Giáo Lý Kinh Tin Kính
28 Bài trong/cho Năm Đức
Tin 11/10/2012-24/11/2013
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Bài 12: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha toàn năng”
Bài 13: "Đấng Tạo Thành trời đất"
Đức Thánh Cha Phanxicô
Bài 14: "Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh"
Bài 15: Tầm Quan Trọng của Biến Cố Phục Sinh
Bài 16: Chúa Giêsu "lên trời ngự bên hữu Chúa Cha".
Bài 17:
Chúa Giêsu "sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết"
Bài 18: "Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống"
Bài 19: Hoạt động của Chúa Thánh Thần
Bài 20: Tác Động Thánh Linh - Sứ Vụ Giáo Hội
Bài 21: Giáo Hội là Gia Đình của Chúa
Bài 22: Giáo Hội là Dân Chúa
Bài 23: Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô
Bài 24: Giáo Hội là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần
Bài 25: Giáo Hội Mẹ - Mẹ Giáo Hội
Bài 26: Giáo Hội là Người Mẹ nhân hậu
Bài 27: "Tôi tin Giáo Hội Duy Nhất"
Bài 28: "Tôi tin Giáo Hội... Thánh Thiện"
Bài 29: "Tôi tin Giáo Hội... Công Giáo"
Bài 30: "Tôi tin Giáo Hội... Tông Truyền"
Bài 31: Mô Phạm của Giáo Hội là Mẹ Maria
Bài 32: Các Thánh cùng thông công
Bài 33: Cùng thông công các sự thánh
Bài 34: Tôi tin có một phép rửa để tha tội
Bài 35: Quyền năng tha tội
Bài 36: Chết trong Chúa Kitô
Bài 37: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Bài 38: Chung Thẩm
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý ngày 3/4/2013
Hôm nay chúng ta tiếp tục Giáo Lý của Năm Đức Tin. Trong Kinh Tin Kính chúng ta
lập lại câu này: "Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh". Đây là biến cố
chúng ta đang cử hành: Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu, tâm điểm của sứ điệp
Kitô giáo, một sứ điệp đã vang vọng ngay từ ban đầu và đã được truyền lại cho
tới chúng ta đây. Thánh Phaolô viết cho Kitô hữu ở Corintô rằng: "Về
phần mình, tôi đã truyền lại cho anh chị em trước hết điều tôi đã lãnh nhận, đó
là Chúa Kitô đã chết cho tội lỗi của chúng ta như lời Thánh Kinh, Người đã được
an táng, và vào ngày thứ ba Người đã sống lại từ trong kẻ chết như lời Thánh
Kinh, sau đó Người đã hiện ra với Cepha, rồi với 12 vị" (1Cor 15:3-5). Lời tuyên
xưng đức tin ngắn gọn này là những gì loan báo mầu nhiệm Vượt Qua, bằng những
lần hiện ra đầu tiên của Chúa Kitô Phục Sinh với Thánh Phêrô và 12 vị: cái
chết và phục sinh của Chúa Giêsu là tâm điểm cho niềm hy vọng của chúng ta.
Thiếu niềm tin vào cái chết và sự phục sinh này của Chúa Giêsu, niềm hy vọng của
chúng ta sẽ yếu kém, nó thậm chí không còn hy vọng nữa, mà thực sự cái
chết và phục sinh của Chúa Giêsu là tâm điểm cho niềm hy vọng của chúng ta. Vị
Tông Đồ này khẳng định rằng: "Nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của anh
chị em chỉ là những gì phù phiếm và anh chị em vẫn ở trong tội lỗi của mình"
(câu 17). Tiếc thay, thường có những nỗ lực làm lu mờ đi niềm tin vào sự
phục sinh của Chúa Giêsu, ngay cả nơi chính thành phấn tín hữu cũng đã xuất hiện
những sự ngờ vực. Chúng ta có thể nói đó là sự sa sút đức tin; đó không
phải là đức tin mạnh mẽ. Điều ấy xẩy ra là vì tính chất nông nổi, hay đôi
khi vì sự dửng dưng lạnh lùng, vì bận bịu, khi con người ta lo lắng cho trăm
công ngàn chuyện dường như quan trọng hơn cả đức tin, hoặc vì quan điểm thuần
chiều ngang về đời sống. Thế nhưng chính cuộc phục sinh hướng
chúng ta tới một niềm hy vọng cao cả hơn, vì nó hướng đời sống của chúng ta và
đời sống của thế giới tới tương lai vĩnh hằng của Thiên Chúa, tới hạnh phúc viên
trọn, tới niềm tin tưởng rằng sự dữ, tội lỗi, sự chết có thể bị đánh bại.
Và điều này giúp sống những thực tại hằng ngày một cách tin tưởng hơn,
đương đầu với chúng một cách can trường và dấn thân. Cuộc phục sinh của
Chúa Kitô chiếu soi những thực tại hằng ngày này bằng một thứ ánh sáng mới. Cuộc
Phục Sinh của Chúa Kitô là sức mạnh của chúng ta!
Thế nhưng sự thật về niềm tin vào cuộc phục sinh của Chúa Kitô được truyền đạt cho chúng ta ra sao? Có hai loại chứng từ trong Tân Ước: một số chứng từ dưới hình thức tuyên xưng đức tin, tức là, những công thức tổng luận nói lên tâm điểm của đức tin; những chứng từ khác dưới hình thức truyện kể về cuộc phục sinh này cũng như về các biến cố liên hệ đến nó. Trước hết, hình thức tuyên xưng đức tin, điển hình là những gì chúng ta vừa nghe, hay những gì được đề cập đến trong Thư Rôma của Thánh Phaolô: "Vì nếu anh chị em tuyên xưng bằng môi miệng rằng Chúa Giêsu là Chúa và tin trong lòng anh chị em rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ trong kẻ chết, anh chị em sẽ được cứu độ" (10:9). Ngay từ ban đầu của Giáo Hội, niềm tin tưởng vào mầu nhiệm tử giá và phục sinh của Chúa Giêsu đã mãnh liệt và rõ ràng. Tuy nhiên, hôm nay, tôi muốn tập trung vào thứ hình thức thứ hai, vào chứng từ ở hình thức trình thuật chúng ta thấy trong các Phúc Âm. Trước hết, chúng ta chú ý thấy rằng những chứng nhân tiên khởi của biến cố này là phụ nữ. Vào lúc tảng sáng, họ đã đi ra mồ để xức dầu cho thi thể của Chúa Giêsu, và thấy dấu hiệu đầu tiên, đó là một ngôi mộ trống (cf. Mk 16:1). Sau đó là cuộc gặp gỡ một Vị Sứ Giả của Thiên Chúa, vị tuyên bố rằng: Giêsu Nazarét, Đấng Tử Giá, không còn đây, Người đã sống lại (cf.vv. 5-6). Những người phụ nữ này được tình yêu thúc đẩy và biết cách tin tưởng tiếp nhận lời loan báo này: họ tin tưởng và lập tức họ truyền đạt nó đi, họ không giữ lấy cho mình. Niềm vui mừng khi biết rằng Chúa Giêsu đang sống, niềm hy vọng tràn đầy lòng chúng ta ấy, không thể nào bị chất chứa. Điều này cũng cần phải xẩy ra trong đời sống của chúng ta nữa. Chúng ta hãy cảm thấy niềm vui là Kitô hữu! Chúng ta tin tưởng vào một vị Chúa Phục Sinh, Đấng đã chiến thắng sự dữ và sự chết! Chúng ta hãy can trường "xuất thân" để mang niềm vui này và ánh sáng ấy vào tất cả những nơi chốn chúng ta sống! Cuộc phục sinh của Chúa Kitô là niềm tin tưởng trọng đại nhất của chúng ta; nó là kho tàng quí báu nhất của chúng ta! Làm sao chúng ta lại không mang chia sẻ với người khác kho tàng này chứ? Không phải nó chỉ được thông đạt cho duy chúng ta, nó cần phải được cống hiến cho người khác, được chia sẻ với người khác. Đó chính là chứng từ của chúng ta.
Còn một yếu tố khác nữa. Trong những cuộc tuyên xưng đức tin của Tân Ước thì chỉ có nam nhân, là các vị Tông Đồ, được tưởng nhớ như là thành phần chứng nhân của cuộc phục sinh này, chứ không phải nữ giới. Điều này là vì, theo luật Do Thái thời bấy giờ, phụ nữ và trẻ em không thể cống hiến một chứng từ xác thực, khả tín. Tuy nhiên, trong các Phúc Âm, phụ nữ lại có một vai trò cơ bản, nền tảng. Ở đây chúng ta có thể nắm được một yếu tố thuận lợi mang tính chất lịch sử về cuộc phục sinh, ở chỗ, nếu là một biến cố tạo tĩnh trong bối cảnh bấy giờ thì nó không được gắn liền với chứng từ của các người phụ nữ. Trái lại, các vị thánh ký thản nhiên thuật lại những gì đã xẩy ra, đó là các người phụ nữ là thành phần chứng nhân tiên khởi. Điều này cho thấy rằng Thiên Chúa không chọn lựa theo tiêu chuẩn của loài người, ở chỗ, thành phần chứng nhân tiên khởi về cuộc hạ sinh của Chúa Giêsu là các mục đồng, những con người đơn sơ và thấp hèn; những chứng nhân đầu tiên của cuộc phục sinh là các người phụ nữ. Đó là điều tốt đẹp. Và ở một mức độ nào đó đấy là sứ vụ của nữ giới, của thành phần làm mẹ, của những người đàn bà! Cống hiến chứng từ cho con cái của mình, cho cháu chắt của mình là Chúa Giêsu đang sống, Người là Đấng Hằng Sống, Người đã phục sinh. Hỡi các bà mẹ và phụ nữ, hãy tiến bước với chứng từ ấy! Đối với Thiên Chúa là Đấng chỉ cần tấm lòng, thì chúng ta cởi mở nó ra như thế nào cho Ngài, nếu không phải ở chỗ chúng ta tin tưởng giống như con trẻ. Thế nhưng, điều này cũng khiến cho chúng ta nghĩ đến cách thức làm thế nào để nữ giới trong Giáo Hội và trong cuộc hành trình đức tin, đã và hiện nay đang có một vai trò đặc biệt trong việc mở cửa cho Chúa, trong việc theo Ngài và truyền đạt chân dung của Ngài, vì ánh mắt đức tin bao giờ cũng cần đến ánh mắt chân tình và sâu xa của tình yêu. Các vị Tông Đồ và các môn đệ đều thấy khó mà tin vào Chúa Kitô phục sinh. Các phụ nữ thì không. Thánh Phêrô chạy ra mồ, nhưng dừng bước trước ngôi một trống; Thánh Tôma thì cần phải chạm đến các thương tích trên thân thể của Chúa Giêsu bằng đôi bàn tay của mình. Trong cuộc hành trình đức tin của chúng ta cũng thế, vấn đề quan trọng đó là nhận biết và cảm thấy rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, đừng sợ yêu mến Ngài: đức tin cần phải được tuyên xưng bằng miệng lưỡi và tấm lòng, bằng lời nói và tình yêu.
Sau những lần hiện ra với nữ giới là những lần hiện ra khác, ở chỗ, Chúa Giêsu đích thân hiện diện một cách mới mẻ: Người là Đấng Tử Giá, thế nhưng thân xác của Người là một thân xác hiển vinh; Người không trở lại với cuộc sống trần gian, mà đã trở lại trong một thân phận mới. Mới đầu các vị không nhận ra Người, và chỉ nhờ lời Người nói và cử chỉ Người làm mà mắt của các vị mới mở ra: cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh đã biến đổi, cống hiến cho đức tin một năng lực mới, một nền tảng bất khả lay chuyển. Đối với chúng ta cũng thế, có nhiều dấu hiệu qua đó Đấng Phục Sinh đã tỏ mình ra: Thánh Kinh, Thánh Thể, các phép bí tích, đức ái, những cử chỉ yêu thương chiếu tỏa một tia sáng về Vị Chúa Phục Sinh. Chúng ta hãy để cho mình được chiếu sáng bởi cuộc phục sinh của Chúa Kitô, chúng ta hãy để cho mình được biến đổi bởi sức mạnh của Người, nhờ đó, cũng qua chúng ta ở trên thế giới này, những dấu hiệu của sự chết nhường chỗ cho những dấu hiệu của sự sống. Tôi đã nhìn thấy có nhiều bạn trẻ ở Quảng Trường này. Họ đó! Tôi muốn nói cùng các bạn rằng: hãy truyền đạt niềm tin tưởng này, đó là Chúa đang sống và Người đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Đó là sứ vụ của các bạn! Hãy truyền đạt niềm hy vọng này. Hãy neo chặt vào niềm hy vọng ấy: cái neo này thì ở trên trời; hãy nắm vững lấy sợi xích, hãy neo chặt và truyền đạt niềm hy vọng. Hỡi các bạn là thành phần nhân chứng của Chúa Giêsu, hãy truyền đạt chứng từ là Chúa Giêsu đang sống và chứng từ ấy cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng, nó sẽ cống hiến niềm hy vọng cho một thế giới dường như đã trở thành già lão bởi chiến tranh, sự dữ, tội lỗi. Hỡi thành phần gioói trẻ, hãy thăng tiến!
Tầm Quan Trọng của Biến Cố Phục Sinh
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 10/4/2013
Anh
chị em thân mến, xin chào anh chị em buổi sáng nhé! Trong bài Giáo Lý trước,
chúng ta đã tập trung vào biến cố phục sinh của Chúa Giêsu là biến cố nữ giới đã
đóng một vai trò đặc biệt. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ về tầm quan trọng cứu độ
của biến cố này. Việc phục sinh có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta?
Và tại sao đức tin của chúng ta là những gì vô ích nếu phục sinh không xẩy ra?
Đức
tin của chúng ta được căn cứ vào cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô, như một
ngôi nhà được xây trên những nền tảng:
nếu thiếu những nền tảng này thì cả ngôi nhà bị sụp đổ. Trên thập tự giá, Chúa
Giêsu đã hiến bản thân mình, khi mang lấy trên mình tội lỗi của chúng ta và khi
xuống vực thẳm của sự chết, và khi Phục Sinh Người đã chiến thắng, Người tẩy xóa
tội lỗi của chúng ta và mở ra cho chúng ta con đường tái sinh vào một đời sống
mới. Thánh Phêrô đã súc tích bày tỏ vấn đề này ở đầu Bức Thư Thứ Nhất của ngài,
như chúng ta đã nghe: "Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa Giêsu Kitô! Bằng
tình thương cao cả của mình, Ngài đã cống hiến cho chúng ta một cuộc hạ sinh mới
trong một niềm hy vọng sống động nhờ cuộc phục sinh của Chúa Giêsu Kitô từ trong
kẻ chết, cũng như trong một di sản bất hoại, tinh ròng và không phai mờ"
(1:3-4).
Vị
Tông Đồ này nói với chúng ta rằng, nhờ cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, một cái gì
đó hoàn toàn mới mẻ đã xẩy ra, đó là chúng ta được thoát khỏi tình trạng làm nô
lệ cho tội lỗi và trở thành con cái của Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta được tái
sinh vào một đời sống mới. Điều này trở thành hiện thực đối với chúng ta vào lúc
nào? Trong bí tích Rửa Tội. Vào thời cổ xưa, bí tích này thường được thực hiện
bằng việc dìm mình xuống. Con người được rửa tội bước xuống một bể nước lớn ở
chỗ rửa tội, cởi quần áo ra, để cho vị giám mục hay linh mục đổ nước ba lần trên
đầu của họ, rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Sau đó người
được rửa tội bước ra khỏi bể rửa tội mà mặc lấy tấm áo trắng mới: có nghĩa là họ
đã được sinh vào cuộc sống mới, bằng việc dìm mình vào cuộc tử nạn và phục sinh
của Chúa Kitô. Họ đã trở nên con cái của Thiên Chúa. Thánh Phaolô trong Thư gửi
Rôma đã viết: anh chị em đã lãnh nhận một thần trí thừa nhận, nhờ đó chúng ta
kêu lên rằng 'Abba! Lạy Cha!" (Rm 8:15). Chính Thần Linh chúng ta được lãnh nhận
nơi phép rửa là Đấng dạy dỗ chúng ta, là Đấng thôi thúc chúng ta, để thưa cùng
Thiên Chúa là "Cha", hay hơn thế nữa là "Cha ơi!" nghĩa là "dad - bố / ba".
Thiên Chúa của chúng ta là thế đó: Ngài là một người bố hay là ba đối với chúng
ta. Thánh Linh mang lại trong chúng ta thân phận mới này là làm con cái của
Thiên Chúa. Và đó là tặng ân cao cả nhất chúng ta lãnh nhận được từ mầu nhiệm
Vượt Qua của Chúa Giêsu. Và Thiên Chúa đối xử với chúng ta như con cái, Ngài
hiểu chúng ta, tha thứ cho chúng ta, ôm lấy chúng ta và yêu thương chúng ta ngay
cả khi chúng ta sai phạm lỗi lầm. Ngay trong Cựu Ước, tiên tri Isaia đã nói rằng
cho dù một người mẹ có quên con của mình thì Thiên Chúa cũng không bao giờ quên
chúng ta, không bao giờ (cf 49:15). Thật là tuyệt vời!
Tuy
nhiên, mối liên hệ con cái này với Thiên Chúa không giống như một kho tàng chúng
ta đem cất giữ ở một góc đời của chúng ta, nó cần phải được nuôi dưỡng hằng ngày
bằng việc lắng nghe Lời Chúa, bằng việc cầu nguyện và bằng việc tham phần vào
các phép bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và Hòa Giải, cũng như qua đức bác
ái. Chúng ta có thể sống như thành phần con cái! Và đó là phẩm vị của chúng ta -
chúng ta có phẩm vị của thành phần con cái. Hãy tác hành như những đứa con cái
thật sự! Nghĩa là hết mọi ngày chúng ta cần phải để cho Chúa Kitô biến đổi
chúng ta và làm cho chúng ta nên giống như Người; tức là cố gắng sống như là
thành phần kitô hữu, cố gắng theo Người, cho dù chúng ta cảm thấy những hạn hẹp
và yếu hèn của chúng ta. Bao giờ cũng có khuynh hướng loại Thiên
Chúa ra ngoài để chúng ta trở thành tâm điểm và loại trừ cảm nghiệm tội lỗi làm
tổn thương đến đời sống Kitô hữu của chúng ta, đến việc chúng ta làm con cái của
Thiên Chúa. Bởi thế chúng ta cần phải có một đức tin can đảm, đừng để
mình chiều theo cái tâm thức cho rằng: "Thiên Chúa chỉ là những gì vô bổ,
ngài chẳng quan trọng gì đối với chúng ta hết". Hoàn toàn ngược lại: chỉ
khi nào tác hành như thành phần con cái của Thiên Chúa, không cảm thấy chán nản
vì những sa phạm của mình, vì tội lỗi của mình, cảm thấy được Ngài yêu thương,
mà đời sống của chúng ta sẽ trở nên mới mẻ, được sinh động một cách thanh thản
và hân hoan. Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta! Thiên Chúa là hy vọng của
chúng ta!
Anh
chị em thân mến, trước tất cả mọi sự khác, chúng ta cần có niềm hy vọng sâu vững
mạnh mẽ này và cần trở thành một dấu hiệu hữu hình của nó, rạng ngời và sáng tỏ
trước mắt mọi người. Vị Chúa phục sinh là niềm hy vọng không bao giờ suy giảm,
không bao giờ làm thất vọng (x Rm 5:5). Hy vọng không bao giờ lừa dối. Đó là
niềm hy vọng xuất phát từ Chúa! Niềm hy vọng của chúng ta thường tiêu tan trong
đời sống của chúng ta, những niềm mong đợi chúng ta ấp ủ trong lòng thường không
xẩy ra! Niềm hy vọng của chúng ta là Kitô hữu là niềm hy vọng mãnh liệt, an
toàn, vững chắc nơi mảnh đất này, nơi Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta bước đi, và
hướng tới cõi vĩnh hằng, vì nó có nền tảng nơi Thiên Chúa, Đấng bao giờ cũng
trung thành. Chúng ta không được quên rằng: Thiên Chúa là Đấng trung thành;
Thiên Chúa luôn trung thành với chúng ta. Được sống lại với Chúa Kitô nơi phép
rửa nhờ ơn đức tin cho một gia sản không bị hư hoại, dẫn chúng ta đến chỗ tìm
kiếm những sự của Thiên Chúa, nghĩ về Ngài thường xuyên hơn, cầu nguyện với Ngài
nhiều hơn. Là một Kitô hữu không phải chỉ ở chỗ tuân theo các giới răn,
nhưng có nghĩa là ở trong Chúa Kitô, nghĩ tưởng như Người, tác hành giống Người,
yêu thương như Người; tức là để Người chiếm hữu đời sống của chúng ta và thay
đổi nó, biến đổi nó, giải thoát nó khỏi bóng tối của sự dữ và tội lỗi.
Anh chị em thân mến, đối với những ai đặt vấn đề với chúng ta về niềm hy vọng ở trong chúng ta (cf 1Pt 3:15), chúng ta hãy vạch ra cho họ thấy Chúa Kitô phục sinh. Chúng ta hãy làm cho Người được sáng tỏ bằng việc loan báo Lời Chúa, thế nhưng đặc biệt bằng cuộc đời sống lại của chúng ta. Chúng ta hãy bộc lộ niềm vui được làm con cái của Thiên Chúa, được một thứ tự do nhờ sống trong Chúa Kitô, là người có tự do đích thực, tự khỏi khỏi cảnh làm tôi cho sự dữ, tội lỗi và sự chết! Chúng ta hãy hướng về quê hương thiên quốc của chúng ta, chúng ta sẽ có được một thứ ánh sáng và sức mạnh mới ở trong cả công việc làm của chúng ta cũng như trong lao nhọc hằng ngày của chúng ta. Đó là một việc phục vụ đáng giá chúng ta cần phải cống hiến cho thế giới của chúng ta, một thế giới có lẽ không còn hướng ánh mắt của mình lên cao nữa, không còn hướng ánh mắt của mình về Thiên Chúa nữa.
Chúa Giêsu "lên trời ngự bên hữu Chúa Cha".
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 17/4/2013
Trong Kinh Tin Kính chúng ta thấy việc khẳng định là Chúa Giêsu "lên trời ngự bên hữu Chúa Cha". Đời sống trần gian của Chúa Giêsu lên đến tột đỉnh nơi biến cố Thăng Thiên, tức là khi Người đã vượt qua khỏi trần gian này mà về cùng Cha và được nâng lên ở bên hữu Cha. Đâu là ý nghĩa của biến cố này? Đâu là tác dụng của biến cố ấy đối với đời sống của chúng ta? Việc chiêm ngưỡng Chúa Giêsu ngự bên hữu Chúa Cha nghĩa là gì? Về vấn đề này chúng ta hãy theo sự hướng dẫn của thánh ký Luca.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ từ lúc Chúa Giêsu quyết định thực hiện cuộc hành trình lên Giêrusalem của mình. Thánh Luca ghi nhận rằng: "Khi đến ngày giờ Người được rước lên trời, Người đã quyết định lên Giêrusalem" (9:51). Trong khi Người "lên" Thành Thánh này, nơi "cuộc xuất hành" của Người khỏi cuộc sống này được hoàn tất, Chúa Giêsu đã thấy được đích điểm Nước Trời, thế nhưng Người biết rõ rằng con đường sẽ đưa Người đến vinh quang của Cha là con đường băng qua Thập Giá, là con đường bằng lòng tuân phục dự án yêu thương thần linh đối với nhân loại. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo nói rằng: "Việc treo Chúa Giêsu lên cây thập giá là những gì tiêu biểu cho và loan báo trước việc Người được đưa lên trời bằng cuộc Thăng Thiên của Người" (số 662). Trong đời sống Kitô hữu của mình, chúng ta cũng phải rất minh bạch rằng để tiến vào vinh quang của Thiên Chúa thì hằng ngày cần phải trung thành với ý muốn của Ngài, cho dù có lúc nó đòi phải hy sinh, có những lúc nó đòi chúng ta phải thay đổi dự án của chúng ta. Việc Thăng Thiên của Chúa Giêsu đã xẩy ra một cách cụ thể ở trên Núi Cây Dầu, gần nơi Người ẩn mình cầu nguyện trước cuộc Khổ Nạn để sâu xa hiệp nhất với Cha, một lần nữa khiến chúng ta thấy rằng việc cầu nguyện cống hiến cho chúng ta ân sủng để sống trung thành với dự án của Thiên Chúa.
Ở cuối Phúc Âm của mình, Thánh Luca thuật lại biến cố Thăng Thiên một cách rất tóm gọn. Chúa Giêsu dẫn các môn đệ của mình "xa khỏi Bêthania rồi giơ tay ban phép lành cho các vị. Trong khi Người ban phép lành cho các vị thì Người rời các vị và được cất lên trời. Các vị tôn thờ Người và thật hân hoan trở về Giêrusalem, và tiếp tục ở trong đền thờ chúc tụng ngợi khen thiên Chúa" (24:50-53). Thánh Luca kể như thế. Tôi muốn lưu ý tới 2 yếu tố trong trình thuật này. Yếu tố thứ nhất, đó là trong khi Thăng Thiên Chúa Giêsu thực hiện một cử chỉ tư tế là ban phép lành và các môn đệ chắc hẳn đã bày tỏ đức tin của mình bằng việc các vị bái gối, quì gối và cúi đầu. Đây là một điểm quan trọng: Chúa Giêsu là Vị Linh Mục duy nhất và đời đời, Đấng, bằng cuộc Khổ Nạn của mình, đã vượt qua cái chết và mồ mả mà sống lại và lên Trời; Người ở bên Thiên Chúa Cha là nơi Người muôn đời chuyển cầu thuận lợi cho chúng ta (cf Heb 9:24). Như Thánh Gioan nói trong Thư Thứ Nhất của ngài, Người là đấng biện hộ của chúng ta: tuyệt vời thay nghe thấy điều ấy. Khi người nào đó ra trước quan tòa hay tòa án, thì điều đầu tiên họ tìm kiếm đó là một biện hộ viên để bênh vực cho họ. Chúng ta có một Đấng bao giờ cũng bênh vực cho chúng ta. Người bênh vực chúng ta khỏi cái tinh quái của Ma Quỉ, Người bênh vực chúng ta khỏi chính bản thân chúng ta, khỏi tội lỗi của chúng ta! Anh chị em thân mến, chúng ta có được vị biện hộ này: chúng ta không được sợ đến cùng Người để xin Người tha thứ, để xin Người chúc phúc, để xin Người xót thương. Bao giờ Người cũng thứ tha cho chúng ta, Người là Đấng biện hộ của chúng ta: Bao giờ Người cũng bênh vực chúng ta. Đừng quên điều ấy!
Bởi thế, Cuộc Thăng Thiên của Chúa Giêsu giúp chúng ta biết thực tại rất an ủi này cho cuộc hành trình của chúng ta, đó là trong Chúa Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật, nhân tính của chúng ta đã được mang đến cùng Thiên Chúa; Người đã mở đường cho chúng ta; Người như là đầu của một đoàn người được thắt cột với nhau khi leo lên một ngọn núi, Đấng đã lên đến đỉnh núi và lôi kéo chúng ta lên cùng Người, dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Nếu chúng ta ký thác đời sống của mình cho Người, nếu chúng ta để Người hướng dẫn chúng ta, chúng ta vững tâm được ở trong đôi bàn tay an toàn, trong tay của Đấng Cứu Tinh chúng ta, trong tay của vị biện hộ của chúng ta.
Yếu tố thứ hai: Thánh Luca nói rằng các tông Đồ, sau khi thấy Chúa Giêsu lên Trời, đã trở về Giêrusalem "thật là vui mừng". Điều này có vẻ lạ lùng làm sao ấy. Nói chung, khi chúng ta xa cách họ hàng thân thuộc của mình, bạn bè của mình vì một cuộc ra đi vĩnh viễn, nhất là vị chết chóc, chúng ta tự nhiên cảm thấy buồn mới phải, vì chúng ta sẽ không còn thấy mặt của họ nữa, chúng ta sẽ không còn nghe thấy tiếng của họ nữa, chúng ta sẽ không còn có thể có được lòng cảm mến của họ, sự hiện diện của họ. Đằng này, vị thánh ký này lại nhấn mạnh đến niềm vui sâu xa của các Tông Đồ. Thế nhưng làm sao có thể như thế được chứ? Chính vì, nhờ con mắt đức tin, các vị đã hiểu được rằng, mặc dù có khuất mắt của các vị, Chúa Giêsu bao giờ cũng ở với các vị. Người không bỏ rơi họ, và trong vinh quang của Cha, Người nâng đỡ các vị, hướng dẫn các vị và chuyển cầu cho các vị.
Thánh Luca cũng trình thuật biến cố Thăng Thiên ở đầu Sách Tông Vụ, để nhấn mạnh rằng biến cố này như là một chiếc nhẫn thắt buộc và liên kết đời sống trần gian của Chúa giêsu với đời sống của Giáo Hội. Ở đây Thánh Luca cũng nói đến đám mây che phủ Chúa Giêsu khỏi tầm nhìn của các môn đệ, thành phần vẫn cứ hướng về Chúa Kitô đang về cùng Cha (cf Acts 1:9-10). Thế rồi có hai nam nhân mặc áo trắng đứng ở bên cạnh các vị kêu gọi các vị đừng cứ đứng mà nhìn trời, nhưng hãy nuôi dưỡng đời sống của các vị và chứng từ của các vị bằng niềm tin tưởng rằng Chúa Giêsu sẽ trở lại giống như cách thức các vị đã thấy Người lên trời (cf Acts 1:10-11). Thật vậy, nó là lời mời gọi hãy bắt đầu từ việc chiêm ngưỡng Vai Trò Chủ Tể của Chúa Kitô, rút lấy từ Người sức mạnh để mang Phúc Âm và làm chứng cho Phúc Âm trong đời sống hằng ngày: chiêm ngưỡng và tác hành, cầu nguyện và hoạt động, như Thánh Biển Đức dạy, cả hai đều cần thiết cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
Anh Chị Em thân mến, Thăng Thiên không có nghĩa là vắng bóng Chúa Giêsu, nhưng nó nói cho chúng ta rằng Người đang sống và ở giữa chúng ta một cách mới mẻ; Người không còn một nơi chốn đặc biệt trên thế giới này như trước khi Thăng Thiên; giờ đây Người đang thống trị với Thiên Chúa, hiện diện ở khắp mọi nơi và mọi lúc, gần với từng người chúng ta. Chúng ta không bao giờ lẻ loi cô độc trong đời sống của chúng ta: Vị Chúa tử giá và phục sinh là Đấng hướng dẫn chúng ta; cùng với chúng ta có rất nhiều anh chị em, trong thinh lặng và kín đáo, trong đời sống gia đình và làm việc của họ, trong những trục trặc và khốn khó của họ, trong niềm vui và hy vọng của họ, sống đức tin hằng ngày và mang đến cho thế giới quyền thống trị của tình yêu Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô phục sinh, đã Thăng Thiên, vị biện hộ cho chúng ta. Xin cám ơn anh chị em.
Chúa Giêsu "sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết"
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 4 ngày 24/4/2013
Trong Kinh Tin Kính chúng ta
tuyên xưng rằng Chúa Giêsu "sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và
kẻ chết".
Lịch sử loài người được bắt đầu từ việc tạo dựng nên con người nam nữ theo hình
ảnh và tương tự Thiên Chúa và được chấm dứt nơi cuộc chung thẩm của Chúa Kitô.
Hai cực mốc lịch sử này thường bị quên lãng, nhất là niềm tin tưởng vào cuộc trở
lại của Chúa Kitô và vào việc chung thẩm đôi khi không sáng tỏ và vững chắc lắm
nơi tâm can của Kitô hữu. Chúa Giêsu, trong cuộc đời công
khai của mình, thường nhấn mạnh đến thực tại Người đến lần cuối cùng. Hôm nay,
tôi muốn chia sẻ về 3 đoạn Phúc Âm giúp chúng ta về mầu nhiệm này, đó là đoạn về
10 trinh nữ, đoạn về các nén bạc và đoạn về chung thẩm. Cả 3 đoạn này trong Phúc
Âm Thánh Mathêu đều thuộc bài Chúa Giêsu nói về ngày cùng tháng tận.
Trước hết,
chúng ta hãy nhớ rằng,
bằng việc Thăng Thiên, Con Thiên Chúa đã mang lên cùng Cha nhân tính của chúng
ta, một nhân tính Người đã mặc lấy và Người muốn kéo tất cả mọi người đến cùng
Người, muốn kêu gọi toàn thể thế giới đến với vòng tay rộng mở đón nhận của
Thiên Chúa, nhờ đó, vào thời điểm lịch sử kết thúc, tất cả mọi thực tại sẽ được
trao về cho Cha. Dầu sao thì
đây là "lúc giao thời" giữa lần đến thứ nhất của Chúa Kitô và lần đến sau cùng
của Người,
chính là thời điểm chúng ta đang sống đây. Dụ ngôn về 10 cô
trinh nữ được đặt vào trong bối cảnh này (cf Mt 25:1-13). Nó liên quan đến 10 cô
gái đang đợi chờ chàng rể đến, nhưng chàng trì hoãn và họ đều thiếp ngủ. Đột
nhiên vang lên tiếng báo chàng rể tới, tất cả đều sửa soạn nghênh đón chàng, tuy
nhiên trong khi 5 cô trong họ, những cô khoan ngoan, còn dầu cho đèn của mình,
thì những cô khác, những cô khờ dại, bị bỏ lại với những cây đèn chưa được thắp
sáng vì họ không còn dầu; thế rồi trong khi họ đi tìm dầu thì chàng rể đến, và
các cô trinh nữ khờ dại bị đóng cửa không vào dự tiệc được. Họ kiên trì gõ cửa
nhưng quá muộn mất rồi, chàng rể lên tiếng nói cùng họ rằng: Ta chẳng hề biết
đến các người. Chàng rể đây là Chúa, và
thời gian đợi chờ đây là thời gian Ngài ban cho chúng ta, cho tất cả chúng ta
bằng tình thương và lòng nhẫn nại, trước lần đến cuối cùng của Người, nó là một
thời gian cần phải tỉnh thức; một thời gian chúng ta cần giữ cho ngọn đèn tin
cậy mến sáng tỏ, thời gian mở lòng ra trước sự thiện, sự mỹ và sự thật;
thời gian sống theo như Thiên Chúa, vì chúng ta không biết ngày hay giờ Chúa
Kitô trở lại.
Điều chúng ta cần phải làm đó là sửa soạn sẵn sàng cho cuộc hội ngộ này - sẵn
sàng cho một cuộc hội ngộ, vì đó là một cuộc hội ngộ tuyệt vời, cuộc hội ngộ với
Chúa Giêsu -
tức là có thể thấy được các dấu hiệu hiện diện của Người, có thể sống động đức
tin của chúng ta bằng nguyện cầu, bằng các phép bí tích, có thể tỉnh táo không
buồn ngủ, không quên mất Thiên Chúa.
Đời sống Kitô hữu thiếp ngủ là một đời sống buồn thảm, không phải là một đời
sống hạnh phúc. Kitô hữu cần phải hạnh phúc, cần phải có
được niềm vui của Chúa Giêsu. Chúng ta đừng thiếp ngủ!
Dụ ngôn thứ hai,
dụ ngôn về các nén bạc, giúp chúng ta suy nghĩ về mối liên hệ giữa cách thức
chúng ta sử dụng các tặng ân được Thiên Chúa ban cho và việc Người trở lại, khi
Người sẽ chất vấn chúng ta về cách thức chúng ta đã sử dụng chúng ra sao (cf Mt
25:14-20). Chúng ta đã biết được dụ ngôn này, đó là trước khi lên đường, người
chủ trao cho mỗi đầy tớ một số nén bạc để sử dụng một cách tốt đẹp trong khi ông
vắng mặt. Ông trao cho người thứ nhất 5 nén, người thứ hai 2 nén và người thứ ba
1 nén. Trong thời gian ông vắng mặt, hai người đầy tới thứ nhất và thứ hai đã
làm gia tăng các nén bạc của mình - những đồng bạc cắc xưa -, còn người thứ ba
lại mang chôn nén bạc của mình và trả về cho chủ nguyên vẹn. Khi trở về, ông chủ
xem xét công vệc của họ: ông tưởng thưởng cho hai người đầu, còn người bị tống
ra ngoài tăm tối, vì người này đã lo âu sợ hãi đem vùi nén bạc của mình đi, khép
mình lại.
Một Kitô hữu khép kín mình lại, dấu đi những gì được Chúa trao ban cho mình là
một Kitô
hữu...
họ không phải là một Kitô hữu! Họ là một Kitô hữu không biết
tạ ơn Thiên Chúa về tất cả những gì Ngài đã ban cho họ! Điều này cho chúng ta
thấy rằng
thời gian đợi chờ Chúa trở lại là thời gian hoạt động -
chúng
ta đang ở trong thời gian hoạt động - thời gian sử dụng các tặng ân của Thiên
Chúa, không phải cho bản thân mình mà là cho Ngài, cho Giáo Hội, cho kẻ khác,
thời gian bao giờ cũng cần phải cố gắng gia tăng sự thiện trên thế giới này.
Nhất là hiện nay, trong thời điển khủng hoảng này, càng
không được khép mình lại, chôn dấu tài năng của mình, chôn dấu những kho tàng
thiêng liêng, trí tuệ và vật chất của mình, chôn dấu hết mọi sự Chúa ban cho
chúng ta, mà phải cởi mở bản thân mình, phải liên đới đoàn kết, phải chú
trọng đến kẻ khác. Ở quảng trường này hôm nay tôi đã thấy được nhiều giới trẻ.
Đúng không vậy? Có rất nhiều giới trẻ phải không? Cha muốn hỏi các con là thành
phần khởi sự cuộc hành trình đời sống: các con đã bao giờ nghĩ tới những tài
năng Thiên Chúa ban cho các con chưa? Các con có bao giờ nghĩ về cách thức các
con sử dụng chúng để phục vụ người khác chưa? Đừng chôn vùi các tài năng của
mình! Hãy thử sức với những lý tưởng to lớn, những lý tưởng mở rộng cõi lòng,
những lý tưởng sẽ làm cho các tài năng của các con trở nên phong phú.
Đời sống được ban cho chúng ta không phải để chúng ta có thể khư khư giữ lấy nó
cho bản thân mình, mà là được trao ban cho chúng ta để chúng ta có thể cống hiến
nó đi. Giới trẻ thân mến, các con hãy có một tâm hồn cao cả!
Đừng sợ mở tưởng những điều trọng đại!
Sau hết là lời về đoạn liên quan đến cuộc chung thẩm,
lời diễn tả lần đến thứ hai của Chúa, khi Người sẽ phán xét toàn thể loài người,
kẻ sống và kẻ chết (cf Mt 25:31-46). Hình ảnh được vị Thánh ký sử dụng là hình
ảnh về vị Mục Tử phân rẽ chiên ra khỏi đám dê. Bên phải là những ai đã tác hành
theo ý muốn của Thiên Chúa, bằng việc giúp tha nhân của mình là thành phần bị
đói, bị khát, khách lạ, trần trụi, bệnh nạn, tù ngục, nhờ đó theo gương của
chính Chúa làm; trong khi những kẻ ở bên trái là những ai đã không ra tay cứu
giúp tha nhân. Điều ấy nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ bị Chúa phán
xét về đức bác ái, về cách thức chúng ta tỏ lòng yêu mến Ngài nơi anh chị em của
chúng ta, nhất là thành phần hèn yếu nhất và thành phần bần cùng nhất.
Dĩ nhiên, bao gờ chúng ta cũng phải nhớ rằng chúng ta được công chính hóa, chúng
ta được cứu độ bởi ân sủng, bởi tác động Thiên Chúa yêu thương nhưng không là
những gì bao giờ cũng xẩy ra trước chúng ta; tự mình chúng ta không làm gì được
hết. Đức tin trước hết là một tặng ân chúng ta đã lãnh nhận. Thế
nhưng để sinh hoa kết trái, ân sủng của Thiên Chúa bao giờ cũng cần đến việc cởi
mở của chúng ta, việc đáp ứng tự do và cụ thể của chúng ta.
Chúa Kitô đến để mang cho chúng ta tình thương của Thiên Chúa là Đấng cứu dộ.
Chúng ta được kêu gọi tin tưởng Người, làm tương hợp tặng ân yêu thương của
Người với đời sống tốt lành, bằng các tác hành được tác động bởi đức tin và đức
mến.
Anh chị em thân mến,
chớ gì chúng ta đừng bao giờ lo sợ trong việc nhìn đến cuộc chung thẩm;
chớ gì nó còn thúc đẩy chúng ta sống tốt lành hơn.
Thiên Chúa xót thương và nhẫn nại ban cho cúng ta thời gian này để
chúng ta hằng ngày biết nhận ra Ngài trong người nghèo và nơi những con người bé
mọn, chớ gì chúng ta nỗ lực hành thiện và tỉnh thức trong nguyện
cầu và yêu thương. Chớ gì Chúa nhận biết chúng ta là thành phần đầy tớ tốt lành
và trung tín vào lúc kết thúc cuộc đời của chúng ta. Xin cám ơn anh chị em.
"Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống"
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 5 ngày 8/5/2013
Xin chào anh chị em buổi sáng! Mùa Phục Sinh chúng ta đang hân hoan sống đây,
được hướng dẫn bởi phụng vụ Giáo Hội, trên hết là thời điểm của Thánh Linh là Vị
được ban tặng "một cách khôn lường" (cf Gioan 3:34) bởi Chúa Giêsu, Đấng tử giá
và phục sinh. Thời điểm ân sủng này được kết thúc với Lễ Hiện Xuống, một lễ giúp
Giáo Hội sống lại việc tuôn đổ Thần Linh xuống trên Mẹ Maria và các Tông Đồ đang
qui tụ nguyện cầu ở Nhà Tiệc Ly.
Thế nhưng, Vị Thánh Linh là ai? Trong Kinh Tin Kính chúng ta tin
tưởng tuyên xưng rằng: "Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự
sống". Chân lý đầu tiên chúng ta gắn bó trong Kinh Tin Kính là Thánh Linh là
Kýrios, là Chúa. Tức Ngài là Thiên Chúa thật, như Cha và Con, là đối tượng của
chúng ta trong cùng tác động tôn thờ và tôn vinh chúng ta dâng lên Cha và Con.
Thánh Linh là ngôi ba trong Ba Ngôi Thiên Chúa; Ngài là tặng ân cao cả của
Chúa Kitô phục sinh, hướng tâm trí chúng ta về niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu như
Người Con được Cha sai để dẫn chúng ta đến với tình thân hữu, đến với mối hiệp
thông cùng Thiên Chúa.
Thế nhưng, tôi muốn đặc biệt tập trung vào sự kiện Thánh linh là mạc nguồn
vô tận của sự sống Thiên Chúa trong chúng ta. Con người ở hết mọi thời
và hết mọi nơi đều muốn có một sự sống trọn vẹn và tuyệt vời, công chính và
thiện hảo, một sự sống không bị chết chóc đe dọa, nhưng có thể chín mùi và đạt
đến tầm vóc viên trọn của nó. Con người như là một kẻ lữ thữ, băng qua sa mạc
cuộc đời, khao khát một thứ nước hằng sống, tràn trề và tươi mát, có thể làm
giãn khát một cách thoả thuê cho những ước vọng sâu xa của họ đối với ánh sáng,
yêu thương, mỹ lệ và bình an. Tất cả chúng ta đều cảm thấy ước vọng này! Và Chúa
Giêsu ban cho chúng ta thứ nước hằng sống ấy: đó là Thánh Linh, Đấng nhiệm xuất
từ Cha và là Đấng được Chúa Giêsu tuôn đổ vào lòng chúng ta. "Tôi đến để chúng
được sự sống và được một sự sống dồi dào phong phú" (Gioan 10:10).
Chúa Giêsu hứa với người phụ nữ Samaritanô rằng Người sẽ ban một "thứ nước hằng
sống", dồi dào và vĩnh viễn, cho tất cả những ai nhận biết Người như Người Con
được Cha sai đến để cứu chúng ta
(cf. Gioan 4:5-26,3:17). Chúa Giêsu đã đến để ban cho chúng ta thứ "nước
hằng sống" này là Thánh Linh, nhờ đó đời sống của chúng ta được hướng dẫn bởi
Thiên Chúa, được sinh động bởi Thiên Chúa, và được nuôi dưỡng bởi Thiên Chúa.
Khi chúng ta nói rằng Kitô hữu là một con người thiêng liêng là chúng ta có ý
nói rằng Kitô hữu là một con người nghĩ tưởng và tác hành theo Thiên Chúa,
theo Thánh Linh. Thế nhưng tôi xin hỏi nhé: còn chúng ta, chúng ta
có nghĩ tương theo Thiên Chúa hay chăng? Chúng ta có tác hành theo Thiên Chúa
hay chăng? Hay chúng ta để mình được hướng dẫn bới quá nhiều những gì khác không
thực sự không phải Thiên Chúa? Mỗi người trong chúng ta cần phải trả lời điều
này ở tận đáy lòng của mình.
Đến
đây chúng ta có thể tự hỏi rằng: tại sao thứ nước này có thể làm thỏa mãn
những thứ sâu xa khát vọng của chúng ta chứ? Chúng ta biết rằng nước là
những gì thiết yếu cho sự sống; không có nước anh chị em sẽ chết; nó làm giãn
cơn khát, tẩy rửa, khiến đất đai mầu mỡ. Trong Thư gửi Rôma chúng ta đọc thấy
lời phát biểu này: "Tình yêu của Thiên Chúa đã được tuôn đổ vào lòng chúng ta
nhờ Thánh Thần được Ngài ban tặng cho chúng ta" (Roma 5:5). Thứ "nước hằng
sống" là Thánh Linh này, một tặng ân của Chúa phục sinh ngự nơi chúng ta, thanh
tẩy chúng ta, soi sáng chúng ta, canh tân chúng ta, biến đổi chúng ta, vì Ngài
giúp chúng ta được tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa là tình yêu.
Vì lý do này, Tông Đồ Phaolô nói rằng đời sống Kitô hữu được sinh động bởi Thần
Linh cùng với hoa trái của Thần Linh, đó là "yêu thương, hân hoan, an bình,
quảng đại, từ nhân, thiện hảo, trung tín, dịu hiền và tự chế" (Galata 5:22-23).
Thánh Linh tuôn vào lòng chúng ta sự sống thần linh như là "những người
con trong Người Con Duy Nhất". Ở một chỗ khác của Thư Rôma, được chúng
ta đề cập tới một số lần, Thánh Phaolô đã tóm gọn lại bằng những lời sau đây:
"tất cả những ai được thần linh Thiên Chúa dẫn dắt đều là con cái của Thiên
Chúa. Phần anh em... đã lãnh nhận Thần Linh làm cho chúng ta nên những đứa con
thừa nhận, nhờ đó chúng ta kêu lên: 'Abba! Cha ơi!' Chính Thần Linh, cùng với
tâm linh của chúng ta, chứng thực rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Mà
nếu chúng ta là con cái thì chúng ta cũng là những kẻ được thừa kế, những kẻ
thừa kế của Thiên Chúa, cùng với Chúa Kitô nếu chúng ta thực sự được thông phần
với những khổ đau của Người để tham dự vào vinh quang của Người" (8:14-17). Tặng
ân quí báu Thánh Linh đặt vào trong tâm can của chúng ta đó là chính sự sống của
Thiên Chúa, sự sống của những đứa con thực sự, một mối liên hệ của lòng cậy
trông, tự do và tin tưởng vào tình yêu và tình thương của Thiên Chúa, một mối
liên hệ cũng mang lại một ánh nhìn mới đối với kẻ khác, cả người gần lẫn người
xa, những con người bao giờ cũng được nhìn bằng ánh mắt của Chúa Kitô, để sống
sự sống như Chúa Kitô đã sống, để hiểu sự sống như Chúa Kitô đã hiểu biết về nó. Đó
là lý do tại sao thứ nước hằng sống là Thánh Linh làm giãm cơn khát của đời sống
chúng ta, vì nó nói với chúng ta rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương như
con cái, rằng chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa như con cái của Ngài và nhờ ân
sủng của Ngài chúng ta có thể sống như con cái của Thiên Chúa như Chúa Giêsu.
Về phần mình, chúng ta có lắng nghe Thánh Linh hay chăng? Thánh Linh đã
nói với chúng ta những gì? Thiên Chúa yêu thương anh chị em. Thánh linh
nói với chúng ta như thế. Thiên Chúa yêu thương anh chị em, Ngài mong muốn sự
thiện hảo của anh chị em. Chúng ta có thực sự yêu mến Thiên Chúa và người
khác hay chăng như Chúa Giêsu đã yêu? Chúng ta hãy để cho mình được
Thánh Linh hướng dẫn, chúng ta hãy để cho Ngài nói với lòng chúng ta và nói với
chúng ta rằng: Thiên Chúa là tình yêu, Ngài đang chờ đợi chúng ta, Ngài là Cha,
Ngài yêu thương chúng ta như một Người Cha thật sự, Ngài thực sự yêu thương
chúng ta và chỉ có Thánh Linh mới nói điều này cho lòng của chúng ta mà thôi.
Chúng ta hãy nghe Thánh Linh, chúng ta hãy lắng nghe Thánh Linh và chúng ta hãy
tiến bước trên con đường tình yêu, thương xót và thứ tha. Xin cám ơn anh chị em.
Hoạt động của Chúa Thánh Thần
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 6 trong Năm Đức Tin 15/5/2013
Xin chào anh chị em buổi sáng! Hôm nay tôi muốn tập trung vào tác động của Thánh
Linh thực hiện trong việc hướng dẫn Giáo Hội và mỗi một người chúng ta theo Chân
Lý. Chính Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Người rằng: Thánh Linh "sẽ dẫn
các con vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13), vì chính Ngài là "Thần Chân Lý" (cf
Gioan 14:17; 15:26; 16:13).
Chúng ta đang sống trong một thời đại dân chúng tỏ ra ngờ vực về sự thật.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhiều lần nói về chủ nghĩa tương đối, tức là
về một thứ khuynh hướng tin tưởng rằng không có gì là dứt khoát và nghĩ rằng sự
thật xuất phát từ việc đồng ý hay từ những gì chúng ta muốn. Vấn đề được
đặt ra ở đây là: thật sự có chân lý hay chăng? Chân lý là gì?
Chúng ta có thể biết được chân lý không? Chúng ta có thể tìm
thấy nó hay chăng? Ở đây tôi nhớ lại vấn nạn của Quan Tổng Trần Pontius
Philato khi Chúa Giêsu tỏ mình ra cho ông về ý nghĩa sâu xa của sứ vụ Người:
"Chân lý là gì?" (Gioan 18:37.38). Philatô không biết rằng Sự Thật ở ngay trước
mặt ông, ông không thấy nơi Chúa Giêsu sung nhan của chân lý là dung nhan của
Thiên Chúa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu chính là như thế: một Sự Thật khi thời gian
viên trọn "đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), đã đến giữa chúng ta để chúng ta
nhờ đó nhận biết chân lý. Sự thật không thể nào có thể nắm bắt được giống
như là một đồ vật, sự thật cần phải được gặp gỡ. Sự thật không phải là một sở
hữu vật; sự thật là một cuộc gặp gỡ với một Ngôi Vị.
Thế nhưng, ai sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng Chúa Giêsu là Lời chân lý, là Con
một của Thiên Chúa Cha chứ? Thánh Phaolô dạy rằng "không ai có thể nói rằng
'Giêsu là Chúa' nếu không có Thánh Linh (1Cor 12;3). Chính Thánh Linh, tặng ân
của Chúa Kitô phục sinh, Đấng giúp cho chúng ta nhận ra Chân Lý. Chúa Giêsu gọi
Ngài là "Đấng Phù Trợ", tức là "Vị đến giúp đỡ", Vị ở bên chúng ta để nâng đỡ
chúng ta trong cuộc hành trình nhận biết ấy; và, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu
quả quyết cùng các môn đệ rằng Thánh Linh sẽ dạy các vị tất cả mọi sự, nhắc nhở
các vị về những lời của Người (cf Gioan 14:26).
Vậy thì đâu là tác động của Thánh Linh trong đời sống của chúng ta cũng
như trong đời sống của Giáo Hội để dẫn chúng ta tới chân lý? Trước hết,
Ngài nhắc nhở các tín hữu và in ấn vào lòng của họ những gì Chúa Giêsu đã
nói, và chính bằng những lời nói ấy mà lề luật của Thiên Chúa - do các
vị tiên tri trong Cựu Ước loan báo - được ghi khắc vào lòng chúng ta và trở
thành trong chúng ta một nguyên tắc để thẩm định các thứ chọn lựa của chúng ta
và là một chỉ nam cho các hoạt động hằng ngày, thành nên một đường lối sống. Lời
tiên tri trọng đại của Tiên Tri Êzêkiên được nên trọn: "Ta sẽ thanh tẩy các
ngươi khỏi tất cả những gì là dơ bẩn cũng như khỏi tất cả mọi thứ ngẫu tượng của
các ngươi, Ta sẽ cống hiến cho các ngươi một quả tim mới, Ta sẽ đặt trong các
ngươi một thần trí mới... Ta sẽ đặt thần trí của Ta trong các ngươi và Ta sẽ làm
cho các ngươi tuân theo các huấn lệnh của Ta và cẩn thận tuân giữ các chỉ thị
của Ta" (36:25-27). Thật vậy, chính từ thẳm cung của bản thân mình mà các hành
động của chúng ta xuất phát: chính tấm lòng cần phải hoán cải trở về cùng Thiên
Chúa, và Thánh Linh biến đổi tâm can ấy nếu chúng ta mở lòng mình ra cho Ngài.
Như
thế, theo lời hứa của Chúa Giêsu, Thánh Linh dẫn chúng ta "vào tất cả sự thật"
(Gioan 16:13); Ngài giúp chúng ta chẳng những gặp gỡ Chúa Giêsu là tất cả
Sự Thật, mà còn hướng dẫn chúng ta "vào" Chân Lý, làm cho chúng ta tiến vào mối
hiệp thông sâu xa hơn bao giờ hết với chính Chúa Giêsu, giúp chúng ta hiểu
biết những gì về Thiên Chúa. Chúng ta không thể tự mình đạt được điều
này. Nếu Thiên Chúa không soi sáng nội tâm của chúng ta thì việc chúng ta là
Kitô hữu sẽ là những gì hời hợt bề ngoài. Truyền Thống của Giáo Hội nói rằng
Thần chân lý tác động trong cõi lòng của chúng ta bằng cách khơi động "cảm
quan đức tin (sensus fidei) nhờ đó, như Công Đồng Chung Vaticanô II
khẳng định, Dân Chúa, theo sự hướng dẫn của Huấn Quyền, gắn bó một cách không
sai lầm với đức tin được truyền đạt, đào sâu đức tin bằng phán đoán đúng đắn và
áp dụng đức tin một cách trọn vẹn hơn trong cuộc sống (cf. Const. Dogm. Lumen
Gentium, 12). Chúng ta hãy tự vấn xem: tôi có cởi mở trước
tác động của Thánh Linh hay chăng, tôi có cầu nguyện cùng Ngài ban cho tôi ánh
sáng hay chăng, để làm cho tôi trở nên nhậy cảm hơn với những gì về Thiên Chúa?
Đây là một lời nguyện cầu chúng ta cần phải dâng lên hằng ngày: "Lạy Chúa Thánh
Thần, xin hãy làm cho tim con mở ra trước Lời Chúa, lòng con mở ra trước sự
thiện, để tâm hồn của con hằng ngày mở ra trước vẻ đẹp của Thiên Chúa".
Tôi xin hỏi anh chị em một câu: có bao nhiêu anh chị em hằng ngày
cầu cùng Thánh Linh? Có lẽ ít thôi, thế nhưng chúng ta cần phải thỏa
đáng ước vọng này của Chúa Giêsu và hằng ngày cầu cùng Thánh Linh để Ngài mở
lòng chúng ra ra cho Chúa Giêsu.
Chúng
ta hãy nghĩ đến Mẹ Maria, vị đã "lưu giữ tất cả những điều ấy mà suy niệm trong
lòng" (Luca 2:19,51). Việc đón nhận những lời nói và các chân lý của đức tin để
chúng có thể trở thành sự sống là những gì đang xẩy ra và gia tăng dưới tác động
của Thánh Linh. Theo chiều hướng ấy, chúng ta cần phải học cùng Mẹ Maria, tái
diễn tiếng "Xin Vâng" của Mẹ, thái độ hoàn toàn sẵn sàng lãnh nhận Con Thiên
Chúa trong cuộc đời của Mẹ, một cuộc đời từ lúc ấy trở đi đã được biến đổi. Nhờ
Thánh Linh, Cha và Con đến cư ngụ trong chúng ta: chúng ta sống trong Thiên Chúa
và bởi Thiên Chúa. Thế nhưng đời sống của chúng ta có thực sự được tác
động bởi Thiên Chúa hay chăng? Tôi đã có nhiều điều đặt chúng trước cả Thiên
Chúa hay chăng?
Chúng
ta cần để cho mình được choáng ngợp bởi ánh sáng của Thánh Linh, nhờ đó Ngài có
thể mang chúng ta vào Chân Lý của Thiên Chúa, Đấng là Chúa Tể duy nhất của đời
sống chúng ta.
Trong Năm Đức Tin này, chúng ta hãy tự vấn xem chúng ta đã thực hiện những bước
cụ thể nào trong việc nhận biết hơn về Chúa Kitô cũng như về chân lý của đức tin,
bằng việc đọc và suy niệm Thánh Kinh, học hỏi Giáo Lý, trung thành đến với các
Bí Tích. Thế nhưng đồng thời chúng ta cũng tự vấn xem chúng ta đang thực
hiện những gì để đức tin có thể hướng dẫn tất cả đời sống của chúng ta.
Người ta không thể là một Kitô hữu "bán phần - part time", vào những lúc
nào đó, ở trong những trường hợp nào đó, bằng những chọn lựa nào đó.
Chúng ta không thể nào là một Kitô hữu như thế. Người ta bao giờ cũng
phải là Kitô hữu! Một cách hoàn toàn trọn vẹn! Chân lý về Đức Kitô, được Thánh
Linh dạy cho chúng ta và cống hiến cho chúng ta, muôn đời và hoàn toàn
tác dụng đời sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta hãy van xin Ngài thường xuyên
hơn để Ngài có thể hướng dẫn chúng ta theo đường lối của thành phần môn đệ
Chúa Kitô. Chúng ta hãy cầu khẩn cùng Ngài hằng ngày. Tôi đề nghị với anh chị em
như thế này: chúng ta hãy van xin Thánh Linh hằng ngày, để Thánh Linh sẽ lôi kéo
chúng ta đến gần với Chúa Giêsu Kitô. Xin cám ơn anh chị em!
Tác Động Thánh Linh - Sứ Vụ Giáo Hội
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 7 trong Năm Đức Tin 22/5/2013
Trong Kinh Tin Kính, ngay sau khi tuyên xưng đức tin vào Chúa Thánh Thần, chúng
ta liền đọc "Tôi tin Giáo Hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền".
Có một liên hệ sâu xa giữa hai thực tại về đức tin: đó là chính
Thánh Linh ban sự sống cho Giáo Hội,
hướng dẫn những bước đi của Giáo Hội. Không có sự hiện diện và tác động không
ngừng nghỉ của Thánh Linh thì Giáo Hội không thể nào sống động và không thể nào
hoàn thành được công việc được Chúa Giêsu phục sinh ủy thác trong việc ra đi
tuyển mộ các môn đệ ở tất cả mọi dân nước
(cf. Mt 28:18). Việc truyền bá phúc âm hóa là Sứ Vụ của Giáo Hội, chứ không phải
của ai đó, mà là sứ vụ của tôi, của anh chị em, của chúng ta. Tông Đồ Phaolô đã
than lên rằng: "Khốn cho tôi nếu tôi không loan báo Phúc Âm" (1Cor 9:16). Mỗi
người chúng ta cần phải là một con người truyền bá phúc âm hóa, nhất là bằng đời
sống của chúng ta! Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh rằng: "việc truyền bá phúc âm hóa
... là một ân sủng và là ơn gọi thích đáng đối với Giáo Hội, là căn tính sâu xa
nhất của Giáo Hội.
Giáo Hội hiện hữu là để truyền bá phúc âm hóa" (Apost. ex.
Evangelii nuntiandi, 14).
Ai là động lực thực sự của việc truyền bá phúc âm hóa trong đời sống của chúng
ta cũng như trong Giáo Hội? Như Đức Phaolô VI minh nhiên cho thấy: "Chính
là Ngài, là Thánh Linh, Đấng hôm nay đây cũng như trong Giáo Hội sơ khai, tác
động nơi hết mọi con người truyền bá phúc âm hóa, thành phần được Ngài chiếm hữu
và dẫn dắt, Đấng gợi lên những lời lẽ tự họ không có được, đồng thời cũng sửa
soạn cho người nghe mở lòng ra đón nhận tin mừng và Vương Quốc được loan báo"
(ibid.75).
Bởi vậy,
để truyền bá phúc âm hóa, một lần nữa anh chị em cần phải cởi mở trước tác động
của Thần Linh Thiên Chúa, không lo sợ về những gì Ngài đòi hỏi cũng như về nơi
Ngài sẽ dẫn chúng ta tới. Chúng ta hãy tin tưởng Ngài! Ngài sẽ
làm cho chúng ta có thể sống và làm chứng cho đức tin của chúng ta, và sẽ soi
sáng những con tim của những ai chúng ta gặp gỡ. Đó là kinh nghiệm xẩy ra vào
ngày Lễ Ngũ Tuần, ở chỗ, khi các tông đồ, qui tụ lại với Mẹ Maria ở Căn Thượng
Lầu, thì "có những lưỡi như lửa xuất hiện, tản ra đậu trên mỗi vị, và tất cả
được đầy Thánh Linh mà bắt đầu nói những thứ tiếng khác, như Thần Linh ban cho
họ khả năng diễn đạt này" (Tông Vụ 2:3-4). Vị Thánh Thần ấy, khi xuống trên các
Tông Đồ, làm cho các vị ra khỏi căn phòng họ đã đóng kín vì sợ hãi, Ngài làm cho
họ ra khỏi bản thân các vị, và biến các vị thành những người loan báo và thành
chứng nhân về những công cuộc cao cả của Thiên Chúa" (câu 11). Và việc biến đổi
được Thánh Linh thực hiện này được phản ảnh nơi "đám đông qui tụ lại ở nơi ấy từ
mọi quốc gia dưới gầm trời (câu 5), vì mỗi người trong họ đều nghe thấy những
lời của các Tông Đồ như thể họ được nghe nói bằng thổ ngữ của họ (câu 6).
Đó là
tác dụng quan trọng trước hết gây ra bởi tác động của Thánh Linh, Đấng hướng dẫn
và linh hoạt việc loan báo Phúc Âm: hiệp nhất, hiệp thông. Ở Babel, theo trình
thuật thánh kinh, đã bắt đầu xẩy ra việc phân tán các dân nước và tình trạng hỗn
độn về ngôn ngữ, hậu quả của cử chỉ xuất phát từ lòng ngạo mạn và kiêu căng của
con người muốn không cần đến Thiên Chúa để tự sức mình xây dựng "một thành phố
và một cái tháp nóc chạm đến trời" (Gen 11:4). Vào Lễ Ngũ Tuần, những thứ chia
rẽ này đã được chế ngự. Không còn kiêu ngạo đối với Thiên Chúa nữa, không còn
khép kín đối với nhau nữa, nhưng là một cởi mở trước Thiên Chúa, là một dấn thân
loan báo Lời của Ngài:
một thứ ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của yêu thương được Thánh Linh tuôn trào vào lòng
các cõi lòng
(cf Rm 5:5);
một thứ ngôn ngữ mọi người có thể hiểu được, và khi lãnh nhận, nó có thể bày tỏ
ở hết mọi cuộc đời và hết mọi văn hóa.
Ngôn ngữ của vị Thần Linh này, ngôn ngữ Phúc Âm ấy là thứ ngôn ngữ của hiệp
thông, thứ ngôn ngữ kêu gọi thắng vượt sự khép kín và lạnh lùng, chia rẽ và xung
khắc. Chúng ta cần phải tự hỏi mình rằng: tôi để cho mình được
Thánh Linh dẫn dắt ra sao nhờ đó chứng từ đức tin của tôi trở thành một sứ điệp
cho mối hiệp nhất và hiệp thông? Tôi có mang đến cho những môi trường tôi đang
sống ngôn ngữ của hòa giải và yêu thương là Phúc Âm hay chăng? Đôi khi
đang tái diễn hôm nay đây những gì đã xẩy ra ở Babel, đó là chia rẽ, không thể
nào hiểu nhau, cạnh tranh, đố kỵ, vị kỷ. Việc mang Phúc Âm
đi là việc chính bản thân chúng ta trước hết loan báo và sống hòa giải, thứ tha,
hòa bình, hiệp nhất và yêu thương là những gì Thánh Linh ban cho chúng ta. Hãy
nhớ những lời Chúa Giêsu nói: "Cứ dấu này mà mọi người sẽ nhận biết các con là
môn đệ của Thày, đó là các con yêu thương nhau" (Gioan 13:34-35).
Yêu
tố thứ hai đó là ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô, đầy Thánh Linh, đứng lên "cùng
với 11 Vị" mà "lớn tiếng" (Acts 2:14) và "khẳng khái - frankness" (câu 29) loan
báo Tin Mừng của Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mạng sống mình cho phần rỗi của chúng
ta và là Đấng Thiên Chúa đã phục sinh từ trong cõi chết. Đây là
tác dụng thứ hai của tác động Thánh Linh: can đảm loan báo tin mừng Phúc Âm của
Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, một cách khẳng khái
(parresia),
lớn tiếng, ở mọi thời và ở mọi nơi. Điều này thậm chí vẫn
xẩy ra hôm nay đây cho Giáo Hội cũng như cho tất cả chúng ta: từ ngọn lửa của Lễ
Hiện Xuống, bởi tác động của Thánh Linh, đã được tuôn ra những năng lực mới,
những đường lối mới để loan báo sứ điệp cứu độ, lòng can trường mới để thực hiện
việc truyền bá phúc âm hóa. Chúng ta đừng bao giờ khép kín trước tác động này!
Chúng ta hãy khiêm nhượng và can đảm sống Phúc Âm! Chúng ta hãy làm chứng cho sự
mới mẻ, niềm hy vọng, niềm vui do Chúa mang đến trong đời. Chúng ta nghe thấy
trong chúng ta "niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc truyền bá phúc âm hóa"
(Paul VI, Apost. ap. Evangelii nuntiandi, 80).
Tôi
sẽ chỉ vắn gọn đề cập đến yếu tố thứ ba, một yếu tố đặc biệt quan trọng, đó là
một cuộc tân truyền bá phúc âm mới, một Giáo Hội truyền bá phúc âm hóa bao giờ
cũng cần phải được, như các Tông Đồ ở Căn Thượng Lầu, bắt đầu từ nguyện cầu, từ
việc kêu xin ngọn lửa Thánh Linh.
Chỉ có mối liên hệ trung thành và thiết tha với Thiên Chúa mới giúp con người có
thể ra khỏi những đóng khung của mình để loan báo Phúc Âm một cách khẳng khái.
Không nguyện cầu, hoạt động của chúng ta trở thành trống rỗng và việc loan báo
của chúng ta không có hồn sống, nó không được Thần Linh tác động.
Các
bạn thân mến, như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định, Giáo Hội hôm nay
"trước hết cảm thấy ngọn gió của Thánh Linh đang giúp đỡ chúng ta, đang tỏ cho
chúng ta thấy con đường chính thực; mà vì thế, bằng một nhiệt tình mới, chúng ta
đang tiến bước và tạ ơn Chúa" (Words to the ordinary Assembly of the Synod of
bishops, October 27, 2012). Hằng ngày chúng ta hãy lập lại lòng tin tưởng của
chúng ta vào tác động của Thánh Linh, chúng ta hãy để Ngài dẫn dắt, chúng là hãy
trở thành những con người nam nữ của cầu nguyện, những con người can đảm làm
chứng cho Phúc Âm, trở nên những khí cụ cho mối hiệp nhất và hiệp thông của
Thiên Chúa trong thế giới chúng ta sống. Xin cám ơn anh chị em.
Giáo Hội là Gia Đình của Chúa
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 8 trong Năm Đức Tin 29/5/2013
Thứ Tư tuần trước, tôi đã nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu xa giữa Thánh Linh và
Giáo Hội.
Hôm nay tôi xin bắt đầu một số bài giáo lý về mầu nhiệm của Giáo Hội, một mầu
nhiệm tất cả chúng ta đang sống và chúng ta thuộc về. Tôi xin làm điều này bằng
những lời diễn tả quá quen thuộc của những văn kiện Công Đồng Chung Vaticanô II.
Trước hết: Giáo Hội là gia đình của Chúa.
Trong những tháng gần đây, tôi đã từng đề cập đến một số lần về
dụ ngôn người con hoang đàng hay đúng hơn về người cha nhân hậu
(cf Luca 15:11-32). Đứa con thứ bỏ nhà cha của nó, phung phí tất cả mọi sự và
quyết định trở về vì nó nhận ra rằng hắn đã sai lầm, nhưng không coi mình xứng
đáng là một người con nữa mà nghĩ rằng mình được tái nhận như là một người đầy
tớ thôi. Trái lại, người cha chạy đến gặp nó, ôm ghì lấy nó, phục hồi lại địa vị
của một người con và đãi tiệc. Dụ ngôn này, như các dụ ngôn khác trong Phúc Âm,
cho thấy rõ ràng dự án của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Dự án đó là gì?
Đó là làm cho
tất cả chúng ta trở thành một gia đình duy nhất của thành phần con cái của Ngài,
nơi mà mỗi người đều cảm thấy gần gũi và được Ngài yêu thương, như trong dụ ngôn
này, nhờ đó mỗi người cảm thấy được bầu khí nồng ấm của việc là gia đình của
Thiên Chúa. Trong dự án cao cả này, Giáo Hội thấy được căn gốc của mình; Giáo
Hội không phải là một tổ chức xuất phát từ một thứ hợp đồng được ký kết giữa một
số người với nhau, mà - như Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhắc nhở chúng ta
nhiều lần - công việc của Thiên Chúa, được xuất phát từ dự án yêu thương đang từ
từ diễn tiến trong lịch sử.
Giáo Hội được xuất phát từ lòng ước muốn của Thiên Chúa trong việc kêu gọi tất
cả mọi người hiệp thông với Ngài, làm bạn với Ngài, và thực sự
thông phần vào sự sống thần linh của Ngài như thành phần con cái của Ngài. Chính
chữ 'Giáo Hội', từ tiếng Hy Lạp ekklesia có nghĩa là 'triệu tập / hội nghị -
convocation', ở chỗ, Thiên Chúa triệu tập chúng ta, Ngài thôi thúc chúng ta ra
khỏi chủ nghĩa cá nhân của mình, của khuynh hướng khép kín, và gọi chúng ta trở
nên gia đình của Ngài. Và lời mời gọi này được bắt nguồn nơi chính việc tạo
dựng. Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta để sống trong mối thân hữu sâu xa với
Ngài, và ngay cả khi tội lỗi đã làm mất di mối liên hệ này với Ngài, với nhau và
với thụ tạo, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta.
Toàn thể lịch sử cứu độ là câu truyện về việc Thiên Chúa tìm kiếm con người,
cống hiến cho họ tình yêu của Ngài, bằng cách đón nhận họ.
Ngài đã kêu gọi Abraham để làm cha của một số đông, Ngài đã chọn dân Yến Duyên
để thực hiện một giao ước bao gồm tất cả mọi dân tộc, và vào thời điểm viên trọn
đã sai Con Mình để hiện thực dự án yêu thương và cứu độ của Ngài bằng một giao
ước mới vĩnh cửu với toàn thể nhân loại. Khi chúng ta đọc các Phúc Âm, chúng ta
thấy rằng Chúa Giêsu qui tụ chung quanh Người một cộng đồng nhỏ để đón nhận lời
của Người, theo Người, đồng hành với Người, trở nên gia đình của Người, và qua
cộng đồng này Người dọn đường và xây dựng Giáo Hội của Người.
Giáo Hội được sinh ra ở đâu?
Giáo Hội được sinh ra
từ tác động yêu thương tối hậu của thập tự giá,
tự cạnh sườn mở ra của Chúa Giêsu là nơi máu cùng nước chảy ra,
biểu hiệu cho các bí tích Thánh Thể và rửa tội. Mạch sống trong gia đình của
Thiên Chúa, trong Giáo Hội này là tình yêu Thiên Chúa được thể hiện nơi việc
kính mến Ngài và tha nhân, hoàn toàn không phân biệt và không cân nhắc. Giáo Hội
là một gia đình, nơi người ta yêu thương và được thương yêu.
Giáo Hội được tỏ hiện ra vào lúc nào?
Chúng ta đã cử hành việc tỏ hiện này 2 Chúa Nhật trước đây: Giáo Hội được
tỏ hiện
khi Thánh Thần Hiện Xuống đầy lòng của các Tông Đồ và thúc đẩy
các vị ra đi bắt đầu thực hiện cuộc hành trình truyền bá Phúc Âm, loan truyền
tình yêu thương của Thiên Chúa.
Ngày
nay vẫn còn có người nói: 'Chúa Kitô thì được, còn Giáo Hội thì không - Christ
yes, the Church no'. Như có những người nói rằng 'Tôi tin kính Thiên Chúa nhưng
không tin các linh mục'. Thế nhưng, chính Giáo Hội mang Chúa Kitô đến cho chúng
ta và dẫn chúng ta về với Thiên Chúa; Giáo Hội là đại gia đình con cái của Thiên
Chúa.
Dĩ nhiên Giáo Hội cũng bao gồm cả chiều kích nhân loại nữa; nơi những ai làm nên
Giáo Hội, mục tử và tín hữu, cũng có những sơ xuất, những bất toàn, tội lỗi,
thậm chí cả Giáo Hoàng cũng có và ngài có nhiều là đàng khác, thế nhưng cái
tuyệt vời là ở chỗ khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta là thành phần tội nhân,
thì chúng ta lại thấy được tình thương của Thiên Chúa, Đấng hằng tha thứ. Đừng
quên điều ấy: Thiên Chúa luôn thứ tha và chấp nhận chúng ta bằng tình yêu tha
thứ và nhân hậu của Ngài. Có người nói rằng tội lỗi là một xúc phạm đến Thiên
Chúa nhưng đồng thời nó cũng là cơ hội để hạ mình xuống, để nhận thấy rằng có
một cái gì đó tuyệt diệu hơn nữa là tình thương của Thiên Chúa. Chúng ta hãy
nghĩ đến điều ấy.
Hôm
nay chúng ta hãy tự vấn xem
chúng ta yêu mến Giáo Hội bao nhiêu? Tôi có cầu nguyện cho Giáo Hội hay chăng?
Tôi có cảm thấy mình thuộc về gia đình của Giáo Hội hay chăng? Tôi phải làm gì
để Giáo Hội có thể trở thành một cộng đồng, nơi mọi người cảm thấy được đón nhận
và thông cảm, cảm thấy tình thương và tình yêu của Thiên Chúa là những gì canh
tân cuộc sống? Đức tin là một tặng ân và là một tác động ảnh
hưởng đến bản thân của chúng ta, thế nhưng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta cùng nhau
sống đức tin, như là một gia đình, như là Giáo Hội.
Chúng
ta hãy xin Chúa một cách đặc biệt trong Năm Đức Tin này để các cộng đồng của
chúng ta, toàn thể Giáo Hội, được càng ngày càng thực sự là các gia đình sống
động chất chứa nơi mình tình nồng ấm của Thiên Chúa. Xin cám ơn anh chị em.
Giáo Hội là Dân Chúa
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 9 trong Năm Đức Tin 12/6/2013
Hôm nay tôi muốn chia sẻ về một chữ khác được Công Đồng Chung Vaticanô II sử
dụng để định nghĩa về Giáo Hội đó là chữ "Dân Chúa" (cf. Dogmatic Constitution
Lumen Gentium, n. 9; The Catechism of the Catholic Church, n.
782). Tôi chia sẻ bằng việc đặt ra một số câu hỏi để anh chị em suy nghĩ.
1- "Dân Chúa" nghĩa là gì?
Trước hết, nghĩa là
Thiên Chúa không đặc biệt thuộc về bất cứ một dân tộc nào;
vì chính Ngài kêu gọi chúng ta, triệu tập chúng ta, mời gọi chúng ta trở thành
dân của Ngài, và lời mời gọi này được ngỏ cùng tất cả mọi người, không phân biệt
ai, vì tình thương của Thiên Chúa "muốn tất cả mọi người được cứu độ" (1Tim
2:4). Chúa Giêsu không nói với các Tông Đồ hay chúng ta hình thành nên một nhóm
chuyên biệt, một nhóm của thành phần
elite - ưu thế. Chúa Giêsu nói rằng các con hãy đi mà tuyển mộ môn
đồ nơi tất cả mọi dân nước (cf. Mt 28:19). Thánh Phaolô nói rằng nơi Dân Chúa,
nơi Giáo Hội, "không có Do Thái hay Hy Lạp... vì tất cả anh chị em đều là một
trong Chúa Giêsu Kitô" (Gal 3:28).
Tôi muốn nói cùng bất cứ ai cảm thấy mình xa cách Thiên Chúa và Giáo Hội, cho ai
e dè hay dửng dưng lãnh đạm, cho những ai nghĩ rằng họ không thể nào thay đổi
được nữa rằng: Chúa cũng đang kêu gọi anh chị em nữa trong việc thuộc về dân của
Ngài và Ngài làm điều này một cách hết sức trân trọng và yêu thương! Ngài mời
gọi chúng ta thuộc về dân của Ngài, Dân Chúa!
2- Làm thế nào để người ta trở thành phần tử của dân này?
Không phải nhờ việc sinh sản về thể lý mà là nhờ một thứ sinh sản mới.
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nói với Ông Nicôđêmô rằng ông ta cần phải được sinh từ
trên cao, từ nước và từ Thần Linh để được vào Vương Quốc của thiên Chúa (cf.
Gioan 3:3-5). Chính nhờ Phép Rửa mà chúng ta được tháp nhập vào dân này, nhờ đức
tin vào Đức Kitô, một tặng ân được Thiên Chúa ban cần phải được nuôi dưỡng và
vun trồng suốt cả cuộc đời của chúng ta. Chúng ta hãy tự vấn xem: tôi đã làm thế
nào để làm cho đức tin tôi đã lãnh nhận nơi Phép Rửa này gia tăng? Tôi đã làm
thế nào để đức tin tôi đã lãnh nhận và thuộc về Dân Chúa này tăng triển?
3-
Một câu hỏi khác:
Đâu là lề luật của Dân Chúa?
Đó là luật yêu thương, yêu mến Thiên Chúa và thương mến tha nhân theo như luật
mới Chúa lưu lại cho chúng ta (xem Gioan 13:34). Tuy nhiên,
nó là một thứ tình yêu không có tính chất cằn cỗi hay là một cái gì đó mơ hồ mà
là việc nhận biết Thiên Chúa như là Vị Chúa duy nhất của sự sống, đồng thời chấp
nhận nhau như anh chị em thực sự của tôi, thắng vượt những gì là chia rẽ, cạnh
tranh, hiểu lầm, vị kỷ; hai điều này đi với nhau. Ôi cuộc hành trình chúng ta
cần phải cố gắng thực hiện nhiều hơn biết bao để có thể thực sự sống lề luận mới
này - thứ lề luật của Thánh Linh là Đấng tác hành trong chúng ta, thứ lề luật
của bác ái, của yêu thương!
Nhìn vào các tờ nhật báo hay truyền hình chúng ta thấy quá ư là nhiều chiến
tranh giữa Kitô hữu:
làm thế nào lại xẩy ra như thế nhỉ?
Trong Dân Chúa, xẩy ra quá nhiều chiến tranh! Biết bao nhiêu
là cuộc chiến tham lam đố kỵ, ghen tương đã xẩy ra nơi hàng xóm láng giềng, nơi
công xưởng chỗ làm! Thậm chí ngay trong chính gia đình, cũng có quá nhiều cuộc
chiến nội bộ! Chúng ta cần phải xin Chúa làm cho chúng ta hiểu được chính xác lề
luật yêu thương này. Tuyệt vời biết bao việc yêu thương nhau như anh chị em đích
thực. Tuyệt vời biết bao! Chúng ta hãy làm một cái gì đó hôm nay đây.
Tất cả chúng ta đều có những cái thích và không thích; nhiều người trong chúng
ta có lẽ ít giận dữ với ai đó;
bởi thế chúng ta hãy thưa cùng Chúa rằng: Lạy Chúa, con có tức giận với người
này người kia; con cầu nguyện cho họ.
Việc cầu nguyện cho những ai chúng ta giận tức là một bước tiến tốt đẹp hướng về
luật yêu thương này. Chúng ta sẽ thực hiện điều này hay chăng? Chúng ta hãy thực
hiện nó hôm nay nhé!
4- Sứ vụ của dân này là gì?
Đó là mang niềm hy vọng và ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho thế giới:
trở thành dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa là Đấng kêu gọi hết mọi người đến với
tình thân của Ngài; trở thành men khiến đấu bột dậy lên, trở thành muối mặn và
ướp cho khỏi băng hoại, trở thành ánh sáng soi chiếu. Hãy nhìn chung quanh chúng
ta - chỉ cần lật một tờ nhật báo, như tôi đã nói - chúng ta thấy sự hiện diện
của sự dữ, Ma Quỉ đang ra tay hành động. Tuy nhiên, tôi muốn nói lớn tiếng rằng:
Thiên Chúa còn mãnh liệt hơn thế nữa! Anh chị em có tin như thế hay chăng, tin
rằng Thiên Chúa là Đấng mãnh lực hơn hay chăng? Chúng ta hãy cùng nhau nói như
thế, tất cả chúng ta cùng nhau nói như vậy: Thiên Chúa là Đấng mãnh lực hơn! Anh
chị em biết tại sao Ngài lại mãnh lực hơn hay chăng? Vì Ngài là Chúa, vị Chúa
duy nhất. Và tôi xin thêm rằng thực tại, dù có những lúc tăm tối và ghi dấu sự
dữ, vẫn có thể đổi thay, nếu chúng ta trước hết chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm đặc
biệt qua đời sống của chúng ta. Giả sử trong một vận động trường - như Vận Động
Trường Olympic ở Rôma hay Vận Động Trường San Lorenzo ở Buenos Aires - vào một
đêm tối, nếu có một ai đó bật đèn lên thì anh chị em có thể hơi thấy được vận
động trường này, nhưng nếu 70 ngàn khán giả đều bật đèn của mình lên, thì cả vận
động trường trở nên sáng láng. Cuộc sống của chúng ta hãy cùng nhau trở thành
một thứ ánh sáng Chúa Kitô duy nhất; chúng ta hãy cùng nhau chiếu soi ánh sáng
Phúc Âm cho tất cả thực tại.
5- Đâu là đích điểm của Dân này?
Đích điểm của chúng ta là Vương Quốc của Thiên Chúa, một
vương quốc được chính Thiên Chúa khai mở trên trái đất này và là một vương quốc
cần phải vươn dài trải rộng cho đến tầm vóc viên trọn của nó, khi Chúa Kitô, sự
sống của chúng ta, sẽ xuất hiện (cf. Lumen Gentium, số 9). Cùng tận bấy giờ là
mối hiệp thông trọn vẹn với Chúa, mối thân tình với Chúa, là việc thông phần vào
sự sống thần linh của Ngài, nơi chúng ta sẽ sống trong niềm vui vô hạn của tình
yêu Ngài, một niềm vui trọn vẹn.
Anh chị em thân mến, là Giáo Hội, là Dân Chúa, theo ý định yêu thương cao cả của
Chúa Cha, tức là trở nên men của Thiên Chúa nơi nhân loại của chúng ta. Nghĩa là
loan truyền và mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho thế giới của chúng ta, nơi
rất dễ bị sai trệch, nơi cần đến những giải đáp có thể mang lại lòng can đảm,
niềm hy vọng và nghị lực mới cho cuộc hành trình. Chớ gì Giáo Hội là một
nơi của tình thương Thiên Chúa và của niềm hy vọng, nơi tất cả mọi người đều cảm
thấy được đón nhận, được yêu thương, được tha thứ và được can đảm sống theo đời
sống trọn lành của Phúc Âm. Và để làm cho người khác cảm thấy được đón
nhận, được yêu thương và được can đảm, Giáo Hội cần phải mở rộng cửa ra để tất
cả mọi người có thể tiến vào. Và chúng ta cần phải bước ra ngoài những ngưỡng
cửa này để loan báo Phúc Âm.
Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô
ĐTC
Phanxicô: Bài Giáo Lý 10 trong Năm Đức Tin 12/6/2013
Hôm nay tôi sẽ chú trọng đến một diễn đạt khác được Công đồng Chung Vaticanô II
định nghĩa về bản chất của Giáo Hội: bản chất của một thân mình; Công Đồng này
nói rằng Giáo Hội là Thân Mình của Đức Kitô (cf. Lumen Gentium, 7).
Tôi xin bắt đầu từ một đoạn sách Tông Vụ chúng ta đã quá biết, đó là đoạn về
cuộc trở về của Saolê, vị sau này lấy tên là Phaolô, một trong những nhà truyền
bá phúc âm hóa vĩ đại nhất (cf. Acts 9:4-5). Saoloê là một tay bách hại Kitô
hữu, thế nhưng trong lúc anh đang hành trình tiến đến thành Damacus thì đột
nhiên một ánh sáng phủ chụp lấy anh ta, khiến anh ta ngã xuống đất và nghe thấy
một tiếng nói với anh ta rằng: "Saolê, Saolê, tại sao ngươi lại bách hại Ta
chứ?" Anh ta hỏi: "Chúa ơi, Ngài là ai vậy?", và tiếng nói đáp lại rằng: "Ta là
Giêsu mà ngươi đang bách hại" (các câu 3-5). Cảm nghiệm của Thánh Phaolô ấy cho
chúng ta thấy sâu xa biết bao mối hiệp nhất giữa Kitô hữu chúng ta với chính Đức
Kitô. Chúa Giêsu có lên trời thì Người cũng không bỏ chúng ta mồ côi, thế nhưng,
mối hiệp nhất với Người, nhờ tặng ân Thần Linh của Người, thậm chí càng trở nên
sâu đậm hơn nữa. Công Đồng Chung Vaticanô II nói rằng
Chúa Giêsu "bằng việc thông đạt Thần Linh của Người, đã làm cho anh chị em của
Người, thành phần cùng nhau được kêu gọi từ tất cả mọi dân nước, trở nên phần tử
của Thân Mình Người một cách mầu nhiệm" (Lumen Gentium, 7).
Hình ảnh thân mình này giúp chúng ta hiểu mối liên hệ sâu xa này giữa Giáo Hội
và Đức Kitô, một hình ảnh được Thánh Phaolô diễn giải đặc biệt trong Bức Thư Thứ
Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô (cf. Đoạn 12). Trước hết, thân mình gợi lên một thực
tại sống động.
Giáo Hội không phải là một hiệp hội chăm sóc, hoặc là một hiệp hội về văn hóa
hay chính trị, mà là một thân thể sống động, một thân thể bước đi và hoạt động
trong lịch sử. Và thân thể này có đầu là Chúa Giêsu, Đấng
hướng dẫn, nuôi dưỡng và bảo trì nó. Đây là điểm tôi muốn nhấn mạnh:
nếu anh chị em tách đầu ra khỏi phần còn lại của thân mình thì toàn thể con
người không thể nào tồn tại. Nơi Giáo Hội cũng thế: chúng ta cần giữ mối liên
kết với Chúa Giêsu một cách càng ngày càng sâu đậm. Tuy nhiên, không phải chỉ có
thế thôi: như nơi một than thể giòng máu lưu thông trong toàn cơ thể quan trọng
thế nào thì chúng ta cũng phải để cho Chúa Giêsu hoạt động trong chúng ta như
vậy, cần phải để cho Lời của Người hướng dẫn chúng ta, sự
hiện diện Thánh Thể của Người nuôi dưỡng chúng ta, sinh động chúng ta, chúng ta
cần phải để cho tình yêu của Người tăng cường sức lực cho việc chúng ta yêu
thương tha nhân của chúng ta. Bao giờ cũng thế! Bao giờ cũng vậy! Anh chị em
thân mến, chúng ta hãy giữ mối liên kết với Chúa Giêsu, chúng ta hãy tin tưởng
Người, chúng ta hãy sống đời theo chiều hướng Phúc Âm của Người, nhờ nuôi dưỡng
bản thân mình bằng việc nguyện cầu hằng ngày, nhờ việc lắng nghe Lời Chúa và
tham phần vào các Bí Tích.
Đến đây tôi tiến tới khía cạnh thứ hai về Giáo Hội là Thân Mình của Đức Kitô.
Thánh Phaolô nói rằng tứ chi của thân thể con người, mặc dù khác nhau và nhiều,
vẫn làm nên một thân thể thế nào thì tất cả chúng ta đã được lãnh nhận phép rửa
bởi một Thần Linh làm thành một thân thể (cf. 1 Cor 12:12-13). Bởi thế,
trong Giáo Hội có các thứ công việc và phận vụ khác nhau, đa dạng;
không
phải là một thứ đồng dạng nhẵn nhụi phẳng lì mà là một thứ dồi dào các tặng ân
được Thánh Linh phân phối.
Tuy nhiên, mối hiệp thông và hiệp nhất vẫn có đó, ở chỗ, tất cả mọi người đều
liên hệ với nhau và tất cả đều hợp lại làm nên một thân thể sống động duy nhất,
sâu xa gắn bó với Đức Kitô. Chúng ta hãy nhớ kỹ rằng
thuộc về Giáo Hội nghĩa là
liên kết với Chúa Kitô và lãnh nhận từ người sự sống thần linh
là những gì giúp chúng ta sống như Kitô hữu,
nghĩa là giữ mối liên kết với Giáo Hoàng và các vị giám mục, thành phần là dụng
cụ của mối hiệp nhất và hiệp thông, và cũng có nghĩa là biết
thắng vượt những thứ thiên vị và chia rẽ, là hiểu biết nhau hơn, là hòa hợp cái
khác biệt và phong phú của nhau; tắt một lời, là yêu mến hơn Thiên Chúa cùng với
những ai gần gũi chúng ta, trong gia đình, nơi giáo xứ, ở hội đoàn. Để sống thì
thân mình và tứ chi cần phải liên kết với nhau! Mối hiệp nhất bao giờ cũng vượt
lên trên những gì là xung khắc!
Những xung khắc, nếu chúng không được giải quyết đàng hoàng, sẽ tách chúng ta
khỏi nhau, tách chúng ta khỏi Thiên Chúa.
Vấn đề xung khắc có thể giúp chúng ta tăng trưởng, đồng thời nó có thể chia rẽ
chúng ta. Chúng ta đừng chọn con đường chia rẽ, đánh nhau giữa chúng ta!
Tất cả chúng ta cần phải hiệp nhất, tất cả đều phải hiệp nhất nơi những khác
biệt của chúng ta, thế nhưng bao giờ cũng hiệp nhất, đó là đường lối của Chúa
Giêsu. Hiệp Nhất là những gì trổi vượt trên những thứ xung khắc. Hiệp nhất là
một thứ ân sủng chúng ta cần phải xin Chúa để Người có thể giải thoát chúng ta
khỏi các chước cám dỗ chia rẽ, khỏi những đối chọi giữa chúng ta, khỏi vị kỷ,
khỏi đồn đoán.
Chuyện đồn đoán tai hại biết là chừng nào, biết là chừng nào! Đừng bao giờ đồn
đoán về người khác, đừng bao giờ! Biết bao nhiêu là tai hại xẩy ra cho Giáo Hội
xuất phát từ những thứ chia rẽ giữa Kitô hữu với nhau, từ thành kiến, từ những
tư lợi nhỏ nhoi!
Những chia rẽ giữa chúng ta, nhưng cũng xẩy ra chia rẽ giữa các cộng đồng: Kitô
Hữu Tin Lành, Kitô Hữu Chính Thống, Kitô Hữu Công Giáo, tại sao chúng ta lại
chia rẽ nhau? Chúng ta cần phải tìm cách tiến đến chỗ hiệp nhất. Tôi muốn nói
cùng anh chị em điều này, đó là, hôm nay, trước khi rời nhà, tôi đã bỏ ra 40
phút hơn kém, nửa tiếng, với một vị mục sư Tin Lành và chúng tôi đã cùng nhau
cầu nguyện, và tìm cách hiệp nhất. Thế nhưng chúng ta cần phải cầu nguyện giữa
chúng ta là Công Giáo cũng như với các Kitô hữu khác, cầu xin Chúa ban cho chúng
ta mối hiệp nhất, hiệp nhất giữa chúng ta. Thế nhưng
làm sao chúng ta có thể đạt được mối hiệp nhất giữa
Kitô hữu nếu Công Giáo chúng ta không thể đạt được nó nơi chính nội bộ của mình?
Không thể có nó nơi gia đình của chúng ta?
Biết bao nhiêu là gia đình cắn cấu nhau và chia rẽ nhau! Hãy tìm cách hiệp nhất,
mối hiệp nhất làm nên Giáo Hội. Hiệp nhất xuất phát từ Chúa Giêsu Kitô. Người đã
sai đến với chúng ta Thánh Thần để kiến tạo nên hiệp nhất.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin Thiên Chúa giúp chúng ta trở thành phần tử
của Thân Mình Giáo Hội sâu xa hiệp nhất với Đức Kitô; giúp
chúng ta đừng gây đau khổ cho Thân Mình Giáo Hội bởi
những xung khắc của chúng ta, bởi những chia rẽ của chúng ta, bởi tính vị kỷ của
chúng ta; giúp chúng ta trở thành những tứ chi sống động liên kết
với nhau bằng một quyền lực duy nhất, quyền lực yêu thương, được Thánh Linh tuôn
đổ vào lòng của chúng ta (cf. Rm 5:5).
Giáo Hội là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 11 trong Năm Đức Tin 26/6/2013
Xin chào anh chị em buổi sáng!
Hôm nay tôi muốn vắn tắt đề cập tới một hình ảnh khác có thể giúp chúng ta làm
sáng tỏ mầu nhiệm về Giáo Hội đó là hình ảnh về đền thờ (cf. Second Vat. Ecum.
Council, Dogmatic Constitution Lumen Gentium, 6).
Chữ Đền Thờ khiến chúng ta nghĩ về cái gì đây? Nó làm cho chúng ta nghĩ về một
dinh thự, một kiến trúc.
Đặc biệt là có nhiều người nghĩ ngay đến câu truyện của Dân Yến Duyên (Israel)
được thuật lại trong Cựu Ước. Ở Giêrusalem đại Đền Thờ Solomon là nơi gặp gỡ
Thiên Chúa trong nguyện cầu; trong đền thờ này có Hòm Bia Giao ước, dấu hiệu
hiện diện của Thiên Chúa giữa dân chúng; và bên trong Hòm Bia có hai Bia Đá Lề
Luật, manna và gậy của Aaron: một nhắc nhở về sự kiện Thiên Chúa luôn hiện diện
nơi lịch sử của dân Ngài, Ngài đã cùng đi với họ trong cuộc hành trình của họ,
Ngài đã dẫn dắt bước đi của họ. Đền thờ nhắc nhở đến lịch sử ấy: cả chúng ta
nữa, khi chúng ta đến với đền thờ (Giáo Hội) này chúng ta cần phải nhớ đến lịch
sử ấy, mỗi người chúng ta nghĩ về lịch sử của mình, Chúa Giêsu đã tìm gặp chúng
ta ra sao, Chúa Giêsu đã bước đi với chúng ta thế nào, Chúa Giêsu đã yêu mến và
chúc phúc cho tôi ra sao.
Ở đây, những gì đã được ám chỉ nơi Đền Thờ cũ này đều được nên trọn nơi Giáo Hội
bởi quyền phép của Thánh Linh: Giáo Hội là "Nhà
Chúa", là nơi hiện diện của Ngài, nơi chúng ta có thể tìm thấy và gặp gỡ Chúa;
Giáo Hội là Đền Thờ cho Thánh Linh ngự, Đấng làm sinh động, hướng dẫn và
bảo trì Giáo Hội. Nếu chúng ta tự hỏi chúng ta có thể gặp gỡ
Thiên Chúa ở đâu? Chúng ta có thể được hiệp thông với Ngài qua Đức Kitô ở đâu?
Chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng của Thánh Linh để chiếu soi đời sống của chúng
ta ở đâu? Câu trả lời đó là: nơi Dân Chúa, giữa chúng ta, thành phần là Giáo
Hội. Ở đó chúng ta thấy Chúa Giêsu, Thánh Linh và Chúa Cha.
Đền thờ cũ được bàn tay của con người dựng xây: họ muốn "dâng một ngôi nhà" lên
Thiên Chúa, muốn có một dấu hiệu hữu hình về sự hiện diện của Ngài giữa dân
chúng. Bằng việc nhập thể của Con Thiên Chúa, lời tiên tri của Nathan về Vua
Đavít đã được nên trọn (cf. 2Sam 7:1-29): ở chỗ
không phải là vua, cũng không phải chúng ta là thành phần "dâng lên Thiên Chúa
một ngôi nhà", mà là chính Thiên Chúa "xây dựng nhà của Ngài" đến giữa chúng ta,
như Thánh Gioan viết trong lời mở đầu Phúc Âm của ngài (cf 1;14).
Đức Kitô là Đền Thờ sống động của Chúa Cha, và
chính Chúa Kitô xây dựng "ngôi nhà linh thiêng" của Người là Giáo Hội, được làm
nên không bởi những tảng đá vật chất mà là bởi "những tảng đá sống động" là
chúng ta. Tông Đồ Phaolô nói cùng các Kitô Hữu thành Êphêsô rằng:
"Anh chị em được xây dựng trên nền tảng các tông đồ và các tiên tri, có chính
Chúa Giêsu Kitô là tảng đá góc. Nơi Người toàn thể cấu trúc được liên kết với
nhau và phát triển thành đền thờ thánh hảo trong Chúa; nơi Ngài anh chị em cũng
cùng nhau xây dựng một cách linh thiêng thành một nơi chốn cư ngụ cho Thiên
Chúa" (Eph 2:20-22). Điều này tuyệt vời biết bao! Chúng ta là những tảng đá sống
động cho ngôi dinh thự của Thiên Chúa, sâu xa hiệp nhất với Đức Kitô, Đấng là
tảng đá góc và đồng thời cũng là nền đá giữa chúng ta. Điều này nghĩa là gì? Tức
chúng ta là đền thờ, là Giáo Hội sống động,
là đền thờ sống động và khi nào chúng ta qui tụ lại với nhau thì cả Thánh Linh
nữa cũng hiện diện, Đấng giúp chúng ta tăng trưởng như Giáo Hội.
Bởi thế, chúng ta không lẻ loi cô độc một mình nhưng chúng ta là Dân Chúa: tức
là Giáo Hội!
Và chính Thánh Linh, bằng các tặng ân của Ngài, Đấng sắp xếp tính chất khác nhau
này, tính chất phong phú này trong Giáo Hội và hiệp nhất hết mọi sự và hết mọi
người, để cấu tạo nên một đến thờ thiêng liêng, nơi chúng ta không dâng các lễ
vật mà là chính bản thân chúng ta (cf. 1Pt 2:4-5).
Giáo Hội không phải là một thứ chằng chịt của các sự
vật và lợi lộc, mà là Đền Thờ của Thánh linh, đền thờ nơi Thiên Chúa làm việc,
đền thờ nơi mỗi người chúng ta nhờ tặng ân phép rửa trở thành một tảng đá sống
động. Điều này nói với chúng ta rằng
không ai là vô dụng trong Giáo Hội hết,
và nếu ai đó đôi khi nói với người khác rằng:
"Ngươi hãy về đi, ngươi là thứ đồ vô dụng" thì
là điều không đúng, vì không
một ai là vô dụng trong Giáo Hội cả, chúng ta tất cả đều cần thiết cho việc xây
dựng Đền Thờ này! Không ai là
hạ cấp. Không ai là kẻ quan trọng nhất trong Giáo Hội; tất cả chúng ta đều bình
đẳng trước ánh mắt của Thiên Chúa.
Có người trong anh chị em có thể nói rằng:
Nghe đây, Ông Giáo Hoàng ơi, ông chẳng bằng
chúng tôi đâu". Phải, tôi giống như từng người trong anh chị em thôi, chúng ta
bình đẳng, chúng ta là anh chị em! Không ai là vô danh tiểu tốt: tất cả chúng ta
đều làm nên và dựng xây Giáo Hội. Điều này cũng mời gọi chúng ta
suy nghĩ về sự kiện là nếu thiếu mất gạch của đời sống Kitô hữu thì vể mỹ miều
của Đền Thờ này thiếu mất một cái gì đó. Nếu có người nói "tôi chẳng có liên hệ
gì với Giáo Hội cả", thì như vậy viên gạch của một đời sống đang bị thiếu mất
nơi Đền Thờ mỹ miều này. Không ai có thể lìa bỏ Giáo Hội, chúng ta tất cả cần
phải mang đến cho Giáo Hội đời sống của chúng ta, con tim của chúng ta, tình yêu
của chúng ta, tư tưởng của chúng ta, việc làm của chúng ta: tất cả chúng ta cùng
với nhau.
Thế nên tôi xin chúng ta hãy tự vấn: chúng ta
có thể sống cái là Giáo Hội của mình ra sao?
Chúng ta có đang là những tảng đá sống động hay
chúng ta có thể nói là những tảng đá mệt mỏi, chán chường, dửng dưng?
Anh chị em đã từng thấy khó thương ra sao trước một Kitô hữu mệt mỏi, chán
chường, dửng dưng lạnh lùng? Một Kitô hữu như thế này không tốt tí nào, một Kitô
hữu cần phải sống động, hân hoan được là Kitô hữu; họ phải sống vẻ đẹp thuộc về
Dân Chúa là Giáo Hội này. Chúng ta có cởi mở
bản thân mình ra trước tác động của Thánh Linh để trở thành một phần tử chủ động
trong cộng đồng của chúng ta hay chăng, hay chúng ta khép kín vào bản thân mình,
mà rằng: "Tôi còn rất nhiều việc phải làm, đó không phải là việc của tôi"?
Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài, sức mạnh của Ngài, nhờ đó chúng ta
có thể được sâu xa liên hiệp với Đức Kitô, tảng đá góc, nền đá của đời sống
chúng ta và của toàn thể đời sống của Giáo Hội. Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng
ta, được tác động bởi thân linh của Ngài, luôn trở thành tảng đá sống động của
Giáo Hội.
Giáo Hội Mẹ - Mẹ Giáo Hội
ĐTC
Phanxicô: Bài Giáo Lý 12 trong Năm Đức Tin 11/9/2013
Hôm nay chúng ta tiếp tục bài giáo lý về Giáo Hội trong "Năm Đức Tin".
Trong số những hình ảnh được Công Đồng Chung Vaticanô II chọn để giúp cho chúng
ta hiểu hơn về bản chất của Giáo Hội đó là hình ảnh về "Người Mẹ":
Giáo Hội là Người Mẹ của chúng ta trong đức tin, trong đời sống siêu nhiên
(cf. Dogmatic Constitution Lumen Gentium, 6.14.15.41.42). Đó là một trong những
hình ảnh được các vị Giáo Phụ sử dụng nhiều nhất ở những thế kỷ đầu, và tôi nghĩ
nó cũng có thể được chúng ta sử dụng nữa. Đối với tôi thì nó là một trong những
hình ảnh đẹp nhất về Giáo Hội:
Giáo Hội Mẹ (the
Trước hết, người mẹ sinh sản sự sống; bà cưu mang con cái trong bụng dạ của mình
chín tháng và rồi đem sự sống lại cho nó, sinh đẻ ra nó. Giáo Hội cũng giống như
thế: Giáo Hội sinh chúng ta trong đức tin, bởi công việc của Thánh Linh làm cho
Giáo Hội có khả năng sinh sản, như nơi Trinh Nữ Maria. Cả Giáo Hội và Đức Trinh
Nữ đều là mẹ; điều gì nói về Giáo Hội cũng có thể nói về Đức Mẹ và điều gì nói
về Đức Mẹ cũng có thể nói về Giáo Hội! Thật sự đức tin là một tác động riêng tư:
"Tôi tin kính", tôi tự mình đáp ứng Thiên Chúa là Đấng đã tỏ mình ra và là Đấng
muốn làm bạn với tôi (cf. Encyclical Lumen fidei, n. 39). Thế nhưng tôi lãnh
nhận đức tin này từ những người khác, trong một gia đình, ở một cộng đồng dạy
tôi tuyên xưng rằng "tôi tin kính", "chúng tôi tin kính".
Kitô hữu không phải là một hòn đảo! Chúng ta không trở thành Kitô hữu từ trong
một phòng thí nghiệm, chúng ta không trở thành Kitô hữu tự mình chúng ta và bởi
sức của riêng mình; đức tin là một món quà, là một tặng vật Thiên Chúa ban cho
chúng ta trong Giáo Hội và nhờ Giáo Hội.
Và Giáo Hội ban cho chúng ta sự sống đức tin này nơi Phép Rửa: tức là vào lúc
chúng ta được sinh ra làm con cái của Thiên Chúa, lúc chúng ta được ban cho sự
sống của Thiên Chúa, là lúc Giáo Hội sinh chúng ta ra như một Người Mẹ.
Nếu anh chị em đến Chỗ Rửa Tội của Đền Thờ Gioan Laterano, đến vương cung thánh
đường của Giáo Hoàng, ở bên trong có khắc một hàng chữ Latinh viết như thế này:
"Ở nơi đây người ta được sinh ra từ nguồn gốc thần linh, được sinh ra bởi Thánh
Linh là Đấng làm phong phú những thứ nước này; Giáo Hội Mẹ sinh con cái của mình
ra nơi những sóng nước ấy". Điều này giúp chúng ta hiểu được một vấn đề quan
trọng, đó là
việc chúng ta được trở nên phần tử của Giáo Hội không phải là một biến cố bề
ngoài hay hình thức, nó không phải là vấn đề viết thành giấy tờ chúng ta nhận
được, mà là một tác động nội tâm và sống còn; người ta không thuộc về Giáo Hội
như thuộc về một xã hội nào đó, thuộc về một đảng phái hay bất cứ một tổ chức
nào. Mối liên hệ đây là những gì sống còn, như là mối liên hệ với người mẹ của
mình, vì, như Thánh Âu Quốc Tinh khẳng định: "Giáo Hội thật sự là Mẹ của Kitô
hữu" (De moribus Ecclesiae, I, 30, 62-63; PL 32, 1336).
Chúng ta hãy tự hỏi mình rằng:
tôi thấy Giáo Hội ra sao? Nếu tôi biết ơn cha mẹ của tôi vì họ đã cống hiến cho
tôi sự sống, thì tôi có tri ân Giáo Hội vì Giáo Hội đã sinh tôi vào đức tin qua
Phép Rửa hay chăng? Một số người giơ tay, thế nhưng biết bao người
không nhớ! Tuy nhiên,
ngày lãnh nhận Phép Rửa là ngày sinh nhật của chúng ta với Giáo Hội, ngày Mẹ
Giáo Hội của chúng ta đã sinh ra chúng ta! Giờ đây tôi cho anh chị
em một bài làm ở nhà. Hôm nay, khi anh chị em về nhà, hãy tìm xem cho rõ ngày
lãnh nhận Phép Rửa của mình, để cử hành ngày này, để tạ ơn Chúa về tặng ân ấy.
Anh chị em có làm như thế không? Chúng ta có yêu mến Giáo Hội như chúng ta yêu
mến người mẹ của chúng ta hay chăng, khi biết được và hiểu được những yếu kém
của bà? Tất cả mọi người mẹ đều có những yếu kém, tất cả chúng ta đều có những
yếu kém, thế nhưng khi nghe thấy có ai đó nói về những yếu kém của mẹ mình thì
chúng ta bao che chúng, chúng ta yêu mến bà là vậy. Và
Giáo Hội cũng có những yếu kém của mình: chúng ta có yêu mến Giáo Hội như cúng
ta yêu mến mẹ của chúng ta hay chăng; chúng ta có giúp vào việc làm cho Giáo Hội
nên mỹ miều hơn, chính thực hơn, theo như Chúa muốn hơn hay chăng?
Tôi lưu lại cho anh chị em những câu hỏi này, thế nhưng đừng quên việc tìm xem
ngày Rửa Tội của anh chị em để ghi nhớ ngày này và mừng ngày ấy.
Một người mẹ không chỉ là người cống hiến sự sống, mà bà hết sức quan tâm giúp
cho con cái của mình tăng trưởng, bà cho chúng sửa bú, nuôi dưỡng chúng, dạy
chúng cách sống, luôn hỗ trợ chúng bằng những quan tâm của mình, bằng cảm tình
của mình, bằng tình yêu của mình, ngay cả khi chúng đã lớn khôn. Trong việc muôi
dưỡng và chăm sóc này bà cũng biết làm thế nào để sửa bảo, thứ tha, thông cảm;
bà tỏ ra gần gũi chúng trong lúc yếu đau, lúc khổ đau. Tắt một lời, người mẹ tốt
lành là người mẹ giúp con cái mình ra khỏi bản thân chúng, chứ không thoải mái
nấp dưới cánh của người mẹ, như đám gà con dưới cánh của gà mẹ. Giáo Hội, như
một Người Mẹ tốt lành, cũng làm y như thế:
Giáo Hội hỗ trợ việc tăng trưởng của chúng ta bằng việc truyền đạt Lời Chúa là
ánh sáng soi đường dẫn lỗi cho đời sống của người Kitô hữu, ban phát các Bí Tích.
Giáo Hội dưỡng nuôi chúng ta bằng Thánh Thể, Giáo Hội ban cho chúng ta ơn tha
thứ của Chúa qua Bí Tích Thống Hối, Giáo Hội nâng đỡ chúng ta trong lúc chúng ta
yếu bệnh bằng Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân.
Giáo Hội hỗ trợ chúng ta trong suốt cuộc sống đức tin, trong suốt cuộc đời Kitô
hữu của chúng ta. Giờ đây chúng ta có thể tự hỏi mình những câu hỏi
khác:
Mối liên hệ giữa tôi với Giáo Hội ra sao? Tôi có coi Giáo Hội như là
một Người Mẹ giúp tôi tăng trưởng như là một Kitô hữu hay chăng? Tôi có tham
phần vào đời sống của Giáo Hội, tôi có cảm thấy là phần thể của Giáo Hội hay
chăng?
Mối liên hệ của tôi chỉ là hình thức bề ngoài hay là những gì sống còn?
Còn một tư tưởng ngắn thứ ba nữa. Trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội, có một thực
tại rất ư là rõ ràng, đó là
trong khi Giáo Hội là Mẹ của Kitô hữu, trong khi Giáo Hội "tạo nên" Kitô hữu,
thì Giáo Hội cũng được "làm nên" bởi họ nữa.
Giáo Hội không phải là một cái gì đó khác với chính bản thân chúng ta, nhưng
được thấy như là toàn bộ các tín hữu, như cái "chúng ta" của Kitô hữu:
tôi, anh chị em, tất cả chúng ta đều thuộc về Giáo Hội. Thánh
Giêrônimô đã viết: "Giáo
Hội Chúa Kitô chính là linh hồn của những ai tin vào Chúa Kitô"
(Tract. Ps 86: PL 26, 1084). Bởi vậy, tất cả chúng ta, mục tử cũng như tín hữu,
hãy sống vai trò làm mẹ của Giáo Hội. Đôi khi tôi nghe thấy rằng: "Tôi
tin Thiên Chúa nhưng không tin Giáo Hội... Tôi đã nghe rằng Giáo Hội
nói... linh mục nói..." Các vị linh mục là một chuyện, nhưng Giáo Hội không chỉ
làm nên bởi các vị linh mục, tất cả chúng ta là Giáo Hội! Và
nếu anh chị em nói rằng anh chị em tin Thiên Chúa và không tin Giáo Hội là anh
chị em nói rằng anh chị em không tin vào bản thân mình, như thế thì mẫu thuẫn.
Tất cả chúng ta là Giáo Hội: từ một đứa bé vừa được rửa tội cho đến
các vị Giám Mục, Giáo Hoàng; tất cả chúng ta là Giáo Hội và tất cả chúng ta đều
bình đẳng trước con mắt của Thiên Chúa!
Tất cả chúng ta được kêu gọi hợp tác trong việc cống hiến đức tin cho các tân
Kitô hữu; tất cả chúng ta được kêu gọi trở thành nhà giáo dục về đức tin, trong
việc loan báo Phúc Âm. Mỗi một người chúng ta cần phải tự hỏi mình
rằng:
Tôi làm gì để người khác có thể chia sẽ đức tin Kitô giáo? Tôi có trở nên phong
phú về đức tin hay bị cạn kiệt đức tin của tôi? Khi tôi nói rằng tôi
yêu mến một Giáo Hội không khép kín mình lại mà là vươn mình ra, là chuyển biến,
thậm chí đến liều mình, để mang Chúa Kitô đến cho tất cả mọi người, là tôi nghĩ
đến tất cả mọi người, nghĩ đến bản thân tôi, nghĩ đến anh chị em, nghĩ đến hết
mọi Kitô hữu.
Tất cả chúng ta đều tham phần vào vai trò làm mẹ của Giáo Hội, để ánh sáng của
Chúa Kitô chiếu đến tận cùng trái đất. Muôn năm Mẹ Thánh Giáo Hội!
Giáo Hội là người mẹ nhân hậu
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 13 trong Năm Đức Tin 11/9/2013
1- Hôm nay tôi trở lại một lần nữa với hình ảnh Giáo Hội là Mẹ.
Tôi rất thích hình ảnh này, vì đối với tôi nó cho chúng ta thấy chẳng những cách
thức của Giáo Hội mà còn dung nhan mà Giáo Hội bao giờ cũng cần phải có như thế
nào, dung nhan Giáo Hội của chúng ta đây.
Tiếp theo những gì tôi đã nói hôm Thứ Tư tuần trước, tôi muốn nhấn mạnh đến 3
điều, một khi chúng ta luôn luôn để ý đến những bà mẹ của mình, chúng ta sẽ
thấy tất cả những gì họ làm, những gì họ sống, những gì họ chịu khổ vì con cái
của họ. Một người mẹ thì làm những gì?
Bà dạy cách thức bước đi trong đời sống, bà dạy làm thế nào để hành động tốt đẹp
trong cuộc đời, bà biết cách hướng dẫn con cái mình, bà bao giờ cũng tìm cách
cho thấy đường ngay nẻo chính trong cuộc đời để mà tăng trưởng và trở thành
người lớn. Và bà bao giờ cũng làm như thế một cách dịu dàng, âu yếm, yêu thương,
thậm chí ngay cả lúc bà cố gắng chỉnh sửa lối sống của chúng ta, vì chúng ta hơi
trơn trượt trong đời hay theo những đường lối dẫn đến một ngõ hẻm nào đó. Người
mẹ biết quan trọng là chừng nào đối với một đứa con tiến bước đàng hoàng trong
cuộc đời, và bà không học biết nó từ sách vở mà là từ tấm lòng của bà.
Giáo Hội cũng làm y như thế: Giáo Hội hướng dẫn cuộc sống của chúng ta; Giáo Hội
dạy dỗ chúng ta để chúng ta bước đi đàng hoàng. Chúng ta nghĩ đến 10 Điều Răn:
chúng cho thấy đường lối cần phải theo để trưởng thành, để có được những điểm
mạnh trong cách thức tác hành của chúng ta. Và chúng là hoa trái của sự dịu
dàng, của chính tình yêu của Thiên Chúa mà Ngài đã ban cho Giáo Hội. Anh chị em
có thể nói cùng tôi rằng: thế nhưng chúng là những thứ lệnh truyền! Toàn là
những "cấm đoán"! Tôi xin anh chị em hãy đọc chúng - có thể anh chị em đã quên
chúng một cách nào đó - để rồi nghĩ về nó một cách tích cực. Anh chị em sẽ thấy
rằng chúng có liên hệ tới cách thức tác hành của chúng ta đối với Thiên Chúa,
đối với bản thân chúng ta và đối với những người khác, thật vậy, chúng ta những
gì người mẹ dạy chúng ta để chúng ta sống tốt đẹp. Chúng mời gọi chúng ta đừng
tạo nên các thứ ngẫu tượng vật chất cho bản thân mình, là những gì biến chúng ta
thành các kẻ nô lệ; hãy nhớ đến Thiên Chúa; hãy tôn kính cha mẹ của chúng ta;
hãy chân thành; hãy tôn trọng kẻ khác... Hãy nhìn vào chúng như thế và hãy coi
chúng như thể chúng là những thứ ngôn từ, những thứ giáo huấn mà một người mẹ
cống hiến để chúng ta bước đi một cách tốt đẹp trong đời. Người mẹ không bao giờ
dạy những gì là sự dữ; bà chỉ muốn sự thiện cho con cái của mình, và Giáo Hội
cũng làm y như vậy.
2- Tôi muốn nói điều thứ hai cùng anh chị em, đó là khi một đứa con tăng trưởng,
trở thành một người lớn, theo lối sống của mình, lãnh chịu trách nhiệm của mình,
tự mình bước đi, làm những gì mình muốn, và đôi khi cũng lạc bước, một cái gì đó
bất ngờ xẩy ra. Trong hết mọi trường hợp, người mẹ bao giờ cũng nhẫn nại tiếp
tục nâng đỡ con cái của mình. Cái thôi thúc bà là quyền lực của tình yêu thương.
Một người mẹ biết khôn khéo dịu dàng theo dõi đường lối của con cái mình, kể cả
khi chúng lỗi lầm thì bà bao giờ cũng tím cách thông cảm, gần gũi, trợ giúp.
Chúng ta nói rằng người mẹ biết "dar la cara" (gắn liền với) "metterci la
faccia" (bênh vực cho) con cái của mình, tức là bà được thúc đẩy luôn bênh vực
chở che chúng. Tôi nghĩ đến những người mẹ chịu khổ vì con cái của mình trong
ngục tù hay trong những hoàn cảnh khó khăn: các bà không đặt vấn đề cho dù con
cái có lỗi lầm hay chăng; các bà tiếp tục yêu thương con cái và thường gánh chịu
nhục nhã, nhưng các bà không sợ, các bà không thôi ban tặng bản thân mình.
Giáo Hội cũng thế, Giáo Hội là một Người Mẹ nhân hậu cảm thông, luôn cố gắng trợ
giúp, phấn khích ngay cả khi phải đối diện với con cái của mình đã lầm lỗi
và đang lỗi lầm; Giáo Hội không bao giờ đóng cửa nhà; Giáo Hội không phán xét,
nhưng ban phát ơn thứ tha của Thiên Chúa; Giáo Hội cống hiến tình yêu của Giáo
Hội là những gì mời gọi hãy lại chỗi dậy cho dù đối với những đứa con đã rơi
xuống vực sâu thăm thẳm; Giáo Hội không sợ tiến vào trong đêm tăm tối để công
hiến niềm hy vọng.
Một ý nghĩ cuối cùng. Người mẹ cũng biết cách hỏi han, yêu thương gõ cửa con cái
của mình mà không tính toán. Tôi nghĩ đến cách thức những người mẹ làm sao để có
thể gõ cửa nhất là cửa của tâm can của Thiên Chúa! Các bà mẹ cầu nguyện rất
nhiều cho con cái của mình, nhất là cho những đứa yếu kém nhất, những đứa cần
hơn, cho những đứa trong đời đã đi vào những đường lối nguy hiểm và lầm lạc.
Trước đây ít lâu, tôi đã cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ Thánh Âu Quốc Tinh ở Rôma
đây, nơi vẫn còn lưu giữ những di tích của mẹ ngài là Thánh Monica. Biết bao
nhiêu là lời nguyện cầu người mẹ thánh này dâng lên Thiên Chúa cho đứa con trai
của bà, và biết bao nhiêu là nước mắt bà đã đổ ra! Các người mẹ thân mến, tôi
nghĩ đến các chị: các chị đã cầu nguyện cho con cái mình biết bao mà không mỏi
mệt. Hãy tiếp tục nguyện cầu, hãy ký thác con cái mình cho Thiên Chúa; Ngài có
một tấm lòng cao cả!
Thế nhưng, Giáo Hội cũng làm như thế: bằng lời cầu nguyện, Giáo Hội đặt vào bàn
tay của Chúa tất cả mọi trường hợp của con cái mình. Chúng ta hãy tin tưởng nơi
sức mạnh của lời cầu nguyện của Giáo Hội Mẹ: Chúa không tỏ ra vô cảm đâu. Ngài
lúc nào cũng biết cách làm cho chúng ta sửng sốt vào lúc chúng ta ít mong đợi
nhất. Giáo Hội Mẹ biết như thế!
Đó, đấy là những tư tưởng tôi muốn nói với anh chị em hôm nay: chúng ta thấy nơi
Giáo Hội một Người Mẹ tốt lành, một người mẹ chỉ cho chúng ta thấy đường đi nước
bước trong sự sống, Đấng bao giờ cũng tỏ ra nhẫn nại, nhân hậu, cảm thông và là
Đấng biết đặt chúng ta trong bàn tay của Thiên Chúa.
"Tôi tin Giáo Hội duy nhất"
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 14 trong Năm Đức Tin 25/9/2013
"Tôi tin Giáo Hội... Thánh Thiện"
ĐTC
Phanxicô: Bài Giáo Lý 15 trong Năm Đức Tin 2/10/2013
Trong "Kinh Tin Kính", sau khi tuyên xưng "Tôi tin Giáo Hội duy nhất", chúng ta
thêm tĩnh từ "Thánh thiện"; tức là chúng ta khẳng định về sự thánh thiện của
Giáo Hội, và đây là đặc tính đã từng có ngay từ ban đầu ở nơi tâm thức của thành
phần Kitô hữu tiên khởi, những người đã chân thành gọi mình là "các thánh" (cf.
Acts 9:13.32.41; Romans 8:27; 1 Corinthians 6:1), vì họ tin tưởng rằng nó là tác
động của Thiên Chúa, của Thánh Linh là Đấng thánh hóa Giáo Hội.
Tuy nhiên, Giáo Hội Thánh Thiện ở chỗ nào nếu chúng ta thấy rằng một Giáo Hội
lịch sử, trong cuộc hành trình dài của mình qua các thế kỷ, đã có rất nhiều khó
khăn, trục trặc, những lúc đen tối? Làm thế nào mà một Giáo Hội là Thánh lại làm
nên bởi những con người, những tội nhân? Những nam nhân tội lỗi, những phụ
nữ tội lỗi, những linh mục tội lỗi, những nữ tu tội lỗi, những Giám Mục tội lỗi,
những Hồng Y tội lỗi, Giáo Hoàng tội lỗi - tất cả đều như thế. Một Giáo Hội như
thế mà lại có thể Thánh Thiện được hay sao?
Để trả lời câu hỏi này, tôi xin được chỉ giáo bởi một đoạn Thư Thánh Phaolô gửi
Kitô hữu Êphêsô. Lấy thí dụ về các mối liên hệ gia đình, Thánh Tông Đồ đã nói
rằng: "Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội và đã hiến mình cho Giáo Hội để Người
thánh hóa Giáo Hội" (5:25-26). Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội khi hoàn toàn
hiến mình trên cây thập tự giá. Như thế thì
Giáo Hội là Thánh bởi Giáo Hội xuất phát từ Thiên Chúa là Đấng Thánh, Đấng trung
thành với Giáo Hội và không bỏ mặc Giáo Hội cho quyền lực của sự chết và sự dữ
(xem Mt 16:18).
Giáo Hội là Thánh vì Chúa Giêsu Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa (xem
Mk 1:24), liên kết bất khả phân ly với Giáo Hội (x Mt 28:20);
Giáo Hội là Thánh vì Giáo Hội được dẫn dắt bởi Thánh Linh là Đấng
thanh tẩy, biến đổi và canh tân Giáo Hội. Giáo Hội là Thánh không phải bởi công
nghiệp của mình mà là vì Thiên Chúa ban cho Giáo Hội Thánh Thiện là hoa trái của
Thánh Linh và của các tặng ân Thánh Linh.
Không phải chúng ta làm cho Giáo Hội là thánh. Chính Thiên Chúa làm cho Giáo Hội
Thánh trong tình yêu của Ngài.
Anh chị em có thể nói với tôi rằng: thế nhưng Giáo Hội được làm nên bởi các tội
nhân, chúng tôi thấy như thế hằng ngày. Điều ấy đúng là như vậy:
chúng ta là một Giáo Hội của các tội nhân; và chúng ta là thành phần
tội nhân được kêu gọi để cho mình được Thiên Chúa biến đổi, được canh tân, được
thánh hóa. Đã từng xẩy ra trong lịch sử là có một số người đã chủ trương rằng:
Giáo Hội chỉ là Giáo Hội của thành phần tinh tuyền, của những ai hoàn toàn gắn
bó với Giáo Hội, còn những kẻ khác đều là thành phần ly gián. Không đúng. Đó là
một thứ lạc giáo. Không!
Giáo Hội, một Giáo Hội Thánh, không loại trừ tội nhân; trái lại, Giáo Hội lãnh
nhận tội nhân, cởi mở với cả những ai cách xa nhất, Giáo Hội kêu gọi tất cả mọi
người hãy để cho mình được bao bọc bởi tình thương, bởi lòng dịu dàng và ơn tha
thứ của Chúa Cha là Đấng cống hiến mọi cơ hội để gặp gỡ Ngài, để tiến đức.
Thế nhưng, thưa cha, con là một tội nhân, con đã phạm những trọng tội, làm sao
con có thể cảm thấy mình thuộc về Giáo Hội chứ?" Anh em thân mến, chị em thân
mến, chính vì thế mà Chúa đã muốn như vậy; muốn rằng anh chị em thưa cùng Người
rằng: "Lạy Chúa, này con đây, với tất cả tội lỗi của con! Xin thương tha thứ cho
con, xin giúp con tiến bước, xin biến đổi tâm can của con!" Vị
Thiên Chúa chúng ta gặp gỡ trong Giáo Hội không phải là một vị thẩm phán nhẫn
tâm, mà là Người Cha trong dụ ngôn của Phúc Âm. Anh chị em có thể là
người con bỏ nhà ra đi, đã tiến đến vực thẳm cách xa Thiên Chúa. Khi anh chị em
có sức mạnh để nói rằng: tôi phải trở về, anh chị em sẽ thấy cửa nhà vẫn mở
rộng.
Thiên Chúa đến gặp anh chị em vì Ngài luôn đợi chờ anh chị em, Ngài ôm lấy anh
chị em, Ngài hôn anh chị em và ăn mừng.
Chúa muốn chúng ta thuộc về một Giáo Hội có thể mở rộng cánh tay để đón nhận tất
cả mọi người, chứ không phải là một ngôi nhà cho một số nhỏ nào đó, mà là ngôi
nhà của tất cả mọi người, nơi mọi người có thể được tình yêu của Ngài canh tân,
biến đổi, thánh hóa, cả thành phần mạnh mẽ nhất và thành phần hèn yếu nhất,
thành phần các tội nhân, thành phần dửng dưng lạnh lùng, những ai cảm thấy chán
nản và lạc loài. Giáo Hội cống hiến mọi cơ hội để theo đuổi con
đường thánh đức là con đường của Kitô hữu. Giáo Hội làm cho chúng ta gặp gỡ Chúa
Giêsu Kitô nơi các Bí Tích, nhất là Phép Giải Tội và Phép Mình Thánh Chúa; Giáo
Hội truyền đạt cho chúng ta Lời Chúa, Giáo Hội làm cho chúng ta sống trong bác
ái yêu thương, sống trong tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người. Bởi vậy
chúng ta hãy tự hỏi mình rằng: chúng ta có để mình được thánh hóa hay chăng?
Chúng ta có phải hay chăng là một Giáo Hội kêu gọi và đón nhận các tội nhân bằng
đôi tay giang rộng, một Giáo Hội cống hiến niềm phấn khởi và hy vọng, hay chúng
ta là một Giáo Hội khép kín? Chúng ta có phải hay chăng là một Giáo Hội sống
tình yêu của Thiên Chúa, biết chăm sóc cho người khác, biết cầu nguyện cho nhau?
Câu hỏi cuối cùng đó là: Tôi có thể làm gì đây, vì tôi cảm thấy yếu đuối, mỏng
dòn, tội lỗi? Thiên Chúa nói cùng anh chị em là đừng sợ thánh đức, đừng sợ
nhắm đích cao, đừng
sợ để cho mình được Thiên Chúa yêu thương và thanh tẩy, đừng sợ để mình được
Thánh Linh dẫn dắt.
Chúng ta hãy để cho mình bị truyền nhiễm bởi sự thánh thiện của Thiên Chúa.
Hết mọi Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh (cf. Dogmatic Constitution Lumen
Gentium, 39-42); và
thánh thiện trước hết không phải ở tại làm được những gì phi thường, mà là để
cho Thiên Chúa hành động.
Nó là việc gặp gỡ giữa cái yếu hèn của chúng ta với sức mạnh ân sủng của Ngài,
nó chính là tin tưởng vào hành động của Ngài
là những gì giúp chúng ta sống trong bác ái yêu thương, giúp cho chúng ta làm
mọi sự một cách vui tươi và khiêm nhượng, làm vì vinh quang của Thiên Chúa và
phục vụ tha nhân của chúng ta. Câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp
Leon Bloy trong giây phút cuối đời của ông đó là: "Chỉ
có một cái buồn duy nhất trong đời sống đó là nỗi buồn không làm thánh".
Chúng ta không được mất niềm hy vọng vào sự thánh thiện, tất cả chúng ta hãy
theo đường lối ấy. Chúng ta có muốn là những vị thánh hay chăng? Có muốn tất cả
đều là thánh hay chăng? Chúa chờ đợi tất cả chúng ta bằng cánh tay rộng mở.
Chúng ta hãy hân hoan sống đức tin của chúng ta,
chúng ta hãy để cho Chúa yêu thương chúng ta... Chúng ta hãy xin
cho được tặng ân này của Thiên Chúa trong nguyện cầu, cho chính bản thân chúng
ta và cho người khác.
Tôi tin Giáo Hội... Công Giáo
ĐTC Phanxicô: Bài Giáo Lý 16 trong Năm Đức Tin 9/10/2013
"Tôi tin Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo..." Hôm nay, chúng ta dừng
lại để suy niệm điều Chú Thích này về Giáo Hội, đó là tính chất công giáo của
Giáo Hội.
Công Giáo nghĩa là gì?
Chữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp “kath’olon”, nghĩa là "theo như tất cả"
("according to all"), là toàn thể. Cái toàn thể này được áp dụng vào Giáo Hội ở
chỗ nào? Chúng ta nói Giáo Hội Công Giáo có nghĩa là gì?
Tôi xin nói là ở 3 điều chính yếu quan trọng.
1- Ý nghĩa thứ nhất.
Giáo Hội Công Giáo vì Giáo Hội là một nơi, là ngôi nhà mà tất cả đức tin được
công bố, nơi mà ơn cứu độ do Chúa Kitô thực hiện được cống hiến cho tất cả chúng
ta.
Giáo Hội làm cho chúng ta gặp gỡ tình thương của Thiên Chúa là những gì biến đổi
chúng ta, vì Chúa Giêsu Kitô hiện diện nơi Giáo Hội, Đấng đã ban cho Giáo Hội
việc thực sự tuyên xưng đức tin, trọn vẹn đời sống bí tích, tính chất chân thực
của thừa tác vụ thánh chức.
Mỗi một người trong chúng ta tìm thấy nơi Giáo Hội những gì cần để tin tưởng, để
sống như thành phần Kitô hữu, để trở nên thánh thiện, để tiến bước ở mọi nơi và
trong mọi lúc.
Lấy thí dụ, chúng ta có thể nói rằng nó giống như đời sống của một gia đình.
Trong gia đình, mỗi một người chúng ta được ban cho tất cả những gì giúp chúng
ta có thể gia tăng, trưởng thành, sống động. Chúng ta không thể tự mình gia
tăng, chúng ta không thể tự mình tiến bước, tách biệt bản thân mình, nhưng chúng
ta tiến bước và gia tăng trong một cộng đồng, trong một gia đình. Chúng ta có
thể lắng nghe Lời Chúa trong Giáo Hội, tin rằng đó là sứ điệp được Chúa truyền
đạt cho chúng ta. Trong Giáo Hội, chúng ta có thể gặp gỡ Chúa nơi các Bí Tích là
những cánh cửa sổ mở ra cho ánh sáng của Thiên Chúa chiếu tới chúng ta, cho
những thác nguồn mang chính sự sống của Thiên Chúa đến chúng ta. Nơi Giáo Hội,
chúng ta biết làm sao để sống trong mối hiệp thông, trong tình yêu xuất phát từ
Thiên Chúa. Hôm nay, mỗi người chúng ta có thể tự vấn xem: tôi
đã sống ra sao trong Giáo Hội? Tôi đã lãnh nhận các tặng ân được Giáo Hội cống
hiến cho tôi ra sao để gia tăng, để trưởng thành như thành phần Kitô hữu? Tôi có
tham phần vào cộng đồng chăng, hay khép kín vào các vấn đề của tôi?
2- Ý nghĩa thứ hai,
Giáo Hội Công Giáo vì Giáo Hội phổ quát;
Giáo Hội làn rộng khắp thế giới và công bố Phúc Âm cho hết mọi con người nam nữ.
Giáo Hội không phải là một thứ nhóm thế lực; Giáo Hội không chỉ liên quan đến
một thiểu số nào đó. Giáo Hội không kép kín;
Giáo Hội được sai đến với toàn thể mọi người và nhân loại. Và Giáo Hội duy nhất
cũng hiện diện cả ở những phần thể bé mọn nhất của mình.
Hết mọi người đều có thể nói rằng: Giáo Hội Công Giáo hiện diện nơi giáo xứ của
tôi, vì giáo xứ của tôi thuộc về Giáo Hội hoàn vũ, nó cũng có trọn vẹn các tặng
ân của Chúa Kitô như đức tin, các Bí Tích, thừa tác vụ. Nó được hiệp thông với
Đức Giám Mục, với Đức Giáo Hoàng và hướng về tất cả mọi người không trừ ai. Giáo
Hội không phải chỉ là cái bóng từ tháp chuông của chúng ta mà ôm ấp đông đảo dân
chúng, thành phần tuyên xưng cùng một đức tin, thành phần được nuôi dưỡng bởi
cùng một Thánh Thể, thành phần được phục vụ bởi cùng các vị Mục Tử. Chúng ta cảm
thấy mình được hiệp thông với tất cả mọi Giáo Hội, với tất cả mọi cộng đồng Công
Giáo lớn nhỏ trên thế giới! Thế rồi chúng ta cũng cảm thấy rằng tất cả chúng ta
đều đang thi hành sứ vụ, ở những cộng đồng lớn nhỏ, tất cả chúng ta đều mở
cửa ra để lên đường rao giảng Phúc Âm.
Chúng ta hãy tự vấn xem: tôi đã làm gì để truyền đạt niềm vui gặp gỡ Chúa cho
những người khác, niềm vui thuộc về Giáo Hội? Việc loan báo và làm chứng cho đức
tin không liên quan đến một số ít, nó liên quan cả đến tôi, đến anh chị em, đến
mỗi một người chúng ta!
3- Ý nghĩa thứ ba cũng là ý nghĩa cuối cùng:
Giáo Hội Công Giáo vì Giáo Hội là "Ngôi Nhà hòa hợp", nơi sự hiệp nhất và đa
dạng có thể hợp lại thành một nguồn phong phú.
Chúng ta nghĩ đến hình ảnh của một dàn hòa tấu là những gì có tính chất hòa âm
và hòa hợp, với những nhạc cụ khác nhau cùng vang tiếng; mỗi một nhạc cụ giữ
được cái âm sắc chính xác của mình cùng với những đặc tính về âm thanh của mình
hợp với một cái gì đó chung. Rồi còn có một người điều khiển, một vị nhạc
trưởng, và trong cuộc hòa tấu được cùng nhau trình diễn cho thấy "sự hòa hợp"
nhưng cái âm sắc của từng nhạc cụ, cái đặc thù của từng nhạc cụ vẫn không bị át
mất, trái lại, nó vẫn giữ được tất cả giá trị của nó!
Đó là một hình ảnh cho chúng ta thấy rằng Giáo Hội giống như một cuộc đại hòa
tấu trong đó có tính chất khác nhau, ở chỗ có tính chất khác nhau nơi những yếu
tố nhưng vẫn không có gì là xung khắc, không có gì là chống chọi nhau. Đó là cái
khác nhau ở trong mối hòa hợp của Thánh Linh; Ngài là Vị "Maestro - Sư Phụ" đích
thực, chính Ngài là sự hòa hợp. Đến đây chúng ta tự vấn xem:
chúng ta có sống hòa hợp nơi các cộng đồng của chúng ta hay chăng? Chúng ta có
chấp nhận người khác, chúng ta có chấp nhận rằng có vấn đề khác biệt chính đáng
hay chúng ta có khuynh hướng thực hiện hết mọi sự đồng nhất? Chúng ta hãy cầu
xin cùng Thánh Linh để Ngài làm cho chúng ta trở nên "Công Giáo" hơn!
"Tôi tin Giáo Hội... tông truyền"
ĐTC Phanxicô bài Giáo Lý 17 trong Năm Đức Tin 16/10/2013
"Tôi tin Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền". Tôi không
biết có bao giờ anh chị em suy nghĩ về ý nghĩa của lời bày tỏ "Giáo Hội tông
truyền" hay chăng. Có lẽ chưa bao giờ, hay có thể một đôi lúc, khi đến Rôma, anh
chị em nghĩ về tầm quan trọng của các Vị Tông Đồ Phêrô và Phaolô, những vị đã hy
sinh mạng sống của mình ở đây để rao giảng và làm chứng Phúc Âm.
Thế nhưng chưa đủ. Việc tuyên xưng Giáo Hội Tông Truyền là có ý nhấn mạnh đến
mối liên kết sâu xa kiến tạo Giáo Hội có được với các Vị Tông Đồ, với cái nhóm
nhỏ 12 nam nhân một hôm được Chúa Giêsu kêu gọi đến cùng Người; Người đã gọi tên
từng vị để các vị ở với Người và các vị được Người sai đi (cf Mk 3:13-19). Thật
vậy, "tông đồ" là một tiếng Hy Lạp nghĩa là "được sai đi". Người tông đồ là một
người được sai đi, họ được sai đi để làm một điều gì đó và các Vị Tông Đồ đã
được Chúa Giêsu tuyển chọn, kêu gọi và sai đi, hầu tiếp tục công việc của Người,
tức là cầu nguyện - đây là việc đầu tiên của vị tông đồ - và sau đó là loan báo
Phúc Âm. Điều này quan trọng vì khi chúng ta nghĩ về các Vị Tông Đồ chúng ta có
thể nghĩ rằng các vị chỉ được sai đi loan báo Phúc Âm, để làm rất nhiều việc.
Thế nhưng, trong những giây phút đầu tiên của Giáo Hội đã xẩy ra trục trặc vì
các Tông Đồ có rất nhiều điều phải làm nên các vị đã thành lập hàng phó tế, nhờ
đó các Tông Đồ có nhiều giờ hơn để cầu nguyện và loan báo Lời Chúa. Khi chúng ta
nghĩ về các vị thừa kế các vị Tông Đồ, tức các Giám Mục, bao gồm cả Giáo Hoàng
vì ngài cũng là một Giám Mục, và chúng ta phải tự hỏi mình xem người thừa kế các
Tông Đồ trước hết có cầu nguyện rồi sau đó loan truyền Phúc Âm hay chăng: đó là
một hàng ngũ Tông Đồ và vì thế Giáo Hội mới tông truyền.
Tất cả chúng ta, nếu chúng ta muốn trở thành các tông
đồ như giờ đây tôi giải thích chúng ta cần phải hỏi mình xem tôi có cầu nguyện
cho phần rỗi của thế giới hay chăng? Tôi có loan báo Phúc Âm hay chăng? Đó là
Giáo Hội tông truyền! Đó là một thứ kết hợp liên đới mà chúng ta có được với các
Tông Đồ.
Chính từ những gì mở đầu này mà tôi muốn vắn tắt nhấn mạnh đến 3 ý nghĩa của
tĩnh từ "Tông Truyền" được áp dụng vào Giáo Hội.
Giáo Hội Tông Truyền vì Giáo Hội được thiết lập nhờ việc rao giảng và cầu nguyện
của các Tông Đồ, nhờ quyền bình được chính Chúa Kitô ban cho các vị.
Thánh Phaolô đã viết cho các Kitô hữu thành Êphêsô rằng: "Anh chị em đều là công
dân với các thánh nhân và các phần tử thuộc gia đình của Thiên Chúa, được thiết
lập trên nền tảng các vị Tông Đồ và Tiên Tri, có chính Chúa Giêsu Kitô là tảng
đá gốc", thế nên Kitô hữu được ví như những viên đá sống động làm nên ngôi nhà
Giáo Hội, và ngôi nhà này được xây trên các tông đồ, như là những cột trụ, và
tảng đá nâng đỡ hết mọi sự đó là chính Chúa Giêsu. Không có Chúa Giêsu Giáo Hội
không thể hiện hữu! Chúa Giêsu là chính cơ bản của Giáo Hội, là nền tảng! Các Vị
Tông Đồ đã sống với Chúa Giêsu, các vị đã lắng nghe lời của Người, các vị đã
chia sẻ với đời sống của Người, đặc biệt các vị đã là những chứng nhân của cuộc
Tử Giá và Phục Sinh của Người. Đức tin của chúng ta, Giáo Hội mà Chúa Kitô mong
muốn, không được thiết dựng trên một thứ tư tưởng, trên một thứ triết lý, mà là
trên chính Chúa Kitô. Và Giáo Hội giống như một cái cây đã tăng trưởng qua các
thế kỷ; Giáo Hội đã phát triển, đã sinh hoa kết trái, thế nhưng gốc của Giáo Hội
đã mọc rễ vững vàng nơi Người và cảm nghiệm chính yếu về Chúa Kitô nơi các Tông
Đồ, thành phần được Chúa Giêsu tuyển chọn và sai đi, vươn tới tận chúng ta đây.
Đó là cách Giáo Hội ở trong toàn thế giới, từ một cây nhỏ bé cho tới thời điểm
của chúng ta vậy.
Thế nhưng, chúng ta hãy tự vấn: chúng ta làm sao có
thể liên kết với chứng từ ấy, làm thế nào mà những gì các Tông Đồ đã sống với
Chúa Giêsu, những gì các vị đã nghe thấy từ Người vươn tới chúng ta được chứ?
Đấy là ý nghĩa thứ hai của từ ngữ "tính chất tông truyền". Sách Giáo
Lý của Giáo Hội Công Giáo viết rằng Giáo Hội Tông Truyền vì "nhờ sự giúp đỡ của
Thần Linh ngự trong Giáo Hội mà Giáo Hội gìn giữ và truyền đạt giáo huấn, 'kho
tàng tốt đẹp', 'những lời lợi ích' Giáo Hội đã nghe thấy từ các Tông Đồ" (khoản
857). Giáo Hội, trải qua các thế kỷ, gìn giữ kho tàng quí báu này, đó là Thánh
Kinh, Tín Lý, Các Bí Tích, thừa tác vụ Mục Tử, nhờ đó chúng ta có thể trung
thành với Chúa Kitô và được tham dự vào chính sự sống của Người. Nó như là một
giòng sông chảy qua lịch sử, nó trải rộng, tưới dội thế nhưng giòng nước chảy
này bao giờ cũng là những gì xuất phát từ nguồn mạch, từ chính Chúa Kitô: Người
là Đấng Phục Sinh, là Đấng Hằng Sống, và lời của Người không qua đi, vì Người là
Đấng không qua đi, Người đang sống, Người ở đây với chúng ta hôm nay, Người lắng
nghe và chúng ta đang nói với Người. Người ở trong lòng chúng ta. Chúa Giêsu ở
với chúng ta, hôm nay đây! Đó là vẻ đẹp của Giáo Hội, ở chỗ, Chúa Giêsu Kitô
hiện diện giữa chúng ta. Chúng ta có bao giờ nghĩ đến tặng ân Chúa Kitô đã ban
cho chúng ta hay chăng, tặng ân Giáo Hội là nơi chúng ta gặp gỡ Người? Có bao
giờ chúng ta nghĩ đến việc chính Giáo Hội trong cuộc hành trình dài qua các thế
kỷ - bất chấp khốn khó, trục trặc, yếu hèn, tội lỗi của chúng ta - truyền đạt
cho chúng ta sứ điệp chân thực của Chúa Kitô như thế nào hay chăng? Có bao
giờ chúng ta nghĩ đến việc Giáo Hội cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng rằng
những gì chúng ta tin tưởng thực sự chính là những gì Chúa Kitô đã truyền đạt
cho chúng ta hay chăng?
Ý tưởng cuối cùng đó là Giáo Hội Tông Truyền vì
Giáo Hội được sai đi mang Phúc Âm đến cho toàn thế giới. Cũng
sứ vụ đã được Chúa Giêsu ký thác cho các Tông Đồ ấy tiếp tục hành trình trong
lịch sử: "Bởi thế, các con hãy đi tuyển mộ các môn đồ nơi tất cả mọi dân nước,
rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy cho họ tuân giữ tất cả
những gì Thày truyền bảo các con; và này đây Thày sẽ ở cùng các con mọi ngày cho
đến tận thế" (Mt 28:19-20). Đó là những gì Chúa Giêsu đã nói với chúng ta thực
hiện! Tôi nhấn mạnh đến khía cạnh về hoạt động truyền giáo này, vì Chúa Kitô mời
gọi tất cả hãy "đi" mà gặp gỡ những người khác, Người sai chúng ta đi, Người xin
chúng ta hãy đi chuyển để gieo rắc niềm vui của Phúc Âm! Một lần nữa chúng ta
hãy tự vấn xem chúng ta có phải là thành phần thừa sai bằng lời nói của chúng
ta, nhất là bằng đời sống Kitô hữu của chúng ta, bằng chứng từ của chúng ta hay
chăng? Hoặc chúng ta là thành phần Kitô hữu khép kín trong lòng mình và trong
giáo hội của mình, là 'những kitô hữu phòng thánh'? Các Kitô hữu chỉ bằng lời
nói nhưng phải chăng lại sống như dân vô đạo? Chúng ta cần phải tự vấn những câu
hỏi không phải là những gì khiển trách này. Tôi cũng tự hỏi như vậy: Tôi là một
Kitô hữu ra sao, có bằng chứng từ thực sự hay chăng?
Giáo Hội có gốc gác của mình nơi giáo huấn của các Vị Tông Đồ, thành phần chứng
nhân đích thực của Chúa Kitô, thế nhưng Giáo Hội luôn nhìn về tương lai, Giáo
Hội ý thức mạnh mẽ về sứ vụ được sai đi - được Chúa Giêsu sai đi - của một nhà
truyền giáo, loan báo danh thánh của Chúa Giêsu bằng lời nguyện cầu, bằng việc
loan báo và bằng việc làm chứng.
Một Giáo Hội khép kín vào bản thân mình và vào quá khứ, một Giáo Hội chỉ lưu ý
tới những thứ qui luật nhỏ nhoi của thói lệ, của thái độ, là một Giáo Hội phản
lại lại căn tính của mình; một Giáo Hội khép kín ngược lại với căn tính của
mình! Vậy thì hôm nay chúng ta hãy tái nhận thức tất cả vẻ đẹp và trách nhiệm
của việc là một Giáo Hội Tông Truyền! Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là một Giáo Hội
tông truyền vì chúng ta cầu nguyện - công việc đầu tiên của chúng ta - và vì
chúng ta loan báo Phúc Âm bằng đời sống của chúng ta cũng như bằng ngôn từ của
chúng ta.
Mô Phạm của Giáo Hội là Mẹ Maria
ĐTC Phanxicô bài Giáo Lý 18 trong Năm Đức Tin
23/10/2013
Tiếp tục các bài giáo lý về Giáo Hội, hôm nay tôi muốn nhìn lên Mẹ Maria như là
hình ảnh và là mô phạm của Giáo Hội. Tôi xin trích lại lời diễn tả của Công Đồng
Chung Vaticanô II. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân viết rằng: "Như Thánh Ambrôsiô đã
dạy, Mẹ Thiên Chúa là hình ảnh của Giáo Hội ở lãnh vực đức tin, đức ái và trọn
vẹn hiệp nhất với Chúa Kitô" (khoản 63).
1- Chúng ta hãy đầu với khía cạnh đầu tiên,
Mẹ Maria là mô phạm của đức tin. Mẹ Maria tiêu biểu như một
mô phạm cho đức tin của Giáo Hội ở chỗ nào? Chúng ta hãy nghĩ về Trinh Nữ Maria,
một người con gái Do Thái đang hết lòng chờ đợi việc cứu chuộc của dân mình. Thế
nhưng, trong tâm can của người con gái Do Thái trẻ trung ấy đã có một bí mật mà
ngay cả chính cô cũng chưa biết, đó là theo dự án yêu thương của Thiên Chúa cô
đã được ấn định làm Mẹ của Đấng Cứu Chuộc. Vào lúc Truyền Tin, vị Sứ Giả của
Thiên Chúa nói cô là "đầy ân phúc" và tỏ cho cô biết ý định ấy. Cô Maria đã trả
lời "xin vâng" và từ lúc ấy đức tin của cô Maria có được một ánh sáng mới, ở
chỗ, đức tin của cô tập trung vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng mặc lấy xác
thịt từ cô và làm trọn các lời hứa hẹn cứu độ. Đức tin của Mẹ Maria là tầm mức
viên trọn đức tin của dân Do Thái, của tất cả cuộc hành trình, và tất cả lộ
trình của dân tộc đang đợi chờ cứu chuộc này được chất chứa ở nơi cô, và chính ở
chỗ này mà cô là mô phạm cho đức tin của Giáo Hội, một Giáo Hội có Chúa Kitô,
hiện thân cho tình yêu vô cùng của Thiên Chúa, là tâm điểm của mình.
Mẹ Maria đã sống đức tin này như thế nào? Mẹ đã sống đức tin ở những gì là đơn
thường của ngàn việc làm thường nhật cùng với những lo lắng như mọi người mẹ,
như lo lương thực, quần áo, chăm sóc nhà cửa.... Chính cuộc sống hằng ngày này
của Đức Mẹ đã trở thành như cái cơ sở cho mối liên hệ đặc thù và cuộc đối thoại
sâu xa đưoọc bộc lộ giữa Mẹ và Thiên Chúa. Tiếng "xin vâng" của Mẹ, một tiếng
xin vâng đã trọn hảo ngay từ đầu, gia tăng cho đến giờ phút Thập Giá. Ở đó, vai
trò mẫu thân của Mẹ đã mở ra để ôm lấy hết mọi người chúng ta, cuộc sống của
chúng ta, để dẫn dắt chúng ta đến với Con của Mẹ. Mẹ Maria đã liên lỉ sống chìm
ngập trong mầu nhiệm Thiên Chúa hóa thân làm người, như là người môn đệ đầu tiên
và hoàn hảo nhất của Người, ở chỗ Mẹ chiêm ngắm hết mọi sự nơi tâm hồn của Mẹ
trong ánh sáng của Thánh Linh, để nhờ đó Mẹ hiểu và sống trọn ý muốn của Thiên
Chúa.
Chúng ta có thể tự vấn xem chúng ta có để cho mình được soi sáng bởi đức tin của
Mẹ Maria là Mẹ của chúng ta hay chăng? Hay chúng ta nghĩ về Mẹ như là một ai đó
xa cách hoàn toàn khác hẳn với chúng ta? Trong những lúc gian nan khốn kó, thử
thách, tối tăm, chúng ta có nhìn lên Mẹ như một mô phạm cho lòng tin tưởng vào
Thiên Chúa, Đấng hằng chỉ muốn sự thiện cho chúng ta? Chúng ta hãy nghĩ về điều
này như sau: có lẽ tốt cho chúng ta khi chúng ta tái nhận thức được rằng Mẹ
Maria là mô phạm và là hình ảnh của Giáo Hội nơi đức tin mà Mẹ có được!
2- Chúng ta sang khía cạnh thứ hai:
Mẹ Maria là mô phạm đức ái. Mẹ Maria là gương mẫu sống động
về tình yêu đối với Giáo Hội ở chỗ nào? Chúng ta hãy nghĩ đến thái độ sẵn sàng
Mẹ đã tỏ ra đối với người chị họ của Mẹ. Trong việc thăm viếng người chị họ này,
Trinh Nữ Maria chẳng những đã cống hiến việc trợ giúp bề ngoài của Mẹ mà còn
cống hiến cả Chúa Giêsu nữa, Đấng bấy giờ đang sống trong bụng dạ của Mẹ. Việc
mang Chúa Giêsu đến ngôi nhà này tức là việc mang đến đấy niềm vui, một niềm vui
trọn vẹn. Bà Elizabeth và ông Zacaria hân hoan trước biến cố thụ thai đường như
bất khả ở tầm tuổi của mình, thế nhưng chính con người trẻ Maria mới là người đã
cống hiến cho họ niềm vui trọn vẹn, một niềm vui xuất phát từ Chúa Giêsu cũng
như từ Thánh Linh, và được thể hiện bởi đức ái nhưng không, bởi việc chia sẻ,
trợ giúp và thông cảm nhau.
Đức Mẹ cũng muốn cống hiến đại tặng ân Giêsu cho chúng ta, cho tất cả chúng ta
nữa; và cùng với người Mẹ cống hiến cho chúng ta tình yêu của Người, bình an của
Người và niềm vui của Người. Về điều này Giáo Hội cũng giống như Mẹ Maria, ở
chỗ, Giáo Hội không phải là một tiệm bán đồ, Giáo Hội không phải là một cơ quan
về nhân bản, Giáo Hội không phải là một tổ chức ngoài chính quyền (NGO - Non
Government Organization). Giáo Hội được sai đến để mang Chúa Kitô và Phúc Âm của
Người cho tất cả mọi người. Giáo Hội không cống hiến chính bản thân mình - dù
nhỏ hay lớn, dù mạnh hay yếu, Giáo Hội cưu mang Chúa Giêsu và cần phải như Mẹ
Maria khi Mẹ đi thăm viếng Bà Elizabeth. Mẹ Maria đã mang gì đến cho bà? Chúa
Giêsu. Giáo Hội mang Chúa Giêsu, Đấng là tâm điểm của Giáo Hội, ôm ẵm Chúa
Giêsu! vậy theo giả thuyết thì nếu Giáo Hội không mang Chúa Giêsu Giáo Hội sẽ là
một Giáo Hội chết. Giáo Hội cần phải mang Chúa Giêsu, mang tình yêu của Chúa
Giêsu, mang đức ái của Chúa Giêsu.
Chúng ta đã nói về Mẹ Maria, về Chúa Giêsu. Còn về chúng ta thì sao? Chúng ta có
là Giáo Hội hay chăng? Chúng ta đã mang tình yêu nào đến cho người khác? Phải
chăng tình yêu của Chúa Giêsu là những gì chia sẻ, là những gì thứ tha, là những
gì hỗ trợ, hay là một thứ tình yêu trôi qua, như thứ rượu quá loãng giống như
nước lã? Nó có phải là một tình yêu mạnh mẽ, hay là một tình yêu yếu hèn đến độ
tùy thuộc vào cảm xúc, đến độ nó tìm cách lấy lại, một tình yêu vụ lợi? Vấn đề
nữa là tình yêu vụ lợi có làm cho Chúa Giêsu hài lòng hay chăng? Không, không
phải, vì tình yêu cần phải cho đi một cách nhưng không, như của Người. Những mối
liên hệ như thế nào ở giáo xứ chúng ta, ở cộng đồng chúng ta? Chúng ta có đối xử
với nhau như anh chị em hay chăng? Hay chúng ta phán xét nhau, chúng ta nói xấu
nhau, chúng ta chỉ chăm sóc cho mảnh vườn riêng của mình? Hay chúng ta có chăm
sóc cho nhau chăng? Đó là những câu hỏi về đức bác ái!
3- Một cách vắn tắt về khía cạnh thứ ba:
Mẹ Maria là mô phạm hiệp nhất với Chúa Kitô. Cuộc sống của
Trinh Nữ Maria là cuộc sống của một người nữ thuộc dân tộc của Mẹ: Mẹ Maria đã
cầu nguyện, Mẹ đã làm việc, Mẹ đã đến hội đường... Thế nhưng mỗi hành động đều
được thi hành trong mối hiệp nhất trọn hảo với Chúa Giêsu. Mối hiệp nhất này đạt
đến tột độ của nó trên Đồi Canvê: ở đó Mẹ Maria đã liên kết với Người Con
bằng cuộc tử đạo của trái tim Mẹ cũng như bằng việc hiến dâng sự sống của Người
lên cho Chúa Cha vì phần rỗi của nhân loại. Đức Mẹ đã thông phần vào nỗi đớn đau
của Người Con và cùng Người chấp nhận ý muốn của Chúa Cha, bằng việc tuân phục
sinh hoa kết trái, mang lại vinh thắng thực sự trên sự dữ và sự chết.
Thực tại mà Mẹ Maria dạy cho chúng ta rất là mỹ lệ đó là luôn luôn hiệp nhất với
Chúa Giêsu. Chúng ta có thể tự vấn xem chúng ta có nhớ đến Chúa Giêsu chỉ khi
nào chúng ta có vấn đề hay chúng ta cần đến Người, hay mối liên hệ của chúng ta
có phải là mối liên hệ liên lỉ, một mối thân hữu sâu xa hay chăng, cho dù có
những lúc mối hiệp nhất này đòi chúng ta phải theo Người trên con đường Thập
Giá?
Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Người, sức mạnh của Người, để
nhờ đó mộ phạm của Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội, được phản ảnh nơi đời sống của
chúng ta cũng như nơi đời sống của hết mọi cộng đồng trong giáo hội. Chớ gì được
như thế!
Các Thánh cùng thông công
ĐTC Phanxicô bài Giáo Lý 19 trong Năm Đức Tin
30/10/2013
Hôm nay, tôi muốn nói về mtộ thuưc tại rất đẹp của đức tin chúng ta, tức là mầu
nhiệm "Các Thánh cùng thông công". Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã nhắc
nhở chúng ta rằng lời diễn tả này bao gồm 2 thực tại đó là việc thông công nơi
những điều thánh và việc thông công giữa các người thánh (khoản 948). Tôi sẽ chú
trọng đến ý nghĩa thứ hai: nó là một trong những sự thật an ủi nhất nơi đức tin
của chúng ta, vì nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không đơn côi một mình mà là
mối hiệp thông sự sống giữa tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô. Nó là một mối
hiệp thông được xuất phát từ đức tin; thật vậy, chữ "Thánh" ám chỉ đến những ai
tin vào Chúa Giêsu và được tháp nhập với Người nơi Giáo Hội qua Phép Rửa. Bởi
thế, các Kitô hữu tiên khởi cũng đã được gọi là "Các Thánh" (cf Acts 9:13.32.41;
Rm 8:27; 1Cor 6:1).
Phúc Âm của Thánh Ký Gioan đã chứng thực rằng trước cuộc Khổ Nạn của mình, Chúa
Giêsu đã cầu nguyện cùng Cha cho mối hiệp thông giữa các môn đệ bằng những lời
như sau: "Để họ tất cả được nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha,
hầu họ được nên một trong Chúng Ta, nhờ đó thế gian tin rằng Cha đã sai Con"
(17:21). Nơi sự thật sâu xa nhất của mình thì Giáo Hội sự hiệp thông với Thiên
Chúa, là mối thân tình với Thiên Chúa, là cuộc hiệp thông yêu đương với Chúa
Kitô và với Chúa Cha trong Thánh Linh, một cuộc hiệp thông được nối dài nơi mối
hiệp thông huynh đệ. Mối liên hệ này giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha là "nền tảng"
cho mối liên kết giữa Kitô hữu chúng ta: nếu chúng ta được gắn chặt vào "nền
tảng" này, vào lò lửa yêu thương bừng nóng là Ba Ngôi này, thì chúng ta thực sự
có thể trở nên một tâm hồn và một tinh thần giữa chúng ta, vì tình yêu của Thiên
Chúa thanh tẩy cái tôi của chúng ta, thành kiến của chúng ta, những chia rẽ
trong ngoài của chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa thanh tẩy cả tội lỗi của chúng
ta nữa.
Nếu có được cái nền tảng này nơi nguồn Tình Yêu là Thiên Chúa thì việc di động
hỗ tương cũng được chứng thực: từ anh chị em đến Thiên Chúa; cảm nghiệm của mối
hiệp thông huynh đệ dẫn tôi đến mối hiệp thông với Thiên Chúa. Việc liên kết
giữa chúng ta với nhau mang chúng ta đến chỗ được hiệp nhất với Thiên Chúa, nó
mang chúng ta đến mối liên kết này với Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Đây là
khía cạnh thứ hai của mối thông công giữa các Thánh tôi muốn nhấn mạnh: đức tin
của chúng ta cần đến sự hỗ trợ của người khác, nhất là trong những lúc khó khăn
khốn khó. Nếu chúng ta liên kết thì đức tin trở nên mạnh mẽ. Tuyệt vời thay việc
nâng đỡ nhau trong cuộc thám hiểm tuyệt vời của đức tin! Tôi nói như vậy là
vì khuynh hướng muốn khép kín bản thân mình lại đã ảnh hưởng đến cả lãnh vực đạo
giáo, nhờ đó có nhiều lần cần phải cố gắng để xin được trợ giúp thiêng liêng từ
những ai có cùng cảm nghiệm Kitô hữu với chúng ta. Ai trong chúng ta - hết mọi
người, hết mọi người - lại không cảm thấy thiếu an toàn hay sao, đã không cảm
thấy lạc lõng và thậm chí nghi ngờ trong cuộc hành trình đức tin hay sao? Tất cả
chúng ta đều cảm nghiệm thấy điều ấy, ngay cả chính bản thân tôi đây: đó là
những gì thuộc về cuộc hành trình của đức tin, nó thuộc về đời sống của chúng
ta. Tất cả những sự ấy không được làm cho chúng ta bỡ ngỡ lạ lùng, vì chúng ta
đều là con người, đầy những yếu hèn và hạn hẹp; tất cả chúng ta đều mỏng dòn,
tất cả chúng ta đều hạn hữu. Tuy nhiên, nơi những lúc khó khăn khốn khó ấy cần
phải tin tưởng vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa bằng việc cầu nguyện thơ thảo, và
đồng thời, cần phải tỏ ra can đảm và khiêm nhượng cởi mở với người khác để xin
cứu trợ, để xin giúp đỡ. Bao nhiêu lần chúng ta đã làm như thế nhờ đó chúng ta
đã có thể thoát khỏi một trục trặc nào đó và lại thấy được Thiên Chúa. Trong mối
hiệp thông này - hiệp thông nghĩa là 'common-union - hiệp nhất chung' - chúng ta
là một đại gia đình, tất cả chúng ta, nơi tất cả mọi yếu tố trợ giúp nhau và
nâng đỡ nhau.
Giờ đây chúng ta sang một khía cạnh khác, đó là mối hiệp thông các Thánh còn
vượt ra ngoài cuộc sống trần gian này nữa, nó vượt lằn mức sự chết và kéo dài
đến muôn đời. Mối hiệp nhất giữa chúng ta ấy vượt ra ngoài dời này và tiếp tục
cả ở đời sau; nó là một mối hiệp nhất thiêng liêng xuất phát từ Phép Rửa klhông
bị chấm dứt bởi sự chết mà nhờ cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô hướng đến tầm vóc
viên trọn của mình ở sự sống trường sinh. Có một mối liên kết sâu xa bất khả
chia lìa giữa tất cả những ai vẫn còn đang lữ hành trên thế gian này - giữa
chúng ta đây - với những ai đã băng qua ngưỡng cửa sự chết mà vào cõi vĩnh hằng.
Tất cả thành phần lãnh nhận phép rửa ở dưới thế này, các linh hồn ở trong Luyện
Ngục và tất cả mọi Chân Phúc đang ở trên Thiên Đàng làm nên môt đại gia đình duy
nhất. Mối hiệp thông giữa đất và Trời này được thể hiện nhất là bằng lời nguyện
chuyển cầu.
Các bạn thân mến, chúng ta có được cái đẹp ấy! Nó là thực tại của chúng ta, của
tất cả mọi người, nó làm cho chúng ta thành anh chị em với nhau, nó hộ tống
chúng ta trên đường đời và làm cho chúng ta thấy được nhau trên trời. Chúng ta
hãy theo con đường này một cách trung thành, một cách hân hoan. Kitô hữu cần
phải vui vẻ, bằng niềm vui có được rất nhiều anh chị em đã lãnh nhận phép rửa
cùng tiến bước với mình; niềm vui được nâng đỡ bởi sự trợ giúp của anh chị
em đang cùng hành trình về trời; và niềm vui được trợ giúp bởi anh chị em đang ở
trên trời cầu chúng Chúa cho chúng ta. Chúng ta hãy hân hoan tiến lên trên
con đường này!
Cùng
Thông Công Các Sự Thánh
ĐTC Phanxicô bài Giáo Lý 20 trong Năm Đức Tin
6/11/2013
Thứ Tư vừa qua tôi đã nói về vấn đề các thánh cùng thông công, một vấn đề được
hiểu như là mối hiệp thông giữa những con người thánh hảo, tức là giữa thành
phần tín hữu chúng ta. Hôm nay tôi muốn chia sẻ thêm về một khía cạnh khác của
thực tại này: Anh chị em nhớ rằng có hai khía cạnh: khía cạnh hiệp thông, hiệp
nhất giữa chúng ta với nhau, và khía cạnh khác là mối hiệp thông về các sự
thánh, về
các sự thiêng liêng. Hai khía cạnh này liên hệ mật thiết với nhau,
thật vậy, mối hiệp thông giữa thành phần Kitô hữu gia tăng nhờ việc tham phần
vào các sự thiêng liêng. Chúng ta đặc biệt nói đến các Bí Tích, các đặc sủng
và đức bác ái (xem Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, các khoản 949-953).
Chúng ta gia tăng trong mối hiệp nhất, trong mối hiệp thông, nhờ các phép bí
tích, các đặc sủng nơi từng người nhận được từ Thánh Linh cũng như nhờ đức
bác ái.
Trước hết, mối hiệp thông nơi các phép bí tích. Các bí tích thể hiện và
mang lại mối hiệp thông hiệu năng và sâu xa giữa chúng ta, vì nơi các phép bí
tích này, chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô Cứu Thế, và qua Người, chúng ta gặp gỡ anh
chị em chúng ta nơi đức tin. Các bí tích không phải là những hình thức, không
phải là những nghi thức, mà là quyền lực của Chúa Kitô; chính Chúa Giêsu Kitô
hiện diện nơi các bí tích. Khi chúng ta cử hành Thánh Thể là lúc chính Chúa
Giêsu sống động qui tụ chúng ta lại với nhau, làm cho chúng ta thành một cộng
đồng, và làm cho chúng ta tôn thờ Chúa Cha. Thật vậy, mỗi một người trong chúng
ta, nhờ bí tích thanh tẩy, thêm sức và Thánh Thể, được liên hợp với Chúa Kitô và
hiệp nhất với toàn thể cộng đồng tín hữu. Bởi thế, nếu một mặt chính Giáo Hội
"thực hiện" các bí tích thì mặt khác các bí tích "thực hiện" Giáo Hội, xây dựng
Giáo Hội, bằng việc sản sinh con cái mới, gia tăng con cái cho Dân Thánh của
Thiên Chúa, củng cố vai trò làm phần thể của họ.
Hết mọi cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô nơi các bí tích đều cống hiến cho chúng ta ơn
cứu độ, đều mời gọi chúng ta "đi" thông đạt cho người khác một ơn cứu độ chúng
ta đã thấy được, đã chạm tới, đã gặp gỡ, đã nhận lãnh, và là một ơn cứu độ thực
sự là khả tín vì nó là tình yêu. Như thế, các bí tích thúc đẩy chúng ta trở
thành những thừa sai, và việc dấn thân làm tông đồ mang Phúc Âm đến cho hết mọi
cảnh ngộ, cũng như nơi những cảnh huống hận thù hơn nữa, là những gì tạo nên hoa
trái chân thực nhất của một đời sống siêng năng lãnh nhận bí tích, vì nó tham
phần vào việc khởi động cứu độ của thiên Chúa, Đấng muốn ban ơn cứu độ cho tất
cả mọi người. Ân sủng của các bí tích nuôi dưỡng trong chúng ta một đức tin mạnh
mẽ và hân hoan, một đức tin có thể bàng hoàng trước "các kỳ công" của Thiên Chúa
và có thể chống lại các thứ ngẫu tượng của thế gian. Vì vậy mà cần phải Hiệp Lễ,
cần phải cho con em rửa tội sớm, cần phải cho chúng lãnh nhận bí tích thêm sức,
vì các bí tích này là sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong chúng ta, một sự
hiện diện trợ giúp chúng ta. Vấn đề cần thiết ở đây là khi chúng ta cảm thấy
mình là thành phần tội nhân thì hãy đến với bí tích hòa giải. Có người nói rằng:
'Nhưng tôi cảm thấy lo sợ, vì vị linh mục sẽ hành hạ tôi'. Không đâu, vị linh
mục không hành hạ anh chị em đâu. Anh chị em có biết ai anh chị em sẽ gặp gỡ nơi
bí tích hòa giải không? Anh chị em sẽ gặp gỡ Chúa Giêsu là Đấng tha thứ cho anh
chị em! Chính Chúa Giêsu là Đấng đang đợi chờ anh chị em ở đó; và đây là một bí
tích làm cho toàn thể Giáo Hội tăng trưởng.
Khía cạnh thứ hai của mối hiệp thông về các sự thánh đó là khía cạnh hiệp
thông về các đặc sủng. Thánh Linh phân phát cho tín hữu dồi dào các tặng ân
thiêng liêng và ân sủng; kho tàng "có thể nói là "kỳ lạ" các tặng ân của Thánh
Linh này là để xây dựng Giáo Hội. Các đặc sủng - một từ ngữ hơi khó hiểu - là
những tặng ân do Thánh Linh ban cho chúng ta, như các thứ năng lực, các thứ khả
năng... Các thứ tặng ân được ban cho họ không phải để giấu kín mà là để chia sẻ
với người khác. Những tặng ân ấy được ban tặng không phải cho lợi ích của một ai
nhận lãnh chúng, mà là cho Dân Chúa. Trái lại, nếu một đặc sủng, một trong những
tặng ân, giúp vào việc củng cố bản thân, chúng ta cần đặt vấn đề về tính chất
chân thực của nó hay về phản ảnh trung thực của nó. Các đặc sủng là những ân
sủng đặc biệt được ban cho một số ngưòi nào đó để làm lợi cho nhiều người khác.
Chúng là những thái độ, những cảm hứng và là những thúc động nội tâm, xuất
phát ở lương tâm và nơi kinh nghiệm của những con người đặc biệt, thành phần
được kêu gọi để phục vụ cộng đồng. Những tặng ân thiêng liêng này đặc biệt là để
giúp cho Giáo Hội thăng tiến về thánh thiện cũng như về sứ vụ của mình. Tất cả
chúng ta được kêu gọi để trân trọng chúng nơi bản thân mình cũng như nơi người
khác, để lãnh nhận chúng như là những kích tố hữu dụng cho sự hiện diện và công
cuộc sản sinh của Giáo Hội. Thánh Phaolô đã cảnh giác rằng: "Đừng dập tắt Thần
Linh" (1Thes 5:19). Chúng ta đừng dập tắt vị Thần Linh là Đấng ban cho chúng ta
những tặng ân ấy, những năng lực ấy, những nhân đức tuyệt vời làm cho Giáo Hội
tăng trưởng ấy.
Thái độ của chúng ta ra sao trước những tặng ân này của Thánh Linh? Chúng ta có
nhận thức là Thần Linh của Thiên Chúa tự ý ban chúng cho những ai Ngài muốn hay
chăng? Chúng ta có coi chúng như là một thứ trợ giúp thiêng liêng, nhờ đó Chúa
bảo trì đức tin của chúng ta và củng cố sứ vụ của chúng ta trên thế giới này hay
chăng?
Giờ đây chúng ta sang đến khía cạnh thứ ba của mối hiệp thông về các sự thánh,
đó là
mối hiệp thông về bác ái, mối hiệp nhất giữa chúng ta dưới ảnh hưởng
của bác ái và yêu thương. Khi thấy thành phần Kitô hữu tiên khởi, dân ngoại đã
nói rằng: họ yêu thương nhau biết bao, họ mong muốn cho nhau điều thiện hảo biết
bao. Đó là đức ái, là tình yêu của Thiên Chúa được Thánh Linh đổ vào lòng của
chúng ta. Các đặc sủng là những gì quan trọng trong đời sống của Kitô giáo, thế
nhưng cúng bao giờ cũng nhắm đến chỗ gia tăng về đức ái, về yêu thương, yếu tố
được Thánh Phaolô đặt trên cả các đặc sủng (cf. 1Cor. 13:1-13). Thật vậy, không
có tình yêu, thì cho dù những tặng ân phi thường nhất cũng chỉ là hư không;
Người này chữa lành dân chúng, có phẩm chất này, có nhân đức kia... mà họ có yêu
thương và bác ái trong lòng của họ hay chăng? Nếu có thì tốt, bằng không thì
chẳng ích gì cho Giáo Hội. Không có yêu thương thì tất cả những tặng ân và đặc
sủng ấy chẳng giúp gì cho Giáo Hội, vì ở đâu thiếu yêu thương thì ở đấy là một
cái trống rỗng đầy cái tôi. Vậy tôi tự hỏi mình xem tất cả chúng ta có vị kỷ hay
chăng? Chúng ta có sống trong hiệp thông và an bình hay chăng? Chúng ta không
thể; bới vậy tình yêu, yếu tố hiệp nhất, mới là những gì cần thiết. Một cử chỉ
nhỏ mọn nhất của tình yêu cũng gây ra những tác dụng tốt lành cho tất cả mọi
người! Thế nên, việc sống hiệp nhất trong Giáo Hội và trong mối hiệp thông đức
ái nghĩa là đừng tìm kiếm tư lợi của mình, mà là chia vui sẻ buồn với anh chị em
của mình (cf 1Cor 12:26), sẵn sàng gánh vác gánh nặng của những ai yếu kém hơn
và nghèo khổ hơn. Tính chất đoàn kết huynh đệ này không phải là một thứ đánh
bóng mầu mè, một kiểu nói vậy thôi, mà là một yếu tố nguyên vẹn của mối hiệp
thông giữa Kitô hữu với nhau. Nếu chúng ta sống nó thì chúng ta là một dấu hiệu
trên thế giới này, là 'một bí tích' yêu thương của Thiên Chúa. Chúng ta là thế
cho nhau và chúng ta là thế cho tất cả mọi người! Nó không phải là một việc bác
ái nho nhỏ chúng ta có thể cống hiến cho nhau mà là một cái gì đó sâu xa hơn: nó
là một mối hiệp thông giúp cho chúng ta có thể thông cảm với niềm vui nỗi buồn
của người khác và chân tình biến chúng thành của chúng ta.
Thường chúng ta rất khô khan, nguội lạnh, tách biệt, và thay vì truyền đạt tình
huynh đệ thì lại là những tính khí bệnh hoạn, lạnh lùng, vị kỷ. Với tính khí
bệnh hoạn, lạnh lùng, vị kỷ này chúng ta không thể làm cho Giáo Hội tăng trưởng;
Giáo Hội chỉ tăng trưởng theo tình yêu xuất phát từ Thánh Linh. Chúa mời gọi
chúng ta hãy mở lòng mình ra cho mối hiệp thông với Ngài, nơi các bí tích, nơi
các đặc sủng cũng như nơi đức ái, để sống ơn gọi Kitô hữu của chúng ta một cách
xứng đáng!
Giờ đây, xin cho phép tôi được yêu cầu anh chị em thực hiện một tác động bác ái:
hãy an tâm đi, không phải là một việc quyên góp đâu! Trước khi đến Quảng Trường
này tôi đã đến gặp bé gái một tuổi rưỡi đang bị bệnh nặng. Cha mẹ của bé cầu
nguyện và xin Chúa ban cho đứa con xinh đẹp này được khỏe mạnh. Tên của bé là
Noemi. Em nhỏ đáng thương này đã mỉm cười! Chúng ta hãy thực hiện một tác động
yêu thương. Chúng ta không biết bé, nhưng bé là một em nhỏ được rửa tội, bé là
một người trong chúng ta, bé là một Kitô hữu. Chúng ta hãy thực hiện một tác
động yêu thương với bé và trong thinh lặng chúng ta hãy xin Chúa giúp bé trong
lúc này và ban cho bé được khỏe mạnh. Thinh lặng giây lát xong chúng ta sẽ cầu
Kinh Kính Mừng. Nào bây giờ chúng ta cùng nhau cầu cùng Đức Mẹ cho sức khỏe của
bé Noemi nhé.
Kính Mừng ... Cám ơn anh chị em về tác động bác ái này.
Tôi tin có một phép rửa để tha tội
ĐTC Phanxicô bài Giáo Lý 21 trong Năm Đức Tin
13/11/2013
Trong Kinh Tin Kính, qua đó, mỗi Chúa Nhật, chúng ta tuyên xưng đức tin của
chúng ta, chúng ta khẳng định rằng: "Tôi tin có một phép rửa để tha tội". Chỉ
nguyên có một Bí Tích được minh nhiên nói đến trong Kinh Tin Kính thôi. Thật
vậy, Phép Rửa là "cửa ngõ" của đức tin và của đời sống Kitô hữu. Chúa Giêsu Phục
Sinh đã để lại cho các Tông Đồ công việc này, đó là "Các con hãy đi khắp thế
gian mà rao giảng Phúc Âm cho tất cả mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa sẽ
được cứu độ" (Mk 16:15-16). Sứ vụ của Giáo Hội là truyền bá phúc âm hóa và tha
thứ tội lỗi bằng bí tích rửa tội. Thế nhưng chúng ta hãy trở về với lời lẽ của
Kinh Tin Kính. Lời bày tỏ này có thể được chia ra làm 3 vấn đề như sau: "tôi
tin", "có một phép rửa", "để tha tội".
"Tôi tin". Điều này có nghĩa là gì? Nó là một từ ngữ long trọng cho thấy tầm vóc
rất quan trọng của đối tượng đó là Phép Rửa. Thật vậy, bằng việc tuyên xưng
những lời lẽ ấy, chúng ta khẳng định căn tính thực sự của chúng ta là con cái
của Thiên Chúa. Ở một nghĩa nào đó, Phép Rửa là một thứ thẻ căn cước của con cái
Thiên Chúa, là một tờ giấy khai sinh của họ, là một tờ giấy khai sinh của Giáo
Hội. Tất cả anh chị em đều biết được ngày anh chị em được sinh ra và cử hành
ngày sinh nhật của mình, đúng không? Tất cả chúng ta đều mừng ngày sinh nhật của
chúng ta. Tôi sẽ hỏi anh chị em một câu mà tôi đã hỏi trước đây, thế nhưng tôi
sẽ hỏi lại một lần nữa: Ai trong anh chị em nhớ được ngày rửa tội của mình? Xin
giơ tay lên: rất ít (tôi không hỏi các vị giám mục kẻo làm cho các vị cảm thấy
lúng túng...). Thế nhưng, chúng ta hãy làm một điều gì đó, ở chỗ, hôm nay, khi
anh chị em về nhà, hãy hỏi ngày rửa tội của anh chị em là ngày nào, hãy tìm kiếm
xem, vì đó là ngày sinh thứ hai của anh chị em. Ngày sinh nhật thứ nhất là khi
anh chị em được sinh vào đời và ngày sinh nhật thứ hai là khi anh chị em được
sinh vào Giáo Hội. Anh chị em có làm như thế hay chăng? Bài làm ở nhà của anh
chị em đó là tìm xem ngày anh chị em đưoọc sinh vào Giáo Hội và cám ơn Chúa vì
vào ngày Phép Rửa của anh chị em các cánh cửa của Giáo Hội đã mở ra cho anh chị
em. Đồng thời, Phép Rửa gắn liền với đức tin của chúng ta nơi việc tha tội. Bí
Tích Thống Hối hay Giải Tội thật sự là một "Phép Rửa thứ hai", một phép rửa bao
giờ cũng liên quan đến phép rửa lần đầu để củng cố và canh tân nó. Theo ý nghĩa
đó ngày Rửa Tội của chúng ta là khởi điểm cho một cuộc hành trình hoán cải kéo
dài suốt cuộc đời của chúng ta và tiếp tục được bảo toàn bởi Bí Tích Thống Hối.
Hãy nghĩ như thế này, khi chúng ta đi xưng thú những yếu hèn của chúng ta, tội
lỗi của chúng ta, là chúng ta xin Chúa Giêsu tha thứ, nhưng chúng ta cũng làm
mới lại Phép Rửa của chúng ta nữa nhữ ơn thứ tha ấy. Đó là một điều tuyệt vời,
nó như thể cử hành ngày Rửa Tội của anh chị em nơi mỗi lần Xưng Tội vậy. Bởi
thế, Xứng Tội không phải là bị ngồi ở trong một căn phòng tra tấn, mà là một thứ
lễ hội. Xưng tội dành cho thành phần lãnh nhận phép rửa! Để giữ cho thanh sạch
tấm áo trắng phẩm giá Kitô hữu của chúng ta!
Yếu tố thứ hai: "có một Phép Rửa". Lời diễn tả này nhắc nhở lời của Thánh
Phaolô: "chỉ có một Chúa, một đức tin, một Phép Rửa" (Eph 4:5). Chữ "phép rửa'
nghĩa đen là "chìm đắm", thật vậy, Bí Tích này tạo nên một cuộc chìm đắm thiêng
liêng thực sự vào cái chết của Chúa Kitô, nhờ đó chúng ta được phục sinh với
Người như là những tạo vật mới (cf. Rm 6:4). Đó là một cuộc thanh tẩy tái sinh
và chiếu sáng. Tái sinh vì nó mang lại cuộc hạ sinh bởi nước và Thần Linh mà nếu
không nhờ hai yếu tố này không ai có thể vào Nước Trời (cf Jn 3:5). Chiếu sáng
là vì, nhờ Phép Rửa, con người được tràn đầy ân sủng của Chúa Kitô là "ánh sáng
thật chiếu soi hết mọi người" (Jn 1:9) và làm tan biến đi bóng tối tăm tội lỗi.
Vì lý do này mà trong nghi thức Rửa Tội cha mẹ mới được trao cho một cây nến
sáng, ám chỉ việc chiếu sáng này; Phép Rửa chiếu sáng chúng ta từ bên trong với
ánh sáng của Chúa Giêsu. Nhờ tặng ân này, thành phần lãnh nhận phép rửa được kêu
gọi trở nên "ánh sáng" - ánh sáng của đức tin mà họ đã lãnh nhận cho anh chị em
của mình, nhất là cho những ai ở trong tăm tối và không nhận được những tia ánh
sáng ở chân trời của đời họ.
Chúng ta hãy từ hỏi mình xem phải chăng Phép Rửa là một biến cố thuộc về quá
khứ, bị cô lập vào một ngày duy nhất mà anh chị em hôm nay sẽ tìm kiếm xem là
ngày nào, hay là một thực tại sống động, liến quan đến hiện tại của tôi trong
hết mọi lúc của cuộc đời? Anh chị em có cảm thấy mạnh mẽ nơi sức mạnh được
Chúa Kitô ban cho anh chị em nơi cái chết và Phúc Sinh của Người hay chăng? Anh
chị em có cảm thấy được chiếu sáng bởi ánh sáng xuất phát từ Chúa Kitô hay
chăng? Anh chị em có là một con người nam nữ của ánh sáng hay chăng? Hay anh chị
em là một con người tăm tối, không có ánh sáng của Chúa Giêsu? Anh chị em cần
phải nhận lấy ân sủng Rửa Tội, vì đó là một tặng ân, và trở thành ánh sáng cho
tất cả mọi người!
Sau hết là một liên quan ngắn ngủi tới yếu tố thứ ba: "để tha tội". tất cả mọi
tội lỗi đều được tha thứ nơi Bí Tích Rửa Tội, nguyên tội và tất cả mọi tư tội,
cùng với tất cả mọi hình phạt vì tội lỗi. Nhờ Phép Rửa mới có được tình
trạng mới mẻ hiệu năng của sự sống không bị đè nén bởi gánh nặng của một quá khứ
tiêu cực mà bấy giờ cảm thấy được lại cái vẻ đẹp và thiện hảo của Nước Trời. Đó
là một cuộc can thiệp quyền năng của tình thương Thiên Chúa trong đời sống của
chúng ta để cứu độ chúng ta. Việc can thiệp cứu độ này không lấy đi khỏi bản
tính nhân loại của chúng ta tình trạng yếu hèn của nó - tất cả chúng ta đều yếu
hèn và tất cả chúng ta đều là những tội nhân -; và nó cũng không lấy đi cái
trách nhiệm xin ơn tha thứ mỗi khi chúng ta lầm lỗi! Tôi không thể rửa tội thêm
các lần khác, thế nhưng tôi có thể tự xưng thú và canh tân ân sủng của Phép Rửa.
Như thể tôi được lãnh nhận Phép Rửa lần thứ hai. Chúa Giêsu qua tốt lành và
Người không bao giờ thôi tha thứ cho chúng ta. Ngay cả khi cánh cửa được Phép
Rửa mở ra cho chúng ta tiến vào Giáo Hội bị đóng lại một chút do nỗi yếu hèn của
chúng ta và các tội lỗi của chúng ta, thì Bí Tích Giải Tội lại tái mở nó ra, vì
bí tích này như là Phép Rửa thứ hai tha thứ cho tất cả chúng ta và chiếu sáng
cho chúng ta tiến lên theo ánh sáng của Chúa. Chúng ta hãy hân hoan tiến lên, vì
cuộc đời được sống bằng niềm vui của Chúa Giêsu Kitô; và đó là một ân sủng Chúa
ban vậy.
Quyền năng tha tội
ĐTC Phanxicô bài Giáo Lý 22 trong Năm Đức Tin
20/11/2013
Thứ Tư tuần trước tôi đã nói về vấn đề tha thứ tội lỗi đặc biệt liên quan đến
Phép Rửa. Hôm nay, chúng ta tiếp tục với đề tài thứ tha tội lỗi nhưng liên quan
đến cái được gọi là "quyền năng đóng mở" (power of the keys) là một biểu hiệu
thánh kinh về sứ vụ Chúa Giêsu ban cho các Tông Đồ.
Trước hết, chúng ta cần phải nhớ rằng vị đóng vai chính trong vấn đề thứ tha tội
lỗi là Thánh Linh. Trong lần hiện ra đầu tiên với các Tông Đồ ở Nhà Tiệc Ly,
Chúa Giêsu Phục Sinh đã thực hiện cử chỉ thở hơi trên các vị mà nói rằng: 'Các
con hãy lãnh nhận Thánh Linh. Các con tha tội cho ai thì tội lỗi của họ sẽ được
thứ tha; các con cầm tội ai thì tội của họ bị cầm lại' (Gioan 20:22-23). Chúa
Giêsu, vị đã biến hình nơi thân xác của Người, bấy giờ trở thành một con người
mới để cống hiến các hoa trái vượt qua, hoa trái từ cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của
Người: Những tặng ân này là gì? Bình an, hoan lạc, thứ tha tội lỗi, sứ vụ, thế
nhưng trên hết Người ban Thánh Linh là nguồn mạch của tất cả các tặng ân ấy. Hơi
thở của Chúa Giêsu, được kèm theo bởi những lời lẽ Người sử dụng để truyền đạt
Thần Linh, cho thấy việc thông ban sự sống, một sự sống mới được tái sinh nhờ ơn
tha thứ.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện cử chỉ thở hơi và thông ban Thần Linh, Chúa Giêsu
đã tỏ ra cho thấy các thương tích của Người, nơi đôi tay của Người cũng như ở
cạnh sườn của Người: các thương tích ấy là giá cứu độ của chúng ta. Thánh Linh
mang đến cho chúng ta ơn tha thứ của Thiên Chúa 'ngang qua' các thương tích của
Chúa Giêsu. Người muốn bảo tồn những thương tích này, thậm chí trong lúc Người
đang ở trên Thiên Đàng lúc này đây và tỏ cho Cha Người các thương tích đã cứu độ
chúng ta. Nhờ quyền năng của các thương tích này mà tội lỗi của chúng ta được
thứ tha: đó là cách Chúa Giêsu đã ban sự sống của Người cho chúng ta được bình
an, cho chúng ta được hân hoan, cho chúng ta được ân sủng, cho chúng ta được thứ
tha tội lỗi. Thật là tuyệt vời nhìn vào Chúa Giêsu như thế!
Chúng ta tiến đến yếu tố thứ hai, đó là Chúa Giêsu ban cho các Tông Đồ quyền
năng thứ tha tội lỗi; hơi khó hiểu về vấn đề làm thế nào một con người lại có
thể tha tội, nhưng Chúa Giêsu đã ban cho năng quyền này. Giáo Hội là nơi được
trao cho năng quyền đóng mở, một là tha thứ hay là cầm buộc. Thiên Chúa tha thứ
cho hết mọi người nơi tình thương tối hậu của Ngài, thế nhưng chính Ngài lại
muốn rằng những ai thuộc về Chúa Kitô và thuộc về Giáo Hội của Người cần phải
lãnh nhận ơn tha thứ qua các vị thừa tác viên của Cộng Đồng. Tình thương của
Thiên Chúa vươn đến với tôi qua thừa tác vụ tông đồ, các lỗi lầm của tôi được
thứ tha và niềm hân hoan được ban cho tôi. Như thế Chúa Giêsu cũng kêu gọi chúng
ta hãy sống hòa giải theo chiều kích giáo hội, chiều kích cộng đồng. Điều này
thật là tuyệt vời. Giáo Hội, một Giáo Hội là thánh đồng thời lại cần thống hối,
đồng hành với cuộc hành trình hoán cải của chúng ta suốt cả cuộc đời. Giáo Hội
không phải là chủ nhân ông của năng quyền đóng mở này, Giáo Hội không phải là sở
hữu chủ, mà là phục vụ viên của thừa tác vụ tình thương và cảm thấy hân hoan mỗi
lần Giáo Hội có thể cống hiến tặng ân thần linh ấy.
Có lẽ nhiều người, bởi cá nhân chủ nghĩa và chủ quan chủ nghĩa, không hiểu chiều
kích giáo hội nơi việc thứ tha, và Kitô hữu chúng ta cũng cảm thấy khó chịu bực
tức về điều này nữa. Thật ra Thiên Chúa thứ tha riêng tư cho hết mọi tội nhân
thống hối, thế nhưng, Kitô hữu lại gắn liền với Chúa Kitô và Chúa Kitô lại hiệp
nhất với Giáo Hội. Đối với Kitô hữu chúng ta còn có một tặng ân khác và nó cũng
là một việc dấn thân hơn nữa đó là việc khiêm tốn ngang qua thừa tác vụ của Giáo
Hội. Chúng ta cần phải trân trọng điều này; nó là một tặng ân, một thứ chữa
lành, một thứ bảo vệ và cũng là một thứ an toàn khi được Thiên Chúa thứ tha cho
chúng ta. Tôi đi gặp một người anh em linh mục mà nói: 'Thưa cha, con đã làm
điều này...' Và ngài đáp lại rằng: 'Thế nhưng cha tha tội cho con; Thiên Chúa
thứ tha cho con'. Vào lúc bấy giờ, tôi tin rằng Thiên Chúa đã thứ tha cho toi!
Thật là tuyệt vời, điều này bảo đảm rằng Thiên Chúa bao giờ cũng tha thứ cho
chúng ta, Ngài không thôi tha thứ. Chúng ta không được ngừng nghỉ đến xin ơn tha
thứ. Việc xưng thú tội lỗi của mình có thể làm cho chúng ta ngượng ngùng, thế
nhưng như mẹ của chúng ta và bà của chúng ta có thể nói rằng thà trở nên đỏ
(thẹn thùng) một lần còn hơn là vàng cả ngàn lần. Anh chị em trở nên đỏ một lần
nhưng rồi tội lỗi của chúng ta được thứ tha để rồi tiến bước.
Sau hết, một điểm cuối cùng: vị linh mục là dụng cụ cho việc thứ tha tội lỗi.
Việc tha thứ của Thiên Chúa, một việc được ban cho chúng ta nơi Giáo Hội, được
truyền đạt cho chúng ta qua thừa tác vụ của một người anh em của chúng ta là vị
linh mục; một con người, như chúng ta cũng cần đến tình thương, trở thành dụng
cụ thực sự của tình thương, khi cống hiến cho chúng ta tình yêu vô biên của
Thiên Chúa là Cha... Phải, như tôi đã nói trước đây, Thiên Chúa bao giờ cũng
lắng nghe anh chị em, thế nhưng, nơi Bí Tích Hòa Giải Ngài gửi một người anh em
mang đến cho chúng ta ơn tha thứ, một thứ an tòan của việc thứ tha nhân danh
Giáo Hội.
Việc phục vụ được vị linh mục thực hiện thay cho Thiên Chúa để thứ tha tội lỗi
là những gì rất tế nhị, là một việc phục vụ rất tế nhị, cần cõi lòng của vị linh
mục sống trong an bình; có thế ngài mới không xử tệ với tín hữu mà là hiền lành,
nhân ái và xót thương; có thế ngài mới có thể gieo rắc niềm hy vọng trong các
cõi lòng, và nhất là ngài ý thức rằng người anh em hay chị em đến với Bí Tích
Hòa Giải tìm kiếm ơn tha thứ và họ làm như vậy như rất nhiều người đã đến với
Chúa Giêsu để được chữa lành. Bởi vì linh mục mà không có sẵn tinh thần ấy,
thì, trừ phi ngài cải thiện bản thân mình, ngài không nên ban Bí Tích này. Phải
chăng người tín hữu thống hối có nhiệm vụ ấy? Không! Họ có quyền được thấy nơi
vị các linh mục là những người tôi tớ ban ơn tha thứ của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến, là phần tử của Giáo Hội, chúng ta có nhận thức được tặng ân
chính Thiên Chúa ban cho chúng ta ấy hay chăng? Chúng ta có cảm thấy niềm vui
được chữa lành này hay chăng, được việc chăm sóc từ mẫu của Giáo Hội đối với
chúng ta hay chăng? Chúng ta có tỏ ra cảm nhận được điều này một cách chân tình
và ân cần hay chăng? Chúng ta đừng quên rằng Thiên Chúa không bao giờ thôi tha
thứ cho chúng ta; qua thừa tác vụ của vị linh mục, Ngài ghì lấy chúng ta bằng
một cái ôm mới tái sinh chúng ta và làm cho chúng ta có thể chỗi dậy một lần nữa
đế lại tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta. Bởi vì đó là đời sống của chúng
ta, ở chỗ, tiếp tục chỗi dậy quay về đường ngay nẻo chính. Xin cám ơn anh chị
em.
Chết trong Chúa Kitô
ĐTC
Phanxicô bài Giáo Lý 23 trong Năm Đức Tin
27/11/2013
Xin chào anh chị em buổi sáng và chúc mừng anh chị em vì anh chị em đã can đảm
hiện diện ở quảng trường này giữa thời tiết lạnh lẽo. Thật là đáng khen!
Tôi muốn kết thúc loạt bài giáo lý về "Kinh Tin Kính" đã được thực hiện trong
Năm Đức Tin mới bế mạc hôm Chúa Nhật vừa rồi. Trong bài giáo lý này và tới đây
tôi muốn đề cập tới chủ đề về sự phục sinh của xác thịt, với 2 khía cạnh như
được trình bày trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, tức là khía cạnh chúng ta
chết đi và sống lại trong Chúa kitô. Hôm nay, tôi sẽ dừng lại ở khía cạnh thứ
nhất, đó là khía cạnh "chết đi trong Chúa Kitô".
Trong chúng ta thường có một cách nhìn cái chết một cách sai lầm. Chết là những
gì liên quan đến hết mọi người, và nó khiến chúng ta phải vấn nạn sâu xa, nhất
là khi nó chạm ngay đến chúng ta, hay khi nó đụng đến thành phần nhỏ bé, thành
phần không thể tự vệ một cách khiến chúng ta cảm thấy nó "gai chướng" làm sao
ấy. Tôi vẫn cảm thấy bị nhức nhối trước vấn nạn tại sao trẻ em chịu khổ? Tại sao
trẻ em bị chết? Nếu chết được hiểu như là hết của hết mọi sự thì nó là những gì
kinh hoàng khủng khiếp, và nó biến thành một thứ đe dọa làm tan biết mọi mộng
mơ, hết mọi viễn ảnh, nó làm đổ vỡ hết mọi liên hệ và làm gián đoạn hết mọi bước
đường. Điều ấy xẩy ra khi chúng ta coi đời sống của chúng ta như là một thời
gian được đóng khung giữa hai cực điểm: sinh và tử; khi chúng ta không tin có
một chân trời vượt ngoài cuộc sống hiện tại; khi chúng ta sống như thể không có
Thiên Chúa. Ý nghĩ về sự chết này là những gì tiêu biểu cho tâm tưởng vô thần,
thứ tâm tưởng cho rằng sự hiện hữu như thể ngẫu nhiên gặp được bản thân mình
trên thế giới này và tiến bước về cõi hư không. Thế nhưng, cũng có một thứ vô
thần thực tiễn nữa, thứ vô thần chỉ biết sống cho các tư lợi của mình và các sự
vật trần gian. Nếu chúng ta để cho mình bị chi phối bởi nhãn quan sai lầm về sự
chết như thế thì chúng ta không còn chọn lựa nào khác ngoài chọn lựa che đậy
chết chóc, chối bỏ chết chóc hay coi thường chết chóc để nó không còn khiến
chúng ta lo sợ nữa.
Tuy nhiên, việc giải quyết sai lầm này cũng cho thấy "cõi lòng" của con người,
cho thấy chúng ta đều có ước muốn sống vĩnh hằng, chúng ta đều nhung nhớ về cõi
trường sinh. Vậy thì đâu là ý nghĩa Kitô giáo về sự chết? Khi chúng ta nhìn vào
những giây phút đớn đau nhất của đời sống chúng ta, lúc chúng ta mất đi một
người thân yêu - cha mẹ, một người anh em, một người chị em, một người phối
ngẫu, một người con, một người bạn - chúng ta hãy nhớ rằng, ngay cả trong tai
họa mất mát ấy, ngay cả bị đoạn trường bởi phân ly, thì lòng của chúng ta vẫn
nổi lên niềm xác tín rằng hết mọi sự không thể nào chấm dứt, sự thiện được ban
cho và nhận lãnh không trở thành vô ích. Chúng ta cảm thấy một bản năng mãnh
liệt cho thấy rằng sự sống không kết thúc nơi sự chết.
Niềm khát vọng đối với sự sống này đã tìm thấy được giải đáp thực sự và khả tín
nơi cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu chẳng
những cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng về sự sống sau sự chết, mà còn soi
sáng chính mầu nhiệm sự chết của từng người chúng ta. Nếu chúng ta sống hiệp
nhất với Chúa Giêsu, trung thành với Người, chúng ta có thể đối diện với cuộc
vượt qua của sự chết một cách hy vọng và thanh thản. Thật vậy, Giáo Hội nguyện
cầu rằng: "Khi anh chị em cảm thấy buồn thảm về số phận chắc chắn phải chết thì
anh chị em được an ủi bởi lời hứa bất tử sau này" Đó là lời nguyện cầu tuyệt vời
của Giáo Hội! Con người ta có khuynh hướng sống sao chết vậy. Nếu đời sống của
tôi đã từng là một cuộc hành trình với Chúa, một cuộc hành trình của lòng tin
tưởng vào tình thương vô biên của Ngài, thì tôi sẵn sàng chấp nhận giây phút
cuối đời trong cuộc sống trần gian của tôi như là một tác động phó mình vĩnh
viễn và tin tưởng vào đôi tay đón nhận của Ngài, mong được nhãn tiền chiêm
ngưỡng dung nhan của Chúa. Điều tuyệt vời nhất có thể xẩy ra đó là: nhãn tiền
chiêm ngưỡng dung nhan tuyệt vời của Chúa, thấy Ngài như Ngài là, tuyệt mỹ, sáng
ngời, toàn ái, đầy dịu dàng êm ái. Chúng ta tiến về đích điểm đó là được thấy
Chúa.
Ở chân trời này có lời mời gọi của Chúa Giêsu là hãy luôn sẵn sàng, tỉnh thức,
biết rằng cuộc sống trên trần gian này cũng được ban cho để sửa soạn cho một
cuộc sống khác, cuộc sống với Cha trên trời. Và vì thế mới có một cách thức vững
chắc đó là sửa soạn đàng hoàng để chết, bằng cách sống gắn bó với Chúa Giêsu
bằng nguyện cầu, nơi các Bí Tích cũng như nơi việc thực hành đức ái. Chúng ta
hãy nhớ rằng Người đang hiện diện nơi thành phần yếu hèn nhất và thiếu thốn
nhất. Chính Người đã đồng hóa mình với họ, trong dụ ngôn nổi tiếng về Chung
Thẩm, khi Người nói: "Ta đói các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho Ta
uống, Ta là khách lạ các con đã tiếp đón Ta, Ta trần truồng các con đã cho Ta
mặc, Ta đau yếu các con đã viếng thăm Ta, Ta bị tù ngục các con đã đến với Ta...
Tất cả những gì các con đã làm cho một trong thành phần bé mọn nhất của anh em
Ta là các con đã làm cho chính Ta" (Mt 25:35-36,40). Thế nên, cách chắc chắn đó
là phục hồi lại ý nghĩa của đức ái Kitô giáo và việc chia sẻ huynh đệ, chăm sóc
cho các vết thương về thể lý và tâm thần của tha nhân. Việc đoàn kết chia vui xẻ
buồn là gồm tóm và là điều kiện để lãnh nhận gia nghiệp Nước Trời được dọn sẵn
cho chúng ta. Ai thực hành tình thương thì không sợ chết. Hãy nghĩ kỹ điều này:
ai thực hành tình thương thì không sợ chết! Anh chị em có đồng ý như vậy
chăng? Chúng ta có cùng nhau nói như thế để khỏi bị quên được không? Ai thực
hành tình thương thì không sợ chết. Mà tại sao họ lại không sợ chết chứ? Vì họ
nhìn vào sự chết trước những thương tích của anh chị em và thắng vượt nó bằng
tình yêu của Chúa Giêsu Kitô.
Nếu chúng ta mở cửa đời sống của chúng ta và tâm can của chúng ta cho những
người anh chị em nhỏ mọn nhất thì cho dù là cái chết của chúng ta cũng sẽ trở
thành một cửa ngỏ đưa chúng ta về Trời, về quê hương vinh phúc của chúng ta, nơi
chúng ta đang hướng tới, mong đợi được muôn đời ở với Cha của chúng ta, với Chúa
Giêsu, với Mẹ Maria và các Thánh.
"Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại"
ĐTC Phanxicô bài Giáo Lý 24 trong Năm Đức Tin
4/12/2013
Hôm nay, tôi trở lại một lần nữa với niềm xác tín: "Tôi tin xác loài người ngày
sau sống lại" Đây không phải là một sự thật giản dị và là một điều gì đó hiển
nhiên, vì đang còn chìm ngập trong thế giới này thì không dễ gì hiểu được cái
thực tại tương lai ấy. Tuy nhiên, Phúc Âm soi sáng cho chúng ta thấy rằng: Việc
phục sinh của chúng ta dính liền với Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu; sự kiện
Người đã phục sinh là chứng cớ cho thấy sự hiện hữu của việc phục sinh nơi kẻ
chết. Tôi muốn trình bày một số khía cạnh liên quan đến mối liên hệ giữa Cuộc
Phục Sinh của Chúa Kitô với việc phục sinh của chúng ta. (...)
Trước hết, chính Thánh Kinh cho thấy trọn vẹn đường lối dẫn đến việc phục sinh
của kẻ chết. Nó được bày tỏ như niềm tin vào Vị Thiên Chúa Hóa Công của toàn thể
con người - cả hồn lẫn xác - và như niềm tin vào Vị Thiên Chúa Giải Phóng, Vị
Thiên Chúa trung thành với giao ước cho dân của Ngài. Trong một thị kiến, Tiên
Tri Êzêkiên nhìn thấy những nấm mộ của thành phần quá vãng được tái mở ra và
thấy những khúc xương khô hồi sinh nhờ được truyền vào một thần khí sống động.
Thị kiến này diễn tả niềm hy vọng về tương lai "phục sinh của Dân Yến Duyên -
Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã hoàn trọn mạc khải này, và liên kết niềm tin vào
việc phục sinh với chính bản thân của Người. Người phán: "Tôi là sự sống lại và
là sự sống" (Gioan 11:25). Thật vậy, chính Chúa Giêsu là Đấng vào ngày sau hết
sẽ phục sinh những ai tin vào Người. Chúa Giêsu đã đến giữa chúng ta, Người đã
trở nên một con người như chúng ta trong hết mọi sự ngoại trừ tội lỗi; nhờ đó
Người đưa chúng ta đi theo Người trong cuộc Người hành trình trở về cùng Cha của
Người. Người là Ngôi Lời nhập thể, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta, đã ban
Thánh Linh cho các môn đệ như bảo chứng cho mối trọn vẹn hiệp thông trong Vương
Quốc vinh hiển của Người là nơi chúng ta tỉnh thức đợi chờ. Việc đợi chờ này là
nguồn gốc và là lý do cho niềm hy vọng của chúng ta, một niềm hy vọng được vun
trồng và canh giữ, (...) trở nên ánh sáng soi chiếu lịch sử cá nhân cũng như
cộng đồng của chúng ta, (...). Chúng ta hãy luôn nhớ đến điều ấy: chúng ta là
môn đệ của Đấng đã đến, Đấng đang đến hằng ngày và Đấng sẽ đến vào ngày cùng
tháng tận. Nếu chúng ta tiếp tục hiện tại hóa thực tại này thì chúng ta sẽ ít bị
kiệt sức hơn bởi nhửng thói quen thông lệ hằng ngày, ít bị lệ thuộc hơn
vào những gì là phù du tạm bợ và mau mắn tiến bước hơn nữa với một con tim nhân
hậu trên con đường cứu độ.
Một khía cạnh khác: phục sinh có nghĩa là gì? Phục Sinh (...) sẽ xẩy ra vào ngày
sau hết, vào lúc tận thế, xẩy ra công việc toàn năng của Thiên Chúa, Đấng sẽ
phục hồi sự sống cho thân xác của chúng ta khi tái liên kết nó với linh hồn của
chúng ta, bởi Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu. (...) Cuộc biến đổi này, (...) cuộc
biến hình của thân xác chúng ta ấy đang được sửa soạn ngay ở đời này nhờ mối
liên hệ của chúng ta với Chúa Giêsu trong các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh
Thể. Chúng ta, thành phần ở trên đời này được nuôi dưỡng bằng Mình Thánh và Máu
Thánh của Người sẽ được phục sinh như Người phục sinh, với Người và nhờ Người.
Như Chúa Giêsu đã sống lại nơi cính thân xác của Người, nhưng Người không trở
lại với đời sống trần gian thế nào thì chúng ta cũng sẽ sống lại nơi chính thân
xác của chúng ta, thân xác sẽ được biến hình thành thân xác hiển vinh. (...)
Ngay ở đời này chúng ta đã được tham dự vào Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Nếu
quả thực Chúa Giêsu sẽ phục sinh chúng ta vào ngày cùng tháng tận thì, ở một
khía cạnh nào đó, chúng ta cũng đã thực sự được phục sinh với Người. (...) Thật
vậy, nhờ Phép Rửa, chúng ta được tháp nhập vào Cuộc Tử Nạn và Phục sinh của Chúa
Kitô và chúng ta được dự phần vào sự sống mới (...). Bởi thế, trong khi chờ đợi
ngày cùng tháng tận này, chúng ta đang chất chứa trong mình chúng ta hạt giống
phục sinh, như một thứ tiên hưởng của việc trọn vẹn phục sinh chúng ta sẽ được
thừa hưởng. Vì lý do ấy, thân xác của từng người chúng ta là một âm vang của cõi
vĩnh hằng, thế nên nó bao giờ cũng cần phải được tôn trọng; và nhất là sự sống
của những ai chịu khổ đau cần phải được trân trọng và yêu thương, nhờ đó họ cảm
thấy gần gũi với Nước Thiên Chúa, gần gũi với thân phận được sống đời đời là
những gì chúng ta đang bước tới. (...)
ĐTC
Phanxicô bài Giáo Lý 25 trong Năm Đức Tin
11/12/2013
Hôm nay, tôi bắt đầu loạt bài giáo lý vừa rồi về việc chúng ta tuyên xưng khi
khẳng định rằng: "Tôi tin hằng sống vậy". Tôi sẽ đặc biệt chia sẻ
về vấn đề Chung Thẩm. Tuy nhiên, chúng ta không được sợ, mà hãy nghe Lời Chúa
nói những gì. Về điều này, chúng ta đọc trong Phúc Âm Thánh Mathêu: bấy giờ Chúa
Kitô "sẽ đến trong vinh quang của Người, có tất cả mọi thiên thần ở cùng
người... Tất cả mọi dân nước sẽ qui tụ lại trước nhan của Người, và Người sẽ
phân họ ra như mục tử tách chiên ra khỏi đám dê, chiên thì Người để ở bên phải
còn đám dê thì ở bên phía trái... Rồi chúng sẽ phải chịu hình phạt đời đời, còn
kẻ công chính hưởng sự sống vĩnh cửu" (25:31-33,46). Khi chúng ta nghĩ đến việc
tái giáng của Chúa Kitô và việc Chung Thẩm của Người, một biến cố sẽ tỏ hiện cho
thấy nơi những thành quả tối hậu của nó sự thiện mà mỗi một người đã làm hay
không làm trong đời sống trần gian của họ, thì chúng ta đối diện với một mầu
nhiệm vượt trên chúng ta, một mầu nhiệm chúng ta thậm chí không thể nào tưởng
tượng nổi. Nó là một mầu nhiệm hầu như tự nhiên khơi lên trong chúng ta một cảm
giác sợ hãi có lẽ đến rùng mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta suy nghĩ kỹ lưỡng về
thực tại này thì nó có thể mở rộng cõi lòng của Kitô hữu và trở thành một động
lực mạnh mẽ cho một niềm an ủi và tin tưởng.
Về vấn đề này, chứng từ của các cộng động Kitô giáo tiên khởi lại càng trở thành
những gì phấn khích hơn nữa. Thật vậy, họ thường kèm theo các việc cử hành và
việc nguyện cầu của họ bằng lời than thở
Maranatha, một diễn tả được làm nên bởi hai chữ Aram, tùy theo chúng
được phát ngôn, có thể hiểu như là một thỉnh nguyện: "Lạy Chúa, xin hãy đến!",
hay như là một xác tín được nuôi dưỡng bởi đức tin: "Phải, Chúa đang đến, Chúa
gần kề". Nó là một tiếng than van cho thấy cái tột đỉnh của tất cả Mạc Khải Kitô
giáo, ở phần cuối của việc chiêm ngưỡng tuyệt vời cống hiến cho chúng ta trong
Sách Khải Huyền của Thánh Gioan (xem Khải Huyền 22:20). Trong trường hợp này,
chính Giáo Hội Hôn Thê, nhân danh toàn thể nhân loại và như là những hoa trái
đầu mùa của nhân loại, hướng về Chúa Kitô, vị Hôn Phu của mình, nao nức về giờ
mà Giáo Hội sẽ được Người ôm lấy: cái ôm của Chúa Giêsu, một cái ôm viên mãn sự
sống và viên mãn yêu thương. Đó là cách Chúa Giêsu ôm lấy chúng ta. Nếu chúng ta
nghĩ về vấn đề Phán Xét theo viễn ảnh ấy thì hết mọi nỗi sợ hãi và ngần ngại sẽ
trở thành vô nghĩa và có được một niềm mong đợi cùng với niềm vui sâu xa: thật
vậy, nó sẽ là một giây phút chúng ta sau cùng được phán xét và chờ được mặc lấy
vinh quang của Chúa Kitô, như mặc lấy một thứ hôn phục, và được dẫn đến với tiệc
cưới, hình ảnh của mối hiệp thông trọn vẹn và vĩnh viễn với Thiên Chúa.
Động lực tin tưởng thứ hai được cống hiến cho chúng ta bởi niềm xác tín rằng, ở
vào lúc của cuộc Phán Xét,
chúng ta sẽ không bị lẻ loi một mình. Trong Phúc Âm Thánh Mathêu,
chính Chúa Giêsu đã báo trước ra sao vào ngày cùng tháng tận thành phần theo
Người sẽ chiếm được chỗ của mình trong vinh quang của Người, cùng Người phán xét
(cf Mt 19:28). Bởi thế Thánh Phaolô Tông Đồ khi viết thư cho cộng đồng Côrintô
đã khẳng định rằng: "Anh em không biết rằng các thánh sẽ là thành phần phán xét
thế gian hay sao?... Lại càng hơn thế nữa đối với các vấn đề liên quan đến cuộc
sống này!" (1Cor 6:2-3). Dễ thương biết bao khi biết được rằng trong hoàn cảnh
khó khăn, thì cùng với Chúa Kitô là Đấng An Ủi của chúng ta, Đấng Biện Hộ của
chúng ta nơi Cha (cf 1Gioan 2:1), chúng ta sẽ có thể tin tưởng vào việc chuyển
cầu và niềm thương mến của nhiều anh chị em lão thành của chúng ta đã ra đi
trước chúng ta trên con đường đức tin, thành phần đã cống hiến đời sống của họ
cho chúng ta và tiếp tục yêu thương chúng ta một cách khôn tả! Các thánh nhân đã
sống trước nhan Thiên Chúa, trong ánh quang rạng ngời của vinh hiển Ngài, đang
cầu cho chúng ta là thành phần còn sống trên trái đất này. Niềm tin tưởng này
dậy lên trong cõi lòng của chúng ta thật là an ủi biết báo! Giáo Hội thật sự là
một Người Mẹ, và là một Người Mẹ, Giáo Hội tìm kiếm sự thiện của con cái mình,
nhất là những ai xa cách nhất và đau thương nhất, để họ cũng sẽ đạt đến tầm vóc
viên mãn nơi thân xác hiển vinh của Chúa Kitô cùng với tất cả mọi phần thể của
thân thể này.
Một gợi ý nữa được cống hiến cho chúng ta ở Phúc Âm Thánh Gioan, vị đã minh
nhiên khẳng định rằng "Thiên Chúa đã sai Người Con đến thế gian không phải để
luận phạt thế gian mà là nhờ Người thế gian được cứu độ. Ai tin vào Người thì
không bị luận phạt; ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì họ không tin vào
danh của Người Con duy nhất của Thiên Chúa" (3:17-18). Bởi vậy, điều này có
nghĩa là việc chung thẩm là những gì
đang được tiền hành rồi vậy, nó bắt đầu lúc này đây trong cuộc sống
của chúng ta. Việc phán xét này được công bố ở từng giây phút trong cuộc đời của
chúng ta, như là một thứ kiểm xét về việc chấp nhận của chúng ta đối với đức tin
cứu độ đang hiện hữu và hoạt động trong Chúa Kitô, hay về sự hoài nghi ngờ vực
của chúng ta ở chỗ đi đến chỗ khép kín bản thân mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta
khép kín bản thân mình trước tình yêu của Chúa Giêsu thì chính chúng ta tự luận
phạt chúng ta. Việc cứu độ là việc cởi mở bản thân mình cho Chúa Giêsu, Đấng cứu
chúng ta; nếu chúng ta là tội nhân - và tất cả chúng ta đều như vậy - chúng ta
hãy xin Người tha thứ cho chúng ta, và nếu chúng ta đến với Người bằng ước muốn
sống tốt lành thì Người sẽ tha thứ cho chúng ta. Thế nhưng, để được như thế
chúng ta cần phải cởi mở bản thân mình cho tình yêu của Chúa Giêsu là những gì
mãnh liệt hơn tất cả những gì khác. Tình yêu của Chúa Giêsu cao cả, tình yêu của
Chúa Giêsu nhân hậu, tình yêu của Chúa Giêsu thứ tha; thế nhưng người ta cần
phải cởi mở bản thân mình, và việc cởi mở bản thân mình nghĩa là thống hối, là
cáo giác về những gì không tốt đã làm. Chúa Giêsu đã hiến bản thân mình và tiếp
tục hiến mình cho chúng ta, để làm cho chúng ta tràn đầy tình thương và ân sủng
của Cha. Thế nên chính chúng ta, ở một nghĩa nào đó, có thể trở thành quan án
của bản thân mình, luận phạt chúng ta trong việc loại trừ mình khỏi mối hiệp
thông với Thiên Chúa cũng như với anh chị em. Vậy chúng ta đừng chán nản trong
việc canh chừng về những gì chúng ta duy nghĩ và tác hành, mà hãy hướng tới sự
ấm áp và rạng ngời của dung nhan Thiên Chúa - và dung nhan này sẽ rất đẹp -,
chúng ta sẽ chiêm ngắm trọn vẹn trong cõi vĩnh hằng. Hãy hướng tới, khi nghĩ về
cuộc Phán Xét đang được bắt đầu vào lúc này đây, một cuộc Phán Xét đã khởi sự
rồi. Hãy hướng tới ở chỗ cõi lòng của chúng ta cởi mở cho Chúa Giêsu cũng như
cho ơn cứu độ của Người; hãy hướng tới một cách dạn dĩ không sợ hãi, vì tình yêu
của Chúa Giêsu thì cao cả hơn tội lỗi của chúng ta, và nếu chúng ta xin tha
thứ tội lỗi của chúng ta thì Người thứ tha cho chúng ta. Chúa Giêsu là thế đó.
Vậy hãy hướng tới với niềm tin tưởng ấy, niềm tin tưởng sẽ dẫn chúng ta đến vinh
quang Thiên Quốc!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
http://www.vatican.va/holy_father/francesco/audiences/2013/index_en.htm