Thứ Tư 15/1/2014: Các Hoa Trái của Phép Rửa

Thân mến chào anh chị em buổi sáng!

Thứ Tư tuần trước, tôi đă bắt đầu một loạt bài ngắn về các Bí Tích, mở màn là Phép rửa. Hôm nay tôi cũng chia sẻ về Phép Rửa nữa, để nhấn mạnh đến một thứ hoa trái rất quan trọng của Bí Tích này, đó là nó làm cho chúng ta trở nên chi thể của Thân Ḿnh Chúa Kitô và là phần tử của Dân Chúa. Thánh Thomas Aquinas nói rằng ai lănh nhận Phép Rửa th́ được tháp nhập với Chúa Kitô, như là chính chi thể của Người và được nhập vào với cộng đồng tín hữu (cf. Suma Theologiae, III, q. 69, art. 5; q. 70, art. 1), tức là, dân Chúa. Theo chủ trương của Công Đồng Chung Vaticanô II, hôm nay đây chúng ta nói rằng Phép Rửa làm cho chúng ta gia nhập Dân Chúa, làm cho chúng ta trở thành các phần tử của một Dân đang lữ hành, một dân lữ hành trong lịch sử.

Thật vậy, như sự sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia, ân sủng cũng được truyền từ đời này sang đời khác, bằng việc tái sinh nơi giếng rửa tội, và nhờ ân sủng này dân Kitô giáo hành tŕnh trong thời gian như một con sông tưới dội mặt đất và lan truyền ân phúc của Thiên Chúa trên thế giới. Chúang ta đă nghe trong Phúc Âm từ khi Chúa Giêsu nói các môn đệ đă đi làm phép rửa; và từ lúc ấy cho tới nay xẩy ra một chuỗi truyền đạt đức tin bằng Phép Rửa. Mỗi người chúng ta là một mắt xích trong sợi xích đó: một bước tới, luôn măi; như một con sông tưới dội. Ân sủng của Thiên Chúa cũng thế và đức tin của chúng ta cũng vậy, những ǵ chúng ta cần phải truyền đạt cho con cái của chúng ta, v́ chúng, khi lớn khôn, lại có thể truyền đạt cho con cái của ḿnh. Phép Rửa cũng thế. Tại sao? V́ Phép Rửa làm cho chúng ta gia nhập với Dân Chúa là thành phần truyền đạt đức tin. Điều này rất quan trọng. Một Dân Chúa tiến bước và truyền đạt đức tin.

V́ phép rửa của ḿnh, tất cả mọi phần tử thuộc Dân Chúa đă trở nên thành phần môn đệ truyền giáo, được kêu gọi để mang Phúc Âm đến cho thế giới (cf. Apostolic Exhortation Evangelii gaudium, 120). "Tất cả những ai đă lănh nhận phép rửa, ở bất cứ vị trí nào trong Giáo Hội hay thuộc tầm cấp giáo dục nào về đức tin, đều là thành phần tác nhân của việc truyền bá phúc âm hóa... Việc tân truyền bá phúc âm hóa đ̣i mỗi một người lănh nhận phép rửa về phần ḿnh phải tham gia bản thân ḿnh" (ibid.), về phần hết của mọi người, về phần của toàn thể dân Chúa, một thứ tham gia bản thân ḿnh từ mỗi một người lănh nhận phép rửa. Dân Chúa như là một Dân Truyền Giáo - v́ họ lănh nhận đức tin - và là thành phần Thừa Sai - v́ họ truyền đạt đức tin. Và Phép Rửa làm như thế nơi chúng ta. Phép Rửa cống hiến cho chúng ta Ân Sủng và truyền đạt đức tin cho chúng ta. Tất cả chúng ta trong Giáo Hội đều là thành phần môn đệ, và chúng ta bao giờ cũng thế, cả cuộc sống của ḿnh; và tất cả chúng ta đều là thành phần thừa sai, mỗi người ở vị thế Chúa ấn định cho họ. Hết mọi người: người nhỏ nhất cũng là một thừa sai; và ai xem ra lớn nhất cũng là một người môn đệ. Thế nhưng có người trong anh chị em có thể nói rằng: 'Các vị Giám Mục không phải là các môn đệ, các vị Giám Mục biết hết mọi sự; Giáo Hoàng biết hết mọi sự, nên không phải là một người môn đệ'. Không phải thế, cho dù các Giám Mục và Giáo Hoàng cũng cần phải trở thành những người môn đệ, v́ nếu các vị không là môn đệ th́ các vị không hành sự tốt đẹp, các vị không thể là thành phần thừa sai, các vị không thể truyền đạt đức tin. Tất cả chúng ta đều là môn đệ và là thừa sai.

Có một mối liên kết bất khả phân ly giữa chiều kích thần bí và truyền giáo nơi ơn gọi Kitô giáo, cả hai đều bắt nguồn từ Phép Rửa. "Trong việc lănh nhận đức tin và Phép Rửa, Kitô hữu chúng ta đón nhận tác động của Thánh Thần là Đấng dẫn chúng ta đến chỗ tuyên xứng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và gọi Thiên Chúa là 'Abba' Cha ơi! Tất cả chúng ta là những con người nam nữ đă lănh nhận phép rửa ... đều được kêu gọi để sống và truyền đạt mối hiệp thông với Ba Ngôi, v́ việc truyền bá phúc âm hóa là một lời gọi mời dự phần vào mối hiệp thông Ba Ngôi Thiên Chúa" (Final Document of Aparecida, n. 157).

Không ai tự cứu lấy ḿnh. Chúng ta là một cộng đồng tín hữu, chúng ta là Dân Chúa và trong cộng đồng này chúng ta cảm nghiệm được vẻ đẹp của việc chia sẻ cảm nghiệm về một t́nh yêu có trước tất cả chúng ta, thế nhưng đồng thời lại là một t́nh yêu đ̣i chúng ta trở thành 'những cái máng' chuyên chở ân sủng cho nhau, bất kể những ǵ là hạn hẹp và tội lỗi của chúng ta. Chiều kích cộng đồng này không phải chỉ là một 'cái khung', một 'thứ trưng bày' mà là một phần trọn vẹn của đời sống Kitô hữu, của việc làm chứng và của việc truyền bá phúc âm hóa. Đức tin Kitô hữu được sinh ra và sống động trong Giáo Hội, và nơi Phép Rửa, các gia đ́nh và các giáo xứ cử hành việc tháp nhập một phần tử mới của Chúa Kitô vào Thân Ḿnh của Người là Giáo Hội (cf. Ibid., n. 175b).

Liên quan tới tầm quan trọng của Phép Rửa đối với Dân Chúa, lịch sử của cộng đồng Kitô hữu ở Nhật bản là một mẫu gương. Họ đă chịu đựng một cuộc bách hại dữ dội vào đầu thế kỷ thứ 17. Có rất nhiều vị tử đạo; các phần tử thuộc hàng giáo sĩ bị trục xuất và hằng ngàn tín hữu đă bị sát hại. Chỉ c̣n một vị linh mục duy nhất vẫn c̣n ở Nhật, ngoài ra tất cả đều bị trục xuất. Bấy giờ cộng đồng này trở thành giáo hội hầm trú, giữ đức tin và nguyện cầu một cách lén lút. Khi có một đứa con sinh ra th́ người bố hay người mẹ rửa tội cho con ḿnh, v́ mọi tín hữu đều có thể rửa tội trong những hoàn cảnh đặc biệt. Sau gần hai thế kỷ rưỡi, tức 250 năm sau, các vị thừa sai đă trở lại Nhật bản, th́ hàng ngàn Kitô hữu đă công khai ra mặt và Giáo Hội đă có thể tái triển nở. Họ đă tồn tại với ân sủng Phép Rửa của ḿnh! Đó là những ǵ cao cả: Dân Chúa truyền đạt đức tin, đă rửa tội cho con cái của ḿnh và tiến lên. Và họ đă giữ được, cho dù trong thầm kín, một tinh thần cộng đồng mănh liệt, v́ Phép Rửa đă làm cho họ trở thành một thân thể duy nhất trong Chúa Kitô: họ không bị lẻ loi cô độc và bị che khuất, nhưng bao giờ cũng là phần tử của Dân Chúa, phần tử của Giáo Hội. Chúng ta có thể học đưoọc rất nhiều từ câu truyện này!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://www.zenit.org/en/articles/on-the-fruits-of-baptism