Mới
đây trong một hội nghị có một phụ nữ đă chất
vấn một chính khách tiếng tăm như sau: “Tại
sao các lănh tụ chính trị chúng ta chẳng khi
nào nói đến máu, mồ hôi, nước mắt và hy sinh,
mà chỉ nói về chuyện tiền nong họ sẽ mang
lại cho giới nông dân, giới sản xuất và các
công đoàn khi họ đắc cử thôi vậy? Vị chính
khác trả lời bằng cách trích dẫn một chính
khách khác, nhưng dường như ông ta đă không
hiểu được ư nghĩa sâu xa của câu hỏi do
người phụ nữ đặt ra. Thực vậy, bà là phát
ngôn nhân cho đại bộ phận dân Mỹ. Họ hiểu
biết khá rơ về lịch sử và tâm lư, và biết
rằng không một dân tộc hay một cá nhân nào
có thể hoàn thành được công trạng ǵ nếu
không biết hy sinh và từ bỏ ḿnh.
Toynbee đă cho thấy: trong số 19 nền văn
minh từ khởi thuỷ lịch sử đến nay, có đến 16
nền văn minh bị suy sụp là do bên trong, chỉ
c̣n lại 3 nền văn minh bị suy sụp là do bên
ngoài tấn công. Thường t́nh th́ khi bị ngoại
xâm, dân tộc nào cũng đoàn kết lại và tự
củng cố tinh thần. Lincoln có lần tuyên bố:
ông không lo sợ nước Mỹ bị kẻ thù bên ngoài
đánh bại, mà sợ suy sụp từ bên trong. Lênin
cũng có lần cho rằng nước Mỹ sẽ suy vong do
sự tiêu xài phung phí, và điều này không hẳn
là c̣n rất lâu nữa mới xảy đến, khi mà số
tiền nợ của quốc gia đă lên đến gần 300 tỷ
đô la.
Walter Whitman cũng nói về thời đại của
chúng ta (cũng là thời đại của ông). Ông
viết: “Xă hội ngày nay đă bị suy đồi, thô
lận, đầy mê muội và thối nát… Dường như
chúng ta không c̣n niềm tin đích thực nữa.
Các đô thị lớn đầy dẫy nạn cướp bóc và trấn
lột. Lối sống thời thượng là thói suồng să,
yêu đương qua quít, thiếu chung thuỷ, sống
với mục đích nhỏ nhen hoặc không có mục đích,
sống cho qua ngày. Dường như chúng ta sống
trong một thân xác dư dật nhưng lại vô hồn”.
Nỗi
ưu tư của Whitman hẳn cũng là tâm tư của
người phụ nữ trên đây, bởi lẽ bà đă khắc
khoải v́ chúng ta dửng dưng, hững hờ và vô
cảm. Điều đang ngày càng hiển nhiên xảy ra
trong đất nước chúng ta là nền giáo dục được
coi là tiến bộ thực ra lại cực kỳ lạc hậu.
Sự băng hoại nơi giới trẻ, tội phạm, sự ăn
chơi truỵ lạc, các “x́ căng đan” chính trị -
tất cả các hiện tượng này đều là con hoang
của một nền thuyết lư giáo dục không chịu
phân định đâu là chân đâu là giả, cho việc
tự chế là đồng nghĩa với huỷ diệt nhân cách.
Mọi bản năng và xung động dù của người lớn
hay trẻ em không nhất thiết là phải sản sinh
ra hậu quả tốt đẹp. Bản năng săn bắn của con
người khi họ đi săn nai là điều tốt đẹp,
nhưng khi họ nhắm bắn cảnh sát th́ thật là
tệ hại. T́nh trạng thiếu ḷng tôn trọng
quyền bính nghĩa là điên rồ cho rằng mỗi cá
nhân đều có thể tự quyết định lấy thật –
giả, ngày nay đă biến thành t́nh trạng vô
luật pháp ngày càng phổ biến.
Rồi
sẽ có lúc các nhà giáo dục sẽ thức tỉnh và
nhận ra các yếu tố nền tảng này của giới
trẻ.
1.
Giới trẻ có tri thức và ư chí. Tri thức là
nguồn mạch kiến thức, ư chí là cội nguồn các
quyết định. Nếu sai lầm khi lựa chọn, giới
trẻ đương nhiên sai lạc dù cho họ có tri
thức nhiều tới đâu đi nữa.
2. Sự
giáo dục qua việc truyền đạt kiến thức không
nhất thiết làm cho người ta thành kẻ thiện
hảo; nó có thể mang đến những sự dữ “đầy trí
tuệ” thay v́ những sự dữ “ngu ngốc”.
3. Sự
giáo dục chỉ thành công khi biết cách huấn
luyện trí óc nh́n ra được các mục tiêu chính
đáng, và bắt ư chí phải chọn chúng thay v́
chọn các mục tiêu sai lạc.
Ngày
nay trong lối sống Mỹ có xuất hiện hai chiều
hướng: một theo chiều phát triển tính cách
luân lư trong mỗi cá nhân và trong cả dân
tộc; một theo hướng giao phó luân lư và
trách nhiệm cho một quốc gia xă hội chủ
nghĩa, và sẽ không c̣n luân lư nào ngoài nền
luân lư – nhà – nước, không c̣n lương tâm
nào ngoài lương tâm nhà nước. Trong hai
chiều hướng th́ chiều hướng đầu vẫn mạnh thế
hơn mặc dù không nhận ra được điều này trong
đời sống chính trị kinh tế. Một số nhà giáo
dục chúng ta đă quay lưng lại với môn tâm lư
học về trẻ em hư hỏng. Trước kia họ nhận
định rằng một đứa trẻ được coi là tiến bộ
nếu nó thực hiện tất cả những ǵ nó muốn;
nay họ trở lại chuyện là phải suy tư một
chút, hành động một chút ǵ đó để lôi ta ra
khỏi t́nh trạng băng hoại trong giới trẻ,
cũng như t́nh trạng luân lư kiệt quệ.
Giới
trẻ rất mong muốn một cái ǵ cứng rắn. Họ
không c̣n tin vào các thầy cô khi các thầy
cô bảo quan điểm này tốt, quan điểm kia xấu,
c̣n chuyện họ tin vào điều ǵ th́ chẳng quan
hệ. Họ muốn xác định việc này xấu xa do đó
phải chống lại, c̣n việc kia th́ tốt do đó
phải tuân theo và thậm chí dám chết để bênh
vực nó. Năng lực tiềm tàng máu – mồ hôi –
nước mắt trong giới trẻ Mỹ trong thế hệ tới
sẽ bị lạm dụng do một trong các lực lượng
sau: hoặc bởi một chính khách quái gở nào đó
hướng những khát vọng muốn được hy sinh này
vào chủ nghĩa Quốc xă, Phát xít hay Cộng sản;
hoặc bởi những nhà lănh đạo trong các lănh
vực chính trị, giáo dục, luân lư, họ muốn
làm gương cho kẻ khác noi theo bằng một lối
sống có kỷ cương can trường.
Trách
nhiệm nặng nề nhất nằm trên vai các vị lănh
đạo tôn giáo. Sứ điệp của họ phải là sứ điệp
mà người phụ nữ đă đ̣i hỏi ở giới chính
khách – họ đang kêu gọi chính quyền trấn áp
ảnh hưởng của sự ác, và mời gọi mọi người
sống vị tha trong t́nh yêu mến Thiên Chúa.
Đức
cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to
Happiness)