút ít. Bề ǵ cũng sung sướng hơn các chị ở lại quê lấy chồng Việt Nam! C̣n chuyện các cô dâu bị bạc đăi cũng có, nhưng không phải là đa số! Hoàn cảnh đẩy đưa mà!

Cuối cùng cha tâm sự thật ḷng khi kết thúc : “Mỗi người có hoàn cảnh khổ sở riêng, Tôi chỉ có tấm ḷng, nhưng tôi không giúp đở được ǵ cụ thể để thay đổi hoàn cảnh đó, nên hăy đặt ḿnh vào hoàn cảnh cùng cực của họ, để đừng chê bai trách móc ai hết! Tôi thấy “tự ái dân tộc” của tôi trước đây đă sai! Hăy thông cảm và nh́n người khác với cách nh́n của ḷng thương xót Chúa

Đó là tâm t́nh phụ nữ về hôn nhân gia đ́nh ở những làng quê nghèo khổ xa xôi của miền Tây Việt Nam. C̣n tâm t́nh phụ nữ “b́nh thường” ở Mỹ về hôn nhân gia đ́nh ra sao? Có sung sướng và được ưu đăi v́ “lady first” như người ta thường nói không?

 Xin mời nghe những lời hát vui mà tôi đă được nghe trong một bài nói chuyện của cha Vũ thế Toàn về hôn nhân gia đ́nh:

“Chúa ơi ! thân con là thân con gái

Đi về nhà chồng và mục nát với chồng con”

Hoặc sau thời gian dài chịu đựng “trăm đắng ngàn cay” với ông chồng lâu quá, nên:

“Khi Chúa thương gọi “ông” về,

Ḷng con hân hoan như trong một giấc mơ

Bạn con nức khen tiếng mừng…

Hoan hô nay con thật có phúc!”

Tuy là lời hát vui, nhưng đằng sau nó cũng phản ánh một thực trạng đau ḷng của nhiều phụ nữ trong chính “mái ấm” của ḿnh! mà chỉ có những ai thân t́nh lắm th́ mới rơ nguồn cơn, v́ đa số phụ nữ Việt Nam thường hay sống theo kiểu:

“Lan Huệ sầu ai? Lan Huệ héo

Lan Huệ sầu đời, trong héo ngoài tươi”

Bản tin thời sự sáng nay (19/7/13) tôi mới vừa nghe : một bà ở Los v́ không thể tiếp tục chịu nỗi cảnh bị chồng “bạo hành gia đ́nh” nên xin lệnh “cách ly” của ṭa, nhưng ông chồng không buông tha, t́m tới nơi bà và hai con tạm trú. Thấy chồng, bà sợ hăi bỏ chạy nhưng chồng đă rượt theo và dùng dao đâm túi bụi vào lưng cho tới khi bà gục chết. Một bà Việt Nam khác đă bị chồng tưới xăng vào người khi đang ngủ và châm lửa đốt, cháy bà và cháy cả nhà !?...C̣n biết bao nhiêu cảnh thương tâm khác người phụ nữ phải chịu đựng trong đời sống hôn nhân gia đ́nh?

Đối với người phụ nữ sau khi đă lập gia đ́nh rồi th́ “tổ ấm” là quan trọng nhất, nếu cần họ sẳn sàng hy sinh sự nghiệp riêng v́ chồng con, nhưng với các ông th́ sự nghiệp là quan trọng hàng đầu, khi sự nghiệp bị thất bại, họ bất măn triền miên, sẳn sàng “buông tay” với gia đ́nh đi t́m “nguồn cảm hứng mới”để giải khuây, để che dấu sự thất bại của ḿnh…Bên cạnh đó tinh thần chịu khó học hỏi để giữ ǵn tổ ấm của phụ nữ luôn luôn vượt trội hơn các ông! Cứ nh́n vào những khóa tỉnh tâm, những lớp học về hôn nhân gia đ́nh, bao giờ phụ nữ cũng chiếm đa số tuyệt đối. Họ sẳn ḷng đi gặp cố vấn tâm lư, chuyên gia về hôn nhân gia đ́nh để được giúp đỡ giải quyết khó khăn; c̣n các ông th́ “tự ái” to như trái núi: cần ǵ gặp ai giúp đỡ cho “mất mặt nam nhi” cũng không cần học hỏi ǵ cả v́ cái ǵ “ta đây cũng biết cả rồi!”. Ai cũng đồng ư hạnh phúc nếu có “rách” th́ phải cần cả hai bên đều có thiện chí cùng khâu cùng vá, chứ một bên ngồi cặm cụi khâu, một bên phá, khâu được chỗ này lại rách chỗ kia th́ làm sao tổ ấm lành lặn lại được!?

Phụ nữ Việt Nam từ xưa đă nổi tiếng về nhẫn nhịn:

“Đi đâu cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam!”

Đặc biệt là nhẫn nhịn với thói “Gia trưởng và độc đoán” của các ông chồng Việt Nam. Các ông chủ trương: “Hội thánh nói ta là đầu, nên cái ǵ ta đă nói ra là phải đúng, không được phép căi lại”! Quan hệ vợ chồng mà như quan hệ Vua- tôi : “Ra lệnh – thi hành” Một lần trong một buổi họp mặt phụ nữ, chị trưởng ban tổ chức cười khi nói về quan hệ chồng vợ trong gia đ́nh Việt Nam: “Thời mẹ tôi là quan hệ “Vua- tôi”, thời tôi may mắn hơn sang đến Mỹ rồi nên chỉ c̣n là quan hệ “Đại tướng – binh nh́”. Nghe sao mà ngậm ngùi! Ngậm ngùi như nội dung bài hát “Tâm khúc riêng cho một người” mà một buổi chiều đến chơi nhà chị bạn thân, tôi đă được chị mời cùng ngồi nghe để hiểu thấu nỗi ḷng câm nín của chị:

“Tôi sẽ cố gắng mà sống đời với anh,

Chu dù mỗi ngày chỉ mang nỗi buồn thêm

Cho dù t́nh yêu bao đắng cay

Nhưng anh ơi! đành đi đến cuối đường dài…

Tôi sẽ sống và sẽ không hy vọng ǵ

Tiếng thở dài vang vọng vào tương lai…

Cho dù mỗi ngày chỉ mang nỗi sầu thương

Cho dù thời gian sẽ mang đi t́nh yêu tôi, t́nh yêu lúc tuổi xuân th́”

Tiếng hát Thùy Dương trầm buồn u uất làm tôi xúc động, bài hát đă gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc về sự cam chịu của người phụ nữ trước vấn đề ly hôn, ước muốn giữ lại tổ ấm dù t́nh yêu đă chắp cánh bay xa tự lâu rồi!

Bên cạnh nỗi đau t́nh thần, người phụ nữ c̣n chịu nỗi lăng nhục về thể xác. T́nh dục làm t́nh yêu thăng hoa, t́nh dục là yếu tố quan trong trong hôn nhân, nhưng khi t́nh dục mà vắng bóng t́nh yêu và ḷng tôn trọng.Nó đơn thuần chỉ c̣n là chiếm đoạt để thỏa măn thú tính th́ rơ ràng người phụ nữ đang bị lăng nhục.( Người ta c̣n có thể gọi tên là “hăm hiếp”). Nỗi đau này cứ phải “câm nín” chịu đựng không dám bày tỏ cùng ai, v́ “Ai đó tri âm biết cùng?”

Nhưng dù có cam nhịn đến đâu, nhưng nếu phía bên kia đă quyết tâm ly hôn để đ̣i lại sự tự do tuyệt đối th́ cũng đành chịu thua, như lời tâm sự của một chị ở Arizona lúc cuối khóa. Chị c̣n khá trẻ, chị không muốn cuộc sống ḿnh “chấm dứt” theo cuộc hôn nhân. Chị muốn đóng góp công sức cho cộng đoàn dân Chúa bằng tất cả khả năng và tâm huyết của ḿnh. Chị tham gia giảng dạy giáo lư để các thế hệ trẻ được hiểu biết về phúc âm rơ ràng và đầy đủ hơn. Dù là làm việc thiện nguyện nhưng búa ŕu dư luận cũng không buông tha chị, họ cho rằng chị đă ly dị, chị không đủ tư cách dạy giáo lư cho các em!? Ôi Pharisieu thời nào cũng có, trong phúc âm Chúa đă từng lên án “bọn giả h́nh” nhiều lần: “Đừng phán xét để khỏi bị phán xét” hay “Hăy lấy cái xà trong mắt ngươi trước, rồi hăy để ư tới cọng rơm trong mắt anh em ngươi!”. Đời sống mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng, có những uẩn khúc riêng mà ta chưa hiểu thấu. Hăy sống thông cảm và bao dung:

“Làm sao biết từng mỗi đời riêng

Để yêu thêm, yêu cho nồng nàn” (TCS)

Nếu không yêu thương, chia xẻ được nỗi đau khổ của người khác th́ ít ra cũng đừng “ném đá” họ như câu chuyện “Người đàn bà 2000 năm trước”

Đàn ông sau khi ly hôn nhẹ nhàng thảnh thơi như con bướm lượn lờ đi t́m hoa khác, người đàn bà sau khi ly hôn vướng bận con cái, nỗi đau âm ỉ trong ḷng, lại c̣n bị người đời dèm pha chỉ trích… Muốn đi bước nữa th́ có quá nhiều trở ngại về con cái, ràng buộc gia đ́nh, thành kiến xả hội…Quả đúng như nhà thơ Nguyễn Du đă nói:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Thảo nào mà một chị bạn thân kể lại là con gái mới lấy chồng có bầu, đi siêu âm kết quả: con gái. Chị có vẽ không vui nói:

- Phải chi được con trai th́ tốt hơn!

Tôi ngạc nhiên:

- Bây giờ là thế kỷ 21, lại đang ở Mỹ mà sao đầu óc chị c̣n Phong kiến “trọng nam khinh nữ” quá vậy?

- Không phải vậy đâu!, tại tôi thấy đàn bà thời nào và ở đâu cũng khổ hết! nên nếu nó là con trai th́ đời nó sướng hơn!

Nói như vậy không có nghĩa là đă hết những người chồng tốt, như có lần tôi đă kể câu chuyện trong Nursing home: một người chồng ṛng ră hơn hai mươi năm trời, lúc nào cũng bên cạnh để chia xẻ, chăm sóc vợ bị “shoc” và trở thành bại liệt, đầu óc chỉ c̣n “tơ lơ mơ”hay như tin truyền h́nh sáng nay, chiếu cảnh một người đàn ông lớn tuổi mỗi ngày kiên tŕ đi lại trên đường phố đông người, đeo trên vai 2 tấm bảng lớn (trước mặt và sau lưng) với hàng chữ thật to:

“NEED  KIDNEY 4 WIFE  Tel…..”

Vợ ông bệnh nặng cần thay thận, ông và các con sẳn sàng hiến thận nhưng v́ không hạp máu nên không được. Ông đă ra sức t́m kiếm thận cho vợ nơi bà con, bạn bè người quen nhưng không có kết quả. V́ yêu thương vợ hết ḷng nên ông đă nghỉ ra sáng kiến chịu khó đeo biểu ngữ đi tới đi lui chỗ công cộng, may ra…

Ôi! “Không có ǵ thật cao quư và đáng kính trọng bằng ḷng chung thủy”, đó là những tấm ḷng vàng trong đời sống hôn nhân gia đ́nh! Ước ǵ những tấm ḷng vàng này được nhân lên và phát triễn trong các “tổ ấm” th́ cuộc sống gia đ́nh sẽ hạnh phúc biết bao! Lúc đó Thiên Đàng là ở ngay đời này, chứ đâu phải đợi đến đời sau! Nếu bạn chưa thể yêu thương hy sinh cho những người thân trong gia đ́nh bạn th́ làm sao có thể nói yêu Chúa hay bác ái đối với tha nhân trong xả hội. Mẹ Teresa đă từng viết:

“Chúng ta có biết những người nghèo trong nhà ta, trong gia đ́nh ta? Có thể họ không đói ăn. Có thể con cái, chồng vợ chúng ta không đói, không trần trụi, không bần cùng, nhưng chúng ta có chắc là không ai trong số họ cảm thấy đơn độc và thiếu t́nh thương?...Bị thờ ơ, bỏ quên, ruồng bỏ là sự khốn cùng khủng khiếp” (“No Greater Love”)

Lạy Chúa xin Ḷng Thương xót Chúa luôn ở với con để con biết xót thương người khác như Chúa đă xót thuơng con, để con biết bắt chước Chúa: “V́ Ta hiền lành và khiêm nhu trong ḷng”. Xin cho con biết chấp nhận người khác với cả ưu và khuyết điểm của họ, và cũng xin cho con biết chấp nhận cả những “đổi thay” trong đời sống ngoài ư muốn của con:

“Xin trao muôn đổi thay vào tay Thiên Chúa an bài

Ngài đưa con bước hôm nay, c̣n thương con măi tương lai”

Để dù trong đau khổ:

“T́nh Chúa măi măi theo con,

 cho tâm hồn dù trong mưa gió,

 măi măi b́nh yên, măi măi b́nh yên”

Phượng Vũ

6/2013