Hôm nay, 2/4/2014, ngày kỷ niệm đúng 9 năm qua đời của ĐTC GPII. Vào giờ này là 12 giờ bên Rôma, ngài đă qua đời 3 tiếng đồng hồ, vào lúc 9 giờ 37 phút, sau Lễ Vọng kính Ḷng Thương Xót Chúa hôm sau, một thánh lễ do chính ngài thiết lập để đáp ứng ước muốn của Chúa Giêsu qua Nữ Tu Faustina, sứ giả của Ḷng Thương Xót Chúa (xem Nhật Kư số 49 và 299), khi ngài phong thánh cho chị vào ngày 30/4/2000. Nhân dịp này, chúng ta hăy cùng nhau lần về quá khứ với vị giáo hoàng "totus tuus", thừa sai cho Ḷng Thương Xót Chúa để có cùng một cảm nghiệm như Đức Thánh Cha Phanxicô rằng: "Đây là thời điểm của t́nh thương"!

 

 

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II - Tia sáng từ Balan

 

Hướng về vị giáo hoàng

đến từ một quốc gia cộng sản 16/10/1978 và được phong thánh ngày 27/4/2014

                                                                                                                      

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

"Cha sẽ làm phát ra một tia sáng từ Balan để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha" (Thánh Faustina: Nhật Kư - 1732). "Tia sáng từ Balan", được Chúa Giêsu tiên báo rằng Người "sẽ làm phát ra từ Balan" đây phải chăng là chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II?

 

Bởi v́, sau 455 năm (1523-1978), thế giới loài người đă hết sức bàng hoàng bỡ ngỡ chứng kiến thấy trên Ngai Ṭa Thánh Phêrô đột nhiên bất ngờ xuất hiện một vị giáo hoàng không phải là người Ư, và vị giáo hoàng lạ lùng ngoài nước Ư này lại không xuất phát từ một thế giới tự do, mà là từ một thế giới cộng sản, một vị giáo hoàng đă thực sự làm biến đổi lịch sử thế giới qua biến cố cộng sản Đông Âu và Liên Sô tự động giải thể vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Phải chăng đó là dấu chỉ thời đại cho thấy vị giáo hoàng này đă được sai đến quả thực là "để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha"?!

 

Thế nhưng, nếu Ḷng Thương Xót Chúa là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận, như Chúa Giêsu đă khẳng định với Chị Thánh Faustina: "Hăy nói cho thế giới biết về t́nh thương của Cha; tất cả loài người hăy nhận biết t́nh thương khôn ḍ của Cha. Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận; sau đó sẽ là ngày của công lư” (Nhật Kư - 848), th́ tia sáng từ Balan được Chúa Giêsu "làm phát ra để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha" là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được Người sai đến là để "nói cho thế giới biết về t́nh thương của Cha".

 

Chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong bài giảng lễ giỗ 3 năm 2/4/2008 của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II (2/4/2008), đă chân nhận là cốt lơi giáo triều của vị tiền nhiệm mà ngài kế vị đó là Ḷng Thương Xót Chúa: "T́nh thương của Thiên Chúa, như chính ngài nói, là then chốt đặc biệt cho việc hiểu được giáo triều của ngài".

 

Đúng thế, chính v́ Ḷng Thương Xót Chúa "là then chốt đặc biệt để hiểu được giáo triều của ngài" mà ngài đă có những giáo huấn, những khởi xướng, những việc làm, những hành động và những kêu gọi tiêu biểu đầy Ḷng Thương Xót Chúa.

 

1- Giáo Huấn về Ḷng Thương Xót Chúa:

 

Ngài đă ban hành Thông Điệp "Giầu Ḷng Xót Thương" ngày 30/11/1980, và cũng đă ban hành Tông Thư Đau Khổ Cứu Độ ngày 11/2/1984.

 

Ban hành Thông Điệp "Giầu Ḷng Xót Thương" ngày 30/11/1980:

 

v     Thập giá ở đồi Canvê, thập giá mà trên ấy Đức Kitô đă thực hiện một cuộc đối thoại cuối cùng với Cha, phát xuất từ chính tâm điểm của t́nh yêu mà con người, được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa, đă được ban cho như một tặng ân, theo dự án đời đời của Thiên Chúa. Thiên Chúa, như Đức Kitô đă mạc khải về Ngài, không chỉ gắn liền với thế giới như một Hóa Công và như một nguồn mạch tối hậu của việc hiện hữu. Ngài cũng là Cha: Ngài gắn liền với con người, thành phần mà Ngài đă kêu gọi vào thế giới hữu h́nh này, bằng một liên hệ c̣n thân t́nh hơn cả mối liên hệ tạo thành nữa. Đó là t́nh yêu, một t́nh yêu chẳng những tạo nên sự thiện mà c̣n ban cho nó được tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. V́ Ngài là Đấng yêu thương muốn ban chính bản thân ḿnh” (Thông Điệp "Giầu Ḷng Xót Thương" – 7).

 

Ban hành Tông Thư Đau Khổ Cứu Độ ngày 11/2/1984:

 

v     “Thế nhưng, để nhận thấy được câu giải đáp thực sự cho vấn đề ‘tại sao’ của đau khổ, chúng ta cần phải nh́n tới mạc khải của t́nh yêu thần linh, nguồn mạch tối hậu cho ư nghĩa của hết mọi sự hiện hữu. T́nh yêu cũng là nguồn mạch phong phú nhất cho ư nghĩa của khổ đau, thứ khổ đau bao giờ cũng vẫn là một mầu nhiệm: chúng ta biết được cái thiếu hụt và bất toàn nơi những lời dẫn giải của chúng ta. Chúa Kitô khiến chúng ta tiến vào mầu nhiệm này và khám phá ra ‘cái lư do tại sao’ của đau khổ, bao lâu chúng ta có thể thấu hiểu được tính cách siêu vời của t́nh yêu thần linh.

 

“Để khám phá được ư nghĩa sâu xa của đau khổ, căn cứ vào lời mạc khải của Thiên Chúa, chúng ta cần phải mở rộng bản thân ḿnh trước vấn đề nhân loại nơi khả năng đa dạng của họ. Trước hết chúng ta cần phải chấp nhận ánh sáng Mạc Khải chẳng những v́ ánh sáng này cho thấy lănh giới siêu việt của công lư mà c̣n chiếu tỏ lănh giới này bằng T́nh Yêu, như là một nguồn mạch tối hậu của hết mọi sự hiện hữu. T́nh Yêu cũng c̣n là nguồn mạch trọn vẹn nhất của giải đáp cho vấn đề ư nghĩa của khổ đau. Câu giải đáp này được Thiên Chúa cống hiến cho con người nơi Thánh Giá của Chúa Giêsu Kitô”. (Tông Thư Đau Khổ Cứu Độ - 13)

 

Đó là ư nghĩa của đau khổ, một ư nghĩa thực sự có tính cách siêu nhiên và đồng thời cũng có tính cách nhân loại nữa. Nó có tính cách siêu nhiên v́ nó được bắt nguồn sâu xa nơi mầu nhiệm thần linh của việc Cứu Chuộc thế giới, đồng thời nó cũng có tính cách nhân bản, v́ nơi nó con người khám phá ra bản thân ḿnh, nhân tính của ḿnh, phẩm vị của ḿnh, sứ vụ của ḿnh. Mầu nhiệm Cứu Chuộc thế giới có một liên hệ chặt chẽ một cách lạ lùng với khổ đau, và khổ đau này ngược lại t́m thấy nơi mầu nhiệm Cứu Chuộc điểm tựa tối hậu và vững chắc nhất của nó”.  (Tông Thư Đau Khổ Cứu Độ - 31)

 

2-  Khởi xướng về Ḷng Thương Xót Chúa:

 

Ngài đă thiết lập Ngày Bệnh Nhân Thế Giới 11/2 hằng năm vào ngày 13/5/1992, và ngài đă phát động việc giảm nợ nần quốc tế trong Tông Thư “Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến” ban hành ngày 10/11/1994.

 

Thiết lập Ngày Bệnh Nhân Thế Giới ngày 13/5/1992:

 

”Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, một biến cố được tổ chức hằng năm ở một Lục Địa khác nhau, có một ư nghĩa đặc biệt trong lần này. Thật vậy, nó sẽ diễn ra ở Lộ Đức, Pháp Quốc, địa điểm hiện ra của Đức Trinh Nữ vào ngày 11/2/1858, một địa điểm từ đó đă trở thành mục tiêu của nhiều người hành hương. Nơi miền đồi núi này, Đức Mẹ đă muốn bày tỏ t́nh yêu từ mẫu của ḿnh, nhất là đối với thành phần khổ đau và bệnh nạn. Kể từ khi ấy, Mẹ tiếp tục hiện diện bằng ḷng quan tâm của ḿnh…. Đền Thánh Mẫu này được chọn là v́ năm 2004 là năm kỷ niệm mừng 150 năm việc công bố Tín Điều Hoài Thai Vô Nhiễm….

 

“Bởi thế, việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội là rạng đông hứa hẹn cho một ngày quang sáng Chúa Kitô, Đấng đă phục hồi trọn vẹn mối ḥa hợp giữa Thiên Chúa và nhân loại bằng cuộc tử nạn và Phục Sinh của Người. Nếu Chúa Giêsu là nguồn sống chiến thắng tử thần th́ Mẹ Maria là người mẹ quan tâm đến để đáp ứng các nhu cầu của con cái ḿnh, bằng việc giúp họ chiếm được sức khỏe phần hồn cũng như phần xác. Đó là sứ điệp được Đền Thánh Mẫu Lộ Đức liên lỉ lập lại cho thành phần sùng mộ cũng như cho các người hành hương. Đó cũng là ư nghĩa ẩn nấp bên trong các cuộc chữa lành về thân thể và tinh thần xẩy ra tại hang động Massabielle.


”Tại địa điểm này, từ ngày hiện ra với Bernadette Soubirous, Mẹ Maria đă ‘chữa lành’ đau thương và bệnh nạn, bằng cách phục hồi sức khỏe phần xác cho nhiều người con nam nữ của ḿnh. Tuy nhiên, Mẹ đă thực hiện những phép lạ lạ lùng hơn nữa nơi linh hồn các tín hữu, sửa soạn cho họ gặp gỡ Chúa Giêsu Con Mẹ là giải đáp thực sự cho những mong đợi sâu xa nhất của tâm can con người. Chúa Thánh Thần, Đấng đă bao phủ Mẹ vào lúc Lời Nhập Thể, biến đổi linh hồn của vô số bệnh nhân chạy đến với Mẹ. Ngay cả khi họ không nhận được ơn về sức khỏe phần xác, họ cũng có thể lănh nhận được một ơn khác c̣n quan trọng hơn thế nữa, đó là ơn hoán cải tâm hồn, nguồn mạch của sự an b́nh và niềm vui nội tâm. Tặng ân này biến đổi đời sống của họ và làm cho họ trở thành những tông đồ của Thập Giá Chúa Kitô, biểu hiệu của hy vọng, cho dù ngay giữa những con thử thách dữ dội nhất và khó khăn nhất” (ĐTC GPII - S
ứ Điệp Ngày Bệnh Nhân Thế Giới 2004, đoạn 1).

 

Phát động việc giảm nợ nần quốc tế ngày 10/11/1994:

 

v     “Theo quan điểm này, nếu chúng ta nhớ lại rằng Chúa Giêsu đến ‘để rao giảng tin mừng cho người nghèo khó’ (Mt.11:5; Lk.7:22), th́ làm sao chúng ta lại có thể bỏ qua không nhấn mạnh hơn về việc Giáo Hội quan tâm đặc biệt đếán kẻ nghèo nàn và kẻ vô loài? Thật vậy, cần phải nói rằng, cuộc dấn thân cho công lư và ḥa b́nh trong một thế giới như của chúng ta đây, một thế giới bị ghi dấu bởi quá nhiều giằng co, với những t́nh trạng thiếu quân b́nh về xă hội cũng như về kinh tế không thể nào chấp nhận được, là một điều kiện cần thiết cho việc sửa soạn và cử hành cuộc mừng kỷ niệm này. Bởi thế, theo tinh thần của Sách Lêvi (25:8-12), Kitô hữu cần phải lên tiếng thay cho tất cả mọi người nghèo trên thế giới, lấy cuộc mừng kỷ niệm này như một thời điểm thích thuận, để đưa ra ư tưởng, cùng với các điều khác, về việc giảm bớt thật nhiều, nếu không hoàn toàn hủy bỏ, số nợ quốc tế (international debt) là cái hằng đe dọa tương lai của nhiều quốc gia một cách trầm trọng”. (Tông Thư “Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến” – 51)

 

3- Việc làm về Ḷng Thương Xót Chúa:

 

Ngài đă cử hành Ngày Ḥa Giải 13/2/2000, vừa để xin lỗi về các vi phạm của con cái Giáo Hội trong gịng lịch sử, vừa để tha lỗi cho những ai phạm đến Giáo Hội cách nào, và ngài đă hiến dâng thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa ngày 17/8/2002.

 

Cử hành Ngày Ḥa Giải 13/2/2000

 

v     “Trong tinh thần đức tin của Đại Năm Thánh, hôm nay, chúng ta đang cử hành Ngày Tha Thứ. Sáng hôm nay, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, tôi đă chủ sự một hành động thống hối cảm kích và long trọng. Vào Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay này, các Vị Giám Mục và các Cộng Đồng Giáo Hội ở các phần đất khác nhau trên thế giới đă qú xuống trước nhan Thiên Chúa, nhân danh toàn thể dân Kitô giáo, nài xin Ngài thứ tha.

 

Năm Thánh này là thời gian thanh tẩy: Giáo Hội là thánh, v́ Chúa Kitô là Đấu và là Phu Quân của Giáo Hội; Thần Linh là hồn sống của Giáo Hội; Trinh Nữ Maria và các thánh là hiện thân đích thực nhất của Giáo Hội. Tuy nhiên, con cái của Giáo Hội cảm nhận được tội lỗi, thành phần làm cho Giáo Hội trở nên mờ tối, mất đi vẻ đẹp của Giáo Hội. V́ lư do ấy Giáo Hội không thôi nài xin Chúa thứ tha cho những tội lỗi của con cái ḿnh.

 

“Đây không phải là một phán đoán về trách nhiệm chủ quan của những người anh chị em chúng ta đă ra đi trước chúng ta: phán đoán này chỉ thuộc về một ḿnh Thiên Chúa mà thôi, Đấng, không giống như nhân loại chúng ta, ‘thấy được tâm trí’ (x Jer 20:12). Tác động của ngày hôm nay là việc thành tâm nh́n nhận tội lỗi gây ra bởi con cái của Giáo Hội trong quá khứ xa gần, và là một việc khiêm tốn xin Chúa thứ tha. Tác động này làm cho lương tâm bừng tỉnh lại, giúp cho Kitô hữu có thể tiến vào ngàn năm thứ ba một cách cởi mở hơn trước Thiên Chúa và dự án yêu thương của Ngài. 

 

Trong khi chúng ta xin lỗi chúng ta cũng hăy thứ lỗi. Đó là những ǵ chúng ta hằng ngày nói khi chúng ta đọc kinh Chúa Giêsu dạy: ‘Lạy Cha… xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con’ (Mt 6:12). Đối với tất cả mọi tín hữu, chớ ǵ hoa trái của Ngày Thánh này là sự tha thứ lẫn cho nhau!

 

Việc ḥa giải xuất phát từ sự tha thứ. Đó là niềm hy vọng của chúng ta đối với hết mọi Cộng Đồng Giáo Hội, với tất cả mọi tín hữu trong Chúa Kitô cũng như đối với toàn thể thế giới.” (Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 12/3/2000)

 

Hiến dâng thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa ngày 17/8/2002

 

v     “‘Lạy Cha hằng hữu, v́ tội lỗi của chúng con và của toàn thế giới, con xin dâng lên Cha Ḿnh Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Con Cha yêu dấu là Chúa Giêsu Kitô; v́ những sự khốn khó của Cuộc Người Khổ Nạn, xin Cha thương đến chúng con và toàn thế giới’ (Faustina - Nhật Kư, 476). Thương đến chúng con và toàn thế giới… Thế giới ngày nay cần đến t́nh thương của Thiên Chúa biết bao! Nơi hết mọi lục địa, từ vực sâu khốn khổ của loài người, tiếng kêu cầu xót thương dường như đang vang dậy. Nơi nào thù hằn và đ̣i rửa hận thống trị, nơi nào chiến tranh mang lại đau thương và chết chóc cho thành phần vô tội, th́ ở đó cần đến ân sủng t́nh thương để ổn định ḷng trí con người và tạo lập ḥa b́nh. Nơi nào thiếu hụt ḷng trọng kính sự sống và phẩm vị con người th́ ở đó cần đến t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng mà trong ánh sáng của Ngài, chúng ta thấy được giá trị khôn tả của hữu thể con người. Cần phải có t́nh thương để bảo đảm rằng hết mọi bất công trên thế giới này sẽ được kết thúc trong chân lư rạng ngời. Thế nên, hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng kư thác thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một ḷng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho ḷng họ tràn đầy niềm hy vọng”. (ĐTC GPII Balan - Bài Giảng 17/8/2002)

 

4- Hành động về Ḷng Thương Xót Chúa:

 

Ngài đă đến viếng thăm Ali Agca bấy giờ đang ở trong tù là tay ám sát ngài ngày 13/5/1981 tại Quảng trường Thánh Phêrô, và đă xin chính quyền Ư quốc tha án tù cho anh ta, cũng như ngài đă phải chịu hậu quả gây ra bởi lần bị ám sát chết hụt này, với một sức khỏe từ đó càng ngày càng trở nên thảm thương, nhất là vào thời gian cuối đời của ngài, đến độ đă trở nên hoàn toàn bất lực.   

 

v     Vào khoảng Giáng Sinh năm 1983, tôi đă thăm kẻ tấn công tôi đang bị nhốt trong tù. Chúng tôi nói chuyện lâu giờ. Aĺ Agca, ai cũng đều biết, là một tay sát thủ chuyên nghiệp. Tức là cuộc tấn công này không phải bởi sáng kiến riêng tư của anh ta, mà là từ ư nghĩ của một người khác; một người nào đó đă sai khiến anh ta thực hiện điều này. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, Aĺ Agca vẫn c̣n tỏ ra lấy làm ngạc nhiên không hiểu tại sao một cuộc cố t́nh ám sát như vậy mà lại có thể bất thành cho được. Anh ta đă rất ư là thận trọng xếp đặt mọi sự, chú ư tới từng chi tiết nhỏ một. Thế mà nạn nhân được nhắm tới của anh ta lại thoát chết. Làm sao có thể xẩy ra như thế được cơ chứ? Cái hay là ở chỗ t́nh trạng bối rối của anh ta đă dẫn anh ta tới vấn đề về đạo giáo. Anh ta muốn biết về bí mật Fatima, và bí mật này thực sự là ǵ. Đó là mối quan tâm chính của anh ta; anh ta muốn biết điều này hơn bất cứ một cái ǵ khác. Có lẽ những vấn nạn dai dẳng đă cho thấy rằng anh ta đă nắm được một điều ǵ đó thực sự là hệ trọng. Aĺ Agca có lẽ đă cảm thấy được rằng có một quyền lực cao cả, vượt trên cả quyền lực của anh ta, trên cả khả năng bắn giết nữa. Bởi vậy anh ta đă bắt đầu t́m kiếm quyền lực cao cả này. Tôi hy vọng và cầu xin cho anh ta t́m thấy quyền lực cao cả ấy”. (Đức Gioan Phaolô II: Hồi Niệm và Căn Tính - phụ trương, ấn bản Anh ngữ trang 161)

 

5- Kêu gọi về Ḷng Thương Xót Chúa:

 

Ngài đă kêu gọi trong bài giảng cung hiến tân Đền Thờ Ḷng Thương Xót Chúa ở Balan Thứ Bảy 17/8/2002, nhất là những lời di chúc trong Huấn Từ Truyền Tin trưa Chúa Nhật 3/4/2005 cuối cùng cho chung Giáo Hội về Ḷng Thương Xót Chúa.

 

Trong bài giảng cung hiến tân Đền Thờ Ḷng Thương Xót Chúa ở Balan Thứ Bảy 17/8/2002

 

v     “Thế giới ngày nay cần đến t́nh thương của Thiên Chúa biết bao. Trong t́nh thương của Thiên Chúa thế giới mới t́m thấy ḥa b́nh và nhân loại mới t́m thấy hạnh phúc!... Tôi kư thác công việc này cho tất cả mọi người sùng  mộ Ḷng Thương Xót  Chúa.  Chớ ǵ anh chị em là những chứng nhân cho t́nh thương!” (ĐTCGPII – Balan 17/8/2002)

 

“Hôm nay đây dường như chúng ta được kêu gọi đặc biệt để loan báo sứ điệp này trước thế giới. Chúng ta không thể lơ là với sứ vụ này qua chứng từ của Thánh Nữ Faustina. Thiên Chúa đă chọn thời đại của chúng ta cho mục đích ấy… Đă đến thời điểm cần phải mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho mọi người… Đă đến giờ khắc sứ điệp Ḷng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn tràn đầy hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh mới, một nền văn minh yêu thương”. (ĐTCGPII – Balan 18/8/2002).

 

Trong Huấn Từ Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 3/4/2005:

 

v      “Chúa Kitô phục sinh đă hiến ban cho nhân loại, một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, cái tôi và sợ hăi, tặng ân t́nh ngài yêu thương, một t́nh yêu tha thứ, ḥa giải và phục hồi tinh thần hy vọng. Đó là một t́nh yêu hoán cải tâm can và ban phát an b́nh. Thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Ḷng Thương Xót Chúa biết bao!

 

“Lạy Chúa, Đấng đă tỏ t́nh yêu thương của Chúa Cha qua Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa ra, chúng con tin tưởng vào Chúa và tin tưởng lập lại cùng Chúa hôm nay rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.

 

“Phụng vụ trọng thể của Lễ Truyền Tin là lễ sẽ được cử hành ngày mai, đưa chúng ta đến việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại của t́nh yêu nhân hậu xuất phát từ Thánh Tâm Chúa Giêsu này bằng ánh mắt của Mẹ Maria.” (Huấn từ Lạy Nữ Vương Thiên Đàng này đă được chính vị giáo hoàng của LTXC vừa qua đời vào đêm hôm trước dọn sẵn như lời trăn trối cuối cùng sau giáo triều 26 năm rưỡi của ngài).

 

Trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Lá 30/3/2008 về Đức Gioan Phaolô II và di chúc Ḷng Thương Xót Chúa của ngài, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nhận định như sau:

 

  • "Như Thánh Faustina, Đức Gioan Phaolô II cũng đă trở thành một vị tông đồ của ḷng thương xót thần linh. Vào đêm Thứ Bảy 2/4/2005 không thể quên được ấy, khi ngài vĩnh viễn ĺa đời th́ chính là thời điểm lễ vọng Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh đă được cử hành, và nhiều người nhận định thấy sự trùng hợp đặc thù này, một sự trùng hợp giữa chiều kích Thánh Mẫu là ngày Thứ Bảy Đầu Tháng và chiều kích ḷng thương xót thần linh. Thật vậy, giáo triều lâu dài và muôn mặt của ngài là ở cái cốt lơi chính yếu này; tất cả sứ vụ của ngài trong việc phục vụ chân lư về Thiên Chúa, về con người và về ḥa b́nh trên thế giới đều được tóm gọn trong lời tuyên bố này, như chính ngài đă nói ở Krakow-Lagiewniki năm 2002, khi khánh thành Đền Thờ Ḷng Thương Xót Chúa: 'Ngoài t́nh thương của Thiên Chúa sẽ không có một nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại hết'. Sứ điệp của ngài, như sứ điệp của Thánh Faustina, cho thấy dung nhan của Chúa Kitô, mạc khải tối hậu của t́nh thương Thiên Chúa. Hăy liên lỉ chiêm ngưỡng dung nhan này: Đó là gia sản ngài đă để lại cho chúng ta mà chúng ta hân hoan đón nhận làm của ḿnh".

Như để tích cực hưởng ứng và chủ động đáp ứng những lời di chúc cho chung Giáo Hội hết sức quan trọng này của vị giáo hoàng tiền nhiệm, nhờ đó có thể tiếp nối sứ vụ về Ḷng Thương Xót Chúa được khởi xướng và đẩy mạnh từ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đă cảm nghiệm thấy đây là thời điểm của Ḷng Thương Xót Chúa, một thời điểm đă được phát động bởi vị giáo hoàng này cùng với Chị Thánh Faustina, như chính ngài đă và đang sống để làm chứng trong vai tṛ giáo hoàng của ḿnh:

 

v       "Tôi tin rằng đây là mùa của t́nh thương. Kỷ nguyên mới chúng ta đă tiến vào đây, và nhiều vấn đề ở trong Giáo Hội - như chứng từ èo ọt nơi một số linh mục, những vấn đề bại hoại trong Giáo Hội, vấn đề duy giáo quyền chẳng hạn - đă khiến cho rất nhiều người cảm thấy nhức nhối, gây ra rất nhiều đớn đau. Giáo Hội là một người mẹ: Giáo Hội cần phải ra đi lấy t́nh thương để chữa lành cho những ai đang bị đau nhức. Nếu Chúa klhông bao giờ thôi tha thứ, th́ chúng ta không c̣n chọn lựa nào khác ngoài việc này, đó là trước hết chăm sóc cho những ai đang bị đớn đau. Giáo Hội là một người mẹ, và Giáo Hội cần phải hành tŕnh theo con đường t́nh thương này. Và t́m kiếm một h́nh thức xót thương nào đó đối với tất cả mọi người. Khi người con hoang đàng trở về nhà, tôi không nghĩ rằng người cha bảo nó rằng: ‘Mày, ngồi xuống đây tao bảo: Mày đă làm ǵ với số tiền ấy?’ Không! Ông đă tỏ ra vui mừng hớn hở! Thế rồi có lẽ khi người con sửa soạn muốn nói th́ ông đă lên tiếng trước rồi. Giáo Hội cũng cần phải làm như thế, khi có ai đó ... chẳng những chờ đợi họ, mà c̣n lên đường t́m kiếm họ nữa! Như thế mới là t́nh thương chứ. Và tôi tin rằng đây là cơ hội thuận lợi: thời điểm này là một cơ hội thuận lợi của t́nh thương. Thế nhưng Đức Gioan Phaolô II đă có được trực giác về thời điểm này, khi ngài bắt đầu với Chị Thánh Faustina Kowalska, với Ḷng Thương Xót Chúa... Ngài đă thấy được một cái ǵ đó, ngài đă trực giác thấy rằng đó là một nhu cầu cho thời đại của chúng ta". (câu trả lời 21/31 trong cuộc phỏng vần trên máy bay từ Ba Tây trở về Rôma hôm 28/7/2013).

 

 

Bài này đă được Nguyệt San Hiệp Nhất của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange phổ biến trong số báo Tháng 4/2014