Đổi thay thời đại - Hiện tượng băng hoại 

ĐTC Phanxicô - Trả Lời Phỏng Vấn của Nhật Báo Ý 'II Messaggero'

Bài Phỏng Vấn được nhật báo này phổ biến ngày 30/6/2014

 

 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Cộng Sản đã Cướp Mất Ngọn Cờ của Chúng Ta.

 

(Franca Giansoldat): Cuộc hẹn được thực hiện vào buổi chiều ở Nhà Trọ Thánh Matta. Sau thủ tục kiểm soát mau chóng, một chàng vệ binh Thụy Sĩ dẫn tôi đến một căn phòng nhỏ. 

 

Có 6 cái ghế dựa tay bằng vải xanh hơi bị sờn rách, một cái bàn gỗ nhỏ, một trong những chiếc TV cũ. Mọi sự rất ngăn nắp. Đá hoa bóng láng, mấy tấm tranh treo. Nó như là một căn phòng đợi ở giáo xứ, một trong những nơi để người ta đến xin tham vấn, hay để điền các giấy tờ về hôn phối. 

 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô tươi cười tiến vào: "Rốt cuộc rồi đọc bài anh viết cuối cùng cũng gặp được anh đây". Tôi đỏ mặt lên. "Không đâu. Tôi biết ngài và giờ đây tôi đến để nghe ngài nói". Ngài cười. Vị Giáo Hoàng này cười một cách chân tình, như ngài sẽ cười vào những lúc khác trong thời khoảng 1 tiếng đồng hồ của buổi nói chuyện bộc phát tự nhiên. Rôma với những sự dữ của một thành phố lớn như nó, một kỷ nguyên thay đổi làm yếu kém đi chính trị, yếu kém nỗ lực bệnh vực công ích; việc Giáo Hội tái chiếm lại những vấn đề về nghèo khổ và chia sẻ ("Các Mác chẳng có sáng chế ra một cái gì hết"), nét buồn thảm của tâm hồn lộ ra bên ngoài trên gương mặt nhục nhằn, vực thẳm trơn trượt về luân lý trong đó có thành phần trẻ em bị lạm dụng, chấp nhận tình trạng ăn xin, vấn đề làm việc của các trẻ vị thành niên, chưa kể đến việc khai thác trẻ em đĩ điếm không phải ngay ở tuổi 15. Mà lại bởi thành phần thân chủ có thể là bậc cha ông của các em.     

 

"Pedophiles - Thành phần thích thiếu niên dâm" - đó là chữ vị Giáo Hoàng này sử dụng. Đức Phanxicô nói năng, diễn giải, tự gián đoạn, trở lại vấn đề - một cách say sưa, dịu dàng, châm biếm. Giọng nói yếu mềm dường như nuốt lời. Đôi tay của ngài bày tỏ theo cách thức suy tư của ngài, ngài xoắn chúng lại, buông chúng ra, chúng như thể muốn vẻ lên những hình thù vô ảnh trong không trung. Bề ngoài ngài vẫn hoàn toàn lành mạnh cho dù có những tin đồn về sức khỏe của ngài.

 

VấnBây giờ là lúc Ý và Uruguay đấu với nhau trong giải Túc Cầu Thế Giới. Thưa Đức Thánh Cha, ngài ủng hộ bên nào?

 

Đáp: Tôi ấy hả, thực sự là không bên nào. Tôi đã hứa với Tổng Thống Ba Tây (Dilma Roussef) rằng tôi sẽ đứng trung lập.

 

VấnChúng ta sẽ bắt đầu từ Rôma được không cơ?

 

Đáp: Thế nhưng anh biết rằng tôi không biết Rôma rồi mà? Cần lưu ý một điều là tôi chỉ mới thấy Nguyện Đường Sistine lần đầu tiên khi tôi tham dự mật nghị hồng y bầu giáo hoàng Biển Đức XVI (năm 2005). Tôi chưa từng vào bảo tàng viện. Vấn đề thế này, là hồng y, tôi đã không đến đây thường xuyên. Tôi biết Đền Thờ Đức Bà Cả vì tôi luôn đến đó. Sau đó là Nhà Thờ Thánh Laurensô Ngoài Thành, nơi tôi đã đến Thêm Sức khi Don Giacomo Tantardini ở đó. Dĩ nhiên là tôi biết Piazza Navona vì tôi luôn trọ ở Via della Scriofa đằng sau chỗ đó. 

 

VấnRôma có một cái gì đó nơi con người Bergoglio Á Căn Đình hay chăng?

 

Đáp: Khó có bất cứ một cái gì đó. Tôi là người thuộc miền Piedmont hơn, thành phần thuộc nguồn gốc của gia đình tôi. (Biệt chú của người dịch: ông bà của ngài bỏ Ý sang Á Căn Đình lập nghiệp từ năm 1922, ở đó bố của ngài người Ý gặp mẹ của ngài người Á Căn Đình năm 1934 ở một nhà thờ, sau đó họ lấy sau vào năm 1935 và sinh ra ngài là con đầu lòng trong 5 người con vào năm 1937).  Tuy nhiên, tôi bắt đầu cảm nhận được Rôma. Tôi có ý định viếng thăm vùng này, viếng thăm các giáo xứ. Tôi đang khám ra ra từ từ thành phố này. Nó là một thủ đô đẹp nhất, đặc thù, với những vấn đề của những thành phố lớn. Một thành phố nhỏ có một cấu trúc hầu như đồng nhất; trái lại, một thủ phủ lại bao gồm 7 hay 8 thành phố khả hữu chồng chéo về các mức độ khác nhau - kể cả các mức độ về văn hóa nữa. Chẳng hạn tôi đang nghĩ đến các bộ lạc giới trẻ ở ngoại ô. Nó đều như thế ở tất cả các thành phố lớn. Thật vậy, vào Tháng 11, chúng tôi sẽ tổ chức một hội nghị ở Barcelona chuyên về việc chăm sóc mục vụ ở các thủ đô. Ở Á Căn đình, cùng với Mễ Tây Cơ phát động những trao đổi. Người ta khám phá ra rất nhiều nền văn hóa tương giao, thế nhưng không nhiều lắm bởi vấn đề di dân mà là bởi những lãnh vực xuyên văn hóa, mỗi nền văn hóa đều có phần tử tính của mình. Giáo Hội cần phải đáp ứng với cả hiện tượng này nữa.  

 

VấnTại sao ngài đã muốn nhấn mạnh rất nhiều đến vai trò của Vị Giám Mục Rôma ngay từ ban đầu?

 

Đáp: Phận vụ đầu tiên của Đức Phanxicô đó là làm Giám Mục Rôma. Ngài có tất cả mọi danh hiệu của Vị Giáo Hoàng, như Vị Chủ Chiên hoàn vũ, Vị Đại Diện Chúa Kitô v.v. vì ngài thực sự là Giám Mục Rôma. Đó là việc chọn lựa đầu tiên, thành quả về vai trò chính yếu của Thánh Phêrô. Nếu ngày mai vị Giáo Hoàng này muốn làm Giám Mục ở Tivoli chẳng hạn thì hiển nhiên là họ sẽ tống tôi đi. 

 

Vấn40 năm trước, dưới giáo triều của Đức Phaolô VI, Văn Phòng Đại Diện đã phát động một hội nghị về các sự dữ ở Rôma. Một hình ảnh hiện lên về một thành phố trong đó ai có nhiều, ai đệ nhất hạng và ai có danh tánh đều là thành phần tệ nhất. Theo ý nghĩ của ngài thì đâu là những sự dữ của thành phố này hôm nay đây? 

 

Đáp: Chúng là các thứ sự dữ của nhiều thủ đô, như ở Buenos Aires vậy. Kẻ thì tăng thêm lợi lộc còn người thì lúc nào cũng nghèo khổ hơn. Tôi không biết đến hội nghị về sự dữ ở Rôma này. Chúng chính là các vấn để của Rôma mà bấy giờ tôi mới 38 tuổi. Tôi là vị Giáo Hoàng đầu tiên không dự Công Đồng và là vị đầu tiên đã học thần học sau Công Đồng, và đối với chúng tôi lúc ấy thì Đức Phaolô VI là vị giáo hoàng cả sáng. Theo tôi thì Evangelii Nuntiandi vẫn là một văn kiện không bao giờ bị lỗi thời (Biệt chú của người dịch: Evangelii Nuntiandi là Tông Huấn về Sứ Vụ Loan Báo Phúc Âm được ĐTC Phaolô VI ban hành ngày 8/12/1975, thành quả của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần III năm 1974).

 

Vấn: Phải chăng có một bậc thang giá trị cần phải được tôn trọng trong việc điều hành các thứ công vụ?

 

Đáp: Đúng thế, để luôn bảo vệ công ích. Đó là ơn gọi cuủa hết mọi chính trị gia. Nó là một ý niệm lớn bao gồm, chẳng hạn, việc bảo vệ sự sống con người, bảo vệ phẩm giá của nó. Đức Phaolô VI thường nói rằng sứ vụ của chính trị là một trong những hình thức cao nhất của đức ái. Ngày nay, vấn đề chính trị - tôi không chỉ nói về Ý quốc mà về tất cả mọi xứ sở, một vấn đề có tính chất toàn cầu - đang bị giảm giá, lụn bại bởi băng hoại, bởi hiện tượng đút lót. Tôi nhớ đến một văn kiện được các vị Giám Mục Pháp quốc ban hành 15 năm trước. Nó là một Bức Thư Mục Vụ mang tựa đề: "Tái Phục Hồi Chính Trị" với mục đích để giải quyết vấn đề ấy. Nếu việc phục vụ không phải là nền tảng thì không thể hiểu được thế nào là chính trị nữa.  

 

Vấn: Ngài đã nói rằng tình trạng băng hoại tỏa mùi ung thối. Ngài cũng đã nói rằng tình trạng băng hoại xã hội là hoa trái của một con tim bệnh hoạn chứ không phải chỉ là những điều kiện bên ngoài. Nếu tâm can không băng hoại thì cũng chẳng xẩy ra tình trạng băng hoại. Con người băng hoại không có bạn hữu mà chỉ có những con người cù lần hữu dụng (useful idiots). Ngài có thể giải thích điều này rõ hơn nữa được chăng?  

 

Đáp: Tôi đã nói về vấn đề này hai ngày liền vì tôi dẫn giải bài đọc về vườn nho của Naboth(Biệt chú của người dịch: xem lại 2 bài đọc năm chẵn cho Thứ Hai ngày 16/6/2014 ở Sách 1 Chư Vương 21:1-16 và Thứ Ba ngày 17/6/2014 ở Sách 1 Chư Vuơng 21:17-29 trong Tuần 11 Thường Niên). Tôi muốn nói về các Bài Đọc Thánh Lễ trong ngày. Ngày đầu tôi nói về hiện tượng băng hoại, ngày hôm sau tôi nói về cách thức kết liễu con người bại hoại. Dầu sao thì con người bại hoại không có bạn hữu mà chỉ có những thày dùi xúi bậy mà thôi (accomplices). 

 

VấnTheo ý của ngài thì phải chăng tình trạng băng hoại được nói đến quá nhiều là bởi vì truyền thông nhấn mạnh đến quá nhiều về vấn đề này, hay là bởi vì nó thực sự là một dịch bệnh và là một sự dữ trầm trọng?

 

Đáp: Rất tiếc là không phải thế, nó là một hiện tượng toàn cầu. Có những vị thủ lãnh của quốc gia thực sự bị tù vì vấn đề này. Tôi đã suy nghĩ nhiều về nó và tôi đã tiến đến chỗ kết luận rằng có rất nhiều sự dữ gia tăng đặc biệt là trong những cái thay đổi của kỷ nguyên. Chúng ta không sống trong một thời đại đổi thay (an age of changes) cho bằng một đổi thay thời đại (a change of age). Vì thế nó là một thứ thay đổi về văn hóa; chính ở nơi giai đoạn này mới xuất hiện các sự việc ấy. Một thứ đổi thay thời đại gây băng hoại luân lý, chẳng nhưng nơi chính trị mà còn nơi đời sống tài chính và xã hội nữa.  

 

VấnThậm chí thành phần Kitô hữu lại còn dường như không cống hiến chứng từ rạng ngời nữa...

 

Đáp: Nó là môi trường tạo dễ dàng hóa cho băng hoại. Tôi không nói rằng tất cả mọi người đều băng hoại, nhưng tôi nghĩ khó lòng mà giữ lòng chân thực nơi chính trị. Tôi đang nói về hết mọi nơi chứ không phải chỉ ở Ý quốc. Tôi cũng nghĩ đến những trường hợp khác nữa. Đôi khi có những người muốn làm sáng tỏ vấn đề, thế nhưng họ lại gặp phải khó khăn và họ như thể bị nuốt đi bởi nhiều mức độ của hiện tượng bệnh hoạn. Không phải vì nó là bản chất của chính trị, mà là vì khi thời gian đang đổi thay thì lực đẩy về một thay đổi nào đó về luân lý cần phải trở nên mạnh mẽ hơn.

 

VấnĐối với tình trạng bần cùng về luân lý hay về thể lý ở một thành phố thì ngài lưu tâm đến tình trạng nào hơn?

 

Đáp: Tôi chú tâm đến cả hai. Chẳng hạn tôi có thể giúp một người đói khổ để họ không còn đói nữa. Thế nhưng, nếu họ mất việc và không tìm thấy công ăn việc làm thì họ lại phải đương đầu với một thứ nghèo khổ khác. Họ không còn phẩm vị. Có lẽ họ tới với Cơ Quan Caritas mà lĩnh phần ăn về nhà, thế nhưng họ cảm thấy một tình trạng nghèo khổ rất trầm trọng khiến họ tan nát cõi lòng. Một Vị Giám Mục Phụ Tá ở Rôma đã nói với tôi rằng có nhiều người đến quán ăn một cách kín đáo và đầy hổ thẹn để kiếm chút đồ ăn mang về nhà. Phẩm giá của họ càng ngày càng bị hao mòn, họ sống một cách vô vọng.

 

Vấn: Trên đường phố Rôma ngài có thể thấy những em gái trẻ trung khoảng độ 14 tuổi thường bị bắt làm điếm trong tình trạng bị bỏ rơi chung chung vậy, trong khi đó ở dưới hầm của trạm xe lửa ngài thấy những trẻ em ăn xin. Vậy thì Giáo Hội vẫn còn là một thứ men hay chăng? Ngài có cảm thấy bất lực với tư cách là giám mục trước tình trạng suy yếu về luân lý này chăng? 

 

Đáp: Tôi cảm thấy buồn thương, tôi cảm thấy rất nhức nhối. Việc khai thác trẻ em khiến tôi khổ tâm. Giống như ở Á Căn Đình. Trẻ em được sử dụng để làm việc chân tay vì các em có bàn tay nhỏ bé. Tuy nhiên, trẻ em cũng bị khai thác về tình dục nữa, ở các khách sạn. Cò lần tôi được báo rằng trên một con đường ở Buenos Aires có những trẻ em làm điếm mới chỉ 12 tuổi. Tôi đã đã kiểm chứng và sự thật là thế. Nó khiến tôi cảm thấy ghê tởm. Thế nhưng thậm chí còn hơn thế nữa khi trông thấy có những chiếc xe sang trọng ngừng lại, được lái bởi một nam nhân lão thành. Họ có thể là bậc làm ông của các em. Họ cho bé gái vào xe và trả cho em 15 pesos là số tiền sau đó được dùng để mua những thứ thuốc bị thải đi, để mua "cái hộp". Đối với tôi, những con người làm như thế cho các em gái ấy đều là thành phần thích thiếu niên dâm (pedophiles). Nó cũng xẩy ra ở Rôma nữa. Đo Thành Vĩnh Cửu, một thành đô cần phải trở thành hải đăng soi thế giới, lại trở thành tấm gương phản chiếu cái hư hoại về luân lý của xã hội. Tôi nghĩ chúng là những vấn đề có thể giải quyết bằng một chính sách xã hội tốt đẹp.

 

VấnChính trị có thể làm gì chứ?

 

Đáp: Chẳng hạn đáp ứng một cách rõ ràng bằng những dịch vụ xã hội để giúp các gia đình hiểu biết, nâng đỡ họ thoát khỏi những tình cảnh nặng gánh. Hiện tượng này cho thấy một thứ khiếm khuyết về dịch vụ xã hội trong xã hội. 

 

Vấn: Tuy nhiên Giáo Hội lại đang hoạt động rất nhiều...

 

Đáp: Và Giáo Hội cần phải tiếp tục làm như thế. Cần phải giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn, một việc làm gay go cần đến nỗ lực chung. 

 

Vấn: Ở Rôma càng ngày giới trẻ càng không đi nhà thờ nữa, không rửa tội cho con cái của họ nữa, thậm chí không thể làm dấu Thánh Giá nữa. Có phương cách nào để có thể lật ngược lại chiều hướng này hay chăng?

 

Đáp: Giáo Hội cần phải tiến ra ngoài đường phố, cần phải tìm kiếm dân chúng, cần phải đến các nhà, viếng thăm các gia đình, đến những nơi xa xôi hẻo lánh. Giáo Hội không được trở nên một Giáo Hội chỉ nhận lãnh mà là Giáo Hội cống hiến...

 

VấnCác vị linh mục coi xứ không được những cái cuốn tóc (curlers) trên chiên của mình...

 

Đáp: (Cười). Hiển nhiên là thế, chúng ta đã từng ở trong một thời điểm truyền giáo cả 10 năm rồi. Chúng ta cần phải tiếp tục tiến bước.

 

VấnNgài có lo âu về tình trạng suy giảm mức độ sinh sản ở Ý quốc hay chăng?

 

Đáp: Tôi nghĩ rằng cần phải thực hiện nhiều hơn nữa cho công ích của trẻ em. Vấn để đặt gia đình ưu tiên trên hết là một cuộc dấn thân; đôi khi tiền lương không đủ giúp cho gia đình cho đến cuối tháng. Người ta đang lo sợ mất việc và không còn khả năng trả tiền thuê nhà. Các chính trị gia về xã hội không giúp được gị. Ý quốc có một mức độ sinh sản rất thấp. Tây Ban Nha cũng thế. Pháp thì khá hơn một chút nhưng ở đó cũng thấp nữa. Dường như Âu Châu đã cảm thấy làm mẹ mệt mỏi rồi, nên thích làm bà hơn. Nhiều nước tùy thuộc vào cuộc khủng hoảng về kinh tế chứ không phải chỉ về một thứ thay đổi văn hóa đầy những vị kỷ và khoái thú. Có hôm tôi đã đọc một bản thống kê về chuẩn mực tiêu xài của dân chúng trên thế giới. Sau thực phẩm, quần áo và thuộc men là ba thứ cần dùng, còn có cả những thứ đồ trang điểm và chi tiêu cho chó mèo nữa. 

 

VấnThú vật còn được coi trọng hơn là trẻ em nữa?

 

Đáp: Đó là một hiện tượng khác về tình trạng tụt hậu văn hóa. Và điều này xẩy ra là vì mối liên hệ cảm xúc với thú vật thì dễ dàng hơn, phần lớn có thể được ấn định. Con vật không phải là loài tự do, trong khi đó có một đứa con lại là một điều gì đó phức tạp. 

 

Vấn: Phúc Âm nói với người nghèo hay với ngưòi giầu để hoán cải họ hơn?

 

Đáp: Khó nghèo là tâm điểm của Phúc Âm. Không thể hiểu Phúc Âm mà lại không biết gì về khó nghèo thật sự, khi nhớ rằng có một thứ nghèo khó tuyệt vời nhất về tinh thần, ở chỗ trở nên nghèo khó trước Thiên Chúa để Thiên Chúa có thể làm tràn đầy bạn. Phúc Âm ngỏ lời như nhau với người nghèo lẫn người giầu. Phúc Âm nói về cả nghèo khó và giầu sang. Thật vậy, Phúc Âm không lên án người giầu tí nào cả, trừ phi giầu có trở thành những ngẫu đối tượng - thần tiền của, con bò vàng.  

 

VấnNgài được coi là một vị Giáo Hoàng cộng sản, bần cùng, bênh vực quần chúng. Một kinh tế gia, người đã giành cho ngài một bài viết, đã nói rằng ngài nói như là Lenin. Ngài có minh định về mình theo sự diễn tả ấy hay chăng? 

 

Đáp: Tôi chỉ cần nói rằng những người Cộng sản đã cướp mất ngọn cờ. Ngọn cờ của người nghèo này là Kitô hữu. Nghèo khổ là tâm điểm của Phúc Âm. Người nghèo là tâm điểm của Phúc Âm. Chúng ta hãy lấy đọan 25 của Phúc Âm Thánh Mathêu, cái mẫu nghi mà chúng ta sẽ bị phán xét: Ta đói, Ta khát, Ta ngục tù, Ta ốm đau, trần trụi. Hay chúng ta nhìn vào các Mối Phúc Đức, một ngọn cờ khác. Những người cộng sản nói rằng tất cả những cài này đều là cộng sản. Phải, đúng, hai mươi thế kỷ sau. Giờ đây khi họ nói thì người ta có thể nói cùng họ rằng: thế nhưng bạn là những Kitô hữu (cười).

 

VấnNếu ngài cho phép tôi được có một bình phẩm ...

 

Đáp: Dĩ nhiên

 

VấnCó lẽ ngài nói ít về phụ nữ, và khi ngài nói, ngài lập luận theo quan điểm của vai trò làm mẹ, của người nữ làm vợ, của người nữ làm mẹ v.v. Thế nhưng hiện nay nữ giới lãnh đạo quốc gia, đa quốc gia, quân đội. Theo ý của ngài thì nữ giới chiếm vị thế nào trong Giáo Hội?

 

Đáp: Nữ giới là một điều tuyệt vời nhất Thiên Chúa đã tạo nên. Giáo Hội là nữ giới. Giáo Hội là một từ ngữ phái nữ. Thần học không thể làm nên nếu thiếu chiều kích nữ giới này. Bạn đúng về điểm này, chúng tôi không nói cho đủ về nó. Tôi đồng ý rằng thần học về nữ giới cần phải được đào sâu hơn nữa. Tôi đã nói thế và việc này đang được thực hiện theo chiều hướng ấy. 

 

Vấnngài có thấy một thứ khinh khi nữ giới kín đáo đâu đó hay chăng?

 

Đáp: Vấn đề là nữ giới được rút ra từ một xương sườn ... (ngài chân tình cười). Nó là một thứ diễu cợt. Tôi đang nói đùa đấy thôi. Tôi đồng ý là cần phải suy tư hơn nữa về vấn đề nữ giới, bằng không không thể nào hiểu được chính Giáo Hội . 

 

VấnChúng tôi có thể mong đợi nơi ngài những quyết định lịch sử, chẳng hạn như có một người nữ lãnh đạo một phân bộ nào đó, tôi không có ý nói đến vấn đề giáo sĩ...

 

Đáp: (Cười) Này nhé, nhiều lần các vị linh mục cuối cùng cũng thuộc thẩm quyền của các nữ nội gia của mình đó...

 

Vấn: Vào Tháng 8 ngài sẽ đến Đại Hàn. Phải chăng nó là cửa ngõ đến Trung Hoa? Phải chăng ngài muốn nhắm tới Á Châu?

 

Đáp: Tôi sẽ đi Á Châu hai lần trong vòng 6 tháng: đến Korea vào Tháng 8 để gặp gỡ giới trẻ Á Châu và vào Tháng Giêng đến Sri Lanka và Phi Luật Tân. Giáo Hội ở Á Châu có nhiều hứa hẹn. Đại Hàn là nước tiêu biểu rất nhiều; nó có một lịch sử tuyệt vời nhất trong quá khứ. Trong hai thế kỷ không có linh mục mà Công Giáo vẫn tiến triển nhờ thành phần giáo dân. Có cả các vị tử đạo. Về vấn đề Trung Hoa thì là cả một thách đố lớn, rất lớn. Thế rồi có gương của Matteo Ricci là vị đã tạo được nhiều điều tốt đẹp...

 

VấnGiáo Hội của Đức Bergoglio đang hướng về đâu đây?

 

Đáp: Tạ ơn Chúa tôi không có Giáo Hội nào hết; tôi theo Chúa Kitô. Tôi chẳng có thiết lập gì hết. Theo quan điểm về kiểu cách thì tôi không đổi thay đường lối tôi vốn có ở Buenos Aires. Phải, có lẽ một vài điều nho nhỏ, vì người ta cần phải thay đổi, nhưng thay đổi ở bất cứ tuổi nào thì thật là buồn cười. Trái lại, về vấn đề dự án thì tôi theo đuổi những gì các vị hồng y đã yêu cầu trong các Hội Nghị Chung trước Mật Nghị bầu Giáo Hoàng. Tôi đi theo chiều hướng ấy. Hội Đồng 8 Hồng Y, một cơ cấu bên ngoài, được xuất phát từ đó. Hội Đồng này được yêu cầu trợ giúp vào việc cải cách Giáo Triều Rôma. Hơn nữa việc thực hiện không dễ dàng gì, vì thực hiện bước này thì bấy giờ cái này cái kia xuất hiện cần phải thực hiện, và nếu trước đây chỉ có một phân bộ thì sau đó thành 4 phân bộ. Những quyết định của tôi là hoa trái của những cuộc họp trước Mật Nghị bầu Giáo Hoàng. Tôi không tự mình làm bất cứ điều gì hết.  

 

VấnPhải chăng đó là một phương sách dân chủ?

 

Đáp: Chúng là những quyết định của các vị Hồng Y. Tôi không biết nó có phải là một phương sách dân chủ hay chăng. Tôi có thể nói nó có tính cách Hội Kiến hơn (more Synodal), cho dù chữ này không thích hợp với các hồng y. 

 

VấnNgài muốn gì nơi dân Rôma vào lễ Quan Thày Phêrô và Phaolô của họ?

 

Đáp: Họ tiếp tục sống tốt lành. Họ rất ư là cảm tính. Tôi thấy đưoọc điều ấy trong các buổi triều kiến chung và khi tôi đến các giáo xứ. Tôi hy vọng họ không đánh mất đi niềm vui, niềm hy vọng và lòng tin tưởng của họ bất chấp những khó khăn khốn khó. Thổ âm romanaccio của người Rôma cũng mỹ miều nữa. 

 

Vấn: Đức Wojtyla (biệt chú: tên của ĐTC GPII) đã biết nói "volemose bene, damose da fa" (Chúng ta hãy yêu nhau, chúng ta hãy bắt tay làm việc). Ngài có biết những câu nói nào của riêng ngài hay chăng?

 

Đáp: Một chút lúc này thôi nhé. Campa e fa ' campa - sống và hãy sống (ngài cười một cách tự nhiên). 

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ http://www.zenit.org/en/articles/full-english-text-of-pope-francis-interview-with-il-messaggero