Giáo Lý về Thánh Linh
ĐTC Phanxicô hướng dẫn trong các Buổi Triều Kiến Chung từ 9/4 đến 11/6/2014
Dẫn Nhập:
Thứ Tư, 9/4/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý mới, sau loạt
9 bài về Bí Tích từ đầu năm 2014 tới Thứ Tư tuần vừa rồi. Thật vậy, đúng như
ngài đã hứa trong bài giáo lý về Bí Tích Thêm Sức ngày 29/1/2014 như sau:
"Như
mọi Bí Tích khác, Bí Tích Thêm Sức không phải là công việc của con người mà là
của Thiên Chúa, Đấng chăm sóc đời sống của chúng ta để khuôn đúc no theo hình
ảnh Con của Ngài, để làm cho chúng ta có thể yêu thương như Người. Ngài làm như
thế bằng việc thấm nhập vào chúng ta Thánh Linh của Ngài, Đấng hoạt động gây
thẩm thấu toàn thể con người và tất cả đời sống, khi chiếu soi bằng 7 tặng ân
được Truyền Thống luôn chứng thực theo ý nghĩa Thánh Kinh. Bảy tặng ân này, tôi
không muốn hỏi anh chị em xem anh chị em có nhớ 7 tặng ân này hay chăng. Có thể
là tất cả anh chị em đều nhớ... Thế nhưng tôi sẽ thay anh chị em kể ra nhé.
Những tặng ân này là gì? Khôn ngoan, Thông hiểu, Huấn dụ, Can đảm, Hiểu biết,
Thảo hiếu và Kính sợ Thiên Chúa. Những tặng ân này được Thánh Linh ban cho chúng
ta nơi Bí Tích Thêm Sức.
Tôi có ý định nói về các tặng ân này ở các bài giáo lý sau loạt bài giáo lý về
các Bí Tích"
Thật ra, ĐTC GPII đã nói một loạt bài 80 bài Giáo Lý về Chúa Thánh Thần
tại Thính Đường Phaolô VI vào các ngày Thứ Tư hằng tuần, trong thời khoảng từ
ngày 24-6-1989 đến ngày 3-7-1991, và đã được tuần san L’Osservatore Romano ấn
bản Anh Ngữ phổ biến.
Tuy nhiên, trong 80 bài này, vị giáo hoàng tiền nhiệm này chưa nói đến từng tặng
ân Thánh Linh, một phần được vị kế vị Phanxicô bổ túc từ hôm nay qua loạt bài
giáo lý về các tặng ân của Thánh Linh mà mở đầu là Ơn Khôn Ngoan, một ơn khôn
ngoan được ngài chia sẻ rất thực tế và cụ thể vừa tầm nắm bắt của tất cả mọi tín
hữu giáo dân.
Thứ Tư 9/4/2014: Bài 1 - Tặng Ân Khôn Ngoan
Xin
chào Anh Chị Em thân mến buổi sáng!
Hôm nay chúng ta bắt đầu loạt bài giáo lý về các tặng ân của Thánh Linh. Anh chị
em biết rằng Thánh Linh là Đấng tạo nên hồn sống, huyết mạch sống còn của Giáo
Hội cũng như của hết mọi Kitô hữu: Ngài là Tình Yêu của Thiên Chúa biến tấm lòng
của chúng ta thành nơi cư ngụ của Ngài và hiệp thông với chúng ta. Thánh linh
luôn ở với chúng ta, trong chúng ta, trong tâm can của chúng ta.
Chính Thần Linh thật sự là "tặng ân của Thiên Chúa" (xem gioan 4:10), Ngài là
tặng ân của Thiên Chúa để rồi về phần mình Ngài thông truyền các tặng ân thiêng
liêng khác nhau cho ai đón nhận Ngài. Giáo Hội chọn ra 7 tặng ân, một con số
tiêu biểu cho những gì là trọn vẹn, là hoàn toàn; các tặng ân này là những gì
cần phải học biết khi chúng ta sửa soạn lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức và là những
gì chúng ta kêu cầu nơi kinh nguyện cổ kính được gọi là the Sequence of the Holy
Spirit. Các tặng ân của Thánh Linh là khôn ngoan, hiểu biết, huấn dụ, can đảm,
thảo hiếu và kính sợ Chúa.
1- Bởi vậy, theo bản liệt kê này thì tặng ân đầu tiên của Thánh Linh là khôn
ngoan. Tuy nhiên, tặng ân này không phải chỉ là một thứ khôn ngoan phàm nhân,
hoa trái của kiến thức và kinh nghiệm. Thánh Kinh trình thuật rằng Solomon, vào
lúc lên ngôi Vua của dân Yến Duyên (
2- Tặng ân này rõ ràng là xuất phát từ mối thân tình với Thiên Chúa, từ mối liên
hệ mật thiết chúng ta có được với Thiên Chúa, từ mối liên hệ của con cái với
Cha. Khi chúng ta có mối liên hệ này thì Thánh linh ban cho chúng ta tặng ân
khôn ngoan. Khi chúng ta ở trong mối hiệp thông với Chúa thì như thể Thánh Linh
biến đổi cõi lòng của chúng ta và làm cho nó cảm nhận được tất cả những gì
là nồng ấm và yêu chuộng của Ngài.
3- Bấy giờ Thánh Linh ban cho Kitô hữu "sự khôn ngoan". Tuy nhiên, đó không phải
là ở chỗ họ có thể giải đáp được tất cả mọi sự, ở chỗ họ biết hết mọi sự, mà là
ở chỗ họ "biết" về Thiên Chúa, họ biết cách thức Thiên Chúa tác hành, họ biết
cái gì từ Thiên Chúa cái gì không vào lúc nào; họ có ơn khôn ngoan Thiên Chúa
ban cho cõi lòng của chúng ta. Theo đó, cõi lòng của con người khôn ngoan có
được cái khẩu vị và mùi vị của Thiên Chúa. Những Kitô hữu như thế quan trọng
biết bao trong các cộng đồng của chúng ta! Tất cả những gì ở nơi họ đều nói về
Thiên Chúa và trở thành một dấu hiệu mỹ miều và sống động cho sự hiện diện của
Ngài và tình yêu của Ngài. Đó là những gì chúng ta không thể ứng biến, không thể
tự mình chiếm được: Nó là tặng ân Thiên Chúa ban cho những ai tỏ ra dễ dậy với
Thánh Linh. Chúng ta có Thánh Linh ở trong chúng ta, trong lòng chúng ta, chúng
ta có thể lắng nghe Ngài hay không lắng nghe Ngài. Nếu chúng ta lắng nghe Thánh
Linh thì Ngài dạy chúng ta cách thức khôn ngoan ấy, Ngài ban cho chúng ta ơn
khôn ngoan để nhìn bằng con mắt của Thiên Chúa, để nghe bằng tai của Thiên Chúa,
để yêu bằng con tim của Thiên Chúa, để phán đoán sự vật bằng lý đoán của Thiên
Chúa. Đó là ơn khôn ngoan Thánh Linh ban cho chúng ta, và tất cả chúng ta đều có
thể có được ơn này, chúng ta chỉ cần xin Thánh Linh ơn ấy.
Anh chị em hãy nghĩ đến một người mẹ ở nhà với con cái, mà lúc đứa này làm cái
này, đứa kia nghĩ chuyện khác, thì người mẹ tội nghiệp này sẽ ngược xuôi với các
thứ vấn đề của con cái bà. Khi người mẹ cảm thấy mệt mỏi và la hét con cái thì
đó có phải là khôn ngoan hay chăng? Tôi xin hỏi anh chị em là việc la hét con
cái có phải là khôn ngoan hay chăng? Anh chị em nói đi: có khôn ngoan hay chăng?
Không! Trái lại, khi người mẹ bế đứa con lên và nhẹ nhàng trách móc nó mà nói:
"Đừng làm thế con nhé, vì...", và bà hết sức nhẫn nại giải thích cho nó, phải
chăng đó là đức khôn ngoan của Thiên Chúa? Phải! Nó là những gì Thánh Linh ban
cho chúng ta trong đời! Thế rồi nơi hôn nhân chẳng hạn, đôi phối ngẫu - người
chồng và người vợ - cãi nhau sau đó không không thèm nhìn mặt nhau nữa, hay có
nhìn nhau thì bằng một gương mặt méo mó (a cross face): thì đó có phải là sự
khôn ngoan của Thiên Chúa hay chăng? Không! Trái lại, nếu họ nói: "thôi, bão tố
đã qua đi rồi, chúng ta hãy làm hòa với nhau", và họ lại bắt đầu tiến bước trong
an bình thì có phải là khôn ngoan hay chăng? [dân chúng đáp: Phải]. Đó, tặng ân
khôn ngoan là như thế. Chớ gì nó đến với gia đình, đến với con cái, đến với tất
cả mọi người chúng ta!
Đó không phải là những gì học biết mà là tặng ân của Thánh Linh. Bởi thế,
chúng
ta cần phải xin Chúa ban cho chúng ta Thánh Linh và tặng ân khôn ngoan, thứ khôn
ngoan của Thiên Chúa dạy cho chúng ta biết nhìn bằng con mắt của Thiên Chúa,
biết cảm nhận bằng tấm lòng của Thiên Chúa, biết nói năng bằng lời lẽ của Thiên
Chúa. Có thế, chúng ta mới tiến bước, chúng ta mới xây dựng gia đình, xây dựng
Giáo Hội và tất cả chúng ta mới được thánh hóa. Hôm nay chúng ta hãy xin ơn khôn
ngoan. Chúng ta hãy xin Đức Mẹ là Tòa Đức Khôn Ngoan, tặng ân này: chớ gì Mẹ
cống hiến cho chúng ta ơn ấy. Xin cám ơn anh chị em!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo
http://www.zenit.org/en/articles/on-wisdom
Tặng Ân Thông Hiểu
(ĐTC Phanxicô - Triều Kiến Chung Thứ Tư 30/4/2014)
Xin chào Anh Chị Em thân mến buổi
sáng.
Sau khi đã nói đến ơn khôn ngoan là tặng ân đầu tiên trong 7 tặng ân của Chúa
Thánh Thần, hôm nay, tôi muốn đề cập đến tặng ân thứ hai, tức là tặng ân thông
hiểu. Ở đây chúng ta không nói đến thứ thông hiểu loài người, những khả năng
về tri thức chúng ta có được nhiều hay ít. Trái lại, nó là một ân sủng chỉ Thánh
Thần mới có thể thông ban và là ân sủng làm bừng lên nơi Kitô hữu khả năng vượt
lên trên hình thức bề ngoài của thực tại mà đi sâu vào tư tưởng của Thiên
Chúa cùng dự án cứu độ của Ngài.
Tông Đồ Phaolô, khi nói với cộng đồng ở Corintô, đã diễn tả những hiệu quả của
tặng ân này một cách thích đáng - tức là những gì tặng ân thông hiểu này thực
hiện trong chúng ta - và Thánh Phaolô nói rằng: "Những gì mắt chưa hề thấy, tai
chưa hế nghe, lòng chưa hề cảm nhận, những gì Thiên Chúa đã sửa soạn cho những
ai yêu mến Ngài, thì Thiên Chúa đã qua Thánh Linh tỏ ra cho chúng ta biết"
(1Corinto 2:9-10). Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là Kitô hữu có thể nắm bắt
được tất cả mọi sự và hoàn toàn hiểu được những dự án của Thiên Chúa: tất cả
những sự ấy đang chờ được hoàn toàn tỏ hiện một khi chúng ta ở trước nhân Thiên
Chúa và chúng ta thực sự nên một với Ngài. Tuy nhiên, như chính ngôn từ cho
thấy, sự thông hiểu giúp chúng ta "đọc được nội tại - intus legere": tặng ân này
giúp chúng ta hiểu được những sự như Thiên Chúa hiểu chúng, bằng tâm trí của
Thiên Chúa. Vì người ta có thể hiểu được một tình trạng nào đó bằng kiến thức
loài người, bằng sự khôn ngoan và đó là điều tốt. Thế nhưng, để hiều được một
tình trạng nào đó một cách sâu xa, như Thiên Chúa hiểu nó, lại là hiệu quả của
tặng ân này. Chúa Giêsu đã muốn sai Thánh Thần đến với chúng ta để chúng ta
có được tặng ân này, nhờ đó tất cả chúng ta có thể hiểu được các sự việc như
Thiên Chúa hiểu chúng, bằng tâm trí của Thiên Chúa. Chúa đã ban cho chúng ta một
tặng ân tuyệt vời biết bao. Đó là tặng ân Thánh Thần sử dụng để dẫn chúng ta vào
mối thân mật với Thiên Chúa và làm cho chúng ta được tham phần vào dự án yêu
thương của Ngài đối với chúng ta.
Thế nên rõ ràng là tặng ân thông hiểu có liên
hệ chặt chẽ với đức tin. Khi Thánh
Thần ở trong lòng của chúng ta và soi sáng cho lý trí của chúng ta, Ngài làm
cho chúng ta ngày ngày gia tăng kiến
thức về những gì Chúa đã nói và hoàn thành. Chính Chúa Giêsu đã nói với các
môn đệ của mình rằng: Thày sẽ sai Thánh Thần đến với các con và Ngài sẽ giúp các
con hiểu được tất cả những gì Thày đã dạy các con. Để hiểu được các giáo huấn
của Chúa Giêsu, để hiểu được Lời của Người, để hiểu được Phúc Âm, để hiểu được
Lời Chúa. Người ta có thể đọc Phúc Âm và hiểu được một điều gì đó, thế nhưng nếu
chúng ta đọc Phúc Âm bằng tặng ân của Thánh Linh, chúng ta có thể hiểu được
những lời của Chúa một cách sâu xa. Đó là một tặng ân cao cả, một tặng ân cao cả
chúng ta cần phải xin và cùng nhau xin: Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tặng ân
thông hiểu.
Có một đoạn trong Phúc Âm Thánh Luca diễn tả một cách thích đáng tính chất sâu
xa và năng lực của tặng ân này. Sau khi chứng kiến thấy Chúa Giêsu chết trên
Thập Giá và được mai táng, có hai người môn đệ, cảm thấy chán nản và buồn
sầu, đã bỏ Giêrusalem mà trở về quê quán Emmaus của mình. Khi họ đang
trên đường đi thì Chúa Giêsu phục sinh lại gần và bắt đầu nói chuyện với họ,
nhưng mắt của họ bị che phủ bởi buồn sầu và thất vọng đã không thể nhận ra
Người. Chúa Giêsu tiến bước với họ, nhưng họ quá ư là buồn sầu một cách hết sức
thất vọng, đến độ họ không thể nhận ra Người. Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu dẫn giải
Thánh Kinh cho họ để họ có thể hiểu rằng Người phải chịu khổ và chết đi rồi mới
sống lại, thì trí khôn của họ đã
mở ra và lòng họ được bừng lên niềm hy vọng (xem
Luca 24:13-27). Đó là những gì Thánh Linh thực hiện nơi chúng ta: Ngài mở trí
khôn chúng ta ra, Ngài soi sáng cho chúng ta được hiểu biết hơn, hiểu hơn nữa
những sự về Thiên Chúa, những sự về con người, những tình trạng, tất cả mọi sự.
Tặng ân thông hiểu quan trọng cho đời sống Kitô hữu chúng ta. Chúng ta hãy xin
Chúa ban cho chúng ta tặng ân này, để Người ban cho chúng ta, để Người ban cho
tất cả chúng ta tặng ân ấy nhờ đó chúng ta có thể hiểu được những sự đang xẩy ra
như Người hiểu chúng, và nhất là hiểu được Lời Chúa trong Phúc Âm. Xin cám ơn
anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
Tặng Ân Huấn Dụ
(ĐTC Phanxicô - Triều Kiến Chung Thứ Tư 7/5/2014)
Xin chào Anh Chị Em thân mến buổi sáng.
Chúng ta đã nghe Bài Đọc về đoạn được trích từ Thánh Vịnh: "Chúa là Đấng huấn dụ
con; cả trong đêm tối lòng con cũng chỉ dẫn con" (Thánh Vịnh 16[15]:7). Đó là
một tặng ân khác của Thánh Linh: tặng ân
huấn dụ. Chúng ta đã biết là cần thiết biết bao, ở trong những lúc tinh tế
nhất, làm sao để có thể cậy dựa vào lời khuyên nhủ của con người khôn ngoan cũng
là người yêu thương chúng ta. Vậy, bằng tặng ân huấn dụ, chính Thiên Chúa, qua
Thần linh của Ngài, Đấng soi sáng cho tâm trí của chúng ta để giúp chúng ta
hiểu được cách thức đúng đắn để nói năng và tác hành cũng như cách thức để theo
đuổi. Thế nhưng tặng ân này tác động nơi chúng ta ra sao?
1- Khi chúng ta nhận lãnh và đón nhận Ngài vào lòng của chúng ta thì Thánh linh
liền bắt đầu làm cho chúng ta nhậy cảm với tiếng của Ngài và hướng dẫn tâm tưởng
của chúng ta, cảm xúc của chúng ta và ý hướng của chúng ta theo cõi lòng của
Thiên Chúa. Ngài cũng đồng thời mỗi ngày một hơn hướng ánh mắt nội tâm của chúng
ta về Chúa Giêsu là mô phạm cho cách chúng ta tác hành và liên hệ với Thiên Chúa
Cha cũng như với anh chị em của chúng ta. Như thế, huấn dụ là tặng ân được Thánh
Linh sử dụng để giúp cho lương tâm
của chúng ta thực hiện những chọn lựa cụ thể trong mối hiệp thông với Thiên
Chúa, theo lý lẽ của Chúa
Giêsu và Phúc Âm của Người. Nhờ đó Vị Thần Linh này làm cho chúng ta tăng trưởng
bề trong, làm cho chúng ta tăng trưởng một cách tích cực, Ngài làm cho chúng ta
tăng trưởng trong cộng đồng, và Ngài giúp chúng ta không trở thành con mồi cho
khuynh hướng qui ngã cũng như cho cách thức chúng ta nhìn các sự vật. Vậy Thần
Linh giúp chúng ta tăng trưởng cũng như sống trong cộng đồng. Điều kiện thiết
yếu để bảo tồn tặng ân này đó là cầu nguyện. Chúng ta luôn trở về với cùng
một đề tài đó là cầu nguyện! Tuy nhiên, cầu nguyện là những gì rất quan trọng.
Cầu nguyện bằng những kinh nguyện tất cả chúng ta đã thuộc khi còn nhỏ, nhưng
cũng cầu nguyện bằng lời lẽ riêng tư của mình nữa. Hãy xin cùng Chúa rằng: "Lạy
Chúa, xin giúp con, xin huấn dụ con, bây giờ con cần phải làm gì đây?" Nhờ cầu
nguyện, chúng ta dành chỗ để Thần Linh có thể đến giúp chúng ta vào lúc ấy, để
Ngài huấn dụ chúng ta về những gì tất cả chúng ta cần làm. Hãy cầu nguyện ! Đừng
bao giờ quên cầu nguyện. Đừng bao giờ! Không một ai, không một ai biết chúng
ta đang cầu nguyện trên xe búyt, trên đường đi: chúng ta cầu nguyện trong cõi
lòng thinh lặng của chúng ta. Chúng ta hãy lợi dụng những giây phút ấy để cầu
nguyện, cầu nguyện để Thần Linh ban cho chúng ta tặng ân huấn dụ.
2- Trong mối thân tình với Thiên Chúa và trong việc lắng nghe Lời của Ngài, từ
từ chúng ta loại bỏ đi cách thức suy nghĩ của chúng ta, cách thức rất thường
bị độc đoán bởi những khép kín của chúng ta, bởi thành kiến của chúng ta và bởi
những tham vọng của chúng ta, trái lại chúng ta biết xin Chúa: Đâu là những gì
Chúa mong ước? Đâu là ý Chúa muốn? Điều gì làm đẹp lòng Chúa? Nhờ đó, trong
chúng ta gia tăng và phát triển một mối
hòa hợp sâu xa hầu như tự nhiên trong Thần Linh, và
chúng ta cảm thấy chân thật biết bao những lời Chúa Giêsu được Thánh Mathêu
thuật lại trong Phúc Âm: "đừng lo lắng về cách thức các con phải nói năng hay về
những gì các con cần phải nói; vì những gì các con cần phải nói sẽ được ban cho
các con vào giờ khắc ấy; bởi không phải là các con nói mà là Thần linh của Cha
nói qua các con" (10:19-20). Chính Thần Linh là Đấng huấn dụ chúng ta, nhưng
chúng ta cần phải dành chỗ cho Vị Thần linh này, để Ngài có thể huấn dụ chúng
ta. Và việc dành chỗ ấy cho Thần Linh đó là việc chúng ta cầu nguyện, cầu
nguyện để Ngài đến và luôn giúp đỡ chúng ta.
3- Như với tất cả các tặng ân khác của Vị Thần Linh này, tặng ân huấn dụ cũng
tạo nên một kho tàng cho toàn thể
cộng đồng Kitô hữu. Chúa không chỉ nói với chúng ta nơi mối thân tình trong
cõi lòng; phải, Ngài nói với chúng ta không phải chỉ ở đó thôi; Ngài còn nói với
chúng ta qua tiếng nói và cứng từ của anh chị em chúng ta. Huấn dụ thật sự là
một tặng ân cao cả để có thể gặp gỡ những con người nam nữ đức tin, thành phần,
nhất là ở những giai đoạn phức tạp nhất và quan trọng nhất đời sống của chúng
ta, giúp mang ánh sáng đến cho cõi lòng của chúng ta và giúp chúng ta nhận ra ý
muốn của Thiên Chúa!
Tôi nhớ có lần ở Đền Thánh Luján, bấy giờ tôi đang ở trong tòa giải tội với một
hàng dài đứng chờ xưng tội. Có một nam nhân trẻ trung rất tân thời, với nào là
những thứ đeo lủng lẳng, những hình thù trạm trỗ, tất cả những điều ấy... Anh
ta đến nói với tôi về tất cả những gì xẩy đến cho anh ta. Nó là một vấn đề lớn
lao và khó khăn. Và anh ta đã nói với tôi rằng: "Con đã nói với mẹ con về tất cả
những điều ấy và mẹ của con bảo con rằng hãy đến với Đức Mẹ và Đức Mẹ sẽ nói với
con những gì con cần phải làm". Đây là người đàn bà có tặng ân huấn dụ. Bà không
biết làm sao để có thể giúp đứa con trai của bà thoát khỏi vấn đề của nó, nhưng
bà đã chỉ cho thấy con đường đúng đắn để tiến bước, dó là hãy đến cùng Đức
Mẹ để Đức Mẹ nói cho con biết. Đó là tặng ân huấn dụ. Người đàn bà khiêm tốn,
quê mùa ấy đã cống hiến cho đứa con trai của mình lời huấn dụ chân thực nhất.
Thật vậy, người trẻ ấy đã nói với tôi rằng: "Con đã nhìn lên Đức Mẹ và con cảm
thấy rằng con cần phải làm điều này, điều nọ, điều kia..." Tôi không cần phải
nói, người mẹ của anh ta và chính người con trai này đã nói lên tất cả mọi
sự. Đó là tặng ân huấn dụ. Những chị em làm mẹ có tặng ân này, hãy xin
tặng ân ấy cho con cái của mình, tặng ân cống hiến lời huấn dụ tốt lành cho con
cái của mình là một tặng ân của Thiên Chúa.
Các bạn thân mến, Thánh Vịnh 16[15] chúng ta đã nghe mời gọi chúng ta hãy cầu
nguyện bằng những lời lẽ này: "Con chúc tụng Chúa là Đấng đã huấn dụ con; trong
cả đêm khuya lòng của con cũng huấn dụ con. Con luôn đặt Chúa ở trước mặt con;
vì Ngài ở bên hữu con, con sẽ không nao núng" (câu 7-8). Chớ gì Thần Linh luôn
tuôn đổ niềm tin tưởng này vào lòng của chúng ta nhờ đó làm cho chúng ta
tràn đầy niềm an ủi của bình an Người ban! Hãy luôn xin được tặng ân
huấn dụ!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
Tặng Ân Dũng Cảm
(ĐTC Phanxicô - Triều Kiến Chung Thứ Tư 14/5/2014)
Xin chào Anh Chị Em thân mến buổi sáng!
Trong các bài giáo lý chúng ta chia sẻ về 3 tặng ân đầu tiên của Thánh Linh:
tặng ân khôn ngoan, tặng ân thông hiểu và tặng ân huấn dụ. Hôm nay, chúng ta
lưu ý tới những gì Chúa làm, đó là Ngài luôn đến trợ giúp chúng ta nơi nỗi yếu
hèn của chúng ta và Ngài làm điều này bằng một tặng ân đặc biệt; tặng ân dũng
cảm.
1- Có một dụ ngôn được Chúa
Giêsu nói để giúp chúng ta nắm bắt được tầm quan trọng của tặng ân này. Có một người
gieo giống ra đi gieo giống; tuy
nhiên, không phải tất cả mọi hạt giống được gieo đều sinh hoa kết trái. Những
hạt rơi ở vệ đường thì bị chim trời ăn mất; những hạt rơi trên sỏi đá hay vào
bụi rậm thì nẩy mầm nhưng chẳng bao lâu bị tàn rụi bởi mặt trời hay bị chết
nghẹt bởi gai góc. Chỉ có những hạt rơi xuống đất tốt mới có thể phát triển và
sinh hoa kết trái (xem Marco 4:3-9; Mathêu 13:3-9; Luca 8:4-8). Như chính Chúa
Giêsu đã giải thích cho các môn đệ của Người thì người gieo giống đây tiêu biểu
cho Chúa Cha, Đấng gieo hạt giống Lời của Ngài một cách dồi dào. Tuy nhiên, hạt
giống thường gặp tình trạng khô cằn của cõi lòng chúng ta, thậm chí cả lúc hạt
giống này được lãnh nhận vẫn có thể chẳng sinh hoa trái gì. Tuy nhiên, nhờ
tặng ân dũng cảm, Thánh Linh giải
thoát mảnh đất tâm hồn chúng ta, Ngài giải thoát nó khỏi tình trạng trì trệ,
khỏi tính chất bất định cũng như khỏi tất cả mọi sợ hãi có thể gây ngãng trở cho
nó, nhờ đó Lời Chúa mới có thể thực sự hân hoan thực hiện. Tặng ân dũng cảm là
một trợ giúp thực sự, nó cống hiến cho chúng ta sức mạnh, và nó cũng giải thoát
chúng ta khỏi rất nhiều chướng ngại vật.
2- Cũng có những giây phút khốn
khó và những trường hợp cực độ cho
thấy tặng ân dũng cảm thể hiện một cách phi thường nhất. Đó là trường hợp của
những ai đang đặc biệt phải đương đầu với những trường hợp dữ dội và đớn đau gây
lũng đoạn đời sống của họ cũng như đời sống của những người họ thương yêu. Giáo
Hội rạng ngời chứng từ của rất nhiều anh chị em đã không ngần ngại hiến cả
mạng sống của mình để trung thành với Chúa và Phúc Âm của Người. Thậm chí
cho đến ngày hôm nay cũng không thiếu Kitô hữu ở nhiều phần đất trên thế giới
vẫn tiếp tục cử hành và làm chứng cho đức tin của mình với một xác tín sâu xa và
bình thản, và cương quyết cho dù họ biết rằng điều ấy có thể bắt họ phải trả
bằng một giá đắt. Cả chúng ta nữa, tất cả chúng ta, biết được thành phần trải
qua những tình thế khốn khó và thật đau khổ. Chúng ta hãy nghĩ đến những nam
nhân, đến những nữ nhân đang sống một cuộc đời khốn khó, những con người đang
chiến đấu để mưu sinh cho gia đình mình, để giáo dục con cái mình: họ làm tất cả
những điều này vì tinh thần dũng cảm đang giúp đỡ họ. Biết bao nhiêu là con
người nam nữ - chúng ta không biết tên tuổi của họ - những con người tôn vinh
dân tộc của chúng ta, những con người tôn vinh Giáo Hội của chúng ta, vì họ mãnh
liệt: mãnh liệt trong việc dấn thân đời sống của họ, gia đình của họ, việc làm
của họ, đức tin của họ. Những người anh chị em này của chúng ta là những vị
thánh, những thánh nhân đời thường, những vị thánh ẩn khuất giữa chúng ta:
tặng ân dũng cảm là những gì giúp họ có thể tiếp tục thi hành nhiệm vụ của họ
với tư cách cá nhân, với tư cách làm cha, làm mẹ, làm anh em, làm chị em, làm
công dân. Chúng ta có nhiều người trong họ! Chúng ta hãy tạ ơn Chúa cho những
Kitô hữu này, những con người sống âm thầm thánh đức: Thánh Linh ở trong họ
thúc đẩy họ tiến bước! Thật là lợi ích khi chúng ta nghĩ đến những con người ấy:
nếu họ làm tất cả như thế, nếu họ có thể làm điều ấy, thì tại sao tôi lại không
thể chứ? Và cũng lợi ích cho chúng ta khi chúng ta xin Chúa ban cho chúng ta
tặng ân dũng cảm.
3- Chúng ta không được nghĩ rằng tặng ân dũng cảm chỉ cần ở một số trường hợp
hay ở những tình thế đặc biệt. Tặng ân này cần phải tạo nên những gì là thiết
yếu trong đời sống Kitô hữu chúng ta, trong sinh
hoạt bình thường hằng ngày. Như tôi đã nói, chúng ta cần mạnh mẽ hết mọi
ngày trong đời sống của chúng ta, để tiến phát đời sống của chúng ta,
của gia đình chúng ta của đức tin chúng ta. Tông Đồ Phaolô đã nói một điều đáng
chúng ta lắng nghe, đó là "Tôi có thể làm được tất cả mọi sự trong Đấng tăng sức
cho tôi" (Phil 4:13). Khi chúng ta đối diện với cuộc sống hằng ngày, khi xẩy ra
những khốn khó, chúng ta hãy nhớ đến điều ấy: "Tôi có thể làm được tất cả mọi sự
trong Đấng tăng sức cho tôi". Chúa bao giờ cũng tăng sức cho chúng ta, Ngài
không bao giờ để chúng ta thiếu sức mạnh. Chúa không thử thách chúng ta quá sức.
Ngài luôn ở với chúng ta. "Tôi có thể làm được tất cả mọi sự trong Đấng tăng sức
cho tôi".
Các bạn thân mến, đôi khi chúng ta bị cám dỗ thả lòng, hay tệ hơn nữa, chán
chường, nhất là khi phải đối đầu với những khốn khó và thử thách trong đời.
Trong những trường hợp này, chúng ta đừng nản lòng, chúng ta hãy cầu cùng Thánh
Linh để nhờ tặng ân dũng cảm Ngài có thể nâng tâm hồn chúng ta lên và thông đạt
sức mạnh và nhiệt tình mới cho đời sống của chúng ta cũng như cho việc chúng ta
theo Chúa Giêsu.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
Tặng Ân Tri Thức
(ĐTC Phanxicô - Triều Kiến Chung Thứ Tư 21/5/2014)
Xin chào Anh Chị Em thân mến buổi sáng!
Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh đến một tặng ân khác của Thánh Linh, đó là tặng ân tri
thức. Khi chúng ta nói về tri thức, chúng ta liền nghĩ ngay đến khả năng của
con người trong việc học hiểu hơn nữa về thực tại chung quanh mình và khám phá
ra những định luật chi phối thiên nhiên và vũ trụ. Tuy nhiên, tri thức xuất phát
từ Thánh Linh không bị giới hạn vào tri thức của con người; nó là một
tặng ân đặc biệt giúp chúng ta nắm bắt được, qua thiên nhiên tại vật, sự cao cả
và tình yêu của Thiên Chúa và mối liên hệ sâu xa của Ngài với hết mọi tạo vật
của Ngài.
1- Khi mắt của chúng ta được Thần Linh soi sáng thì chúng mở ra để chiêm ngưỡng
Thiên Chúa nơi vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như nơi vẻ hùng vĩ của vũ trụ, và
chúng giúp chúng ta khám phá thấy
rằng hết mọi sự đều nói cho chúng ta về Ngài và về tình yêu của Ngài. Tất cả
những điều này làm bừng lên trong chúng ta sự ngỡ ngàng lớn lao và một cảm quan
tri ân sâu xa! Nó là cái cảm giác chúng ta trải qua khi chúng ta ca tụng
một công trình nghệ thuật hay một kỳ công nào đó xuất phát từ thiên tài và óc
sáng tạo của con người: trước tất cả những cái đó, Thần Linh giúp chúng ta ca
ngợi Chúa từ trong tận đáy lòng của chúng ta và giúp chúng ta nhận thấy, trong
tất cả những gì chúng ta có và tất cả những gì chúng ta là, đều là một tặng ân
vô giá của Thiên Chúa và là một dấu hiệu về tình yêu vô cùng của Ngài đối với
chúng ta.
2- Trong Đoạn thứ nhất của Sách Khởi Nguyên, ngay ở đầu Thánh Kinh, điều được
nhấn mạnh đó là Thiên Chúa lấy làm hài lòng với tạo vật của Ngài, nhấn mạnh đi
nhấn mạnh lại vẻ đẹp và tốt lành của hết mọi sự vật riêng biệt. Ở vào cuối từng
ngày có lời rằng: "Thiên Chúa thấy rằng nó tốt lành" (1:12,18,21,25): Nếu Thiên
Chúa thấy tạo vật tốt lành, như một điều đẹp đẽ, thì cả chúng ta nữa cũng cần
phải có thái độ ấy và thấy rằng tạo vật là một điều tốt lành và đẹp đẽ. Vậy,
nếu đó là tặng ân tri thức giúp chúng ta nhìn thấy vẻ đẹp này thì chúng ta phải
chúc tụng Thiên Chúa, dâng lời tri ân cảm tạ Ngài vì Ngài đã ban cho chúng ta
rất nhiều vẻ đẹp. Khi Thiên Chúa hoàn thành việc Ngài tạo dựng nên con người
Ngài không nói rằng "Ngài đã thấy rằng tốt đẹp" mà nói rằng "rất tốt đẹp" (câu
31). Trước mắt của Thiên Chúa chúng ta là những gì đẹp đẽ nhất, cao cả nhất,
là đệ nhất trong loài tạo vật: thậm chí các Thiên Thần còn ở dưới chúng ta,
chúng ta còn hơn cả các thần trời, như chúng ta đã nghe thấy trong Thánh Vịnh.
Chúa ưu ái chúng ta! Chúng ta vì thế cần phải cám ơn Ngài. Tặng ân tri thức đặt
chúng ta vào mối hòa hợp
sâu xa với Đấng Hóa Công và giúp
chúng ta dự phần vào sự sáng ngời của những gì Ngài thấy và phán đoán. Chính
nhờ quan điểm này mà chúng ta có thể chấp nhận con người nam nữ như là tột đỉnh
của việc tạo dựng, như là việc hoàn thành trọn vẹn một dự án yêu thương được
in ấn nơi từng người chúng ta và giúp chúng ta nhìn nhận nhau là anh chị em của
mình.
3- Tất cả những điều ấy là nguồn mạch của những gì là thanh thản và an bình, làm
cho người Kitô hữu trở thành một chứng nhân hân hoan của Thiên Chúa, theo vết
chân của Thánh Phanxicô Assisi cũng như rất nhiều vị thánh đã biết cách chúc
tụng và ngợi khen tình yêu của Ngài qua việc chiêm ngưỡng tạo vật. Tuy nhiên,
tặng ân tri thức đồng thời còn giúp chúng ta không bị rơi vào những thái độ thái
quá hay lầm lỗi. Thái quá ở cái nguy cơ coi mình là chủ tể của tạo vật. Tạo vật
không phải là một thứ sở hữu chúng ta có thể làm chủ cho khoái thú của riêng
chúng ta; không, lại càng không phải là gia sản của chỉ một số người nào đó, của
một số ít nào đó: tạo vật là một tặng ân, nó là một tặng ân tuyệt vời được Thiên
Chúa ban cho chúng ta, để chúng ta chăm sóc nó và sử dụng nó cho lợi ích của
tất cả, một cách luôn trân trọng và tri ân. Thái độ
sai lầm thứ hai được tiêu biểu bởi khuynh hướng dừng lại nơi tạo vật, như thể
những tạo vật này có thể cung cấp câu giải đáp cho tất cả mọi điều mong ước của
chúng ta. Với tặng ân tri thức, Thần Linh giúp chúng ta không bị rơi vào lầm
lỗi ấy.
Thế nhưng, tôi muốn trở lại với thái độ đầu tiên trong những đường lối
không đúng này: đó là thái độ hung tàn hơn là quản trị tạo vật. Chúng ta cần
phải bảo vệ tạo vật vì nó là tặng ân được Thiên Chúa ban cho chúng ta, nó là
tặng ân Thiên Chúa ban cho chúng ta; chúng ta là thành phần quản thủ canh chừng
tạo vật. Khi chúng ta khai thác tạo vật là chúng ta hủy hoại dấu hiệu yêu thương
của Thiên Chúa. Khi hủy hoại tạo vật là chúng ta nói cùng Thiên Chúa rằng: "Tôi
chẳng cần". Điều này không tốt: đó là những gì tội lỗi.
Việc quản thủ tạo vật chính là việc quản thủ tặng ân của Thiên Chúa, như nói
cùng Thiên Chúa rằng: "xin tạ ơn Chúa, con là viên quản thủ tạo vật là để làm
cho nó tiến phát, chứ không bao giờ hủy hoại tặng ân của Chúa". Thái độ
của chúng ta đối với tạo vật đó là canh giữ nó vì nếu chúng ta hủy hoại tạo vật,
tạo vật sẽ hủy hoại chúng ta! Đừng quên điều ấy. Có lần tôi đang ở miền quê và
tôi đã nghe một lời nói từ một con người quê mùa rất yêu thích hoa và chăm sóc
cho hoa. Người nói cùng tôi rằng: "Chúng ta cần phải chăm sóc những gì tốt đẹp
Thiên Chúa đã ban cho chúng ta! Tạo vật là của chúng ta để chúng ta có thể lãnh
nhận từ nó các điều tốt lành; chứ không phải là khai thác nó, mà là bảo vệ nó. Thiên
Chúa bao giờ cũng thứ tha, con người chúng ta đôi khi tha thứ, thế nhưng tạo vật
không bao giờ thứ tha và nếu bạn không chăm sóc cho nó thì nó sẽ hủy hoại bạn".
Điều ấy cần phải làm cho chúng ta suy nghĩ và cần phải làm cho chúng ta xin
Thánh Linh ban cho chúng ta tặng ân tri thức để càng hiểu hơn nữa tạo vật là
tặng ân tuyệt vời nhất của Thiên Chúa. Ngài đã thực hiện nhiều điều tốt lành cho
cái tốt lành nhất đó là con người vậy.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2014/documents/papa-francesco_20140521_udienza-generale.html
Hôm nay chúng ta muốn dừng lại ở một tặng ân Thánh Linh thường bị hiểu lầm
và được nhận định một cách nông nổi; thay vì nó chạm đến cốt lõi căn tính và đời
sống Kitô hữu của chúng ta: nó là tặng ân hiếu thảo.
Cần phải làm sáng tỏ ngay rằng tặng ân này không đồng hóa với niềm cảm thương
ai đó, với lòng thương hại tha nhân của mình, mà cho thấy việc chúng ta thuộc về
Thiên Chúa và mối liên hệ sâu xa của chúng ta đối với Ngài, một liên hệ cống
hiến ý nghĩa cho tất cả đời sống của chúng ta và giúp chúng ta vững mạnh trong
mối hiệp thông với Ngài cũng như trong những thời điểm khốn khó và thử thách
nhất.
1- Mối liên hệ này với Chúa không được coi như là một thứ nhiệm vụ hay một
thứ áp đặt. Nó là một mối liên hệ xuất phát từ bên trong. Nó là một mối liên
hệ được sống bằng cõi lòng: nó là mối thân tình của chúng ta với Thiên Chúa được
Chúa Giêsu ban cho chúng ta; một mối thân tình làm thay đổi cuộc đời của chúng
ta và làm cho chúng ta đầy tràn nhiệt tình cùng niềm vui. Bởi thế, tặng ân hiếu
thảo là những gì khơi lên trong chúng ta, trước hết, lòng biết ơn và niềm chúc
tụng. Thật vậy, đó là động lực và là ý nghĩa chân thực nhất nơi việc thờ phượng
của chúng ta và việc tôn thờ của chúng ta. Khi Thánh Linh làm cho chúng ta cảm
nhận được sự hiện diện của Chúa cũng như cảm nhận thấy tất cả tình yêu thương
của Ngài dành cho chúng ta, thì Ngài làm cho lòng chúng ta ấm lên và thúc đẩy
chúng ta hầu như một cách tự nhiên thực hiện việc cầu nguyện và cử hành. Thế
nên, hiếu thảo đồng nghĩa với tinh thần đạo hạnh chân thực, với lòng tin tưởng
của con cái nơi Thiên Chúa, với khả năng cầu nguyện cùng Ngài một cách mến yêu
và chân thành thích hợp với những con người khiêm nhượng trong lòng.
2- Nếu tặng ân hiếu thảo làm cho chúng ta tăng trưởng trong mối liên hệ và hiệp
thông của chúng ta với Thiên Chúa và dẫn chúng ta đến chỗ sống như con cái của
Ngài thì đồng thời cũng giúp chúng ta tuôn đổ tình yêu này xuống trên những
người khác nữa cùng nhìn nhận họ là anh chị em của mình. Phải, bấy giờ, chúng ta
sẽ được tác động bởi những cảm thức hiếu thảo - không phải là duy đạo hạnh
(pietism)! - trong việc đối xử với những người sống chung quanh chúng ta cũng
như những ai chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Tại sao tôi nói không phải là
duy đạo hạnh?
Vì có một số nghĩ rằng sống đạo hạnh là ở chỗ mắt nhắm lại, mặt nhăn nhó và giả
bộ thánh đức. Ở Piedmont chúng ta nói là một thứ "Mugna Quacia" (đạo đức
giả). Đó không phải là tặng ân hiếu thảo. Tặng ân hiếu thảo có nghĩa là thực sự
có thể vui với người vui, khóc với người khóc, là đón nhận và trợ giúp những
ai đang thiếu thốn. Tặng ân hiếu thảo và sự hiền lành có liên hệ rất mật thiết
với nhau. Tặng ân hiếu thảo Thánh Linh ban cho chúng ta làm cho chúng ta trở nên
hiền lành, trầm tĩnh, nhẫn nại, bình an trong Chúa và khiêm tốn phục vụ người
khác.
Các bạn thân mến, trong Thư gửi cho Giáo Đoàn Rôma, Tông Đồ Phaolô đã khẳng định
rằng: "Đối với tất cả những ai được Thần Linh ThiênChúa dẫn dắt thì đều là con
cái của thiên Chúa, vì anh em không lãnh nhận thần trí nô lệ để lại bị lo sợ, mà
là anh em đã lãnh nhận thần trí của con cái để chúng ta kêu lên 'Abba! Cha ơi!'"
(8:14-15).
Chúng ta hãy cầu cùng Chúa để tặng ân này của Thần Linh Người có thể chế ngự nỗi
sợ hãi của chúng ta, những bất định của chúng ta, cùng tinh thần khắc khoải bất
nhẫn của chúng ta, mà ban cho chúng ta những chứng từ hân hoan về Thiên Chúa
cũng như về tình yêu của Thiên Chúa, để chúng ta tôn thờ Chúa trong chân lý cũng
như trong việc phục vụ tha nhân của chúng ta, một cách hiền lành khiêm tốn và
bằng nụ cười xuất phát từ niềm vui do Thánh Linh luôn ban cho chúng ta. Xin
Thánh Linh ban cho tất cả chúng ta tặng ân hiếu thảo này.
Xin chào anh chị em thân mến buổi sáng.
Tặng ân kính sợ Chúa mà chúng ta nói đến hôm nay đây là tặng ân kết thúc loạt
bài về 7 tặng ân Thánh Linh. Nó không có nghĩa là sợ Chúa: chúng ta quá biết
Thiên Chúa là Cha và Ngài yêu thương chúng ta cùng muốn cứu độ chúng ta, Ngài
bao giờ cũng tha thứ cho chúng ta, thứ tha luôn mãi, nên chẳng có lý do nào để
hãi sợ Ngài hết! Trái lại, niềm kính sợ Chúa là tặng ân Thần Linh nhắc nhở về
thân phận bé mọn là chừng nào của chúng ta trước Thiên Chúa và tình yêu của
Ngài, và chúng ta có lợi khi khiêm tốn, trân trọng và tin tưởng phó mình vào tay
của Ngài. Niềm kính sợ Chúa đó là phó mình cho Cha của chúng ta là Đấng Thiện
Hảo yêu thương chúng ta.
1- Khi Thánh Linh đến ngự trong lòng của chúng ta thì Ngài làm cho chúng ta được
thấm nhiễm niềm an ủi và an bình, khiến chúng ta cảm thấy thân phận bé mọn của
mình bằng thái độ - được Chúa Giêsu huấn dụ trong Phúc Âm - của một con người
tín thác tất cả mọi thứ bận tâm cùng với những niềm ước mong cho Chúa, và cảm
thấy mình được bao phủ cùng nâng đỡ bởi tình nồng ấm của Ngài cùng với việc bao
che của Ngài, thực sự như là một đứa con với Ba/Bố (Daddy) của mình! Đó là những
gì Thánh Linh thực hiện trong tâm hồn của chúng ta: Ngài làm cho chúng ta cảm
thấy như là những đứa con ở trong tay Ba/Bố của mình. Có thế chúng ta mới
hiểu được rằng niềm kính sợ Chúa khơi lên trong chúng ta những gì là dễ dậy, cảm
tạ và ngợi khen, làm cho cõi lòng chúng ta tràn đầy hy vọng. Đúng thế, thường
chúng ta không nắm bắt được dự án của Thiên Chúa và chúng ta biết rằng chúng ta
không thể nắm chắc trong tay mình những gì là hạnh phúc và phần rỗi của chúng
ta. Kinh nghiệm về những hạn chế của chúng ta và về tình trạng bần cùng của
chúng ta thật sự là thế, nhưng lại là những gì được Thần Linh thách thức chúng
ta để làm cho chúng ta thấy được rằng chỉ có một điều quan trọng duy nhất đó
là để cho Chúa Giêsu dẫn đưa chúng ta vào vòng tay của Cha Người.
2- Đó là lý do tại sao chúng ta thật cần đến tặng ân này của Thánh Linh. Niềm
kính sợ Chúa làm cho chúng ta nhận thức rằng hết mọi sự đều do ơn Chúa, và sức
lực thực sự của chúng ta chỉ là ở chỗ theo Chúa Giêsu cũng như để cho Chúa Cha
tuôn đổ sự thiện hảo và tình thương của Ngài trên chúng ta. Chúng ta cần phải mở
lòng mình ra để sự thiện hảo và tình thương của Thiên Chúa có thể đến với chúng
ta. Thánh Linh thực hiện điều này bằng tặng ân kính sợ Chúa, ở chỗ Ngài mở lòng
trí của chúng ta ra. Một tấm lòng cởi mở nhờ đó ơn tha thứ, tình thương, sự
thiện hảo và những chăm sóc của Thiên Chúa có thể đến với chúng ta, vì chúng ta
là những đứa con được vô cùng yêu thương.
3- Khi chúng ta được thấm nhiễm niềm kính sợ Chúa thì bấy giờ chúng ta được dẫn
dắt theo Chúa một cách khiêm hạ, dễ dạy và tuân phục. Tuy nhiên, không phải bằng
một thái độ buông bỏ, tiêu cực, thậm chí than van, mà là bằng thái độ ngỡ ngàng
và hân hoan của một người con thấy mình được Cha phục vụ và yêu thương. Bởi thế,
niềm kính sợ Chúa không làm cho chúng ta trở thành những Kitô hữu nhút nhát tuân
hành, mà là tạo nên trong chúng ta những gì là can đảm và mạnh mẽ! Nó là một
tặng ân biến chúng ta thành những Kitô hữu xác tín nhiệt thành, thành phần không
vì sợ mà phục tùng Chúa nhưng vì được tình yêu thương của Ngài tác động và
chiếm đoạt! Được tình yêu của Thiên Chúa chiếm đoạt! Đó là những gì đáng yêu.
Hãy để cho mình được chiếm đoạt bởi tình yêu thương này của Bố/Ba chúng ta, Đấng
rất yêu thương chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta bằng tất cả tấm lòng của Ngài.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải thận trọng, vì tặng ân này của Thiên Chúa, tặng ân
kính sợ Chúa cũng là một thứ "cảnh báo (alarm)" đối với tính chất gan lì của tội
lỗi. Khi một con người sống trong sự dữ, khi họ lộng ngôn phạm đến Thiên Chúa,
khi họ khai thác kẻ khác, khi họ tàn ác với những kẻ ấy, khi họ sống chỉ vì tiền
bạc, hư danh hay quyền lực hoặc kiêu kỳ, thì niềm kính sợ thánh hảo đối với
Thiên Chúa cảnh báo chúng ta: hãy thận trọng! Với tất cả những gì là quyền
lực ấy, với tất cả những gì là tiền bạc kia, với tất cả những gì là kiêu hãnh
nọ, với tất cả những gì là hư danh ấy, ngươi sẽ chẳng được hạnh phúc đâu. Không
ai có thể mang theo mình tiền bạc hay quyền lực hoặc hư danh hay kiêu kỳ sang
bên kia thế giới được. Chẳng có một sự gì! Chúng ta chỉ có thể mang theo tình
yêu Thiên Chúa là Cha ban cho chúng ta, có thể mang theo những sự chăm sóc của
Thiên Chúa được chúng ta vì yêu mà chấp nhận và lãnh nhận. Và chúng ta có thể
mang theo những gì chúng ta đã làm cho những người khác. Hãy thận
trọng, đừng đặt hy vọng của anh chị em vào tiền bạc, vào những gì là kiêu hãnh,
vào quyền lực, vào hư danh, vì tất cả những điều ấy không thể nào hứa hẹn cho
chúng ta bất cứ một thiện hảo nào! Tôi đang nghĩ đến, chẳng hạn, về những con
người có trách nhiệm với kẻ khác và là những con người để mình trở nên băng
hoại; anh chị em nghĩ một con người băng hoại sẽ được hạnh phúc ở bên kia thế
giới hay chăng? Không, tất cả những gì là hoa trái băng hoại của họ đã làm cho
tâm can của họ bị băng hoại và họ sẽ khó lòng mà đến với Chúa. Tôi đang nghĩ đến
những ai sống nhờ vào việc buôn người và buôn lao nô (slave labor); anh chị em
có nghĩ rằng những con người buôn người ấy, những con người khai thác dân chúng
bằng việc lao nô này có tình yêu của Thiên Chúa trong lòng của họ hay chăng?
Không, họ không kính sợ Chúa và họ không hạnh phúc. Họ không. Tôi đang nghĩ đến
những người chế tạo vũ khí để gây chiến, thế nhưng ý nghĩa của thứ nghiệp vụ này
là gì. Tôi bảo đảm rằng nếu bây giờ tôi đặt vấn đề rằng có bao nhiêu anh chị em
là người chế tạo vũ khí? Không một ai, không một ai. Thành phần chế tạo vũ khí
không đến đây để nghe Lời Chúa đâu. Họ chế tạo sự chết, họ là thành phần con
buôn tử thần và biến tử thần thành món hàng hóa. Chớ gì niềm kính sợ Chúa làm
cho họ hiểu rằng một ngày kia hết mọi sự sẽ kết thúc và họ sẽ phải trả lẽ cùng
Thiên Chúa.
Các bạn thân mến, Thánh Vịnh 34 giúp chúng ta cầu nguyện như thế này: "Con người
nghèo này kêu lên và Chúa đã nghe họ cùng cứu họ khỏi tất cả những gì trục trặc
của họ. Thiên thần Chúa hạ trại đồn binh chung quanh những ai kính sợ Chúa và
giải thoát họ" (câu 7-8).
Chúng ta hãy xin Chúa ơn biết liên kết tiếng nói của chúng ta với tiếng nói của
thành phần nghèo khổ, biết lãnh nhận tặng ân kính sợ Chúa để có thể thấy mình,
cùng với họ, mặc lấy tình thương và tình yêu của Thiên Chúa, Đấng là Cha của
chúng ta, là Ba/Bố của chúng ta. Chớ gì được như thế.