MỤC ĐÍCH ĐỜI NGƯỜI

 

Quyết định đầu tiên mỗi khách lữ hành phải thực hiện là chọn đích đến. Chỉ khi nào biết ḿnh đi đâu, người ta mới quyết định chọn lựa ḿnh sẽ dùng các phương tiện ǵ trên đường đi – xe hơi, đi bộ, tàu lửa, máy bay… Con người khôn ngoan cũng tuân thủ theo đúng phương pháp có lớp lang như thế trong việc thu xếp cuộc sống, bởi lẽ cuộc đời chính là một hành tŕnh. Nó cũng phải có một mục đích, được lựa chọn hợp lư, kế đó ta mới quyết định sử dụng năng lực tối ưu để tới được đích đó.

Chỉ có kẻ nào biết chọn Thiên Chúa hằng sống làm mục tiêu cuộc đời mới hướng được toàn bộ hoạt động của ḿnh vào việc cứu rỗi linh hồn. Đó cũng là hành vi lựa chọn thường t́nh đối với con người. Có những người, như nhân vật Macbeth của Shakespear, xem cuộc đời chỉ là “một câu chuyện kể của một người điên rồ, đầy âm thanh và cuồng nộ, chẳng có ư nghĩa ǵ ráo trọi”. Nhưng cũng như Macbeth, họ đi đến kết luận này chỉ v́ những tội lỗi ghê gớm của họ khiến họ hăi hùng với sự phán xét sau khi chết. Chủ nghĩa vô thần là sự thể hiện khát vọng của những người không muốn ḿnh bị “áp đặt” bởi bất kỳ ai cả, kể cả Thiên Chúa ḷng lành. Không ai phủ nhận sự bất tử cả, trừ kẻ nào nhận thấy rằng chính cuộc sống của họ khiến họ hăi sợ cuộc sống đời sau. Người vô liêm sỉ không nghĩ ngợi và tin vào các niềm tin, họ tha hồ phạm tội, và rồi thừa nhận một châm ngôn nào đó để hợp-pháp-hoá tội lỗi của ḿnh. Cứ sống trước đă, rồi sau đó ta xoay sở chế ra cách biện minh cho hành động của ḿnh. Lư lẽ theo sau hành vi chứ không đi trước để hướng dẫn hành vi.

Nhiều kẻ vô thần và kẻ theo thuyết bất khả tri cố gắng gán ghép cho cuộc đời ḿnh một ư nghĩa và mục đích nào đó bằng cách lựa chọn một giá trị chủ đạo tạm bợ, đơn giản và gọi đó là mục tiêu cuộc đời họ. Họ chọn ra một “đích đến”, rồi họ chỉ việc thực hiện những ǵ giúp họ tiến bước về đích đó. C̣n kẻ tự khoan nhượng lại chọn lựa theo đuổi lạc thú suốt đời, kẻ kiêu căng th́ chỉ lưu tâm làm sao để được mọi người nh́n nhận ḿnh là thần thánh. Người ta có thể t́m ra giá trị chủ đạo của ḿnh khá dễ dàng: đó chính là điều mà khi bị mất mát, nó sẽ làm ta buồn chán nhất, mà nếu đạt được, nó sẽ làm ta hạnh phúc nhất.

Nhiều người ngày nay cho rằng mục đích đời người là sự giàu sang. Đó quả là một “đích đến” kém cỏi, bởi nó hạ thấp phẩm giá con người, bắt con người phụng sự một thực thể thấp kém hơn chính họ - bởi lẽ của cải vật chất dĩ nhiên là hèn kém hơn nhân cách. Có người lại săn đuổi danh vọng, đó cũng không phải là mục đích sáng giá và làm ta thoả măn được. Danh vọng không nâng được ḿnh lên cao hơn đồng loại. Và khi chọn mục đích sống là hành động theo kiểu “người ta sao ḿnh vậy”, th́ đây chỉ là cách che đậy t́nh trạng suy sụp thần kinh bằng cách tự biến thành nô lệ cho công luận.

Một mục đích sống thật sự phải cứu xét đến bản chất con người: sinh ra để làm ǵ, và khao khát những ǵ. Tính năng giúp con người khác với muông thú là tri thức (khả năng t́m kiếm chân lư) và ư chí (khát khao sự thiện hảo). Nhưng ta biết rằng Chân Lư Hoàn Hảo và Sự Thiện Tối Hậu chỉ có nơi Thiên Chúa. Và ta chỉ đạt được sự viên măn trong Ngài mà thôi. Một khi thừa nhận Thiên Chúa là giá trị chủ đạo và coi Ngài là mục đích th́ hạnh phúc đạt được không chỉ giới hạn trong cơi đời chóng qua này; mà c̣n cho phần hồn của ta nữa. Người nhận Thiên Chúa làm mục đích cuộc đời sẽ có được an b́nh mà thế gian này không thể ban cho cũng như không thể tiêu huỷ được.

Một khi đă chọn Thiên Chúa làm Giá Trị Chủ Đạo rồi, ta cần phải có một khuôn thước để đo lường các hành động, để đánh giá xấu, tốt. Người “làm lành” là người hướng về Thiên Chúa, c̣n “làm dữ” khi quay lưng lại với Thiên Chúa. Cuộc lữ hành về với Thiên Chúa trên cơi dương gian này là sự chuẩn bị để đón nhận Ánh Sáng Quang Vinh, để cùng hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa Vĩnh Hằng. Đó mới là mục đích thực sự cho con người. Khi nào ta dấn bước về phía Thiên Chúa, bấy giờ ta “tốt lành” nghĩa là ta đang thực thi mục đích của ta. Cây viết “tốt” khi nó viết rơ, con ngựa “hay” khi nó chạy khoẻ, nhanh. Con người “thiện hảo” khi chu toàn tốt đẹp mục đích này: hiểu biết, yêu mến, phụng thờ Thiên Chúa.

Chỉ khi nào cuộc sống của ta qui chiếu về Thiên Chúa, ta mới đánh giá đúng mức được giá trị của hành động này so với hành động kia. Người duy vật cho phép ḿnh sống thoải mái bằng cách biến mục đích của ḿnh là hưởng thụ khoái lạc, nhưng thực ra họ chẳng thể nào thực hiện được điều đó bởi lẽ các khoái cảm cho cá nhân sẽ dần dà ṃn mỏi và vô vị. Người kiêu hănh có lẽ mường tượng rằng quyền lực và lợi lộc sẽ thoả măn được tâm hồn đầy tham vọng của ḿnh. Nhưng không thể nào được, bởi lẽ những mục đích như thế chỉ càng làm họ trở nên nhẫn tâm và lừa lọc, khiến đồng loại xa lánh. Cuộc sống sẽ dần dần mất hết sinh khí và ư nghĩa nơi những kẻ t́m ṭi mục đích nhỏ bé làm lẽ sống.

Nhưng khi họ t́m thấy mục đích đời ḿnh nơi Thiên Chúa, mọi sự sẽ được lề luật yêu thương đặt định. Đam mê trổi vượt lúc này là duy tŕ cho được mối quan hệ thân ái – trước hết với Thiên Chúa, và kế đến với gia đ́nh, bạn hữu, đồng nghiệp, và cả kẻ thù – v́ t́nh yêu mến Thiên Chúa. Thế giới không c̣n đầy dẫy những con người và sự việc để ta áp đặt ư chí ích kỷ lên đó, mà là những tạo vật quí báu và thú vị v́ rằng mỗi người, mỗi vật, qua cách này và cách khác đều giúp ta đưa cuộc hành tŕnh về với Thiên Chúa là Cùng Đích của ta.
Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)