Nếu các thiên tài sống lâu
 


Viên Linh
 

Sinh thời, nhà thơ Đinh Hùng (1920-1967) từng nêu lên một câu hỏi như thế.* Ông nhấn mạnh rằng đây là một cách giả định của một thi sĩ Pháp, mà câu giả định đầy đủ của người này là “Nếu các thiên tài sống lâu, th́ nền văn chương nước Pháp sẽ ra sao?”



Thi sĩ Đinh Hùng. (H́nh: Viên Linh cung cấp)


Áp dụng giả định ấy vào trường hợp Việt Nam, có lẽ chúng ta sẽ phải sửa lại câu hỏi, bởi v́ trên đất nước ta, nhiều nghệ sĩ có thể sống tới tuổi trên sáu mươi, như Quang Dũng (1921-1988) song năm 1951 (ba mươi tuổi), đang thời chiến tranh, là đại đội trưởng trong Trung Đoàn Thủ Đô chiến đấu ở biên giới Lào-Việt, ông bị giải ngũ và bị cấm viết, cho nên sinh mệnh văn chương của ông chỉ c̣n đáng nói nơi những bài đă xuất hiện trước đó, c̣n quăng đời sau tác giả của Tây Tiến, của Đôi Mắt Người Sơn Tây, tuy sống giữa Hà Nội mà chỉ c̣n là một con người cơm không có mà ăn, lúc nào cũng đói, như đa số đồng bào ông trong xă hội của thể chế xă hội chủ nghĩa, th́ cái sống ấy nào ích ǵ cho sự nghiệp thơ phú?

Vậy th́ nếu đời sống văn chương của các nhân tài Việt Nam không bị hủy diệt, th́ nền văn chương của đất nước sẽ rực rỡ như thế nào? Hăy kiểm kê, tưởng tượng, hăy giả định, chúng ta sẽ thấy sự mất mát mênh mông, sự băng hoại thê thảm, sự thui chột năo nề, và tội ác của sự ngu dốt vĩ đại ngần nào trước lịch sử? Không phải chỉ có thế, chiến tranh, tù ngục, các tai họa khác cũng đáng bị nguyền rủa bên cạnh sự hèn mọn của kỳ thị Trung Bắc và sự phân loại và phe đảng.

Đinh Hùng viết: “Kho tàng văn học nước nhà sẽ phong phú thêm bao nhiêu nếu chúng ta không sớm mất những Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Phạm Hầu, Thâm Tâm, Nguyễn Nhược Pháp, J. Leiba, những Vũ Trọng Phụng, Lan Khai, Thạch Lam, Khái Hưng, Nam Cao, Nguyễn Đức Chính, Kim Hà, Vũ Trọng Can, Nguyễn Đ́nh Lạp, Nhượng Tống, Trúc Khê, Hoàng Tích Chu, Đào Trinh Nhất. Làng Họa, làng nhạc sẽ c̣n giầu thêm bao nhiêu thanh sắc nếu chúng ta c̣n đủ những Trần B́nh Lộc, Tô Ngọc Vân, Phạm Tú, Đặng Thế Phong...”

Sau đây là những t́m kiếm của người viết bài này, để chúng ta cùng tiếp tục những ư nguyện mà người chủ soái Tao Đàn, “Tiếng nói của thi ca miền Nam tự do” đă nêu lên. Người đầu tiên chính là ông, đă từ trần mười năm sau khi nêu lên giả định.

 


Đinh Hùng
(1921-1988)

Khi miếu đường kia phá bỏ rồi
Ta đi về những hướng sao rơi
Lạc loài theo dấu chân cầm thú
Từng vệt dương sa mọc khắp người.
(Những Hướng Sao Rơi)

Trăng ơi đừng bỏ kinh thành
Hồn cố đo vẫn thanh b́nh như xưa
Nhỡn tiền chợt sáng thiên cơ
Biết chăng ảo phố mê đồ là đâu.
Ta say ánh lửa tinh cầu
Dựng lên địa chấn loạn màu huyền không.
(Sông Núi Giao Thần)

Đinh Hùng nổi tiếng từ thời Tiền Chiến, trong nhóm Dạ Đài ở Hà Nội với Trần Dần, Vũ Hoàng Địch. Sau 1954 thành lập chương tŕnh thi ca Tao Đàn trên đài phát thanh Quốc Gia ở Sài G̣n. Mất khi mới 47 tuổi.


Quách Thoại
(1930-1957)

Anh hăy hát bài ca đông phương màu nhiệm ấy
Tay hư vô ôm vũ trụ tṛn đầy
Anh hăy cứ ngồi yên điềm tĩnh vậy
Sóng gió ǵ xe tiến hóa vần xoay
Ta sẽ gặp nhau trái đất c̣n quay
Đường luân chuyển không ra ngoài nẻo đạo.
(Anh Hăy Hát Bài Ca Đông Phương Màu Nhiệm)

Tên thật Đoàn Thoại, viết cho các báo Dân Chủ, Văn Nghệ Tiền Phong, Sáng Tạo ở Sài G̣n. Chết trong một bệnh viện công lập thành phố khi mới 27 tuổi.


Khổng Dương
(1921-1947)

Ngựa anh say bước đường dài
T́nh em chan chứa ra ngoài thành Nam
Mịt mù vó ngựa quan san
Tuần trăng ṿ vơ mây ngàn xa xôi.
Ra đi không hẹn một lời
Ngày về không biết c̣n người năm xưa.
(Quan San)

Khổng Dương tên thật Trương Văn Hai, người Trà Vinh, học trung học Thăng Long Hà Nội, từng có bài đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Về Nam lập nhà xuất bản Đồng Nai, trong chiến tranh bị bắn chết tại kinh Xẻo Tre, Long Xuyên năm 26 tuổi.

Hồ Hán Sơn
(?- 1956)

Em là gái Việt, đẹp như vần thơ
Xinh xinh hoa nở đầu mùa
Tô tươi thắm đẹp sông hồ Việt Nam...
Người đi chỉ hẹn một lời
Khi ta sum họp khắp nơi hết sầu
Bao giờ trăm họ thương nhau
Th́ anh trở lại vườn dâu thương ḿnh.
(Hẹn Ḥ)

Thanh niên nhiệt huyết, đại tá Quân đội Cao Đài, nổi tiếng với bài thơ T́nh Nghèo do Phạm Duy phổ nhạc. Năm 1956 người ta t́m thấy Hồ Hán Sơn bị trói cùng một tảng đá, xác nằm trong đáy giếng ở Bàu Sen.


Lưu Quang Vũ
(1948-1988)

Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh
Thắp một ngọn đèn hồng như ánh lửa
Đêm sâu quá, đêm nào biết ngủ
Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi.
(Bầy Ong Trong Đêm Sâu)

Lưu Quang Vũ là kịch tác gia, thi sĩ kiệt xuất, có đêm có 5 nhà hát tại 5 thành phố miền Bắc đều diễn kịch của ông. Lột trần tâm địa cộng sản trong “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt.” Cùng vợ là thi sĩ Xuân Quỳnh và con bị chết lạ thường trong một tai nạn lưu thông trên một quăng đường không xe cộ tại miền Bắc.

Xin mượn lời tác giả Mê Hồn Ca để tưởng niệm những tài năng mệnh yểu: “Số mệnh bất ngờ đă sớm t́m đến bắt họ bước vào thiên cổ, không một lời trao duyên nhắn gởi lại thế nhân, nên họ cũng chẳng có được một lời ai điếu tiễn chân.” Nhưng chúng ta, và đời sau, sẽ không quên họ. Họ đến rất sớm, và đi cũng rất sớm, và cũng v́ thế, nhân thế cũng có tên riêng để gọi họ: đó là những v́ sao băng rực sáng, rồi tắt ngấm.

(*) Đinh Hùng, Nếu những thiên tài sống lâu, tạp chí Sinh Lực, Sài G̣n tháng 11.1958, in lại trên tạp chí Thời Tập số 8, tháng 7.1974.