GIÁO HỘI HIỆN THẾ
"Thiên Chúa là Cha và lòng trung thành nhẫn nại của Ngài còn mãnh hơn cả tối tăm
và băng hoại. Đó là sứ điệp của đêm Giáng Sinh. Thiên Chúa không tỏ ra bừng giận
và bất nhẫn"
ĐTC Phanxicô - Bài Giảng Lê Đêm Giáng Sinh
2014
"Dân
bước đi trong tăm tối đã thấy ánh sáng rạng ngời; những ai ở miền đấy đen
tối đã được ánh
sáng chiếu soi" (Isaia 9:1). "Một thiên thần Chúa đã hiện ra với các mục tử và
vinh hiển của Chúa đã tỏa chiếu họ" (Luca 2:9). Đó là những gì phụng vụ của đêm
Giáng Sinh thánh này
trình bày cho chúng ta thấy về việc hạ sinh của Đấng Cứu Thế: như ánh
sáng thấu qua và đánh tan bóng tối đen nhất. Sự hiện diện của Chúa giữa dân Ngài
làm tan biến đi nỗi sầu thương của cuộc thua bại và cảnh khốn cùng của tình
trạng nô lệ, mà mang lại niềm vui và hạnh phúc.
Cả chúng ta nữa, trong đêm hồng phúc
này, đã đến với nhà của Thiên Chúa.
Chúng
ta đã băng qua
bóng
tối tăm đang bao
trùm trái đất, được
dẫn đường bởi ngọn lửa đức tin đang soi chiếu bước chân của chúng ta đi, và được
phấn khởi bởi niềm hy vọng tìm thấy "ánh sáng rạng ngời" này. Bằng việc mở lòng
của chúng ta ra, chúng ta cũng có thể chiếm ngưỡng thấy phép lạ của con trẻ thái
dương là Đấng mọc lên từ trên cao đang chiếu rọi chân
trời.
Nguồn
gốc của bóng tối đang bao phủ thế giới đang biến mất trong một đêm
của mọi
thời đại. Chúng
ta hãy nghĩ về giây phút tối tăm khi xẩy ra tội ác đầu tiên của nhân loại, khi
bàn tay của Cain, bì mù quáng bởi ghen hờn, đã giết chết Abel em của mình (xem
Khởi Nguyên 4:8). Bởi thế, việc
diễn tiến của các
thế kỷ đã
bị đánh dấu bằng bạo lực, chiến tranh, ghen ghét và đàn áp. Thế
nhưng Thiên Chúa, Đấng đã đặt để một cảm quan mong đợi nơi con người được dựng
nên theo hình ảnh của Ngài và tương tự như Ngài, vẫn đang chờ đợi.Ngài đã đợi
chờ rất lâu đến độ có lúc dường như Ngài đã phải buông xuôi.
Tuy nhiên, Ngài không thể bỏ cuộc vì Ngài không thể chối bỏ chính mình Ngài (xem
2Timothêu 2:13). Thế nên Ngài đã tiếp
tục nhẫn
nại đợi chờ trước tình trạng băng hoại của con người và của các dân tộc.
Qua dòng lịch sử, ánh
sáng đánh tan bóng tối tỏ ra cho chúng ta thấy rằng Thiên
Chúa là Cha và lòng trung thành nhẫn nại của Ngài còn mãnh hơn cả tối tăm và
băng hoại. Đó là sứ điệp của đêm Giáng Sinh. Thiên Chúa không tỏ ra bừng
giận và bất nhẫn; Ngài
bao giờ cũng có đó, như người cha trong dụ ngôn dứa con hoang đàng, đợi chờ
trông ngóng từ xa bóng dáng người con lạc loại trở về.
Lời tiên báo của Tiên Tri Isaia loan tin về
việc hiện lên một ánh sáng rạng ngời qua màn đêm đen. Ánh sáng này được sinh
hạ ở Bêlem và được đón nhận bởi vòng tay yêu thương của Mẹ Maria, bởi tình yêu
của Thánh Giuse, bởi nỗi ngỡ ngàng của các mục đồng. Khi các thiên thần loan báo
việc hạ sinh của Đấng Cứu Chuộc cho các mục đồng thì các vị làm như thế bằng
những lời lẽ như sau: "Đây sẽ là dấu hiệu cho các người, đó là một thơ nhi được
bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ" (Luca 2:12). "Dấu hiệu" này là sự khiêm hạ
quá sức của
Thiên Chúa; chính
tình yêu khiến cho Ngài vào đêm ấy đã mặc lấy tình trạng yếu hèn của chúng ta,
nỗi đau khổ của chúng ta, những lo âu của chúng ta, các ước vọng của chúng ta và
những hạn hữu của chúng ta. Sứ điệp
mà mọi người đang trông mong, mà mọi người đang tìm kiếm nơi thẳm cung của linh
hồn mình, không là gì khác ngoài niềm êm ái dịu dàng của Thiên Chúa: Vị Thiên
Chúa nhìn xuống chúng ta bằng ánh mắt đầy yêu thương, Đấng chấp nhận cảnh bần
cùng nghèo khổ của chúng ta, Vị Thiên Chúa phải lòng với cái
bé mọn của chúng ta.
Vào đêm
thánh này, trong khi chúng ta chiêm ngưỡng Con Trẻ Giêsu vừa được hạ sinh và đặt
nằm trong máng cỏ, chúng ta được mời gọi hãy phản tỉnh.
Chúng ta đã đón
nhận niềm êm ái dịu dàng này của Thiên Chúa ra sao? Chúng ta có để mình được
Thiên Chúa chiếm đoạt hay chăng, để cho Ngài ôm ấp hay chăng, hay tôi tránh né
việc Ngài đến gần tôi? Chúng ta có thể đáp lại rằng "Thế nhưng chúng tôi đang
tìm kiếm Chúa mà". Tuy nhiên, điều quan trọng
nhất không phải là việc đi tìm
kiếm Ngài, mà
là để cho Ngài tìm gặp chúng ta và âu yếm chăm sóc chúng ta.
Vấn đề được đặt ra cho chúng ta trước sự hiện diện của Con Trẻ này chỉ vỏn vẹn
là: tôi
có để cho Thiên Chúa yêu thương tôi hay chăng?
Hơn thế nữa, chúng
ta có can đảm đón nhận một cách dịu
dàng những
khó khăn và trục trặc của những ai gần gũi chúng ta hay chăng, hay chúng ta
thích những giải quyết theo kiểu bất liên cá thể,
có thể là hiệu nghiệm đấy nhưng chẳng có gì là nồng nàn của Phúc Âm hết? Ngày
nay thế
giới cần đến niềm êm ái dịu dàng này biết bao!
Việc đáp ứng
của Kitô hữu không thể nào khác với việc Thiên Chúa đáp ứng trước cái bé mọn của
chúng ta. Đời sống cần phải được đáp ứng bằng
những gì là thiện hảo, hiền lành.Khi
chúng ta nhận thức rằng Thiên Chúa phải lòng với cái bé
mọn của chúng ta, ý
thức rằng Ngài đã biến mình thành nhỏ bé để dễ gặp gỡ chúng ta, thì chúng ta
không thể nào không mở lòng mình ra cho Ngài,
và khẩn nài Ngài rằng: "Lạy Chúa, xin giúp cho con trở nên giống như Chúa, xin
hãy ban cho con ơn biết dịu
dàng trong những
hoàn cảnh khó khăn nhất, xin hãy ban cho con ơn biết gần
gũi
với hết
mọi nhu cầu, ơn biết hiền
lành trong mọi
xung khắc".
Anh chị em thân mến, vào đêm thánh này, chúng ta hãy chiêm ngưỡng cảnh Giáng Sinh: ở đó "dân đã bước đi trong tăm tối đã được thấy ánh sáng rạng ngời" (Isaia 9:1). Dân mà không ngờ, mở lòng đón nhận tặng ân của Thiên Chúa, lại là những người đã thấy được ánh sáng này. Tuy nhiên, ánh sáng này không thấy được bởi thành phần cao ngạo, kiêu hãnh, bởi những ai đã biến luật lệ theo những lượng định riêng của họ, những ai khép mình trước người khác. Chúng ta hãy nhìn vào máng cỏ và cầu nguyện, kêu xin Người Mẹ Phúc Đức rằng: "Ôi Maria, xin tỏ Chúa Giêsu cho chúng con!"
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
(kèm theo nhan đề và các chỗ nhấn mạnh tự ý)
http://www.zenit.org/en/