Hôm nay, 28/2 là ngày cuối cùng của ĐTC Biển Đức XVI đúng một năm trước - 2013, làm vị thừa kế Thánh Phêrô thứ 264 tức là vị giáo hoàng thứ 265 của Giáo Hội Công Giáo.
 
11 giờ sáng, ngài từ giă các hồng y ở Vartican tại Sảnh Đường Clemente. 7 giờ 30 tối ngài từ Tông Dinh Giáo Hoàng ở Vatican tới ngụ tạm tại Castel Gandolfo, ngỏ lời chào cộng đoàn dân Chúa thuoọc giáo phận Albano ở đó và 7 giờ 50 cánh cửa nơi ngài cư trú khép lại để hoàn toàn chấm dứt một giáo triều vào đúng 8 giờ tối cùng ngày như đă được ấn định.
 
Để tưởng nhớ đến một vị giáo hoàng đặc biệt đă được Thiên Chúa sai đến với Giáo Hội và thế giới trong thời khoảng gần 8 năm (19/4/2005 - 28/2/2013), chúng ta hăy cùng nhau ôn lại những nét chính yếu về một giáo triều trong lịch sử Giáo Hội nhé.
 
Hôm qua với bài: "Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Một Giáo Triều như Kiềng 3 Chân", và hôm nay với bài: "Đức Thánh Cha Biển Đức XVI - Vị Giáo Hoàng Thần Học Gia về Chân Lư". Chúng ta hăy cùng nhau cầu nguyện cho ngài.
 
 
 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Vị Giáo Hoàng Thần Học Gia về Chân Lư

 

Hướng về vị giáo hoàng tuyên bố từ nhiệm ngày 11/2/2013 và chính thức thoái nhiệm ngày 28/2/2013

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Trong tờ Time Magazine 12/2013, có 3 bài viết về Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến sự kiện ngài được chính tờ nguyệt san quốc tế này bầu chọn làm "Nhân Vật Năm 2013". Một trong 3 bài viết mang tựa đề "Giáo Hoàng Phanxicô, Vị Giáo Hoàng của Quần Chúng", của đồng tác giả Howard Chua-Eoan và Elizabeth Dias. Ở một số nơi trong bài viết, tôi đă kèm thêm biệt chú của ḿnh với tư cách vừa là độc giả vừa là một người dịch, nhất là biệt chú liên quan đến vấn đề rất tế nhị được nhị vị tác giả này nêu lên để so sánh giữa vị giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô với vị giáo hoàng tiền nhiệm và thoái nhiệm Biển Đức XVI. Bài viết được tôi chuyển dịch và gửi qua email cho nhiều nhóm khác nhau trên khắp thế giới ngày 16/12/2013, trong đó tôi đă viết thêm biệt chú thứ 3 trong 3 biệt chú nguyên văn như sau: 

"Đến đây, ngay ở đoạn trên đây, cũng như ở đoạn thứ 6 trong bài viết này, chúng ta thấy nhị vị tác giả mang ra so sánh giữa vị giáo hoàng đương nhiệm với vị giáo hoàng tiền nhiệm của ngài, về nhăn quan của các vị đối với giáo hội liên quan đến tín lư nơi ĐTC Biển Đức XVI và mục vụ nơi ĐTC Phanxicô. Nhận định này đúng, nhưng có thể gây hiểu lầm là vị này hơn vị kia. Thật ra, mỗi vị giáo hoàng, với bản chất và tài năng tự nhiên thiên phú của ḿnh, được Thiên Chúa tuyển chọn và sai đến làm vườn nho cho Ngài vào thời điểm của mỗi vị, người trước kẻ sau. Những ǵ ĐTC Biển Đức XVI làm trong giáo triều của ngài, thậm chí trong cả giáo triều của ĐTC Gioan Phaolô II, vẫn là những ǵ cần thiết và khẩn trương, bất khả thiếu cho chung Giáo Hội thời của ngài cũng như sau này.

“Phải công nhận là ĐTC Biển Đức XVI là một thần học gia về chân lư đức tin, nên cả cuộc đời của ngài gắn bó với chân lư đức tin, qua vai tṛ giảng dậy thần học cũng như qua hơn 50 tác phẩm của ngài, và chính v́ thế ngài đă được Chúa chọn để giữ vai tṛ Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin lâu nhất trong Giáo Hội, đă hoàn thành cuốn sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo năm 1992, và đă mở Năm Đức Tin 2012-2013 v.v. Và chỉ sau khi Giáo Hội đă nắm vững được hay củng cố thật chắc trọn vẹn tín lư đức tin của ḿnh, trong một thời điểm đầy lẫn lộn và mất hết ư thức tội lỗi theo chủ nghĩa tương đối, nhờ công cuộc của ĐHY Joseph Ratzinger cũng như nhờ giáo triều của ĐTC Biển Đức XVI, Giáo Hội mới có thể vững vàng và tự tin để dấn thân vào đời trong thời của giáo triều ĐTC Phanxicô....".

Thật vậy, mỗi vị giáo hoàng được Thiên Chúa tuyển chọn và sai đến vào thời điểm của mỗi vị để làm việc của Ngài và cho Ngài trong vai tṛ thừa kế Thánh Phêrô và đại diện Chúa Kitô trên trần gian như là một vị mục tử chăn dắt đàn chiên được ủy thác cho ḿnh. Bởi thế, mỗi vị đă được Thiên Chúa quan pḥng thần linh vô cùng khôn ngoan đă trang bị cho những ǵ cần thiết nhất thích hợp với thời điểm thi hành thừa tác vụ chủ chiên tối cao của mỗi vị. Đó là lư do chúng ta thấy không giáo triều nào giống giáo triều nào, không giáo hoàng nào giống giáo hoàng nào, và mỗi một vị giáo hoàng đều nổi bật về một tài năng, tính chất hay ưu tiên nào đó trong giáo triều của ngài.

Riêng với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, căn cứ vào giáo huấn và hoạt động của ngài, kể cả trong quá khứ khi chưa làm giáo hoàng, th́ có thể nói thế này: nếu Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tiền nhiệm của ngài là vị giáo hoàng triết gia nhân bản thế nào th́ ngài là vị giáo hoàng thần học gia về chân lư như vậy. Ngài đă lấy khẩu hiệu (moto) "cooperatores veritatis - hợp tác viên của sự thật - co-workers of the truth" (3Gioan 8) khi ngài bắt đầu nắm vai tṛ chủ chăn trong hàng giáo phẩm Đức quốc. Câu khẩu hiệu này đă trở thành nhan đề của một trong các tác phẩm ngài viết được Ignatius Press xuất bản năm 1990.

Chính v́ Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là vị giáo hoàng thần học gia về chân lư mà giáo huấn của ngài chất chứa 3 yếu tố chính yếu thường được ngài đề cập đến và nhấn mạnh, đó là Ngôi Lời, Đức Tin và Tương Đối Chủ Nghĩa.

Sự Thật liên quan đến Ngôi Lời:

Ngôi Lời chính là Sự Thật, nên tất cả mọi sự được xuất phát từ Người và phải được mô phỏng theo Người. Thế nhưng Sự Thật là Thực Tại Tối Hậu này không chỉ thuần linh mà c̣n "trở thành hữu h́nh" (1Gioan 1:2): "Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14), nhờ đó, "chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Gioan 1:14). 

Ngôi Lời ấy có tên gọi là Giêsu Nazarét, một nhân vật lịch sử có sứ vụ của một Đấng Thiên Sai Cứu Thế: Đấng Thiên Sai (Kitô) của Dân Do Thái và từ Dân Do Thái nhưng đến thế gian với chung loài người như một Đấng Cứu Thế để giải thoát toàn thể nhân loại cho khỏi tội lỗi và sự chết.

Sự Thật Lời Nhập Thể là Đức Giêsu Kitô là một sự thật vô cùng quan trọng, liên quan đến phần rỗi đời đời của nhân loại, mà nếu chối bỏ hay sai lạc tất cả mọi sự sẽ sụp đổ, nên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong chính thời gian làm giáo hoàng của ḿnh, cho dù bận bịu hơn ai hết và hơn bao giờ hết, (như chính ngài thú nhận ngay trong lời đề tựa của ḿnh ở tập một trang xxiv của ấn bản Anh ngữ) ngài vẫn t́m giờ để cố gắng hoàn thành tác phẩm "Giêsu Nazarét - Jesus of Nazareth" ba cuốn (bao gồm 3 đọan đời của Chúa Giêsu và được thứ tự hoàn thành vào năm 2006 về đời công khai, 2010 về cuộc Vượt Qua, và 2012 về thời thơ nhi của Người.

Mục đích và chủ ư viết cho xong sớm bao nhiêu có thể trong thời gian làm giáo hoàng của vị tác giả thần học gia về sự thật này đó là để chứng minh sự thật "nhân vật lịch sử Giêsu - historical Jesus" chính là "Đức Kitô của đức tin - Christ of faith".

Sự Thật liên quan đến Đức Tin:

Nếu trọng tâm chính yếu của Đức Tin là Lời Nhập Thể và Vượt Qua, một sự thật tối hậu và tối cần cho phần rỗi của nhân loại th́ tác phẩm 3 tập "Giêsu Nazarét" là một chứng cớ chứng thực Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là vị giáo hoàng thần học gia về sự thật, một sự thật liên quan đến đức tin Kitô giáo.

Ngoài ra, toàn bộ tín lư đức tin của Giáo Hội Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung cũng đă được hoàn thành trong thời ngài làm tổng trưởng thánh bộ tín lư đức tin kiêm trưởng ban soạn dọn để được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chính thức ban hành vào năm 1992.

Chưa hết, trong giáo triều của ḿnh, ngài c̣n hướng dẫn loạt 138 bài về đức tin tông truyền của Giáo Hội, trong một thời khoảng 5 năm (15/3/2006 - 13/4/2011, bằng cách nói đến từng nhân vật liên quan đến đức tin của Giáo Hội, từ thời các tông đồ cho tới vị tiến sĩ cuối cùng của Giáo Hội là Thánh Nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu cuối thế kỷ 20. C̣n nữa, ngài đă mở Năm Đức Tin (11/10/2012 - 24/11/2013), kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962 - 2012) và ban hành Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo (11/10/1992 - 2012).

Sau hết, ngài kể như gần hoàn thành Thông Điệp "Ánh Sáng Đức Tin" cho Năm Đức Tin, nhưng vẫn được Đức Thánh Cha Phanxicô kế vị ngài kịp ban hành vào Lễ Thánh Phêrô-Phaolô 29/6/2013.

Trong Thông Điệp tựa đề "Ánh Sáng Đức Tin" này, ngay ở đoạn 1, ngài đă minh định rằng chỉ có "ánh sáng đức tin" mới thấu nhập được thực tại siêu nhiên thần linh, chứ không phải là ánh sáng tự nhiên: "Mặt trời không soi sáng tất cả thc tại; tia sáng của nó không thể xuyên thấu bóng tối chết chóc... Những ai tin tưởng th́ thấy; họ thấy bằng một thứ ánh sáng chiếu soi suốt cuộc hành tŕnh của họ, v́ nó xuất phát từ Chúa Kitô phục sinh, sao mai chẳng bao giờ tắt". Thông Điệp "Ánh Sáng Đức Tin - Lumen Fidei" quả thực chất chứa những xác tín và giáo huấn của vị giáo hoàng thần học gia về sự thật, chẳng hạn ở đoạn 25 tiêu biểu sau đây:

"Ngày nay, chúng ta cần phải được nhắc nhở về mối liên hệ giữa đức tin và sự thật trước cuộc khủng hoảng về sự thật ở thời đại của chúng ta. Trong nền văn hóa hiện đại, chúng ta thường có khuynh hướng coi sự thật thực hữu duy nhất đó là sự thật về kỹ thuật: sự thật là những ǵ chúng ta thành đạt trong việc xây dựng và đo lường bằng kiến thức khoa học biết cách làm này nọ của chúng ta, sự thật là những ǵ có tác dụng và làm cho đời sống trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.

Ngày nay điều này trở thành như là một sự thật duy nhất chắc chắn, sự thật duy nhất có thể được chia sẻ, sự thật duy nhất có thể lấy làm căn bản cho vấn đề bàn luận hay cho những việc đảm nhận chung. Tuy nhiên, ở cán cân bên kia chúng ta lại sẳn sàng chấp nhận các sự thật chủ quan của cá nhân, những ǵ hợp với các xác tín sâu xa của họ, song những sự thật này chỉ hiệu lực cho cá nhân ấy mà không thể được phác họa ra cho người khác trong nỗ lực phục vụ công ích... Cuối cùng cái c̣n lại chúng ta có được là chủ nghĩa tương đối, một chủ nghĩa không thích hợp với vấn đề sự thật phổ quát - mà tối hậu là vấn đề về Thiên Chúa..."

Sự Thật liên quan đến Tương Đối Chủ Nghĩa.

Hôm 18/4/2005, trong bài giảng cho Thánh Lễ khai mạc biến cố Mật Nghị Hồng Y Đoàn chọn bầu vị giáo hoàng kế vị Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa qua đời hôm 2/4/2004, vị hồng y tổng trưởng thánh bộ tín lư đức tin cũng là chính vị giáo hoàng vào ngày hôm sau, đă cảm nhận về cuộc khủng hoảng đức tin trước những ư hệ hiện đại, nhất là chủ nghĩa tương đối, một cuộc khủng hoảng mà chính ngài, với vai tṛ được chọn bầu làm giáo hoàng đă phải đương đầu, nhất là bằng 3 bức thông điệp của ngài tất cả đều sâu xa liên hệ với đức tin: "Thiên Chúa là t́nh yêu - Deus caritas est" (25/12/2005), "Niềm hy vọng cứu độ - Spe salvi" (30/11/2007) và "yêu thương trong chân lư - Caritas in veritate" (29/6/2009). Riêng về chủ nghĩa tương đối là kẻ thù không đội trời chung của sự thật và đức tin, ngài đă bày tỏ cảm nhận của ḿnh qua bài giảng trên đây như sau: 

“Biết bao nhiêu là chiều gió chủ nghĩa chúng ta đă từng biết đến trong mấy thập niên qua! Biết bao nhiêu là trào lưu ư hệ! Biết bao nhiêu là trường phái tư tưởng! Con tầu tư tưởng nhỏ bé của nhiều Kitô hữu thường bị xô lấn bởi những cơn sóng này, tung họ từ cực đoan này sang cực đoan kia: từ chủ nghĩa Marxít đến chủ nghĩa tự do, thậm chí đến chủ nghĩa duy tự do; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan; từ chủ nghĩa vô thần đến chủ nghĩa tôn giáo mập mờ bí hiểm; từ chủ nghĩa bất khả thần tri đến chủ nghĩa ḥa đồng tôn giáo v.v.

“Ngày nào cũng có những thứ giáo phái mới, khiến cho những lời của Thánh Phaolô nói trở thành sự thật về việc con người bị lừa đảo, về cái tinh quái làm cho con người bị lầm lạc (x Eph 4:14). Có một đức tin minh tường, theo Kinh Tin Kính của Giáo Hội, thường được gán cho là chủ nghĩa thủ cựu / bảo thủ (fundamentalism). Một khi chủ nghĩa tương đối (relativism), nói cách khác, một khi để cho ḿnh ‘bị xô đẩy theo chiều gió chủ nghĩa’, thái độ duy nhất được cho là thích hợp với thời đại tân tiến, th́ đó là lúc chủ nghĩa tương đối độc đoán được h́nh thành, một chủ nghĩa tương đối độc đoán cho rằng không có ǵ là tuyệt đối cả, và là một chủ nghĩa chỉ biết căn cứ vào cái tôi cùng với những ước muốn của cái tôi mà thôi.

“Chúng ta có một chuẩn mức khác, đó là Con Thiên Chúa, một con người thật sự. Người là chuẩn mức của nhân bản chủ nghĩa đích thực. Một đức tin ‘trưởng thành’ là đức tin không chiều theo làn sóng thời trang cũng như những ǵ là tân hiện đại nhất; một đức tin trưởng thành và chín chắn là một đức tin được cắm rễ sâu xa trong mối thân t́nh với Chúa Kitô. Mối thân hữu này hướng chúng ta về tất cả những ǵ là thiện hảo và cống hiến cho chúng ta chuẩn mức để nhận thức được đâu là phải và đâu là trái, đâu là gian dối và đâu là chân thật.

“Chúng ta cần phải làm cho đức tin trưởng thành này chín mùi; chúng ta cần phải dẫn đàn chiên của Chúa Kitô đến đức tin này. Và chính đức tin này, chỉ duy có đức tin này mà thôi, mới là những ǵ kiến tạo hiệp nhất và được hiện thực nơi đức ái. Thánh Phaolô đă cống hiến cho chúng ta một câu nói tuyệt vời, ngược lại với t́nh trạng trôi nổi của những ai giống như trẻ con bị bập bềnh theo triều sóng, đó là hăy sống sự thật bằng đức ái như là một mẫu thức cốt yếu cho việc hiện hữu của Kitô giáo. Sự thật và đức ái đồng qui nơi Chúa Kitô. Chúng đến với Chúa Kitô theo chuẩn mức nào, th́ sự thật và đức ái cũng nên một với nhau trong đời sống của chúng ta như vậy. Đức ái không có đức tin là một đức ái mù quáng; sự thật không có đức ái sẽ chỉ là ‘phèng la inh ỏi’ (1Cor 13:1)”.

Sự Thật liên quan đến tất cả mọi sự

Đúng thế, "sự thật" là vấn đề cốt lơi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, mà ngài, trong thời gian mấy tháng đầu vừa lên làm giáo hoàng, ngài đă nhắc đến “sự thật” rất nhiều trong các bài ngài nói và áp dụng vào hầu như ở mọi phương diện cuộc sống và lănh vực xă hội. Điển h́nh là một số trường hợp tiêu biểu sau đây:

Ḥa B́nh trong Sự Thật:

Đề tài được ngài chọn cho Sứ Điệp Ḥa B́nh đầu tiên 1/1/2006 của giáo triều ngài đó là "Ḥa B́nh trong Chân Lư", với những lời tiêu biểu ở đoạn 3 như sau (những chỗ in đậm ở đây và ở các câu dịch khác trong bài viết này là do người dịch tự ư nhấn mạnh):

"Đề tài tôi chọn để suy nghĩ trong năm nay là 'Ḥa b́nh trong chân lư', một đề tài nói lên niềm xác tín là bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào con người nam nữ được soi động bởi ánh quang chân lư, th́, theo tự nhiên, họ mới bắt đầu thực hiện con đường ḥa b́nh... Là thành quả của một trật tự theo dự định và mong muốn của Thiên Chúa, ḥa b́nh chất chứa một sự thật nội tại và bất khuất, tương ứng 'với niềm trông mong và hy vọng không thể cầm hăm trong chúng ta' (John Paul II, "Message for the 2004 World Day of Peace," 9)".

Dấn Thân cho Sự Thật:

Trong diễn từ ngỏ cùng Phái Đoàn Ngoại Giao của gần 200 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Quốc Đô Vatican (Vatican City State) và có lănh sự làm việc với Ṭa Thánh Vatican nhân dịp Tân Niên 2006 ngày 9/1, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, sau khi đă lập lại ư nghĩa chính của Sứ Điệp Ḥa B́nh 1/1/2006, đă kêu gọi tất cả mọi người hăy dấn thân cho sự thật, như thế này:

Ḥa b́nh, than ôi, đang bị trở ngại hay phá hăi hoặc bị đe dọa ở nhiều phần đất trên thế giới. Đâu là đường lối dẫn đến ḥa b́nh? Trong Sứ Điệp tôi gửi cho Ngày Thế Giới Ḥa B́nh năm nay, tôi đă nói rằng: ‘Bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào con người nam nữ được soi động bằng ánh quang chân lư, th́ họ mới có thể bắt đầu con đường ḥa b́nh’ Ḥa B́nh trong chân lư”.

 

“1- Việc dấn thân cho sự thật là linh hồn của công lư…;

“2- việc dấn thân cho sự thật là những ǵ thiết lập và củng cố quyền tự do

3- việc dấn thân cho chân lư là những ǵ mở đường cho thứ tha và ḥa giải…

 

Tác Dụng của Sự Thật:

 

Trong Huấn Từ ngỏ cùng Hội Nghị Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ngày 10/2/2006 ngài đă

 

Chúa Giêsu Kitô là Sự Thật Được Nhân Cách Hóa, Đấng thu hút thế giới về với ḿnh. Ánh sáng từ Chúa Giêsu chiếu tỏa là ánh quang chân lư. Hết mọi sự thật khác là một mảnh của Sự Thật là Người và về Người này...

 

“Bởi thế Chúa Giêsu làm cho con người nam nữ được hoàn toàn thân mật với sự thật và tiếp tục mời gọi họ hăy sống trong sự thật. Nó là sự thật được cống hiến như là một thực tại phục hồi con người đồng thời vượt trên con người và ở trên con người, như một Mầu Nhiệm bao gồm và đồng thời vượt quá khả năng của lư trí con người...

 

“Không ǵ có thể thay thế được ḷng mến yêu chân lư thúc đẩy con người hướng đến những chân trời chưa được khám phá. Chúa Giêsu Kitô, Đấng là toàn chân, lôi kéo tâm hồn của mỗi một con người, mở rộng nó và làm cho nó tràn đầy niềm vui. Thật vậy, chỉ một ḿnh sự thật mới có thể chiếm đoạt tâm trí và làm cho nó trọn vẹn hân hoan...

“Ḷng ước mong t́m thấy chân lư là những ǵ thuộc về chính bản tính của con người. Toàn thể tạo thành là lời mời gọi mănh liệt hăy t́m kiếm những câu giải đáp hướng lư trí con người tới câu đại giải đáp luôn được nó kiếm t́m và trông đợi: 'Chân lư của mạc khải Kitô Giáo, được thấy nơi Chúa Giêsu Nazarét, là những gí có thể giúp con người nam nữ thấm nhiễm ‘mầu nhiệm’ về chính cuộc sống của họ. Là sự thật tuyệt đối, nó kêu gọi con người hăy hướng tới siêu việt thể, trong khi đó, vẫn tôn trọng tính cách độc lập của một tạo vật và quyền tự do của họ. Về điểm này, mối liên hệ giữa tự do và sự thật mới trọn vẹn, và chúng ta mới hiểu được ư nghĩa hoàn toàn của những lời Chúa Kitô nói: 'Quí vị sẽ nhận biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng quí vị' (Jn 8:32) (Thông Điệp Đức Tin và Lư Trí, đoạn 15)".

Mùa Chay sống Sự Thật 

Huấn Từ cho Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư Lễ Tro 1/3/2006

Đời sống của Kitô hữu là một đời sống đức tin, được đặt nền tảng trên Lời Chúa và được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa. Trong các cơn thử thách của cuộc đời và ở mỗi một chước cám dỗ, cái bí mật chiến thắng là ở chỗ lắng nghe Lời chân lư và cương quyết loại trừ cái gian dối của sự dữ.

“Đây là chương tŕnh chân thực và chính yếu của Mùa Chay: đó là lắng nghe Lời chân lư, sống động, nói năng và thực hiện chân lư, loại trừ những thứ dối trá đầu độc nhân loại và mở cờ cho tất cả mọi thứ sự dữ. Bởi thế, trong 40 ngày này, cần phải lằng nghe một lần nữa Phúc Âm, Lời Chúa, Lời chân lư, nhờ đó, nơi hết mọi Kitô hữu, nơi mỗi một người trong chúng ta, cái ư thức ấy đươc củng cố về sự thật được ban bố, về sự thật Người đă ban cho chúng ta, để sống sự thật ấy và trở thành chứng nhân của Người.

“Mùa Chay là mùa phấn khích chúng ta hăy để cho Lời Chúa thấu nhập đời sống của chúng ta, nhờ dó chúng ta biết được sự thật nền tảng này, đó là sự thật chúng ta là ai, chúng ta từ đâu đến, chúng ta sẽ đi đâu, chúng ta cần phải đi theo con đường nào trong cuộc đời của chúng ta. Như thế Mùa Chay cống hiến cho chúng ta một cuộc hành tŕnh khổ hạnh và phụng vụ, một cuộc hành tŕnh, khi giúp chúng ta mở mắt ḿnh ra trước những yếu hèn của ḿnh, giúp chúng ta mở ḷng ḿnh ra cho t́nh yêu nhân hậu của Chúa Kitô….

“Đó là lư do, Mùa Chay, v́ là thời gian lắng nghe sự thật mà nó là một thời điểm thuận lợi để trở về với t́nh yêu, v́ sự thật sâu xa này – sự thật về Thiên Chúa – đồng thời cũng là t́nh yêu. Một t́nh yêu có thể mặc lấy thái độ thương cảm và xót thương của Chúa, như tôi muốn nhắc nhở trong Sứ Điệp Mùa Chay năm nay, một sứ điệp có chủ đề là những lời Phúc Âm: “Khi Chúa Giêsu thấy đoàn lũ dân chúng th́ Người động ḷng thương hại họ” (Mt 9:36).

Ngoại Giao trong Sự Thật

Huấn Từ cho Văn Pḥng Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh và Thành Phần Đại Diện Ṭa Thánh Ở Các Tổ Chức Quốc Tế hôm Thứ Bảy 19/3/2006:

Những mối liên hệ giữa các quốc gia và trong quốc gia là những ǵ chân chính nếu chúng biết tôn trọng chân lư. Tuy nhiên, một khi sự thật bị coi thường th́ ḥa b́nh bị đe dọa, luật lệ gặp nguy khốn, kéo theo một hậu quả hợp t́nh hợp lư nữa đó là t́nh trạng bất công và tháo thứ. Đó là những lằn biên giới phân chia các quốc gia một cách c̣n sâu xa hơn cả những giới hạn được phác vẽ trên bản đồ địa dư, và thường chẳng những là những biên cương bờ cơi ngoại tại mà c̣n là nội tại đối với các quốc gia nữa”.

Tiêu Hôn theo Sự Thật: 

 

Với phái đoàn Pháp Đ́nh Rôta Rôma ngày 27/1/2007 ngài đă ban huấn từ trong đó có đoạn như sau:

"Năm ngoái, ở cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với quí vị, tôi đă t́m cách khảo sát những đường lối để thắng vượt cái tương phản hiển nhiên giữa nội dung của những nguyên nhân nơi việc hủy hôn với mối quan tâm chân thực về mục vụ. Theo chiều hướng ấy th́ ḷng mến chuộng sự thật hiện lên như một điểm qui hợp giữa tiến tŕnh cứu xét và việc mục vụ trợ giúp con người. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng nơi những nguyên nhân của việc giải hôn, th́ sự thật về pháp lư chất chứa chính ‘sự thật về hôn nhân’. Thế nhưng, câu phát biểu ‘sự thật về hôn nhân’ đây đang mất đi tầm quan trọng hiện hữu của nó nơi một môi trường văn hóa thấm đẫm những ǵ là tương đối chủ nghĩa và thực chứng chủ nghĩa về pháp lư, một thứ thực chứng chủ nghĩa về pháp lư coi hôn nhân như là một thứ hợp thức hóa thuần túy về xă hội các mối liên hệ theo cảm xúc….". 

 

(Bài này đă được NS Hiệp Nhất của CĐCGVN GP Orange phổ biến 2/2014)