Đức
Thánh Cha
Phanxicô
Vị Giáo Hoàng của Ḷng Thương Xót Chúa - Một Cớ Vấp Phạm
Hướng về Vị Giáo Hoàng “đến
từ tận cùng trái đất”
được chọn bầu vào ngày 13/3/2013 và đăng quang ngày
19/3/2013
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL
Nếu không một ai
trên thế giới này biết được ư định ngấm ngầm độc đáo của Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI muốn từ nhiệm giáo hoàng của ḿnh
hoàn toàn bất ngờ vào ngày Thứ Hai 11/2/2013 thế nào, th́
cũng không một ai có thể ngờ rằng Giáo Hội Công Giáo lại có
một vị giáo hoàng chẳng những "đến từ tận cùng trái đất" (thành
ngữ được ngài sử dụng khi ra mắt dân chúng ở Quảng Trường
Thánh Phêrô tới ngày 13/3/2013) mà c̣n là vị giáo
hoàng thật sự là hoàn toàn khác với hầu như tất cả mọi vị
giáo hoàng tiền nhiệm về lối sống tư riêng cũng như về cung
cách mục vụ cùng ngôn từ của ngài, đến độ, có thể nói, ngài
đă trở thành vừa là một hiện tượng giáo hoàng thời đại đối
với đa số quần chúng vừa là một cớ vấp phạm cho một thiểu số
thành phần!
Ngay trước khi viết
bài này cùng một ngày, tôi đă nhận được một email đề ngày
15/1/2014 từ một người anh em trong Nhóm Tông Đồ Chúa T́nh
Thương của ḿnh ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, trong đó có kèm theo
một bài dịch từ bài viết của "Ambrose Evans-Pritchard cho
The Telegraph January 12, 2014" với vấn đề được đặt ra là
"Có phải Đức Giáo Hoàng đang hồi sinh Thần học Giải phóng?"
Tôi đă đọc bài dịch không có tên người dịch và đă hồi âm cho
người anh em chuyển bài dịch ấy cho tôi, nguyên văn như sau:
"Cám ơn anh vẫn tiếp
tục quan tâm đến Giáo Hội nói chung và Đức Giáo Hoàng nói
riêng nên anh đă và đang chuyển các bài viết cần lưu ư đến
em để anh em ḿnh cùng nhau chẳng những thấy được chiều
hướng hay phản ứng của một số anh chị em nào đó về Giáo Hội
và Giáo Hoàng hiện nay, mà c̣n, nếu cần mạnh bạo bảo vệ Giáo
Hội và bênh vực Giáo Hoàng trong yêu thương.
"Căn cứ vào những ǵ
em đọc, một bài dịch dường như chưa nắm bắt được hết ư tưởng
của tác giả, em chỉ suy đoán rằng tác giả của bài viết, nhất
là căn cứ vào đoạn kết thúc liên quan đến Gustavo Gutiérrez,
vị linh mục 85 tuổi thần học gia Ḍng Đaminh người Peru được
coi là chính cha đẻ của Phong Trào Thần Học Giải Phóng ở Nam
Mỹ từ thập niện 1970, h́nh như cho rằng ĐTC Phanxicô có cảm
t́nh với Phong Trào Thần Học Giải Phóng và v́ thế đang có
chiều hướng phục hồi thứ thần học đă bị 2 vị giáo hoàng tiền
nhiệm của ngài là Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI lên án.
"Nếu quả đúng như
vậy th́ vô t́nh hay hữu ư tác giả có thể bị lẫn lộn hay lại
muốn đánh lận con đen. Ở chỗ, như những lần khác trước đây,
những ai chống cộng th́ cho rằng giáo hoàng chấp nhận người
cộng sản là thân cộng, những ai chống đồng tính th́ cho rằng
giáo hoàng đón nhận người đồng tính là ủng hộ đồng tính, và
những ai chống phá thai th́ cho rằng giáo hoàng tiếp nhận
người phá thai là pro-choice v.v.
"Bởi thế, nếu không
bao giờ được lẫn lộn hay gán ghép con người xấu với việc làm
xấu của họ th́ thấy ngay được ĐTC Phanxicô của chúng ta thật
sự là rất giống Chúa Giêsu, Đấng welcome và thậm chí gần
gũi đồng bàn với thành phần thu thuế và đàng điếm là những
người vốn bị chung dân Do Thái và riêng nhóm Pharisiêu cùng
luật sĩ với Hội Đồng Đầu Mục Do Thái khinh ghét và xa lánh.
"Thần Học Giải Phóng
nói chung sở dĩ bị hai vị giáo hoàng tiền nhiệm của ĐTC
Phanxicô lên án là v́ nó theo chiều hướng cộng sản, ở chỗ,
chủ trương bênh vực người nghèo bằng đường lối đấu tranh
giai cấp một cách bạo động. Sở dĩ thứ thần học giải phóng
này có tính cách đấu tranh giai cấp theo kiểu cộng sản là
v́, căn cứ vào lư thuyết đă được tung ra qua sách vở báo
chí, nó chủ trương: 1- mạc khải thần linh phải lệ thuộc vào
cảm nghiệm nhân sinh riêng tư; 2- Vương Quốc của Thiên Chúa
chỉ tập trung ở đời này, chứ không phải là đời sau; 3- Sứ vụ
của Giáo Hội phải có tính cách chính trị xă hội chứ không
phải là cánh chung; 4- tội lỗi chính yếu là sự dữ về xă
hội chứ không phải là những ǵ phạm đến Thiên Chúa.
"ĐTC Phanxicô của
chúng ta cũng tranh đấu cho người nghèo và bênh vực người
nghèo thật. Mà chẳng riêng ǵ ĐTC đương nhiệm này mà c̣n cả
các vị giáo hoàng khác nữa, tuy không minh nhiên và mạnh mẽ
như ngài, bằng không, riêng giáo hoàng và chung Giáo Hội sẽ
trở thành "phản kitô", ở chỗ không chấp nhận Chúa Kitô nơi
người nghèo là thành phần đă được Người đồng hóa như chính
bản thân của Người như chúng ta thấy trong cuộc chung thẩm.
Trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm chính ngài minh định rằng:
"Tôi muốn Giáo Hội nghèo và cho người nghèo" (đoạn 198).
"Tuy nhiên, việc
tranh đấu cho người nghèo và bênh vực người nghèo của riêng
vị giáo hoàng đương nhiệm hiện nay của chúng ta cũng như của
chung Giáo Hội hoàn toàn khác hẳn, không có tính cách tranh
đấu giai cấp giống như cộng sản, mà là một cách bất bạo động
và theo tinh thần Phúc Âm, bằng việc sống b́nh dân như người
nghèo và ḥa đồng với người nghèo, dấn thân phục vụ người
nghèo v.v. Chính ĐTC Phanxicô đă sống đúng tinh thần Phúc Âm
theo gương của Chúa Kitô: liên quan đến nơi ở thấp kém của
ngài từ ngày được bầu chọn làm giáo hoàng tới nay, đến các
đồ dùng vừa đơn sơ giản dị vừa thiếu thốn của ngài, đến thái
độ ngài không sợ mất mạng cho bằng sợ sống cách biệt với dân
chúng, đến hành vi cử chỉ tỏ ra trọng kính và tiếp nhận tất
cả mọi người cho dù họ thuộc thành phần nào chăng nữa như
cộng sản, đồng tính, phá thai v.v.
"Chúng ta hăy cùng
nhau cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô của chúng ta, vị
giáo hoàng đă, đang và sẽ ‘trở thành một cớ vấp phạm’ (Luca
2:34) giữa thời đại hiện nay của chúng ta, như chính Chúa
Giêsu đă "làm cho nhiều người trong dân Do Thái vấp ngă và
chỗi dậy" (Luca 2:34) vậy! Nhất là cầu cho chúng ta luôn
trung thành với Giáo Hội qua ngài và với ngài, bằng một ḷng
tin tưởng ‘Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!’ rằng ĐTC Phanxicô là
vị giáo hoàng được Thiên Chúa tuyển gọi "từ tận cùng trái
đất" và sai đến để canh tân Giáo Hội hầu có thể mang ‘vui
mừng và hy vọng - gaudium et spes’ đến cho một thế giới càng
văn minh con người càng bạo loạn và càng tiến gần đến hố
diệt vong ngày nay!"
Chưa hết, hôm
4/1/2014, tôi cũng đă nhận được một email từ một người anh
em ở Việt Nam, trong đó người anh em này gửi kèm cho tôi một
bài viết được phổ biến cùng ngày trên một website có chiều
hướng chống đối, liên quan đến bài thuyết tŕnh của một vị
giám mục thuộc Hội Thánh Piô của Đức Tổng Giám Mục Lefebre
đă bị tuyệt thông với Giáo Hội, bài thuyết tŕnh của vị giám
mục tác giả có nhan đề là "Đức Francis đang dẫn Giáo Hội đến
thảm họa", một nhận định, theo bài viết trên website trên
đây, được căn cứ vào Bí Mật Fatima phần thứ ba. Người anh em
gửi tài liệu này cho tôi qua email, trong khi rất tin tưởng
vào kiến thức của tôi về Fatima (nên mới gửi cho tôi coi để
cho biết nhận định), cũng bày tỏ lập trường của ḿnh chiều
theo một nhân vật khác ở Việt Nam cho rằng Đức Thánh Cha
Phanxicô hiện nay là tên phản kitô. Đọc xong những ǵ cần
đọc, tôi đă hồi âm cho anh cùng ngày, nguyên văn chỉ riêng
những đoạn trực tiếp đến riêng bài thuyết tŕnh của vị giám
mục dính dáng tới Bí Mật Fatima phần ba, như sau:
"3- Về Bí Mật Fatima (hay Bí Mật La
Salette), nếu anh đọc kỹ những ǵ em viết và phân tích, như
anh đă trưng lại các links liên hệ được em phổ biến, th́
hoàn toàn không giống như ĐGM B.F., vị đă sử dụng nó đế tấn
công vị giáo hoàng đương kim. Theo em, ngay từ khi ngài xuất
hiện lần đầu tiên để ngỏ lời cùng dân chúng ở Quảng Trường
Thánh Phêrô tối ngày 13/3/2013, trong bộ phẩm phục trắng
ngoại lệ, em đă linh cảm thấy ngay ngài có thể là vị giáo
hoàng của Bí Mật Fatima phần 3, nghĩa là vị giáo hoàng sẽ bị
ám sát chết, chứ không phải chỉ bị thương như ĐTC GP II ngày
13/5/1981. Sau đó, lại thấy ngài chủ trương không sợ chết để
được gần dân chúng hơn, rồi nghe thấy ngài dám trở thành mục
tiêu sát hại của đám Mafia Ư quốc và bị các tay tư bản gộc ở
Hoa Kỳ cho là Marxist v.v. em càng cảm thấy h́nh như ngài
quả thực là ‘Phêrô thành Rôma’, vị sẽ chết v́ đàn chiên của
ḿnh, như Thánh Phêrô là vị giáo hoàng tiên khởi cũng đă tử
đạo tại chính địa điểm Giáo Đô Vatican hiện nay, nơi vẫn c̣n
mộ của vị giáo hoàng đầu tiên này.
"4- Căn cứ vào các lời ngài trả lời cho 4
cuộc phỏng vấn công khai từ trước đến nay, mà em đă dịch
từng cuộc phỏng vấn một, cũng như các bài giảng huấn của
ngài, nhất là Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm (mà em đă đọc hết
và đang nghiên soạn trước khi phổ biến), em thấy được Đức
Thánh Cha Phanxicô quả thực là một Phanxicô thời đại, được
Chúa sai đến để canh tân nhà của Ngài là Giáo Hội. Theo em,
ĐTC Phanxicô là vị giáo hoàng của Ḷng Thương Xót Chúa và
cho Ḷng Thương Xót Chúa (LTXC). Ở chỗ: 1- điều quan trọng
nhất đối với ngài (hơn cả cơ cấu và tín lư của Giáo Hội) đó
là loan truyền LTXC, v́ LTXC chính là cốt lơi của Phúc Âm;
2- bởi đó, ngài tôn trọng và chấp nhận tất cả mọi người, dù
họ tật nguyền và nghèo khổ đến đâu, thậm chí họ có tội lỗi
đến đâu, phá thai hay đồng tính hoặc cộng sản v.v. bởi v́
Thiên Chúa đến để t́m kiếm từng con chiên lạc, đến để cứu
tất cả mọi người chứ không phải cứu người lành mạnh không
cần thày thuốc như thành phần Pharisiêu tự cao tự đại giả
h́nh; 3- tuy nhiên, ngài vẫn cương quyết và mạnh mẽ chống
lại chẳng những các hành vi và việc làm trần tục (liên quan
đến danh vọng quyền bính quan lại) của thành phần giáo phẩm
và giáo sĩ trong Giáo Hội, mà c̣n cả những ǵ trái với luân
lư truyền thống của Giáo Hội, như phá thai, đồng tính, linh
mục nữ giới v.v.
"5- Một khi chúng ta chưa nắm vững được
tất cả con người và tinh thần của vị giáo hoàng đương kim
của chúng ta th́ đừng dễ tin theo một thiểu số bị Satan sử
dụng để chống đối và phá đám việc canh tân giáo hội của
ngài. Một khi chúng ta hùa theo thành phần rất ư là thiểu số
này mà tỏ ra chống đối Giáo Hội và Giáo Hoàng là chúng ta
trúng kế kẻ thù rồi đó. Chấp nhận những lập luận chủ quan và
một chiều của thành phần chống đối là chúng ta gián tiếp và
mặc nhiên cho rằng ĐTC Biển Đức XVI (được Maria Divine Mercy
của T. V.) cho là vị Giáo Hoàng truyền thống cũng hùa theo
ĐTC Phanxicô trong các việc sai trái ĐTC Phanxicô làm, gây
tai hại cho giáo hội, và cũng như chúng ta cho rằng cả Giáo
Hội Công Giáo, trong đó có hàng giáo phẩm trên thế giới, bao
gồm nhiều giám mục khôn ngoan thông thái và trung thành với
Giáo Hội cũng "cuồng tín" theo vị giáo hoàng phản kitô hiện
nay. Chỉ có T.V., ĐGM B.F. và ai theo họ là trung thành với
Giáo Hội, và v́ thế, v́ cần phải bênh vực cùng bảo vệ Giáo
Hội mà chống đối Giáo Hoàng. Chiêu bài dùng Giáo Hội để
chống Giáo Hoàng chẳng khác ǵ chiêu bài ‘nhân danh Thiên
Chúa’ để khủng bố của một số thành phần cực đoan Hồi giáo
hiện nay vậy!
"6- V́ các việc ngài làm để canh tân Giáo
Hội và mang ‘vui mừng và hy vọng - gaudium et spes’ cho thế
giới nói chung và người nghèo khổ nói riêng mà ĐTC Phanxicô
của chúng ta hiện nay đang trở thành mục tiêu tấn công của
Satan, nhưng càng tấn công ngài th́ lại càng làm lợi cho dự
án của Thiên Chúa. Không ai có thể làm hại ngài cho tới thời
điểm ấn định của Thiên Chúa, thời điểm ngài đă hoàn thành sứ
vụ của ngài. Và chính mạng sống hy hiến của ngài lại càng là
môt chứng từ "yêu cho đến cùng" (Gioan 13:1) cho Đấng là
"mục tử nhân lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên" (Gioan
10:10). Đúng như phần cuối của Bí Mật Fatima phần thứ ba cho
thấy máu của các vị tử đạo, trong đó có máu của vị giáo
hoàng mặc áo trắng, được hai thiên thần đứng dưới hai cánh
của cây thập tự giá thu góp lại để vẩy trên những ai
tiến đến cùng Thiên Chúa, tức máu của vị giáo hoàng đương
kim của chúng ta, nếu thực sự bị sát hại vào một lúc nào đó
theo ấn định của Thiên Chúa, sẽ mang lại phần rồi cho những
ai tin tưởng vào Vị Thiên Chúa cứu độ vậy. Amen".
Ở đây, trong bài
viết này, tôi chỉ muốn chứng thực thêm về 3 điểm then chốt
(ở đoạn 4 trên đây) liên quan đến Đức Thánh Cha Phanxicô của
chúng ta, những điểm đă thực sự biến ngài thành một cớ vấp
phạm đối với một số người (thường thiên về bảo thủ) vốn có
thành kiến về ngài, mà c̣n có thể gây lầm lẫn nơi một số tâm
hồn ngay lành nhưng dễ chiều theo những lập luận của thành
phần bảo thủ thiên kiến đầy tinh thần chống đối gây hoang
mang trong các cộng đồng chung trên thế giới, trong đó có
một số anh chị em thuộc cộng đồng Công Giáo Việt Nam.
Tôi xin sử dụng
chính những lời ngài nói để tự ngài biện minh cho ngài, mặc
dù ngài có thể cũng chẳng cần tôi
làm như thế, ngoại trừ chính tôi cảm thấy không thể dửng
dưng khi thấy người cha khả kính khả ái của ḿnh bị chính
con cái trong nhà hiểu lầm, nghi kỵ và chống phá một cách
"lầm không biết việc ḿnh làm" (Luca 23:34).
Sau đây là những ǵ
chứng thực cho 3 nhận định trên đây của tôi, trước hết
là những lời Thánh Kinh Tân Ước đă thực sự thấm nhuần vào
tinh thần và đời sống của vị giáo hoàng đương nhiệm của
chúng ta, và sau đó là những lời được chính Đức Thánh
Cha phát biểu trong cuộc phỏng vấn dài kéo dài 3 buổi khác
nhau, tại chính pḥng trọ của ngài ở Casa Santa Marta - Nhà
Thánh Matta, trong Tháng 8/2013, với nhân vật phỏng vấn ngài
là Cha Antonio Spadaro, một linh mục Ḍng Tên là chủ nhiệm
của tờ La Civiltà Cattolica của Ḍng tên bên Ư, một
tạp chí được phát hành ở Rôma từ năm 1850.
Những lời phát
biểu của Đức Thánh Cha Phanxicô ở vấn đề thứ 9 trong
20 vấn đề được Cha Antonio Spadaro đặt ra hỏi ngài là những
ǵ tôi đă căn cứ vào đó để có được 3 khẳng định về ngài và
bênh vực ngài, giờ đây, v́ tính cách quan trọng của chúng,
tôi xin được lập lại một lần nữa như sau:
1- Điều quan
trọng nhất đối với ngài (hơn cả cơ cấu và tín lư của Giáo
Hội) đó là loan truyền LTXC, v́ LTXC chính là cốt lơi của
Phúc Âm; 2- bởi đó, ngài tôn trọng và chấp nhận tất cả mọi
người, dù họ tật nguyền và nghèo khổ đến đâu, thậm chí họ có
tội lỗi đến đâu, phá thai hay đồng tính hoặc cộng sản v.v.
bởi v́ Thiên Chúa đến để t́m kiếm từng con chiên lạc, đến để
cứu tất cả mọi người chứ không phải cứu người lành mạnh
không cần thày thuốc như thành phần Pharisiêu tự cao tự đại
giả h́nh; 3- tuy nhiên, ngài vẫn cương quyết và mạnh mẽ
chống lại chẳng những các hành vi và việc làm trần tục (liên
quan đến danh vọng quyền bính quan lại) của thành phần giáo
phẩm và giáo sĩ trong Giáo Hội, mà c̣n cả những ǵ trái với
luân lư truyền thống của Giáo Hội, như phá thai, đồng tính,
linh mục nữ giới v.v.:
Đối với tôi, Đức
Thánh Cha Phanxicô quả thực là hiện thân trung thực của Ḷng
Thương Xót Chúa và là chứng nhân sống động cho Ḷng Thương
Xót Chúa nơi Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô như được các Phúc
Âm ghi nhận và diễn tả theo mạc
khải thần linh:
1- Nếu "Thiên
Chúa không sai Con Ngài đến để luận phạt thế gian mà để thế
gian nhờ Người mà được cứu độ" (Gioan 3:17), th́ Đức
Thánh Cha Phanxicô cũng không luận phán ai, dù họ tội
lỗi đến đâu, mà chỉ làm sao để họ có thể nhận biết Ḷng
Thương Xót Chúa mà được cứu độ.
"Có lần
một người hỏi tôi một cách khiêu khích rằng tôi có chuẩn
nhận vấn đề đồng tính chăng. Tôi đă đáp lại bằng một câu hỏi
khác rằng: 'hăy nói cho tôi biết khi Thiên Chúa nh́n vào
một người đồng tính th́ Ngài có yêu thương chấp nhận sự hiện
hữu của con người này không, hay loại trừ và lên án con
người ấy?' Chúng ta bao giờ cũng cần phải lưu ư tới
con người. Đến đây chúng ta tiến
vào mầu nhiệm con người. Trong cuộc đời, Thiên Chúa hỗ trợ
con người, và chúng ta cần phải hỗ trợ họ, bắt đầu từ
t́nh trạng của họ. Cần phải hỗ trợ họ bằng t́nh
thương".
2- Nếu “Tôi muốn
t́nh thương chứ không phải lễ vật. Tôi đến để kêu gọi những
tội nhân chứ không phải những ai tự cho ḿnh công chính”
(Mathêu 9:13), “Con Người đến để t́m kiếm và cứu vớt những
ǵ lạc mất” (Luca 19:10) và "t́nh thương thắng vượt phán
quyết - mercy triumphs over judgment" (Giacôbê 2:13),
nghĩa là chỉ có t́nh thương mới có thể cứu độ con người chứ
không phải việc lên án và trừng phạt theo luật pháp xứng với
tội lỗi của họ, th́ Đức Thánh Cha Phanxicô chủ trương rất
đúng khi ngài dấn thân đến với mọi người bằng t́nh
thương hay đem t́nh thương đến cho mọi người để nhờ đó mới
có thể đến gần họ mà mang họ về với Ḷng Thương Xót Chúa.
"Đôi khi Giáo
Hội khóa ḿnh vào những điều nhỏ mọn, vào những qui luật ti
tiểu.
Điều quan trọng nhất đó là lời loan báo tiên
khởi: Chúa Giêsu Kitô đă cứu bạn. Và các vị
thừa tác viên của Giáo Hội trên hết cần phải là các
thừa tác viên của t́nh thương.... Các thừa
tác viên của Giáo Hội cần phải biết xót thương, cần phải tỏ
ra trách nhiệm đối với con người và hỗ trợ họ như người
Samaritanô nhân lành, người tẩy rửa, lau sạch và nâng
dậy cận nhân của ḿnh. Đó là Phúc Âm
tinh tuyền".
3- Nếu "Thày đến
không phải để hủy bỏ lề luật và các tiên tri mà là hoàn trọn
chúng" (Mathêu 5:17) th́ Đức Thánh Cha Phanxicô cũng
hoàn trọn tất cả những ǵ được gọi là tín lư và luân lư
truyền thống của Giáo Hội, không phải chỉ ở chỗ trung thành
với kho tàng đức tin (bao gồm cả tín lư lẫn luân lư và Bí
Tích) của Giáo Hội và bênh vực khi thấy xẩy ra những sai
phạm, mà c̣n làm cho đức tin của Giáo Hội trở nên "rạng ngời
chân lư - veritatis splendor " (ĐTC Gioan Phaolô II -
6/8/1993), trở thành "ánh sáng đức tin - lumen fidei" (nhan
đề của bức thông điệp đầu tay của ĐTC Phanxicô nhưng nội
dung hầu như của ĐTC Biển Đức XVI 29/6/2013), đúng như cốt
lơi của Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi của Chúa
Giêsu, một bài giảng được Người mở đầu với 8 Mối Phúc Thật
nhưng ngay sau đó Người đă xác định về căn tính tối yếu bất
khả thiếu và bất
khả châm chước nơi những ai là môn đệ đích thực của Người: "Các
con là muốn đất... là ánh sáng thế gian" (Mathêu
5:13-14).
"Trong chuyến
bay từ Rio de Janerio về tôi đă nói rằng nếu một người đồng
tính có thiện tâm và t́m kiếm Thiên Chúa th́ tôi không phải
là người phán xét. Nói như thế là tôi nói những ǵ giáo
lư viết".
"Chúng ta không thể chỉ
nhấn mạnh đến các vấn đề liên hệ tới việc phá thai, hôn
nhân đồng tính và việc sử dụng các phương pháp ngừa thai.
Không thể thế được. Tôi không nói nhiều về những vấn đề này,
và v́ thế mà tôi đă bị trách móc. Thế nhưng, khi chúng ta
nói về những vấn đề ấy, chúng ta cần phải nói về chúng trong
một bối cảnh. Giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề
này đă rơ ràng và tôi là con của Giáo Hội, thế nhưng
không cần phải lúc nào cũng nói về những vấn đề ấy".
Để đúc kết th́ theo tôi, đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, chủ
trương của ngài và những ǵ ngài làm từ ngày lên làm giáo
hoàng đến nay, kể cả trước đó khi ngài c̣n chăn dắt đàn
chiên của ngài ở Á Căn Đ́nh, đều hiện thực hóa chủ trương
của ngài, đó là chủ trương trước hết và trên hết làm
sao để loan báo về Ḷng Thương Xót Chúa và làm chứng cho
Ḷng Thương Xót Chúa, quyền lực duy nhất và trên hết có thể
cứu độ con người tội lỗi:
"Việc công bố t́nh yêu cứu độ của Thiên Chúa xuất
phát trước những đ̣i hỏi về luân lư và đạo lư.
Ngày nay, đôi khi cái thứ tự đảo ngược lại thịnh
hành hơn".
“Những thứ canh tân cải
cách về cấu trúc và tổ chức là những ǵ thứ yếu - tức
là đến sau. Cái canh tân cải cách đầu tiên cần phải
là thái độ” .
Chủ trương này của ngài, như 2 câu vừa được nhắc đến trên
đây, là chủ trương cứu trước chữa sau: cứu người trước -
chữa tội sau, con người đáng thương - tội lỗi cần chữa, có
thương con người mới có thể cứu chữa / cứu chuộc tội lỗi của
họ được, như Chúa Giêsu đă lấy chính mạng sống ḿnh mà chuộc
lại nhân loại, mà đền bù tội lỗi của con người, bằng không
sẽ khinh chê họ, ghét bỏ họ và xa lánh họ, như kinh nghiệm
sống đạo cho thấy, một thái độ và hành động giống hệt của
thành phần Pharisiêu giả h́nh trong Phúc Âm ngày xưa. Chủ
trương ấy của Đức Thánh Cha Phanxicô v́ thế quả thực đă phản
ảnh tinh thần và thái độ của Chúa Kitô nói chung, nhất là
trong trường hợp Chúa Kitô tỏ ra đối với người phụ nữ bị bắt
quả tang phạm tội ngoại t́nh như được Phúc Âm Thánh Gioan
thuật lại (8:1-11). Ở chỗ:
1- Trước hết, Chúa Giêsu đă giữ thái độ hoàn toàn im lặng
(câu 6) trước những ồn áo tố cáo của thành phần tuân thủ lề
luật một cách nghiêm khắc đối với bản thân ḿnh và khắt
khe đối với các phạm nhân. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng tỏ ra
giữ thái độ im lặng trước t́nh trạng tội lỗi của con người
thời nay:
"Chúng ta không thể chỉ
nhấn mạnh đến các vấn đề liên hệ tới việc phá thai, hôn
nhân đồng tính và việc sử dụng các phương pháp ngừa thai.
Không thể thế được. Tôi không nói nhiều về những vấn đề này,
và v́ thế mà tôi đă bị trách móc”.
2- Sau nữa, khi cần phải lên tiếng, tức sau khi được chất
vấn đền lần thứ hai, Chúa Giêsu đă đặt vấn đề một cách vừa
tế nhị vừa nhắc nhở thành phần tố cáo chị phụ nữ nạn nhân bị
bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh rằng: "Nếu ai trong quí vị
th́ hăy ném đá chị ta trước đi" (câu 7), Đức Thánh Cha
Phanxicô của chúng ta khi cần cũng phản ứng như vậy:
"Có lần một người hỏi
tôi một cách khiêu khích rằng tôi có chuẩn nhận vấn đề đồng
tính chăng. Tôi đă đáp lại bằng một câu hỏi khác rằng: 'hăy
nói cho tôi biết khi Thiên Chúa nh́n vào một người đồng tính
th́ Ngài có yêu thương chấp nhận sự hiện hữu của con người
này không, hay loại trừ và lên án con người ấy?'
3- Sau hết, nếu Chúa Giêsu cứu
người trước (đó là người
phụ nữ) chữa tội sau (đó là tội ngoại t́nh của chị), Người
trước hết không lên án con người đáng thương của chị, mà chỉ
sau cùng mới đề cập đến tội lỗi của chị, và nhờ thái độ nhân
từ của ḿnh, Người chẳng những đă cứu được người phụ nữ nạn
nhân ngoại t́nh cả hồn lẫn xác, mà c̣n cứu cả linh hồn của
chính thành phần tố cáo chị nữa khi chữa tội lỗi của họ, ở
chỗ giúp họ nhận ra lỗi lầm của họ qua lỗi lầm của chị, một
tội ngoại t́nh dầu sao
cũng là một sự dữ đáng phải xa tránh, sửa chữa
và hoán cải: "Tôi cũng không luận tội chị đâu. Chị hăy về.
Nhưng từ nay đừng phạm tội ấy nữa nhé" (câu 11), th́ thái độ
và đường lối Đức Thánh Cha Phanxicô của chúng ta cũng thế,
cũng thương trước dạy sau, cũng bao gồm cả tội nhân lẫn vị
giải tội:
“Ṭa giải tội không
phải là một pḥng tra tấn mà là nơi cho t́nh thương của Chúa
thúc đẩy chúng ta sống tốt hơn. Tôi cũng lưu ư tới trường
hợp của một người đàn bà có một cuộc sống hôn nhân không
hạnh phúc trong quá khứ của ḿnh và bà cũng đă phá thai một
lần. Thế rồi người đàn bà này tái hôn, hiện nay đang sống
hạnh phúc và có 5 người con. Việc phá thai trong quá khứ vẫn đè
nặng trên lương tâm của bà và bà thành tâm hối hận về nó. Bà
muốn tiến lên trong đời sống Kitô hữu của ḿnh. Vị giải tội
phải làm ǵ đây?"
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhuợng trong
ḷng, Xin hoán cải con trở nên như những trẻ nhỏ của Ḷng
Thương Xót Chúa, để con biết nh́n hết mọi anh chị em con
bằng ánh mắt của t́nh yêu vô cùng nhân hậu Chúa như Mẹ
Maria, cho tất cả được hiệp nhất nên một trong Cha và Con và
Thánh Thần. Amen.
(Bài này đă
được Nguyệt San Hiệp Nhất của Cộng Đồng Công Giáo VN GP
Orange phổ biến trong số báo Tháng 3/2014)