GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Hôm nay chúng ta đồng ý là Phúc Âm chúng ta vừa nghe như là một
bài Phúc Âm về hội ngộ: cuộc hội ngộ giữa trẻ và già, một cuộc hội ngộ đầy vui
mừng, đầy đức tin và đầy niềm hy vọng.
Cô Maria thì trẻ, rất trẻ. Bà Isave thì già,
nhưng tình thương của Thiên Chúa đã thể hiện nơi bà nên cho đến bấy giờ là 6
tháng bà đã cùng với chồng đang trông đợi có được một người con.
Cũng ở chỗ này, cô Maria thấy được đường lối, đó là cô lên đường viếng thăm
người chị họ lão thành của mình, để ở với bà, dĩ nhiên là để phụ giúp bà, thế
nhưng trên hết cũng để học nơi bà - một con người già dặn - thứ khôn ngoan của
cuộc sống.
Bài đọc thứ nhất hôm nay âm vang một cách khác nhau Giới Răn Thứ Bốn: "Hãy tôn
kính cha mẹ mình, để ngày thánh của các ngươi được dài lâu trên mảnh đất Chúa là
Thiên Chúa của các ngươi ban cho các ngươi" (Ex 20:12). Một
dân tộc không có tương lai thì chẳng có một cuộc hội ngộ nào như thế giữa các
thế hệ cả,
không có vấn đề con cái có thể tri ân chấp nhận chứng từ về đời sống được truyền
lại từ cha mẹ của chúng. Lòng biết ơn này đối với những ai đã ban cho anh chị em
sự sống cũng là một phần niềm tri ân đối với Cha trên trời của chúng ta.
Có những lúc các thế hệ giới trẻ,
vì những lý do phức tạp về lịch sử và văn hóa, cảm thấy một nhu cầu sâu xa
cần độc lập khỏi cha mẹ của mình, thực
sự "thoát ly - breaking free" khỏi di sản của thế hệ già nua. Nó
là một thứ nổi loạn của thanh thiếu niên.
Thế nhưng, trừ phi tái thiết được cuộc hội ngộ này, cuộc gặp gỡ giữa các thế hệ,
trừ phi phục hồi được mức quân bình liên thế hệ một cách mới mẻ và hiệu quả,
bằng không hậu quả xẩy ra đó là mọi người phải chịu một tình trạng cùng
quẫn trầm trọng, và cái tự do thịnh hành trong xã hội là một thứ tự do sai lầm,
một thứ tự do hầu như bao giờ cũng trở thành một hình thức độc tài chuyên chế.
Chúng ta nghe thấy cùng một sứ điệp này trong lời huấn dụ của Tông Đồ Phaolô nói
cùng môn đệ Timôthêu, và qua vị này cho cộng đồng Kitô hữu. Chúa
Giêsu không hủy bỏ lề luật về gia đình và sự kiện chuyển tiếp của các thế hệ,
nhưng đã làm cho nó được nên trọn. Chúa đã
hình thành nên một gia đình mới, trong đó những liên hệ về ruột thịt không quan
trọng bằng mối liên hệ của chúng ta với Người và việc chúng ta làm theo ý muốn
của Thiên Chúa Cha. Tuy
nhiên, tình yêu của Chúa Giêsu và Cha là những gì hoàn trọn và viên mãn tình yêu
của chúng ta với vai trò làm cha mẹ, anh chị em, và ông bà; tình yêu ấy cải tiến
các mối liên hệ gia đình bằng huyết mạch Phúc Âm và Thánh Linh.
Thế nên Thánh Phaolô mới thôi thúc môn đệ Timothêu, bấy giờ là một vị mục tử và
vì thế là người cha của cộng đồng này, hãy tỏ ra tôn kính các vị lão thành cùng
những phần tử trong gia đình. Ngài nói với vị này hãy làm thế như là một người
con, ở chỗ hãy đối xử với "những người nam cao tuổi hơn như là các người cha",
"những người nữ cao tuổi hơn như là các bà mẹ" và "những người nữ trẻ hơn như
là các người em" (xem 1Timôthêu 5:1). Vị làm đầu của cộng đồng này cũng
không được miễn trừ khỏi việc theo ý muốn của Thiên Chúa ở chỗ này; thật vậy,
tình yêu của Chúa Kitô thôi thúc vị lãnh đạo này làm như thế bằng một tình yêu
còn cao cả hơn nữa. Như Trinh
Nữ Maria, cho dù đã trở nên mẹ của Đấng Thiên Sai, vẫn cảm thấy mình được
thúc đẩy bởi tình yêu Thiên Chúa hiện thân nơi mình trong việc vội vàng đến với
người chị họ lão thành của mình.
Vậy chúng ta hãy trở lại với "hình ảnh" đầy vui mừng và hy vọng này, đầy đức tin
và đức ái ấy. Chúng ta có thể mường tượng thấy rằng Trinh Nữ Maria, khi đến thăm
nhà của Bà Isave, chắc nghe thấy bà cùng ông Zacaria chồng bà cầu nguyện bằng
những lời của bài thánh vịnh đáp ca hôm nay: "Ôi
Chúa, Chúa là niềm hy vọng của con, là niềm tin tưởng từ tuổi trẻ của con Ôi
Chúa... Xin đừng loại trừ con trong lúc tuổi già, đừng bỏ rơi con khi sức con
cạn kiệt ... Ôi Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi con vào lúc con luống tuổi bạc đầu,
cho đến khi con loan truyền quyền năng của Chúa cho các thế hệ mai sau"
(71:5,9,18). Con người trẻ Maria đã nghe thấy và cô đã lưu giữ tất cả
những điều ấy trong lòng của mình. Cái
khôn ngoan của bà
Isave và ông Zacaria đã
phong phú hóa tinh thần trẻ trung của cô.
Họ không phải
là các chuyên viên trong vai trò làm cha làm mẹ; đối với họ thì đó lại là lần
thụ thai đầu tiên. Thế nhưng họ là những chuyên viên về đức tin, những chuyên
viên trong Thiên Chúa, những chuyên viên về niềm hy vọng xuất phát từ Ngài:
và điều này là những gì thế giới cần đến ở hết mọi thời đại. Cô
Maria đã có thể lắng nghe những bậc cha mẹ vừa lão thành vừa bỡ ngỡ; cô đã lưu
giữ sự khôn ngoan của họ, một thứ khôn ngoan cô lấy làm trân quí trong cuộc hành
trình làm nữ giới của cô, làm người vợ của cô và làm người mẹ của cô.
Trinh Nữ Maria như thế đã cho chúng ta thấy đường lối: đường lối gặp gỡ giữa
giới trẻ và giới già. Tương
lai của một dân tộc cần phải có cuộc hội ngộ này, một cuộc hội ngộ mà
trong đó giới trẻ cống hiến sức mạnh giúp cho dân tộc tiến lên, trong khi giới
già cô đọng sức mạnh này vào ký ức của họ cũng như vào đức khôn ngoan truyền
thống của họ.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ