ĐTC Phanxicô - Nhiều vấn đề về bản thân, Giáo Hội và thời cuộc

 

 

"Một ngày mệt nghỉ": Thật vậy, ĐTC Phanxicô cảm thấy "mệt" và cần "nghỉ" hôm Thứ Hai ngày 9/6/2014, cách đây đúng 1 tuần. Thế nhưng, chính ngày "mệt nghỉ" này của ngài đã thực sự trở thành "một ngày mệt nghỉ" ở chỗ ngài đã phải trả lời đủ thứ chuyện cho cuộc phỏng vấn của tờ Nhật Báo La Vanquardia nổi tiếng ở Tây Ban Nha. Nhân vật phỏng vấn ngài là Henrique Cymerman, một người Bồ Đào Nha, làm phóng viên ở Trung Đông cho tờ La Vanquardia, cho "Antena 3" và cho Truyền Hình Do Thái "Channel 2". 

 

Bài phỏng vấn ngài bằng tiếng Tây Ban Nha, được đăng trọn vẹn trong website của tờ nhật báo này ở cái link: http://www.lavanguardia.com/internacional/20140612/54408951579/entrevista-papa-francisco.html. Bản Tiếng Anh được tờ Inside Vatican phổ biến ở cái link:  http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/francesco-francis-francisco-34702/. Sau đây là bản dịch Việt ngữ theo tờ Inside vatican xin được chuyển đến quí vị.

 

Thành phần Kitô hữu bị bách hại

"Các kitô hữu bị bách hại là một mối quan tâm liên quan đến tôi là một vị mục tử. Tôi biết nhiều về các cuác bách hại mà tôi nghĩ nên khôn ngoan không nói đến ở đây, để tránh đụng chạm đến bất cứ một ai. Thế nhưng có những nơi mà việc có một cuốn Thánh Kinh hay dạy giáo lý hoặc đeo thánh giá đều bị cấm đoán... Những gì tôi muốn làm sáng tỏ ở đây đó là tôi tin rằng cuộc bách bớ các Kitô hữu ngày nay thì mãnh liệt hơn cuộc bách bớ trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội. Ngày nay có nhiều cuộc tử đạo Kitô giáo hơn bấy giờ. Đây không phải là những gì giả tưởng, có con số đàng hoàng". 

Thành phần bảo thủ 

"Bạo lực nhân danh Thiên Chúa là những gì mâu thuẫn, nó không hợp với thời đại của chúng ta, nó là một cái gì cổ lỗ. Theo quan điểm lịch sử, chúng ta cần phải nói rằng Kitô hữu có những lúc đã sử dụng đến nó. Khi chúng ta nghĩ đến Cuộc Chiến 30 Năm, một cuộc chiến nhân danh Thiên Chúa, ngày nay nó là những gì không thể tưởng tượng nổi. Đúng không? Có những lúc, qua tôn giáo, chúng ta tiến tới những tương phản hết sức trầm trọng và nghiêm trọng. Chủ nghĩa bảo thủ chẳng hạn. Nơi 3 tôn giáo (độc thần - biệt chú của bản dịch tiếng Anh) chúng ta có những nhóm bảo thủ của chúng ta, tuy nhỏ nhưng lại liên hệ tới hết mọi sự khác. Một nhóm bảo thủ, cho dù không sát hại ai, thậm chí không đụng chạm đến bất cứ người nào, cũng là một thứ bạo động. Tâm thức của chủ nghĩa bảo thủ đó là bạo động nhân danh Thiên Chúa". 

 

Tôi ư? Làm cách mạng?

 

"Chúng ta cần phải gọi cho the great Mina, người ca sĩ Ý quốc mà nói: 'Hãy cầm lấy bàn tay này đi, gypsy' và xin cô ta nói về quá khứ của tôi... (cười). Đối với tôi, cuộc đại cách mạng đang đi đến tận các thứ gốc rễ, để nhận ra chúng và thấy được những gì các thứ cội rễ này có được hiện nay. Không có vấn đề tương phản giữa việc làm cách mạng và về nguồn. Hơn nữa, tôi tin rằng cách thức để làm nên những thay đổi thực sự được bắt đầu từ căn tính. Bạn không bao giờ có thể thực hiện một bước tiến nào trong đời sống mà lại không từ quá khứ, mà không biết rằng bạn từ đâu đến, tên tôi là gì, danh xưng về văn hóa hay tôn giáo của tôi là chi hết". 

 

Vấn đề an toàn của tôi

 

"Tôi biết rằng bất cứ cái gì cũng có thể xẩy ra cho tôi, thế nhưng tất cả những cái đó ở trong tay Thiên Chúa. Tôi nhớ rằng ở Ba Tây, họ đã sửa soạn sẵn một chiếc Giáo Hoàng xa khép kính. Thế nhưng tôi không thể nào chào hỏi dân chúng và tôi nói với ông ta rằng tôi yêu thương họ từ bên trong một cái hộp cá thu, cho dù nó là một lồng kính. Đối với tôi đó là một bức tường. Đúng thế, bất cứ cái gì cũng có thể xẩy ra cho tôi, thế nhưng xin hãy thực tế một chút, ở vào tuổi của tôi đây tôi không mất mát gì nhiều nữa". 

 

Giáo Hi nghèo khó và khiêm hạ

 

"Nghèo khó và khiêm hạ là tâm điểm của Phúc Âm, và tôi nói thế theo ý nghĩa thần học chứ không phải xã hội học. Bạn không thể nào hiểu được Phúc Âm mà lại thiếu vắng nghèo khó, một thứ nghèo khó dầu sao cũng cần phải phân biệt với tình trạng nghèo khổ. Tôi tin rằng Chúa Giêsu muốn các vị giám mục trở nên thành phần tôi tớ chứ không phải là các ông hoàng". 

 

Ngẫu tượng tiền bạc và chiến tranh

 

"Vấn đề đã được chứng thực rằng thức ăn dư thừa có thể nuôi thành phần đói khổ. Khi bạn trông thấy ảnh chụp về các trẻ em đói khát ở các nơi khác nhau trên thế giới, cái đầu của bạn có bùng lên hay chăng, bạn không thể nào hiểu được nó. Tôi tin rằng chúng ta đang sống trong một guồng máy kinh tế toàn cầu không có lợi. Ở tâm điểm của guồng máy kinh tế này cần phải là con người, con người nam nữ, và hết mọi sự cần phải phục vụ con người. Thế nhưng, trái lại, chúng ta lấy tiền bạc làm trọng tâm, lấy thần tiền tài làm chính yếu. Chúng ta đã rơi vào thứ tội thờ ngẫu tượng, một thứ thờ ngẫu tượng tiền bạc. Thứ kinh tế này lo toan hoạt động sao cho có hơn nữa, mà mâu thuẫn thay lại nuôi dưỡng một thứ văn hóa hoang phí (a culture of waste). Mà lại loại trừ giới trẻ khi hạn chế mức sinh sản. Chúng ta cũng loại trừ cả thành phần già lão vì họ không còn cần đến nữa, họ không còn sản xuất gì được nữa, họ là một hạng người thụ động.... Bằng việc loại trừ giới trẻ và giới già, chúng ta loại trừ tương lai của một dân tộc, vì giới trẻ sung sức kéo tới và vì giới già cống hiến cho chúng ta sự khôn ngoan, họ có hồi niệm về dân tộc này và cần phải truyền cái hồi niệm ấy cho giới trẻ. Giờ đây cách thức để loại trừ giới trẻ bằng nạn thất nghiệp. Tôi rất quan tâm về mức thất nghiệp của giới trẻ, một mức độ quá 50% ở một số xứ sở. Có người nói với tôi rằng 75 triệu giới trẻ Âu Châu dưới 25 tuổi bị thất nghiệp. Đó là một thứ man rợ. Chúng ta đang loại trừ đi cả một thế hệ để bảo tồn một guồng máy kinh tế không còn vững chắc, một guồng máy mà để sống còn cần phải tranh đấu với các trận chiến như các đại đế quốc vẫn thường làm. Vì chúng ta không thể có một thế chiến thứ III, chúng ta đương đầu với các trận chiến từng vùng. Điều ấy có nghĩa là gì? Nghĩa là họ sản xuất và bán các thứ vũ khí, có thế các thứ ngân sách của những loại kinh tế ngẫu tượng này, những loại kinh tế chính yếu trên thế giới đang cung tế con người ở dưới chân ngẫu tượng tiền bạc, mới hiển nhiên được chữa trị. Nguyên cái ý nghĩ này thôi cũng lấy đi mất khỏi chúng ta cái phong phú của tính chất đa dạng về tư tưởng, và vì thế về cả việc đối thoại giữa dân chúng nữa. Việc toàn cầu hóa mà thích đáng thì mang lại giầu thịnh. Việc toàn cầu hóa mà tồi bại thì loại trừ đi những gì là khác biệt. Nó giống như một quả cầu mà tất cả mọi điểm có cùng khoảng cách đều nhau từ tâm điểm. Loại toàn cầu hóa phong phú thì giống như cái hình cầu đa giác, tất cả đều liên hợp với nhau nhưng từng cái vẫn giữ nguyên được tính chất đặc thù của mình, tính chất phong phú của mình, căn tính của mình. Mà thứ toàn cầu hóa này hiện không xẩy ra".

 

Những chia rẽ giữa Catalonia và Tây Ban Nha

 

"Tất cả mọi thứ chia rẽ đều khiến tôi cảm thấy phiền lòng. Có thứ độc lập được giải phóng và có thứ độc lập bị tụt hậu. Thứ độc lập được giải phóng chẳng hạn như trường hợp của những người Hoa Kỳ đã được giải phóng khỏi các quốc trị Âu Châu. Thứ độc lập của các quốc gia bị tụt hậu là một thứ cắt cụt có những lúc xẩy ra thật là hiển nhiên. Chỉ cần nghĩ đến trường hợp nước Yugoslavia trước kia. Rõ ràng là có những quốc gia bao gồm các nền văn hóa khác nhau đến độ không thể nào liên kết cho dù bằng keo gắn. Trường hợp của Yugoslavia là trường hợp rất rõ, thế nhưng tôi nghĩ rằng nó cũng rất ư là rõ ràng hay chăng ở nơi các trường hợp khác nữa, vì có những dân tộc khác cho đến nay đã liên kết lại với nhau. Vấn đề này cần phải nghiên cứu tùy từng trường hợp. Tô Cách Lan, Padania, Catalonia. Sẽ có trường hợp đúng và cũng sẽ có những trường hợp không đúng. Thế nhưng vấn đề tụt hậu nơi một quốc gia mà không có một tiền lực hiệp nhất là những gì cần phải cẩn thận đối diện và phân tích theo từng trường hợp một".    

 

Buổi Cầu Nguyện cho Hòa Bình hôm Chúa Nhật mùng 8/6/2014

 

"Tôi cảm thấy rằng có một cái gì đó đã vuột khỏi tất cả chúng ta. Ở nơi đây, tại Vatican này, 99% dân chúng nói rằng sẽ không thành, thế rồi một phần trăm đã tăng lên. Tôi cảm thấy rằng chúng tôi được thúc đẩy đến những gì chưa hề xẩy ra và rồi từ từ lại được hình thành. Điều này chẳng liên quan gì đến hành động chính trị hết - và tôi đã cảm thấy thế ngay từ ban đầu - mà là một hành động về tôn giáo, ở chỗ làm sao để mở ra được một cách cửa trên thế giới này".

 

Cuộc Tông Du Thánh Địa

 

"Tôi đã quyết định lên đường vì lời mời của Tổng Thống Peres. Tôi biết rằng nhiệm kỳ của ông sẽ chấm dứt vào mùa xuân này, và vì thế, một cách nào đó, tôi buộc phải lên đường sớm. Lời mời của ông đã làm cho chuyến đi trở nên gấp rút hơn, tôi đã chưa nghĩ đến việc thực hiện chuyến đi này".

 

Những Người Do Thái và Kitô Hữu

 

"Bạn không thể nào sống Kitô giáo của mình, bạn không thể nào có thể là một Kitô hữu thực sự, nếu bạn không công nhận cái cội rễ Do Thái của bạn. Tôi không có ý nói Do Thái theo nghĩa chủng tộc mà là theo nghĩa tôn giáo. Tôi tin rằng việc đối thoại liên tôn cần phải đào sâu vào yếu tố này, đó là về vấn đề các cội rễ Do Thái của Kitô giáo cũng như vấn đề Do Thái giáo thăng hoa Kitô giáo. Tôi biết rằng đó là một thách đố, một củ khoai nóng, thế nhưng nó vẫn có thể thực hiện với tư cách là anh em với nhau. Tôi nguyện Kinh Thần Vụ hằng ngày bằng các bài Thánh Vịnh Đavít. Chúng ta đã đọc hết 150 Thánh Vịnh trong một tuần lễ. Lời cầu nguyện của tôi là những gì Do Thái, và rồi tôi lại cử hành Thánh Thể là những gì Kitô giáo".

 

Vấn đề bài Do Thái

 

"Tôi không thể nào giải thích được tại sao nó lại xẩy ra như vậy, thế nhưng, nói chung, tôi nghĩ nó là một hiện tượng rất liên kết, và không có một qui luật nhất định nào đối với thành phần cánh hữu. Chủ nghĩa bài Do Thái thường ẩn nấp một cách tốt đẹp hơn nơi những trào lưu chính trị thiên hữu hơn là thiên tả, đúng không? Nên nó cứ tiếp tục xẩy ra. Bao gồm cả những ai chối bỏ nạn Diệt Chủng Do Thái (the Holocaust), một việc làm cuồng dại".

 

Đức Piô XII và Văn Khố Vatican

 

"Việc Tòa Thánh cho mở Văn Khố sẽ thấy được nhiều sáng tỏ. Về đề tài này, điều làm tôi đó là hình ảnh về Đức Piô XII, vị Giáo Hoàng đã dẫn dắt Giáo Hội trong giai đoạn Thế Chiến Thứ II. Hết mọi sự đổ lên đầu Đức Piô XII đáng thương. Thế nhưng, chúng ta cần phải nhớ rằng trước hết ngài được coi như là nhân vật hết sức bênh vực cho dân Do Thái. Ngài đã giấu diếm nhiều người Do Thái tại các tu viện ở Rôma cũng như ở các thánh phố khác trong Ý quốc, cũng như ở tông dinh nghỉ hè Castel Gandolfo của ngài. Ở đó, trong nhà của vị Giáo Hoàng này, ở phòng ngủ của ngài có 42 em bé được hạ sinh, những trẻ em Do Thái và các tỵ nạn nhân bị bách hại khác nữa. Tôi không có ý nói là Đức Piô XII không vấp lỗi - cả tôi cũng phạm rất nhiều lầm lỗi - thế nhưng vai trò của ngài cần phải được cứu xét vào thời điểm bấy giờ. Chẳng hạn, vào trường hợp của ngài thì việc ngài đừng lên tiếng để không còn người Do Thái nào bị sát hại, hay ngài cần phải lên tiếng? Tôi cũng muốn nói rằng đôi khi tôi cảm thấy hết sức ngứa ngáy khi tôi thấy mọi người cứ nhắm vào Giáo Hội và Đức Piô XII mà lại chẳng màng gì tới các đại quyền lực bấy giờ. Bạn có biết không các thứ đại quyền lực này hoàn toàn biết rõ cái hệ thống đường rầy chở những người Do Thái đến các trại tập trung đó? Họ đã chụp được các hình ảnh ấy mà. Thế nhưng, họ đã không dội bom các tuyến đường rầy này. Tại sao lại như thế chứ? Cần phải gợi lên một chút về tất cả mọi sự như vậy". 

 

Linh mục hay đầu của Giáo Hội?

 

"Tầm cỡ của một vị linh mục là ở những gì chứng tỏ ơn gọi của tôi nhất. Việc phục vụ dân chúng xuất phát từ bên trong. Chẳng hạn tôi tắt đèn đi để khỏi phải hoang phí quá nhiều tiền điện. Đó là những điều mà vị mục tử thực hiện. Thế nhưng tôi cũng cảm thấy mình là một vị Giáo Hoàng nữa. Nó cũng giúp tôi thực hiện các sự việc một cách trang trọng. Thành phần cộng tác viên của tôi là những người rất chuyên tâm và chuyên môn. Tôi có được sự trợ giúp cần thiết để chu toàn nhiệm vụ của tôi. Bạn đừng đóng vai trò làm Giáo Hoàng hay linh mục, kẻo không đủ khéo léo đâu. Khi một vị nguyên thủ quốc gia đến, tôi cần phải đón tiếp vị này theo nghi thức và xứng hợp với phẩm chức của vị ấy. Thật sự là tôi có vấn đề với những gì là nghi lễ nhưng chúng ta cũng cần phải tôn trọng nó". 

 

Những thay đổi và các dự án tương lai

 

"Tôi không có những gì là cảm hứng chớp nhoáng, tôi không có dự phóng riêng tư, chỉ vì tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi ở Vatican đây. Ai cũng đều biết rằng tôi đến đây với một cái xách hành lý nhỏ để trở về Buenos Aires ngay sau đó. Những gì tôi đang làm đó là hiện thực hóa điều được các vị Hồng Y chia sẻ trong các công nghị trước mật nghị bầu giáo hoàng để bàn về những vấn đề của Giáo Hội. Từ đó mới có những suy tư và khuyến nghị. Một khuyến nghị rất cụ thể đó là vị Giáo Hoàng tương lai cần phải làm sao để có thể bao gồm, ngoài Hội Đồng, một nhóm cố vấn không sống ở Vatican. Ủy ban này bao gồm 8 vị hồng y đã được hình thành bởi các phần tử thuộc tất cả mọi lục địa với một điều hợp viên. Ủy ban này gặp nhau nơi đây cứ 3 tháng 1 lần. Vậy vào ngày 1/7/2014 chúng tôi sẽ có 4 ngày gặp nhau và chúng tôi đang thực hiện những đổi thay do chính các vị hồng y yêu cầu. Điều này không bắt chúng tôi phải thực hiện nhưng thật là thiếu khôn ngoan khi không lắng nghe những ai hiểu biết được tình hình". 

 

Mối liên hệ với Chính Thống Giáo

 

"Người anh em Bartholomew I của tôi đã đến Giêrusalem để cùng tưởng niệm cuộc hội ngộ đã xẩy ra 50 năm trước giữa Đức Phaolô VI và Đức Athenagoras. Đó là một cuộc hội ngộ sau cả ngàn năm tách biệt nhau. Từ Công Đồng Chung Vaticanô II, Giáo Hội Công Giáo thực hiện hết mọi nỗ lực để tiến đến gần với nhau hơn và Giáo Hội Chính Thống cũng thế. Có một số Giáo Hội Chính Thống gần với Giáo Hội Công Giáo hơn. Tôi muốn Đức Bartholomew ở với tôi tại Giêrusalem, và ở đó theo dự tính thì ngài cũng hiện diện tại buổi cầu nguyện ở Vatican nữa. Đối với ngài thì đó là một bước đi liều lĩnh, vì ngài có thể bị khiển trách, nhưng chúng ta cần phải tỏ ra cảm phục trước cử chỉ khiêm tốn của ngài, và vì lợi ích mà nó là những gì cần thiết bởi không thể nào tưởng tượng nổi sự kiện chúng ta là Kitô hữu lại chia rẽ nhau, đó là một thứ tội về lịch sử mà chúng ta cần phải bù đắp lại". 

 

Đức tin, khoa học và vô thần

 

"Chủ nghĩa vô thần đã từng gia tăng trong thời đại hiện sinh này, có lẽ vì ảnh hưởng bởi Sartre. Thế nhưng sau đó lại xẩy ra một bước tiến tới, hướng đến việc tìm cầu thiêng liêng, việc gặp gỡ Thiên Chúa bằng các cách thức khác nhau, không liên hệ thiết yếu với các hình thức tôn giáo truyền thống. Cái đụng độ giữa khoa học và đức tin đã lên tới tột độ trong Thời Minh Tri (the Enlightenment), thế nhưng nó không còn là những gì quá thời trang nữa vào lúc này đây, tạ ơn Chúa, vì tất cả chúng ta đều nhận thức được sự gần gũi đang hiện diện giữa một điều này với một điều kia (ở đây có lẽ ĐTC muốn nói đến "sự gần gũi" giữa khoa học và đức tin - biệt chú của người dịch Việt ngữ). Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã có một giáo huấn hữu ích về mối liên hệ giữa khoa học và đức tin. Nói chung, hầu hết các khoa học gia giờ đây tỏ ra trân trọng đức tin, và có một khoa học gia theo chủ trương bất khả thần tri (agnostic) hay vô thần (atheist) nói rằng: 'Tôi không sợ tiến vào lãnh vực ấy'".  

 

Các nhà Lãnh Đạo Quốc Gia và chính trị

 

"Nhiều vị thủ lãnh quốc gia đã đến đây với tính chất khác nhau cũng hay hay. Mỗi người một tư cách. Cái khiến tôi chú trọng đó là yếu tố xuyên vượt (transversal) nơi thành phần chính trị gia trẻ trung, dù họ chủ trương trung dung, cánh tả hay cánh hữu. Có lẽ họ nói về những vấn đề như nhau, nhưng bằng một giọng điệu mới, và tôi thích như thế, nó cống hiến cho tôi niềm hy vọng, vì chính trị là một trong những hình thức bác ái yêu thương cao cả nhất. Tại sao? Tại nó dẫn đến một thứ công ích, và một người có thể mà không đi làm chính trị để phục vụ công ích là một con người vị kỷ. Trái lại, nếu họ lạm dụng chính trị cho lợi ích riêng mình thì đó lại là những gì bại hoại. Khoảng 15 năm trước, các vị Giám Mục Pháp quốc đã viết một bức thư mục vụ, một suy tư với nhan đề 'réhabiliter la politique - phục hồi vấn đề chính trị' (do Ủy Ban về Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Pháp soạn thảo năm 1999 - biệt chú của người dịch Việt ngữ). Nó là một bản văn giúp chúng ta hiểu được tất cả những điều ấy". 

 

Việc từ nhiệm của Đức Bênedictô

 

"Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã thực hiện một cử chỉ rất lớn lao. Ngài đã mở cửa, ngài đã tạo nên một cơ chế, cơ chế về vấn đề việc khả dĩ về hưu của các vị Giáo Hoàng. Bảy mươi năm trước đây không có vấn đề các vị giám mục về hưu. Ngày nay có bao nhiêu vị về hưu? Đúng vậy, vì chúng ta sống lâu hơn, chúng ta sẽ tiến đến độ tuổi chúng ta không thể tiếp tục làm việc được nữa. Tôi sẽ làm như ngài đã làm, tôi sẽ xin Chúa soi sáng cho tôi khi thời điểm đến mà cho tôi biết những gì tôi cần phải làm. Ngài chắc chắn là sẽ nói với tôi thôi".

 

Tôi đã nghĩ đến việc về hưu với các vị linh mục đang nghỉ ngơi

 

"Tôi đã có một phòng riêng cho tôi ở một nhà nghỉ dưỡng cho các vị linh mục già ở Buenos Aires. Đáng lẽ tôi đã rời tổng giáo phận ấy vào cuối năm ngoái, và tôi đã nộp đơn xin từ nhiệm với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khi tôi bước sang tuổi 75. Tôi đã chọn một căn phòng và tôi đã nói rằng: tôi muốn đến sống ở đây. Tôi sẽ làm việc như là một linh mục trong việc phụ giúp các giáo xứ. Tương lai của tôi là như thế trước khi tôi trở thành Giáo Hoàng". 

 

Giải Túc Cầu Thế Giới

 

"Dân chúng Ba Tây đã yêu cầu tôi đứng trung lập... (cười) và tôi muốn như thế, vì Ba Tây và Á Căn Đình bao giờ cũng là những tay kỳ phùng địch thủ của nhau (antagonists)".  

 

Tôi muốn được tưởng nhớ đến ra sao

 

"Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều ấy, thế nhưng tôi thích như thế này, đó là có ai nhớ đến một người khác thì hãy nói rằng: 'Họ là một con người tốt lành (he was a good man), họ đã làm những gì có thể (he did what he could), họ không đến nỗi tệ lắm (he was not so bad)'". 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/francesco-francis-francisco-34702/