GIÁO HỘI HIỆN THẾ
MỘT SỐ KHUYẾN DỤ ĐẶC BIỆT CHO CÁC GIỚI KHÁC NHAU
Trong thời đại của chúng ta, nhờ những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, thật sự
là các khả năng chữa lành về thể lý đã gia tăng đáng kể; tuy nhiên, ở một nghĩa
nào đó, dường
như khả năng 'chăm sóc' cho con người đã bị suy giảm, nhất
là khi họ bị bệnh nạn, yếu nhược và bất lực.
Thật vậy, những thứ thành đạt của khoa học và y học có thể góp phần vào việc cải
tiến sự sống con người cho đến độ chúng không xa cách với cội nguồn đạo lý ở nơi
những ngành khoa học và y học này. Đó là lý do thành phần bác sĩ Công giáo anh
chị em đã dấn thân sống nghề nghiệp của mình như là một sứ vụ nhân bản và tinh
thần, như một tông đồ giáo dân thực sự.
Việc chú trọng tới sự sống của con người, nhất là sự sống ở trong những trường
hợp khó khăn nhất đối với bệnh nhân, với người già lão, với trẻ em, là những gì
sâu xa gắn liền với sứ vụ của Giáo Hội. Giáo Hội cũng cảm thấy được kêu gọi tham
phần vào cuộc tranh luận liên quan đến sự sống của con người, bằng cách trình
bày những gợi ý của mình theo Phúc Âm. Ở nhiều nơi, phẩm tính của sự sống dính
dáng chính yếu đến phương tiện về kinh tế, đến 'phúc lợi', đến vẻ đẹp và sự hoan
hưởng về thể lý, mà quên đi các chiều kích sâu xa khác của đời sống - như chiều
kích liên cá vị, chiều kích tinh thần và chiều kích tôn giáo. Thật vậy, theo
chiều hướng đức tin và lý trí chân chính thì sự sống con người bao giờ cũng là
những gì linh thánh và bao giờ cũng 'có phẩm tính'. Không
có chuyện sự sống con người này linh thánh hơn con người kia - hết mọi sự sống
của con người đều linh thánh - cũng như không có chuyện sự
sống con người về phẩm tính quan
trọng hơn nhau, chỉ dựa vào nguồn lợi, vào quyền lợi, vào các cơ hội khá giả về
xã hội và kinh tế.
Đó là những gì anh chị em là thành phần bác sĩ Công giáo cố gắng để nói lên,
trước hết bằng ngành nghề chuyên môn của anh chị em. Công việc của anh chị em
muốn làm chứng, bằng lời nói và bằng gương lành, đó là sự
sống của con người bao giờ cũng linh thánh, quí giá và bất khả xâm phạm. Vì
thế nó cần phải được quí mến, bênh vực và chăm sóc.
Ngành nghề chuyên môn của anh chị em, được phong phú hóa bởi tinh thần đức tin,
lại càng là một lý do hơn nữa để làm việc với những ai - cho dù khác quan điểm
và tư tưởng về tôn giáo - nhìn nhận phẩm giá của con người như là tiểu chuẩn cho
các hoạt động của họ. Thật vậy, nếu Lời Thề Hippocratic thúc đẩy anh chị em luôn
trở thành những người tôi tớ của sự sống thì Phúc Âm còn thôi thúc anh chị em
hơn nữa, đó là hãy quí mến nó, bất chấp nó có thế nào chăng nữa, nhất là khi nó
cần đến việc đặc biệt chăm sóc và chú tâm. Đó là những gì phần tử của Hiệp Hội
anh chị em đã từng làm trên 70 năm công việc tốt đẹp. Tôi tha thiết xin anh chị
em hãy khiêm tốn và tin tưởng tiếp tục con đường
này, nỗ lực theo đuổi những mục đích ấn định của mình trong việc áp dụng giáo
huấn thuộc Huấn Quyền Giáo Hội nơi ngành đạo lý y khoa.
Đôi khi ý nghĩ then chốt gợi lên 'một thứ thương cảm giả tạo' (false
compassion), một thứ thương cảm tin rằng việc cổ võ phá thai có ích cho nữ giới;
việc triệt sinh an tử là một hành động xứng đáng; vấn đề khoa học phá ngang
trong việc 'sản xuất' ra một em bé cũng như coi đó là một thứ quyền lợi hơn là
một tặng ân cần đón nhận; hay việc sử dụng sự sống con người như là những thí
vật (guinea pigs) cho rằng có thể cứu được kẻ khác.
Thế nhưng, lòng
thương cảm của Phúc Âm là lòng thương cảm hỗ trợ trong những lúc cần thiết, tức
là lòng
thương cảm của Người Samaritanô Nhân Lành, người 'trông thấy thì chạnh lòng
thương', đã tiến đến đáp ứng bằng việc cụ thể giúp đỡ (xem
Luca 10:33). Sứ vụ là thành phần y sĩ của anh chị em giúp anh chị em hằng ngày
va chạm tới nhiều hình thức khổ đau. Tôi xin anh chị em hãy chấp nhận những hình
thức khổ đau ấy như 'Người Samaritanô Nhân Lành', chăm sóc một cách đặc biệt giờ
già lão, người đau yếu và tật nguyền. Lòng
trung thành với Phúc Âm sự sống và tôn trọng sự sống như một tặng ân của Thiên
Chúa đôi khi đòi phải thực hiện những chọn lựa can trường ngược với triều sóng,
những lựa chọn mà trong các trường hợp đặc biệt, có thể trở thành vấn đề cần
phải từ khước theo lương tâm đạo giáo (conscientious objection). Mà
sự trung thành này bao gồm nhiều hậu quả về xã hội. Chúng
ta đang sống trong một thời đại của việc lấy sự sống làm thí nghiệm. Thế
nhưng lại là một thứ thí nghiệm xấu xa. Như
tôi đã nói đến
việc tạo nên con trẻ hơn là chấp nhận con trẻ như là một tặng ân. Đùa giỡn với
sự sống (playing with life). Hãy cẩn thận, vì đây là một tội phạm đến Đấng Hóa
Công: phạm đến Thiên Chúa Hóa Công, Đấng đã tạo dựng nên các sự vật như thế.
Trong đời sống làm linh mục của tôi có rất nhiều lần tôi đã nghe thấy những phản
kháng như sau: 'Vậy thì hãy nói đi tại
sao Giáo Hội lại chống phá thai chẳng
hạn? Nó có phải là vấn đề tôn giáo hay chăng?' Không, không phải. Nó không phải
là vấn đề tôn giáo. 'Nó có phải là vấn đề triết lý hay chăng?' Không, nó không
phải là vấn đề triết học. Nó là vấn đề khoa học, vì nó liên hệ tới một sự sống
con người, và không được
phép để đánh mất một sự sống con người để giải quyết
một vấn đề nào đó.
'Nhưng không, tư tưởng tân thời mà...'. Tuy nhiên, hãy nghe đây, theo ý
nghĩ cổ xưa và ý nghĩ tân thời thì chữ 'sát hại' đều có nghĩa như nhau.
Sự thẩm định này áp dụng cho cả vấn đề triệt sinh an tử nữa: tất cả chúng ta đều
biết rằng trong
nền văn hóa sa thải hiện nay thì tình trạng triệt sinh an tử ngấm ngầm đang xẩy
ra cho rất nhiều người già. Nhưng
cũng có những trường hợp khác. Trường hợp nói cùng Thiên Chúa rằng: 'Không, tôi
sẽ thực hiện việc chấm dứt sự sống như tôi muốn'. Một thứ tội phạm đến Thiên
Chúa Hóa Công! Hãy suy nghĩ kỹ về điều này.
(ĐTC đã kết thúc bằng lời khuyên của Thánh Camillus de Lellis về 'phương pháp
hiệu nghiệm nhất để chăm sóc bệnh nhân' đó là 'hãy
quan tâm hơn nữa vào những việc làm của đôi tay - Put more heart into those
hands')
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề tự đặt cùng
với một số chi tiết tự nhấn mạnh)
http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-address-to-association-of-italian-catholic-doctors
Đức Thánh Cha Phanxicô về tiến trình hủy hôn Thứ Tư 5/11/2014 với thành phần
tham dự khóa học do Pháp Viện Rota Roma tổ chức
Tôi không dọn bài nói. Tôi chỉ muốn chào đón anh chị em thôi. Trong Thượng Nghị
Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ đã nói về các thủ tục, các tiến trình cùng với mối
quan tâm làm sao đơn giản hóa các thủ tục với những lý do công chính.
Công chính để các thủ tục đó được chính đáng và chính đáng đối với thành
phần đang đợi chờ.
Chính đáng: biết bao nhiêu là con người chờ đợi phán quyết nhiều năm. Và vì thế,
trước cuộc thượng nghị này, tôi đã thiết lập một Ủy Ban giúp soạn thảo những khả
dĩ khác nhau theo chiều hướng này: chiều hướng chính đáng và cũng là chiều hướng
bác ái, vì có nhiều người cần
một lời của Giáo Hội về tình trạng hôn nhân của họ, một là được hai là không,
nhưng cần phải chính đáng. Có một số thủ tục quá dài dòng và quá nặng nề đến độ
chúng không thuận lợi khiến dân chúng bỏ cuộc.
Thí dụ Tòa Án liên giáo phận ở Buenos Aires - Tôi không nhớ nhưng nghĩ
ngay được rằng có 15 giáo phận; tôi nghĩ giáo phận xa nhất cách 240 cây số...
Không thể nào như thế được, không thể nào tượng tượng nổi những con người đơn sơ
chất phác có thể đến Tòa Án này, ở chỗ, họ cần phải thực hiện một chuyến đi, họ
phải mất những ngày làm việc, thậm chí họ mất cả phần thưởng... mất rất
nhiều điều... Họ nói rằng: "Thiên Chúa là Đấng hiểu tôi và vì thế tôi
sẽ cứ tiếp tục sống như vậy nhưng linh
hồn tôi vẫn cảm thấy nặng nề".
Nên Mẹ Giáo Hội cần phải thực thi công lý mà rằng: "Đúng thế, cuộc hôn
nhân của bạn thực sự là bất thành [hay] Không, cuộc hôn nhân của bạn hiệu thành".
Thế nhưng cần phải phán quyết như thế một cách chính đáng. Nhờ đó họ có thể tiến
tới một cách chắc chắn, linh hồn họ không còn bị mù mịt...
Cũng có những vụ bê bối công khai. Trước đây
tôi đã phải giải nhiệm khỏi Tòa Án một người đã nói rằng: "Cần 10 ngàn Mỹ kim là
tôi sẽ thực hiện cho bạn hai thủ tục dân sự và giáo hội" Xin đừng làm điều này!
Trong cuộc thưoọng nghị vừa rồi có có một số đề nghị về vấn đề miễn phí, điều
này cần phải cứu xét... Vì khi
những thứ lợi lộc thiêng liêng gắn liền với vấn đề kinh tế thì nó không xuất
phát từ Thiên Chúa! Mẹ Giáo Hội có thừa quảng đại để có thể thực thi
công lý một cách nhưng không, như chúng ta đã được Chúa Giêsu Kitô nhưng không
công chính hóa. Vấn đề này là những gì quan trọng ở chỗ tách biệt hai điều ấy ra
khỏi nhau...
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://www.zenit.org/en/articles/pope-s-address-to-roman-rota-course-on-annulment-processes
Trong một cuộc triều kiến riêng với 7 ngàn 500 phần tử của Schoenstatt Apostolic
Movement Đức quốc ở Sảnh Đường Giáo Hoàng Phaolô VI, nhân dịp kỷ niệm đệ nhất
bách chu niên thành lập của phong trào này, với sự tham dự của cả hai vị hồng y
Walter Kasper và Stanislaw Rylko, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời một số câu
hỏi liên quan đến hôn nhân gia đình trong cuộc gặp gỡ gần 2 tiếng đồng hồ
với thành phần đại diện của phong trào này và đã trả lời 5 câu hỏi, có thể tóm
lược nguyên văn những lời ngài nói như sau:
"Tôi nghĩ rằng thật là đau buồn khi thấy rằng gia đình Kitô hữu, gia đình
và hôn nhân chưa bao giờ lại bị tấn công một cách trực tiếp hay gián tiếp như
ngày nay".
"Gia đình đang
bị tấn công,
biết bao nhiêu là gia đình đang bị tấn công, các gia đình đang phải chịu đựng và
nhiều cuộc hôn nhân đã kết thúc, biết bao nhiêu là chủ nghĩa tương đối ở nơi
quan niệm về hôn nhân ngày nay".
"Việc nói năng và phát biểu về các nguyên tắc tất cả đều là những gì hay và tốt,
thế nhưngchúng
ta cần phải đích thân cung cấp việc chăm sóc mục vụ riêng tư nữa (person to
person pastoral care) cho các gia đình đang gặp khốn khó,
cần phải trở thành một người đồng hành nhẫn nại. Chúa Giêsu là vị sư phụ nhẫn
nại ở chỗ hỗ trợ, dạy dỗ, chữa lành thương tích, và cùng tiến bước".
"Bí
tích hôn nhân là một thành trì, thế nhưng nó có thể trở thành nghi thức một cách
vô thức.
'Tại sao anh chị không kết hôn vì anh chị sống với nhau chứ?' 'Chúng tôi không
có tiền', đó là lý do khía cạnh về xã hội của hôn nhân biến thành khía cạnh
chính yếu".
Đối với các cuộc hôn nhân được cử hành theo dân sự xong liền đến nhà thờ để lãnh
nhận bí tích, ngài cảnh giác rằng:
"Đó là một thí dụ về việc cố gắng gấp
rút thành hôn.
Các bạn không thể sửa soạn thành hôn bằng 2 lần gặp gỡ, bằng 2 buổi học hỏi. Đó
là tội bỏ qua về phía chúng ta. Việc sửa soạn thành hôn là những gì cần thời
gian và hỗ trợ. Nhiều người không thực sự biết họ đang làm gì nữa, thành
hôn mà không biết thành hôn nghĩa là chi và liên quan đến những gì".
"Thứ văn
hóa tạm thời -
chẳng những trong gia đình mà còn trong cả Giáo Hội nữa - là
thứ văn hóa hủy hoại?
Chúng ta cần phải phục hồi nhiều điều thích đáng với gia đình, thế nhưng chúng
ta không thể nào bị ảnh hưởng tệ hại bởi cuộc khủng hoảng này".
"Chia
rẽ là khí giới thượng đẳng của ma quỉ.
Văn hóa gặp gỡ là thứ văn hóa liên minh với nhau".
"Việc liên minh là những gì được làm nên bởi các lời hứa. Điều này tạo nên mối
liên kết giáo hội, một 'tử' ngữ trong các ngôn từ được nói năng ngày nay, vì nó
không bao giờ được thốt ra. Mối liên kết bao gồm những thứ liên hệ gắn bó chứ
không phải là hủy hoại. Thứ văn hóa tạm thời lại là thứ văn hóa hủy hoại những
mối liên hệ ấy, chẳng hạn hủy hoại mối liên hệ gia đình. Chúng ta đang sống
trong một nền văn hóa hủy hoại mối liên hệ này. Nơi Thánh Thể chúng ta cử hành
việc canh tân của một cuộc Liên Minh, không phải một cách bí mật mà là thực sự.
Bí Tích Giải Tội cũng thế, cũng canh tân mối Liên Minh. Trái lại, việc
rỉ tai nhảm nhí và nói hành nói xấu là những căn nguyên gây chia rẽ. Khi
Chúa Giêsu Kitô trở thành tâm điểm của đời sống ai đó thì người này tiến
triển đúng hướng. Nếu tôi coi trọng bản thân tôi, đường lối của tôi hay phương
pháp mục vụ của tôi thì mọi sự đều bị lệch lạc, cả đặc sủng của tôi cũng thế.
Chính Chúa mới là tâm điểm".
Liên quan đến danh hiệu gán cho ngài là "vị
Giáo Hoàng cách mạng",
ngài nói:
"Một trong những quan niệm cổ xưa nhất của Công giáo đó là việc canh tân Giáo
Hội. Các Thánh nhân đã có thể canh tân sự thánh thiện của các vị, nhờ đó canh
tân Giáo Hội. Tôi xin anh chị em một điều đó là đừng
sợ thánh thiện! Nó có nghĩa là canh tân".
Về vấn đề ăn ở vợ chồng phi hôn phối, ngài cho biết: "Ngày
nay có những cặp chỉ sống với nhau thôi, thành phần muốn ăn ở
với nhau một cách 'bán phần - part time'.
Những hình thức mới mẻ này hoàn toàn là những gì hủy hoại và thu hẹp tính chất
cao cả của hôn nhân. Đó là lý do tại sao chúng ta có rất nhiều các cuộc ly thân,
ly dị... vấn đề là ở chỗ đồng hành hỗ trợ, chứ không phải là thứ dụ giáo
chẳng đi đến đâu. Chỉ cần hết sức nhẫn nại đồng hành hỗ trợ".
"Giới trẻ đang sống với nhau như một cặp bạn trai bạn gái mà chẳng kết hôn với
nhau gì hết. Có một người mẹ hỏi tôi rằng: 'Tôi làm thế nào để có thể làm cho
thằng con trai của tôi thành hôn?' Tôi hỏi lại bà: 'Cháu nó có bạn gái hay
chăng?' 'Nếu cháu có bạn gái mà không kết hôn thì bà đừng ủi những chiếc áo
sơ-mi của cháu thì bà sẽ thấy'".
Về tình trạng "trần
tục thiêng liêng - spiritual worldliness",
ngài cho rằng: "Tất cả chúng ta đều có vấn đề, và chúng ta không phải lúc nào
cũng là thành phần chứng nhân tốt lành. Chúng ta cứ dậm chân tại chỗ về vấn đề
của mình, khiến chúng ta không thể chỗi dậy để trở nên thành phần thừa sai
truyền giáo. Điều này không phải là vấn đề dụ giáo mà là hỗ trợ và chia sẻ".
"Một
Giáo Hội, một phong trào hay một giáo xứ nào mà không vươn mình ra đều có nguy
cơ trở thành một nhóm thợ làm tóc thiêng liêng (spiritual
hairdressers). Một
cộng đồng khép kín là một cộng đồng bệnh hoạn".
Tuy nhiên, ngài vẫn cảnh giác rằng cho
dù có vươn mình ra chăng nữa vẫn không được trở thành một Giáo Hội lang thang (an
errant Church), vì theo ngài, lang thang đây đó (roaming) nghĩa là vẫn còn quanh
quẩn với bản thân mình chứ chưa thực sự là truyền giáo.
Xin xem đoạn video clip về biến cố này ở cái link sau đây: https://www.youtube.com/watch?v=6QYA_MQvfrk
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch
theo