Tủ chè miền Bắc, tủ sách miền Nam
 

Viên Linh
 

Một người bạn ở Hà Nội từ 10 năm nay, mặc dù chưa từng gặp mặt, lại mới hối thúc tôi gửi cho anh những chữ kư của các nhà văn nhà thơ miền Nam mà anh tin rằng tôi có sẵn. “Em sưu tập sách miền Nam đă lâu, bây giờ em cần có chữ kư các tác giả của những cuốn sách trong ‘tủ sách miền Nam,’ của em. Anh ráng giúp em, khi nào anh trở lại kinh thành xưa, em sẽ làm thổ công đưa đi anh đi khắp các hang cùng ngơ hẻm.”

 

 

H́nh ảnh những cuốn sách cũ giá trị phần lớn là từ các ấn bản đầu tiên trước 1975. (Nguồn: Khởi Hành)

 

Sách miền Nam, tác giả miền Nam, những chữ ấy đă được nói ra từ nhiều năm trước rồi, mới đây lại được nhắc đến khi một thanh niên ở Sài G̣n viết cho tôi qua điện thư: “Hồi xưa cháu mua sách Sài G̣n dễ, bây giờ khó lắm rồi, và mắc lắm.” Một bà bạn ở Annandale, chị Bell, mới viết cho tôi: “Tôi tin hiện giờ vẫn c̣n một số độc giả cần t́m lại những tác phẩm văn chương nghệ thuật của thời trước 1975. Về Sài G̣n là biết liền. Tiệm nào cũng giấu kỹ sách xuất bản trước 1975 và bán giá cao gấp 3, 4 lần sách xuất bản sau này.” Thư mới viết trong ngày 30 Tháng Tư, 2013.

Một thanh niên 26 tuổi, Huy Vespa, chuyển lên trang báo nhà của anh những cuốn báo Tuổi Ngọc của Duyên Anh, những tác phẩm viết cho tuổi choai choai ngày xưa. Lúc 75 anh chưa ra đời, vậy mà bây giờ, anh say mê những cuốn báo thiếu nhi do một nhà văn hơn ba chục năm trước thực hiện. Anh c̣n xin tôi chuyển cho anh những bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên. Điều này có thể hiểu được, chừng như anh nghe thơ của Nhiên qua nhạc Phạm Duy, nên thích những h́nh ảnh “cô Bắc Kỳ nho nhỏ” đó chăng? Hay anh thích những “con đường Duy Tân, cây dài bóng xế” của khu trường Luật, cũng qua nhạc Phạm Duy. V́ cùng với thư, anh gửi cho tôi “những phố Sài G̣n mà cháu mới chụp được, gửi bác xem để đỡ nhớ Sài G̣n.”

Xem ảnh do Huy Vespa chụp, thấy một tâm hồn mơ mộng rất xưa: vài cành cây thưa làm cận ảnh cho một mái nhà thờ Vương cung Thánh đường, một hàng rào sắt phía trong che lại bằng một cái mành mành tre đan đă vàng cũ, một cái cột cổng sắt mũi nhọn với những ṿng uốn hoa thị cân đối, nh́n ra một tâm hồn lăng mạn biết thưởng thức những nét đẹp cổ kính phương Tây. Tâm hồn ấy chưa chết ở một nơi ta vẫn đọc thấy qua báo chí một cuộc sống vật dục giành giật, một xă hội hắc ám và một guồng máy vô dụng bất nhân. Một hôm cậu thanh niên lăng mạn gửi cho tôi một nhận xét khác thường: “Độ này mua sách miền Nam khó quá bác ạ, chả là ở Hà Nội bây giờ, pḥng khách nhà nào cũng phải có một tủ sách miền Nam th́ nhà đó mới được coi là nhà sang; giống như hồi xưa pḥng khách nhà sang phải có sập gụ tủ chè, th́ bây giờ phải có một cái tủ sách miền Nam bác ạ. Cháu đi mỏi chân mà chỉ mua được một tờ báo cũ.”

Cách đây khoảng 10 năm trên tờ Văn Học ở Quận Cam c̣n thấy Phan Cự Đệ ở Hà Nội đăng lời kêu gọi các nhà văn hải ngoại gửi bài về tham dự chủ đề “Lư luận văn học thế kỷ hai mươi,” đại khái thế, người viết không c̣n nhớ nguyên văn. Có một hai bạn văn hỏi tôi nghĩ sao, nghe cách hỏi, tôi biết người văn hữu đó có ư muốn tham dự, nhưng ngần ngại, nên mới hỏi quanh nghe ngóng t́nh h́nh. Tôi bảo anh: “Tôi tưởng anh phải biết đối với các văn công Việt Cộng, th́ chỉ có một thứ lư luận, ấy là lư luận Mác-xít. Anh nghĩ họ chấp nhận được các thứ lư luận khác hay sao? Nghe Việt Cộng nói là anh sẽ bị bịp, cách này hay cách khác.”

Quả nhiên sau đó không c̣n nghe nói tới những vận động cuối mùa ấy. Nhưng khoảng 6 năm trước đây, tờ Văn Nghệ, diễn đàn chính thức của Hội Nhà Văn Việt Nam ở Hà Nội, gửi thư cho các nhà văn ở hải ngoại, trong có tôi, xin mỗi người hai truyện ngắn, dù là truyện cũ, một để đăng trên Văn Nghệ số Tết Âm Lịch; một để đăng trên Văn Nghệ số Xuân Dương Lịch. Họ nhấn mạnh chỉ mời khoảng năm sáu người thôi, nghĩa là hân hạnh lắm cho những ai được mời; và “đă có mấy người gửi bài rồi,” nghĩa là mau lên không th́ hết chỗ. Người mời tôi là cô Minh Thu.

Tôi không rơ cô có phải là một nhà văn có dinh cơ trong khu Ba Đ́nh không, (tương tự một Trung Nam Hải của Trung Cộng, nơi ở của các cán bộ cao cấp có đảng tịch), tôi đă trả lời, tôi sẽ có trả lời thuận tiện nếu trên b́a tờ Văn Nghệ bỏ đi cái tiêu đề “V́ Chủ nghĩa Xă hội.” [Tờ báo chính thức của Hội Nhà Văn Việt Nam từ mấy chục năm qua - nghe nói vừa đóng cửa - vẫn in mấy chữ này ở ngay trên b́a báo, và mấy nhà văn hải ngoại, hiện ở quanh Cali, Oregon và Paris, đă có bài đăng trên tờ Văn Nghệ này. Như thế, ngoài tám trăm hội viên hội nhà văn trong nước chỉ viết văn theo chủ nghĩa xă hội, c̣n có thêm bốn nhà văn hải ngoại cũng viết văn “v́ chủ nghĩa xă hội.”] Nhân dịp trả lời họ, đă đăng trên tạp chí Khởi Hành, tôi có đề nghị Hội Nhà Văn Việt Nam hăy gửi thư tham dự Giải Guinness World Records, là giải quốc tế hàng năm vẫn trao giải cho “những cái nhất của thế giới,” (ví dụ con mèo dài nhất thế giới, nụ hôn dài nhất thế giới, bộ óc nhỏ nhất thế giới...) Nếu hội tranh giải “một hiệp hội đông nhất thế giới chỉ nghĩ bằng một cái đầu,” thế nào Hội Nhà Văn Việt Nam ở Hà Nội sẽ đoạt chức vô địch, nhưng chưa thấy họ nắm lấy cơ hội này. Tôi nghĩ tới hôm nay, cơ hội của họ vẫn c̣n đó.

Sự việc thứ ba liên hệ tới sách miền Nam, tác giả miền Nam, là trong thời gian gần đây, hai nhà văn ở Quận Cam đă có sách in ở trong nước, chứng tỏ rằng sự chịu đựng của Hà Nội đă tới mức giới hạn. Họ phải in sách miền Nam, v́ bỏ qua ngày nào, thất thu ngày ấy. Mà thu vào vốn là quốc sách. V́ thế, sách Vơ Phiến đă xuất bản ở Việt Nam cách đây vài tháng, mặc dù cuốn sách in ra, ông đă phải dùng bút hiệu phụ là Tràng Thiên. Cuộc thử nghiệm chưa rơ kết quả ra sao. Năm ngoái, nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một cây bút miền Nam hiện c̣n ở Sài G̣n, cũng đă có sách tái bản tại Việt Nam, nhưng bị cán bộ văn xuôi Vũ Hạnh viết bài lăng mạ thậm tệ. Đại khái y viết sao lại “khai quật xác chết” làm ǵ, song họ Dương vốn có thói quen là nhắm mắt lắc đầu cười kh́, thành ra không biết sự việc rồi ra sao. Có điều, sự chửi bới không ai không biết là do tị hiềm cá nhân, chứ bây giờ ai mà nói tới chủ trương đường lối làm ǵ cho xấu hổ? Người ta không c̣n chống văn nghệ miền Nam từ lâu rồi, người ta c̣n đề cao và sưu tập để tồn trữ hay trưng bày nữa. Trong khi ấy, lặng lẽ nhưng công khai, những ngôi nhà khang trang ở Hà Nội đă thay tủ chè chén sứ bằng tủ sách miền Nam, th́ người ta vốn “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại,” chứ c̣n đợi đến bao giờ mới cho trưng bày những tinh hoa mà cả nước đă sưu tầm, ca ngợi, và nghiên cứu, t́m hiểu.

“Nhà sách Cảo Thơm ở đường Lư Thường Kiệt và đường Lê Duẩn, ngoài bán sách mới c̣n có mua và bán sách cũ. Mỗi tội sách cũ ở đây cũng... đắt. Là người kinh doanh sách nên chủ nhà sách sành sỏi trong thẩm định nội dung và chất lượng, độ quư, hiếm của mỗi đầu sách cũ để định giá bán. Nhiều đầu sách cũ ở đây bán đắt hơn sách mới là chuyện thường.”

“Cả buổi chiều lăn lộn trong đống sách lớn như những đống rạ, ḿnh mua được tổng cộng gần 3 bao tải lớn sách cũ có dấu của thư viện trường. Toàn những tác phẩm văn học kinh điển của Xô Viết cũ, của Pháp, Mỹ, Anh, Ba Lan. Và các tác phẩm một thời vang bóng của Việt Nam. In từ những thập niên 80 của thế kỷ trước.”

“Điều ḿnh bắt gặp thường xuyên, nhiều người cũng từng nói rồi, là ở nơi b́a lót những cuốn sách cũ có chữ kư và những lời đề tặng, lời chúc, ḍng nhắn gửi của người tặng đến người được tặng nhân dịp như sinh nhật, mừng thành tích mới hay một lư do bất kỳ nào đó. Nhiều cuốn sách là tác giả sách kư tặng. Nhiều tác giả có tên tuổi, có chỗ đứng trong làng văn làng báo hay giới khoa học. Có khi cả người tặng và người được tặng đều nổi tiếng... Nhưng trong ḷng khi vào các sạp sách cũ ḿnh lại thấy hứng thú và ṭ ṃ với những cuốn sách như vậy. Nhiều khi mua một cuốn sách cũ không phải v́ nội dung của cuốn sách mà v́ chữ kư và những ḍng nhắn gửi, lời chúc của tác giả nổi tiếng này cho một người cũng có tiếng khác.” (Từ Vỉa Hè Sách Cũ, Người Đưa Tin)

“Dear Ace
Đây là lần đầu tiên lilyphạm tham gia buôn bán đặc biệt là mặt hàng nhạy cảm này, hihihi. Dưới đây là sanh sách các sách báo miền Nam 1954-1975:...( Chợ Gà VN) [Không có ǵ nhiều, chỉ có báo Đời của Nguyên Sa, vài cuốn]”