GIÁO HỘI HIỆN THẾ
ROMA: "Thiên Chúa tỏ ra tốt lành với tôi, Ngài đã ban cho một liều lượng lành mạnh vô thức. Tôi chỉ làm những gì tôi cần làm. Ngay từ đầu tôi đã tự nhủ: 'Này Jorge, đừng có mà thay đổi nhé, chỉ làm sao sống an phận mình, vì vấn đề thay đổi ở vào tuổi của ngươi sẽ khiến ngươi thành khờ khạo đó'".
Có một số điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, vẫn tự phát như bao giờ, trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho tờ nhật báo La Nacion Á Căn Đình sau gần 21 tháng ngài được bầu làm Giáo Hoàng.
Cho dù ngài không chú ý tới nhưng vị nguyên tổng giám mục Buenos Aires sẽ ở vào tuổi 78 vào ngày 17/12 tới đây. Ngài nói Tòa Thánh chưa sẵn sàng về chuyện cải cách vào năm tới, như được mong đợi từ đầu. Ngài cũng công nhận rằng "đường vẫn còn dài để đi" trong việc hoàn thành công cuộc thanh lọc ở Vatican, và ngài đã nói một cách rất tự nhiên về tình trạng chống đối ngài đang phải đương đầu nhưng ngài không cảm thấy lo âu gì hết.
"Có một số chống đối đã nổi lên; tôi nghĩ đó là một dấu hiệu tốt khi các vấn đề được bàn luận một cách cởi mở chứ không kín đáo khi người ta tỏ ra không đồng ý. Thật là tốt đẹp khi cởi mở bàn luận về các vấn đề, nó là những gì lành mạnh", ngài đã nói như thế trong 50 phút phỏng vấn hôm Thứ Năm vừa rồi, ở căn hộ 201, lầu 2 của Nhà Trọ Thánh Matta tại Vatican, nơi ngài ở từ khi ngài lên ngai tòa Thánh Phêrô ngày 13/3/2013.
Bất kể ngày sống rất ư là bận bịu của mình, với các cuộc hẹn và triều kiến từ sáng sớm, Đức Phanxicô (không mất đi đặc nét của ngài hay cách thức thông thường của ngài ở Buenos Aires) vẫn đã tỏ ra thân tình, phong thái tốt lành và thư giản.
Ngài không tránh né bất cứ vấn đề tế nhị nào, chẳng hạn như các thứ tranh cãi của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngoại lệ về gia đình vừa diễn ra trong Tháng 10 vừa rồi. Cuộc Thượng Nghị này đã để cho những chia rẽ nội bộ xẩy ra - những ý kiến khác nhau về cách thức làm thế nào để đối diện đương đầu với một số thách đố, chẳng hạn như vấn đề tín hữu công giáo ly dị rồi tái hôn, thành phần Đức Giáo Hoàng đã cho rằng như "thực sự bị tuyệt thông". Ngài giải thích rằng: "Đức Hồng Y Đức quốc Walter Kasper đã nói chúng ta cần phải tìm kiếm giả thuyết, tức là ngài đã mở đường. Nhưng một số tỏ ra run sợ".
Để trấn an những ai nghĩ cuộc thượng nghị này đã tạo nên tình trạng lầm lẫn lộn xộn, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng cuộc thượng nghị "là một tiến trình" và "tín lý của Giáo Hội về hôn nhân không hề được bàn đến tí nào". Ngài đã nói: "Tôi không sợ tiến bước theo con đường thượng nghị (the synod road - chữ synod xuất phát từ tiếng Hy Lạp "syn", "odos" cùng nhau bước đi) vì đó là con đường Thiên Chúa muốn chúng ta bước đi. Thật vậy, Giáo Hoàng là vị bảo đảm trên hết".
Vì có một số rất đông người Á Căn Đình bay sang Rôma tràn ngập cả thành phố với hy vọng được chụp hình với ngài, ngài đã khẳng định rằng, vì liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm tới, ngài đã quyết định không tiếp riêng bất cứ một chính trị gia nào nữa, và chỉ tiếp họ vào cuối các buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư ở Quảng trường Thánh Phêrô thôi.
Ngài nói: "Á Căn Đình cần phải hoàn tất nhiệm kỳ tổng thống của mình một cách an bình. Một rạn nứt nào trong chế độ dân chủ, trong Hiến Pháp vào lúc này có thể là một sai lầm. Hết mọi người cần phải hợp tác và bầu chọn các nhà thẩm quyền mới. Tôi không muốn can thiệp vào tiến trình ấy, đó là lý do tại sao tôi không tiếp riêng bất cứ chính trị gia nào nữa". Ngoài ra, ngài cũng xác nhận rằng ngài sẽ không tông du đến Á Căn Đình vào tháng 7/2016 dịp Đại Hội Thánh Thể ở Tucumán, vì ngày này rất gần với Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức ở Balan. Tuy nhiên, ngài có dự định thăm Á Căn Đình cùng năm 2016 vào một thời điểm khác. Ngài cho biết rằng ngài sẽ đến 3 xứ sở khác ở Châu Mỹ Latinh vào năm 2015 (những nơi ngài chưa muốn tiết lộ) và sẽ đến Phi Châu lần đầu tiên.
Ngài cũng bảo đảm rằng IOR - the Institute for Religious Works (cũng được gọi là Nhà Băng Vatican), một cơ quan đã được ngài cải cách sau cả mấy thập kỷ đã từng trở thành tâm điểm cho các thứ cáo giác và ngờ vực về vấn đề rửa tiền và bàn tay nhúng vào của Mafia, "đang hành sự rất khá". Ngài cũng nói rằng "việc cải cách thiêng liêng, cải cách tâm hồn" mới thực sự là những gì ngài quan tâm hiện nay.
Đức Phanxicô đã cho riêng tờ nhật báo La Nacion phỏng vấn mấy ngày trước ngày chính yếu, đó là ngày 12/12, ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe, quan thày của Mỹ Châu Latinh, ngàyngài sẽ dâng lễ ở Đền Thờ Thánh Phêrô và các nhạc công sẽ trình bày bộ lễ Misa Criolla được Ariel Ramírez sáng tác 50 năm trước. Người con trai của vị tác giả này là Facundo Ramirez và ca sĩ Patricia Sosa sẽ cùng trình bày với một ca đoàn Rôma.
Đức Giáo Hoàng đã thú
nhận rằng: "Khi tôi nghe bộ lễ Misa Criolla lần đầu tiên thì tôi
còn là một sinh viên, tôi nghĩ
bấy giờ tôi đang học thần học, tôi không nhớ rõ
lắm. Tôi thật sự là thích bộ lễ ấy! Tôi đã được
thưởng thức bài 'Chiên Thiên Chúa' uy nghi. Tôi không bao giờ quên rằng
tôi đã nghe Mercedes Sosa là người hát bài này".
Vấn: Vị Giáo Hoàng Mỹ Châu Latinh đầu tiên, thật là một vinh dự cả thể cho toàn thể Mỹ Châu Latinh. Đức Thánh Cha mong đợi gì ở Mỹ Châu Latinh?
Vấn: Một cuộc thăm dò mới đây (của PEW) đã cho thấy rằng bất chấp "Francis effect - tác dụng của Đức Phanxicô", tín hữu Công giáo vẫn tiếp tục lìa bỏ Giáo Hội.
Vấn: Phải chăng việc canh tân Giáo Hội đã từng được Đức Thánh Cha kêu gọi từ khi được bầu làm giáo hoàng, chính yếu ở trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, cũng nhắm đến thành phần chiên lạc và ngăn chặn tín hữu đào ngũ?
Vấn: Vậy thì có sách lược để phục hồi những ai đã lìa bỏ Giáo Hội hay chăng?
Vấn: Là một Giáo Hoàng Đức Thánh Cha đã tỏ ra khác biệt, vì Đức Thánh Cha nói hết sức minh bạch, Đức Thánh Cha hoàn toàn thẳng thắn, Đức Thánh Cha không dùng những cách thức nói năng ám chỉ khéo léo (euphemisms), và không có kiểu nói vòng vo không nhắm thẳng vào vấn đề (beat about the bush), đường lối giáo triều của Đức Thánh Cha thật là hiển nhiên. Tại sao Đức Thánh Cha nghĩ là có một số thành phần bị lệch lạc, tại sao họ nói con thuyền Giáo Hội không có cánh buồm, nhất là sau thượng nghị giám mục ngoại lệ mới vừa rồi về những thách đố gia đình gặp phải?
Vấn: Một số truyền thông đã đề cập đến vấn đề "tuần trăng mật đã qua" vì những chia rẽ đã nổi lên trong cuộc thượng nghị...
Nhận định của người dịch:
Trong bài 3, chúng ta đã nghe thấy những lời vấn đáp như sau:
Vấn: Một số
người sợ rằng tín lý truyền thống sẽ bị sụp đổ...
Đáp: Bạn biết rồi đấy, có một số người bao giờ cũng tỏ ra lo sợ vì họ không thấy được sự việc một cách thích đáng, hay họ chỉ đọc được một số tin tức trên một tờ nhật báo nào đó, một bài viết nào đó, và họ không đọc những gì thượng nghị đã quyết định, những gì đã được ban hành phổ biến.
Trong bài 2 phần 1 trên đây, chúng ta lại đọc thấy những lời vấn đáp tương tự:
(Tiếp phần phỏng vấn của bài 2)
Vấn: Bất cứ khi nào the statu quo (hiện trạng) thay đổi, đó là những gì đã xẩy ra khi Đức Thánh Cha được bầu chọn làm giáo hoàng, thì xẩy ra chuyện chống đối là chuyện bình thường. Khoảng 20 tháng sau, tình hình chống đối này dường như đã trở nên hiển nhiên hơn.
Vấn: Đức Thánh Cha có nghĩ rằng tình hình chống đối có liên quan tới các nỗ lực thanh lọc của Đức Thánh Cha hay chăng, tới việc tái cấu trúc lại Tòa Thánh Rôma hay chăng?
Vấn: Đức Thánh Cha có cảm thấy lo hay chăng?
Vấn: Thưa việc thanh lọc đã xong chưa cơ hay vẫn còn đang tiếp tục?
Vấn: Thưa các sự việc hiện đang diễn ra như thế nào cơ?
Vấn: Thưa Nhóm 9 sẽ gặp nhau lại trong tuần tới, nhóm 9 vị hồng y cố vấn đang giúp Đức Thánh Cha tiến trình cải cách Tòa Thánh và việc quản trị Giáo Hội hoàn vũ. Việc cải cách nổi tiếng này đã sẵn sàng vào năm 2015 chưa?
Vấn: Như thế có nghĩa là chưa sẵn sàng vào năm 2015?
Vấn: Thưa có thật hay chăng một cặp vợ chồng cũng có thể làm đầu của phân bộ mới này, và Đức Thánh Cha có thể liên kết các Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân, Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, và Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình lại với nhau?
Vấn: Vậy thì không cần thiết phải là một vị hồng y hay là một vị giám mục nữa....
Vấn: Năm nay thật là một năm dồn dập với nhiều chuyến đi quan trọng, với thượng nghị giám mục thế giới ngoại lệ, với biến cố cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông tại Vườn Vatican. Điều gì đã nổi bật như là giây phút tuyệt nhất và điều gì như là giây phút tệ nhất?
Vấn: Đức Benedicto đã có mặt hôm đó nữa...
Vấn: Còn về chuyện làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha thích gì nhất và ít thích gì nhất?
Vấn: Khi Đức Thánh Cha từ Nam Hàn trở về có người đã hỏi Đức Thánh Cha một câu và Đức Thánh Cha đã trả lời rằng Đức Thánh Cha hy vọng sẽ "về nhà Cha", nên có nhiều người đã tỏ ra lo cho sức khỏe của Đức Thánh Cha, họ nghĩ rằng Đức Thánh Cha có thể không được khỏe hay có một cái gì đó không ổn. Đức Thánh Cha cảm thấy thế nào? Đức Thánh Cha trông có vẻ còn rất khỏe mạnh...
Vấn: Một số thành phần bảo thủ ở Hoa Kỳ nghĩ rằng Đức Thánh Cha thuyên chuyển đức hồng y Raymond Leo Burke ở Bắc Mỹ Châu khỏi Pháp Viện Tối Cao của Tòa Thánh vì ngài đã dẫn đầu một nhóm chống lại bất cứ những thay đổi nào trong thượng nghị giám mục vừa rồi... Thưa có đúng không ạ?
(Biệt chú của
người dịch: the
Order of Malta cũng được gọi là Knights of Malta là một hội dòng giáo
dân của Giáo Hội Công Giáo Rôma - -
A Roman
Catholic lay religious
order, tòan
cầu có
mục đích làm vinh danh Thiên Chúa bằng việc cổ võ thánh hóa từng phần tử
của mình qua công việc họ làm cho thành phần bệnh nhân,
nghèo khổ và bênh vực đức tin Công giáo. Hội dòng này được thành lập
khoảng năm 1050 ở Giêrusalem để chăm sóc cho các bệnh nhân và khách hành
hương đến Thánh Địa bị bệnh. Sau khi Thánh Địa lọt vào tay các tin
hữu Hồi giáo, hội dòng này hoạt động ở Rhodes 1310-1523 rồi sau đó ở
Malta 1530-1798, và hiện nay tổng hành dinh của tổ chức này ở Rôma Ý
quốc. Đức Hồng Y Burke đã dâng Thánh Lễ đầu tiên vào
ngày 2/12/2014 với tư cách là tuyên úy - cardinal patronus cho
tổ chức này ở bệnh viện San Giovanni Rôma như cái link sau đây cho thấy http://www.orderofmalta.
Vấn: Câu hỏi cuối cùng: Đức Thánh Cha có dự tính gì để mừng sinh nhật 78 tuổi của Đức Thánh Cha vào ngày 17/12 tới đây hay chăng? Đức Thánh Cha có mừng ngày sinh nhật này với thành phần barboni (vô gia cư homeless) một lần nữa như năm ngoái hay chăng?
Roma - Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ đã diễn tiến Tháng 10 vừa rồi về các thách đố nhắm vào gia đình chỉ là khởi đầu của một tiến trình sẽ được đúc kết vào Tháng 10 năm tới, với một thượng nghị khác mà Giáo Hoàng đang là vị bảo đảm tối hậu. Khi được hỏi về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô chủ trương rằng ngài không sợ đường đi nước bước của thượng nghị mới bắt đầu bước đi. Ngài thú nhận rằng có những chủ trương khác biệt và nói rằng tín lý của Giáo Hội về hôn nhân không được nói đến, ngoại trừ vấn đề các tín hữu Công giáo ly dị rồi tái hôn, và ngài nói rằng: "không ai đã nêu lên vấn đề hôn nhân đồng tính".
Vấn: Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ mới đây về gia đình đã cho thấy xuất hiện hai chủ trương khác nhau trong Giáo Hội, một chủ trương cởi mở để bàn cãi và một chủ trương thì không chịu nghe bất cứ điều gì về nó. Trong trường hợp này Đức Thánh Cha nghĩ sao?
Đáp: Tôi xin nói là nó không hoàn toàn như thế... Có thể là đúng nếu bạn muốn giản lược hóa để giải thích sự việc, chúng ta có thể nói rằng có một ít ở bên này hay ở bên kia.Những gì chúng ta cớ được lợi ích từ biến cố này đó là tiến trình của thượng nghị, không phải là một thứ tiến trình lập pháp mà là một nơi chốn được bao bọc để Thánh Linh có thể tác động. Rõ ràng là cần phải có hai tính chất đó là lòng can đảm để nói năng và sự khiêm tốn để lắng nghe. Điều này đã diễn tiến rất tốt đẹp. Thật vậy, có những chủ trương thiên về đường lối này hay đường lối kia, thế nhưng đều theo đuổi sự thật thôi. Bạn có thể hỏi tôi rằng "vậy thì có xẩy ra bất cứ điều gì cho thấy hoàn toàn bất chấp không chịu từ bỏ chủ trương của mình hay chăng?". Có, chắc chắc là có. Thế nhưng đó lại không phải là mối quan tâm của tôi. Đó là vấn đề cầu xin để Thánh Linh hoán cải họ nếu được. Cái cảm giác chủ yếu đó là một thứ cảm giác huynh đệ, cố gắng tìm kiếm một đường lối nào đó để trang bị cho các vấn đề mục vụ về gia đình. Gia đình đang bị tấn công nặng nề, giới trẻ không lập gia đình nữa. Đâu là vấn đề? Khi họ cuối cùng tiến đến chỗ thành hôn thì họ đã sống với nhau rồi, chúng ta nghĩ rằng chỉ cần cống hiến cho họ ba bài nói để giúp họ dọn mình lấy nhau hay sao. Thế nhưng vẫn chưa đủ, vì đại đa số không nhận thức về ý nghĩa của một cuộc sống dấn thân trọn đời. Đức Benedicto XVI đã nói điều này hai lần vào năm cuối cùng của ngài, đó là chúng ta cần phải lưu ý đến điều này để hủy hôn cho họ, lưu ý đến đức tin của từng người ở vào lúc họ lập gia đình. Phải chăng nó là một điều gì đó tổng quát, cho dù hoàn toàn hiểu biết một cách rõ ràng ý nghĩa của hôn nhân, cho dù hiểu biết một cách đầy đủ để chuyển đạt nó cho người khác? Đó là những gì chúng ta cần phải sâu xa cứu xét, cần phải phân tích để làm sao chúng ta có thể giúp đỡ...
Ít ngày trước đây, có một cặp đang sống với nhau đến nói với tôi rằng họ đã tính lập gia đình. Tôi bảo: "Thế thì tốt. Anh chị đã sẵn sàng lấy nhau chưa?" Câu trả lời của họ đó là - Người con gái nói: "Thưa rồi, giờ đây chúng tôi đang tìm một nhà thờ nào đó hợp với bộ áo cưới đẹp nhất của tôi". Người con trai tiếp lời "Đúng thế, hiện nay chúng tôi đang bận rộn với tất cả những gì cần phải sửa soạn - nào là mời mọc, nào là đồ kỷ niệm và đủ mọi thứ khác nữa". "Cả vấn đề bữa tiệc, chúng tôi không thể quyết định vì chúng tôi không muốn việc tiếp đón được thực hiện quá xa nhà thờ. Rồi còn vấn đề nữa đó là cặp phù dâu phù rể chính lại ly dị, như cha mẹ của chúng tôi, bởi thế chúng tôi không thể có được cả hai". Tất cả những thứ này đều về nghi thức! Thật vậy, việc thành hôn là việc cần phải cử hành, vì bạn cần can đảm lấy nhau và đó mới là những gì đáng làm. Tuy nhiên, không có ai trong họ đã bày tỏ bất cứ nhận định nào về tất cả những gì mang ý nghĩa đối với họ, nhận định về sự kiện dấn thân sống trọn đời với nhau. Tôi có ý muốn nói gì đây? Đó là đối với rất nhiều người thì việc lấy nhau chỉ là một biến cố có tính cách xã hội. Yếu tố tôn giáo chẳng có tí nào. Bởi vậy mà Giáo Hội làm sao có thể nhúng tay vào giúp đỡ họ đây? Nếu họ chưa sẵn sàng thì chúng ta có đóng ngay cửa lại trước mặt họ hay chăng? Đây không phải là vấn đề nhỏ.
Vấn: Thành phần bảo thủ, nhất là ở Hoa Kỳ, sợ rằng tín lý truyền thống sẽ bị sụp đổ, họ nói rằng thượng nghị này đã gây ra tình trạng lộn xộn vì thượng nghị đã thực sự đề cập đến "tính chất tích cực" của việc chung sống, và các cặp đồng tính được đề cập đến trong bản nháp, cho dù sau đó các vị giám mục đã bỏ nó đi...
Đáp: Thượng nghị này là một tiến trình; ý kiến của một vị nghị phụ chỉ là là một ý kiến, ý kiến của một vị nghị phụ; và bản nháp đầu tiên chỉ là một bản soạn nháp để ghi nhận tất cả lại mà thôi. Không một ai đề cập tới vấn đề hôn nhân đồng tính trong thượng nghị hết, nó không phải là vấn đề chúng tôi nghĩ đến. Điều chúng tôi nói đến đó là làm thế nào để một gia đình có một đứa con đồng tính, dù là con trai hay con gái, có thể giáo dục đứa trẻ này, làm sao gia đình này có thể gánh vác được, làm sao để giúp gia đình ấy giải quyết tình trạng bất thường này. Tức là thượng nghị bàn đến vấn đề gia đình và những người đồng tính liên quan đến các gia đình của họ, vì chúng tôi luôn gặp thực tại này trong tòa giải tội: một người cha hay một người mẹ có con trai hay con gái ở trong trường hợp đó. Điều này đã xẩy ra cho tôi mấy lần ở Buenos Aires. Chúng ta cần phải tìm một cách nào đó để giúp cho người cha hay người mẹ ấy trong việc nâng đỡ con cái nam nữ của họ. Đó là những gì thượng nghị bàn đến. Đó là lý do tại sao có người đề cập tới các yếu tố tích cực ở bản soạn nháp đầu. Thế nhưng đó mới chỉ là một bản soạn nháp mà thôi.
Vấn: Một số người sợ rằng tín lý truyền thống sẽ bị sụp đổ...
Đáp: Bạn biết rồi đấy, có một số người bao giờ cũng tỏ ra lo sợ vì họ không thấy được sự việc một cách thích đáng, hay họ chỉ đọc được một số tin tức trên một tờ nhật báo nào đó, một bài viết nào đó, và họ không đọc những gì thượng nghị đã quyết định, những gì đã được ban hành phổ biến. Đâu là cái giá trị hữu dụng về thượng nghị này? Đó là sự liên hệ hậu thượng nghị với bài nói của Giáo Hoàng. Đó mới là những gì kết thúc, thế nhưng nó lại dần dần sẽ trở thành tương đối và trở nên những gì là dự thảo, như thể là một thứ "chỉ nam" cho cuộc thượng nghị tới đây. Tôi nghĩ rằng có một số vị nghị phụ đã vấp phải lỗi lầm khi các vị nói chuyện với truyền thông. Chúng tôi đã quyết định rằng mỗi một người trong chúng tôi có thể trả lời phỏng vấn bao nhiêu có thể tùy ý, hoàn toàn tự do, không bị chuẩn duyệt gì hết. Chúng tôi đã nhắm đến tính chất trong sáng. Tại sao chúng tôi đã quyết định có nên tường trình hay chăng? Vì 2 lý do: thứ nhất là vì các vấn đề trình bày thành văn trước hết đã được trao nộp và chúng tôi có thể thấy được một cái gì đó ở những điều trình bày được viết ra này, hay chẳng thấy gì hết, hoặc chúng đã được thay đổi và vì thế không thành vấn đề. Thứ hai là để bảo vệ người trao nộp bản văn trình bày thành văn đó. Và đấy mới thực sự là vấn đề đối với tôi. Nếu đây là một cơ quan Lập Pháp thì chúng tôi cần phải căn cứ vào cái chính yếu của mình, chẳng hạn giáo hội địa phương. Thế nhưng đây không phải là một cơ quan Lập Pháp và người ấy cần phải được tự do nói năng phát biểu mà không cần phải giữ kẽ, cho dù không ai cần biết rằng họ nói điều này hay điều nọ. Việc tiết lộ những gì đã nói cũng được chẳng sao, đó là lý do tại sao trong bản tường trình chúng tôi đã giải thích rằng chúng tôi đã nói điều này, điều nọ hay điều kia. Các vị giám mục khác nhau có những đường lối phương thức khác nhau, thế nhưng tất cả chúng tôi sẽ cùng nhau tiến bước. Chúng ta đã phải bảo vệ công việc của chúng ta để Thánh Linh có thể tiến lên. Tôi không cảm thấy lo sợ gì hết.
Vấn: Thưa lo sợ gì ạ?
Đáp: Lo sợ lề lối này, lo sợ đường lối của thượng nghị. Tôi không lo sợ vì đó là đường lối Thiên Chúa đã muốn chúng ta theo. Hơn thế nữa, Vị Giáo Hoàng là người bảo đảm tối hậu, Vị Giáo Hoàng ở đó để quan tâm đến cuộc tiến trình. Chúng ta cần phải tiến lên. Trong bài kết thúc của mình, tôi đã nói một điều đáng chú ý, tôi đã vạch ra rằng chúng ta đã không giải quyết bất cứ một phần nào nơi tín lý của Giáo Hội liên quan đến hôn nhân. Trong trường hợp của thành phần ly dị rồi tái hôn thì chúng ta đặt vấn đề là chúng ta cần phải làm gì với họ đây? Chúng ta có thể cho phép họ được mở cánh cửa nào đây? Đó là vấn đề quan tâm về mục vụ: chúng ta sẽ cho phép họ lên Hiệp Lễ hay chăng? Không có vấn đề giải quyết chỉ nguyên cho việc hiệp lễ. Việc giải quyết đó là vấn đề hội nhập. Họ chưa bị tuyệt thông đúng không. Thế nhưng họ không thể làm bố đỡ đầu cho một em bé lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, những bài đọc trong thánh lễ không dành cho thành phần ly dị, họ không thể rước lễ, họ không thể dạy giáo lý Chúa Nhật, có khoảng chừng 7 điều họ không được làm, tôi có bản liệt kê ở đằng kia. Cứ nghĩ mà xem! Nếu tôi tiết lộ bất cứ điều nào trong bản liệt kê này thì họ thật sự dường như là bị tuyệt thông! Vậy thì chúng ta hãy mở các cánh cửa ra chút nữa đi. Tại sao họ lại không thể làm bố đỡ đầu và mẹ đỡ đầu được chứ? "Không được, không được, không được, họ sẽ cống hiến cho con cái đỡ đầu của mình chứng từ nào chứ?" Chứng từ của một con người nam nữ ư, là ở chỗ khi nói rằng: "Con ơi, bố mẹ đã lầm lỗi, bố mẹ đã sai trái ở chỗ này chỗ kia, thế nhưng bố mẹ tin rằng Chúa của chúng ta vẫn yêu thương bố mẹ, bố mẹ muốn bước theo Thiên Chúa, bố mẹ không muốn bị tội lỗi làm chủ, bố mẹ muốn tiến bước". Còn Kitô hữu nào hơn thế nữa chứ? Và nếu một trong những tội phạm chính trị giữa chúng ta, thành phần băng hoại, được chọn làm bố đỡ đầu của ai đó thì sao đây. Nếu họ làm lễ thành hôn đàng hoàng trong Giáo Hội, chúng ta có chấp nhận họ hay chăng? Họ sẽ cống hiến cho con cái đỡ đầu của họ chứng từ nào đây chứ? Một thứ chứng từ băng hoại à? Các thứ cần phải được đổi thay, các tiểu chuẩn của chúng ta cần phải được thay đổi.
Vấn: Đức Thánh Cha nghĩ sao về giải quyết được vị hồng y Đức quốc Walter Kasper đề xướng?
Đáp: Bài nói của hồng y Kasper cho các vị hồng y vào Tháng 2 vừa rồi gồm có 5 đoạn, 4 trong 5 đoạn này là những gì quí báu, liên quan đến mục đích của hôn nhân, cởi mở, sâu sắc. Chương thứ năm là vấn đề về những gì chúng ta cần phải làm đối với những người ly dị rồi tái hôn; dầu sao thì họ cũng thuộc về cộng đoàn của chúng ta. Giả thuyết của hồng y Kasper là của riêng ngài. Chúng ta hãy nhìn vào vấn đề. Những gì đã xẩy ra? Một số thần học gia đã tỏ ra lo sợ những giả thuyết như thế và nếu vậy thì chúng ta tỏ ra cứ cúi gầm đầu xuống. Hồng y Kasper đã thúc chúng ta tìm kiếm giả thuyết, điển hình là ngài đã đi tiên phong. Rồi có một số tỏ ra cảm thấy hốt hoảng. Còn tiến đến chỗ nói rằng: Rước lễ ư, không bao giờ. Chỉ được hiệp lễ thiêng liêng thôi. Vậy thì xin nói cho tôi biết nhé chúng ta có cần ơn Chúa để rước lễ thiêng liêng hay chăng? Đó là lý do tại sao vấn đề rước lễ thiêng liêng được ít phiếu nhất trong bản tường trình của thượng nghị, vì không ai đồng ý hết. Những ai ủng hộ vấn đề này, vì nó không nặng ký, lại bỏ phiếu chống; còn những ai không ủng hộ vấn đề ấy thì lại thấy điều khác hay hơn, bởi nó chẳng đáng.
Vấn: Vậy thì việc Đức Thánh Cha sa thải anh ta vì anh ta quá ngặt nghèo là không đúng?
Vấn: Người
ta còn nói Đức Thánh Cha sa thải anh
ta vì
anh ta đã sống trong một chung cư sang trọng. Điều này phải chăng cũng sai?
Vậy thì chúng ta nghĩ sao về những trường hợp hôn nhân gia đình điển hình có thật tiêu biểu trong cộng đồng Công giáo Việt Nam chúng ta dưới đây, và chúng ta có nghĩ rằng Giáo Hội, qua Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XVI - 2015 tới đây, nên cứu xét để cho riêng trường hợp của họ được hội nhập vào Giáo Hội bằng cách cho họ được đặc ân xưng tội rước lễ với những điều kiện thích đáng hay chăng?
Trường hợp thứ nhất, mẹ con sang Mỹ trước trong khi chồng vẫn bị cải tạo, sau đó nghe tin chồng vượt ngục đã bị bắn chết, nhưng chưa có gì là chính xác, và đã từng liên lạc với Hội Hồng Thập Tự thế giới để tìm chồng mà mãi không thấy đâu. Nếu trong thời gian chờ đợi chồng mà hoàn cảnh đưa đẩy cần nơi nương tựa nơi một người đàn ông nào đó để rồi sau đó có con với người đàn ông này. Vì không có bằng chứng thật sự chồng chết nên cuộc sống với người đàn ông kia như vợ chồng là đời sống bất hợp pháp đối với Chúa và Giáo Hội, không được xưng tội rước lễ.
Chắc chắn Giáo Hội không có quyền cho phép ly dị, vì đó là luật bất khả phân ly của Thiên Chúa đối với ơn gọi và đời sống hôn nhân gia đình (xem Khởi Nguyên 2:23-24; Mathêu 19:8-9). Đó là lý do Giáo Hội rất thận trọng trong vấn đề giải hôn hay tiêu hôn, thậm chí phải mất một thời gian lâu về thủ tục mới xong, đến độ nhiều người không chờ được, và đã có ý kiến trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014 rút ngắn lại thủ tục này.
"Niềm vui của việc ra đi tìm kiếm anh chị em đứt gánh bỏ cuộc đó là niềm vui của Giáo Hội. Có thế Giáo Hội mới trở thành một người mẹ, mới trở nên phong phú: Khi Giáo Hội không làm như vậy Giáo Hội chẳng còn là mình nữa, là Giáo Hội tự khép mình lại, cho dù Giáo Hội được tổ chức đâu vào đó, có một biểu đồ tổ chức tuyệt vời, hết mọi sự đều tốt đẹp, hết mọi sự đều nề nếp - thế nhưng Giáo Hội lại thiếu mất niềm vui, Giáo Hội thiếu sự an bình, và vì thế Giáo Hội trở thành một Giáo Hội bạc nhược, lo âu, sầu muộn, một Giáo Hội dường như là một bà mụ hơn là một bà mẹ, và Giáo Hội này không có tác dụng, là một Giáo Hội để làm cảnh. Niềm vui của Giáo Hội là sinh sản; niềm vui của Giáo Hội là xuất thân để cống hiến sự sống; niềm vui của Giáo Hội là ra đi tìm kiếm con chiên bị thất tán; niềm vui của Giáo Hội chính là nỗi dịu dàng êm ái của người mục tử, là niềm êm ái dịu dàng của một người mẹ".