Những bí mật bất ngờ bật mí...

 

ĐTC Phanxicô trả lời Phỏng Vấn trên chuyến bay từ Nam Hàn về Rôma Thứ Hai 18/8/2014

 

 

Vấn 1Trong chuyến viếng thăm Hàn quốc, ngài đến với các gia đình của thảm nạn chìm tầu Sewol để an ủi họ. hai vấn đề xin được đặt ra là: ngài cảm thấy gì khi gặp gỡ họ? Và ngài có quan tâm hay chăng đến việc làm của ngài có thể bị giải thích sai lạc theo chính trị?

ĐTC Phanxicô: Khi bạn đặt mình trước khổ đau của con người, bạn cần phải làm những gì lòng bạn thúc đẩy bạn làm. Thế rồi sau đó người ta có thể nói rằng ngài đã làm điều này vì chủ ý chính trị, hay vì cái gì đó. Họ có thể nói đủ thứ. Thế nhưng khi bạn nghĩ về những người nam nữ cha mẹ bị mất con cái của mình, về những người anh chị em bị mất đi anh chị em của mình, và nỗi đớn đau cả thể của một thảm họa như thế ... lòng tôi. Tôi là một linh mục, tôi cảm thấy cần phải đến gần với họ, tôi cảm thấy như thế. Đó là những gì tiên quyết. Tôi biết rằng niềm an ủi tôi có thể cống hiến, các lời nói của tôi, không hẳn là một phương dược. Tôi không thể nào cống hiến sự sống mới cho những ai đã chết. Thế nhưng sự gần gữi của con người trong những giây phút như thế cống hiến sức mạnh, tình đoàn kết cho chúng ta.

Tôi nhớ khi còn là tổng giám mục Buenos Aires, tôi đã trải qua hai thảm họa giống như thế. Một là đám cháy xẩy ra ở một phòng nhẩy, một cuộc hòa nhạc nhạc pop khiến 194 người chết. Biến cố này xẩy ra vào năm 1993. Thế rồi một thảm họa khác xẩy ra cho xe lửa, và tôi nghĩ rằng có 120 người chết vì thế. Vào những lúc ấy tôi cũng cảm thấy thế, đến gần với họ. Nỗi đớn đau của con người thì mạnh mẽ mà nếu chúng ta gần gũi trong những giây phút buồn thảm ấy là chúng ta đã trợ giúp rất nhiều. 

Và tôi muốn nói đến một điều nữa. Tôi đã nhận lấy sợi giây lơ (tôi đang đeo từ những thân nhân của thảm họa chìm tầu Sewold) vì muốn tỏ ra liên kết với họ, và sau nửa ngày thì có người đến gần tôi mà nói rằng 'tốt hơn nên cởi ra, ngài cần phải tỏ ra trung lập'. Thế nhưng, xin hãy nghe đây, người ta không thể nào tỏ ra trung lập trước khổ đau của con người. Tôi đã đáp lại như thế. Đó là cách thức tôi cảm thấy. 

 

Vấn 2- Ngài biết rằng mới đây lực lượng Hoa Kỳ đã bắt đầu dội bom những kẻ khủng bố ở Iraq để ngăn ngừa nạn thảm sát, để bảo vệ dân thiểu số, bao gồm cả người Công giáo là thành phần đang được ngài dẫn dắt. Câu tôi muốn hỏi là thế này: ngài có chấp nhận việc dội bom của Hoa Kỳ hay chăng? 

ĐTC Phanxicô: Cám ơn bạn về câu hỏi rõ ràng này. Trong những trường hợp như thế, khi xẩy ra một cuộc tấn công bất chính, tôi chỉ có thể nói như vầy: được phép ngăn chặn thành phần tấn công bất chính. Tôi nhấn mạnh đến động từ ngăn chặn. Tôi không nói đến bom đạn, đến lâm chiến, tôi nói ngăn chặn bằng những cách thức nào đó. Họ có thể bị ngăn chặn bằng cách nào đó? Những phương tiện ấy cần phải được thẩm định. Việc ngăn chặn kẻ tấn công bất chính là điều hợp lý.

Thế nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ. Biết bao nhiêu lần lấy lý ngăn chặn kẻ tấn công bất chính mà các quyền lực (ra tay can thiệp) đã nắm quyền kiểm soát dân chúng và đã thực hiện một cuộc chiến xâm chiếm thực sự.

Một quốc gia duy nhất không thể phán quyết cách thức ngăn chặn kẻ tấn công bất chính. Sau Thế Chiến Thứ II đã nẩy lên ý nghĩ về một Liên Hiệp Quốc. Vấn đề ngăn chặn thành phần tấn công bất chính cần phải được bàn luận ở Liên Hiệp Quốc. Có phải đó là một kẻ tấn công bất chính hay chăng? Dường như là thế. Vậy thì làm sao chúng ta ngăn chặn hắn đây? Chỉ thế thôi, không còn gì nữa. 

Sau nữa, bạn đề cập đến thành phần thiểu số. Cám ơn bạn về từ ngữ ấy, vì họ nói với tôi về thành phần Kitô hữu, những người Kitô hữu nghèo khổ. Thật sự là họ chịu khổ. Những vị tử đạo, có nhiều vị tử đạo. Thế nhưng ở nơi đây có nhiều con người nam nữ, có những người thiểu số về tôn giáo, không phải tất cả đều là Kitô hữu, và họ tất cả đều bình đẳng trước nhan Thiên Chúa. 

Việc ngăn chặn thành phần tấn công bất chính là một quyền lợi của nhân loại, nhưng nó cũng là một thứ quyền ngăn chặn kẻ tấn công không được hành ác.  

 

Vấn 3Xin trở về với vấn đề Iraq. Như Đức Hồng Y Filoni và vị lãnh đạo của Dòng Đaminh, ngài có sẵn sàng ủng hộ việc can thiệp quân sự vào Iraq để ngăn chặn thành phần thánh chiến Hồi giáo (Jihadists) hay chăng? Tôi còn một câu hỏi khác nữa đó là ngài có nghĩ đến việc đến Iraq vào một ngày nào đó hay chăng, có lẽ đến Kurdistan để nâng đỡ thành phần Kitô hữu tị nạn đang chờ đợi ngài ở đây, và để cầu nguyện với họ ở mảnh đất mà họ đã sống 2 ngàn năm nay?

ĐTC Phanxicô: Cách đây không lâu, tôi đã gặp Thống Đốc Barzani của Kardistan. Ông ấy có những ý nghĩ rất rõ ràng về tình hình này và cách thức giải quyết vấn đề, thế nhưng đó là những gì xẩy ra trước cuộc tấn công bất chính này. 

Tôi đã đáp lại câu hỏi thứ nhất rồi. Tôi chỉ đồng ý nơi sự kiện là khi có một kẻ tấn công bất chính thì họ cần phải được ngăn chặn lại.

Đúng thế, tôi đang muốn (đi đến đó). Thế nhưng tôi nghĩ rằng tôi có thể nói thế vầy, đó là khi chúng tôi cùng với các hợp tác viên của tôi nghe thấy những cuộc sát hại thành phần thiểu số tôn giáo, thì vấn đề bấy giờ ở Kurdistan đó là họ không thể nào tiếp nhận quá nhiều người. Vấn đề này người ta có thể hiểu được. Vậy thì có thể làm gì đây? Chúng tôi đã nghĩ đến nhiều điều. Trước hết là một tuyên báo được Cha Lombardi phổ biến thay mặt tôi. Sau đó bản tuyên báo này đã được gửi cho tất cả mọi tòa khâm sứ để thông đạt đến các chính quyền. Rồi tôi viết một bức thư cho vị Tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc... Nhiều điều khác nữa... Cuối cùng chúng tôi quyết định gửi vị đại biểu riêng của chúng tôi là Đức Hồng Y Filoni, và tôi đã nói rằng nếu cần thì khi chúng tôi trở về từ Hàn quốc chúng tôi có thể đến đó. Đó là một trong những gì khả thể. Đó là câu trả lời của tôi. Tôi đang muốn (đi tới đó). Vào thời điểm này đây thì nó không phải là điều hay nhất để làm, nhưng tôi sẵn sàng thực hiện. 

 

Vấn 4- Câu hỏi của tôi về Trung Hoa. Trung Hoa đã cho phép ngài bay trên không phận của họ. Bức điện tín mà ngài đã gửi đi (trên đường đến Hàn quốc) đã được tiếp nhận mà không có một bình phẩm tiêu cực nào. Ngài có nghĩ đó là những bước hướng tới một cuộc đối thoại khả dĩ hay chăng? Và ngài có ước mong đên thăm Trung Hoa hay chăng? (Cha Lombardi xen vào. Tôi có thể cho các bạn biết là chúng ta hiện nay đang bay trên không phận của Trung Hoa vào lúc này đây. Nên câu hỏi này thật thích thời).

ĐTC Phanxicô: Khi chúng ta sắp tiến vào không phận của Trung quốc (trên đường đến Hàn quốc), tôi đã ở trong buồng lái với các phi công, và một người trong họ đã chỉ cho tôi một bản ghi danh mà nói chúng ta chỉ còn 10 phút nữa là vào không phận của Trung quốc, chúng ta cần phải xin phép họ. Người ta bao giờ cũng đòi hỏi điều này. Đó là điều bình thường trước đòi hỏi này của mỗi xứ sở. Và tôi đã nghe họ xin phép ra sao, họ đáp ứng thế nào. Tôi làm chứng điều ấy. Thế rồi người phi công lên tiếng nói rằng chúng tôi đã gửi một bức điện tín, nhưng tôi không biết họ làm như thế nào. 

Sau đó tôi rời buồng lái về chỗ của mình và cầu nguyện nhiều cho nhân dân Trung Hoa mỹ miều cao quí, một dân tộc khôn ngoan. Tôi nghĩ đến những con người khôn ngoan cao cả của Trung Hoa, tôi nghĩ về lịch sử khoa học và khôn ngoan. Và tu sĩ Dòng Tên chúng tôi đã có một lịch sử ở đó qua Cha Ricci. Tất cả những điều ấy hiện lên trong đầu óc của tôi. 

Có có muốn đến Trung Hoa hay chăng? Chắc chắn rồi! Mai này!

Chúng tôi tôn trọng nhân dân Trung Hoa. Giáo Hội chỉ xin được tự do làm việc của mình mà thôi. Ngoài ra không còn một điều kiện nào nữa. 

Thế rồi chúng ta không được quên rằng bức thư căn bản về các vấn đề Trung quốc đã được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gửi đến nhân dân Trung Hoa. Bức thư này thực sự là thích hợp hôm nay đây. Thực sự là thế. Cần đọc lại bức thư ấy.

Tòa Thánh bao giờ cũng hướng đến chỗ giao hảo. Luôn luôn. Vì Tòa Thánh thực sự mến phục nhân dân Trung Hoa.

 

Vấn 5- Chuyến đi tới đây của ngài sẽ là Albania và có thể là Iraq. Sau Phi Luật Tân và Sri Lanka mà ngài sẽ đến vào năm 2015 phải không? Và tôi có thể nói rằng ở Avila cũng hy vọng rằng ngài tới, họ vẫn có thể hy vọng hay chăng?

ĐTC Phanxicô: Phải, Nữ Tổng Thống Hàn quốc đã nói với tôi, bằng tiếng Tây Ban Nha thông thạo, rằng hy vọng là một điều cuối cùng mà người ta đánh mất. Bà nói điều đó với tôi ám chỉ về sự thống nhất của Hàn quốc. Người ta bao giờ cũng có thể hy vọng nhưng không quyết định được. Để tôi giải thích cho nghe nhé.

Năm nay Albania đã được định liệu. Một số người đã nói rằng vị Giáo Hoàng này bắt đầu mọi sự từ ngoại biên. Thế nhưng tôi sẽ đến Albania vì hai lý do quan trọng. Trước hết vì họ đã có thể thành lập một chính quyền - chỉ cần nghĩ đến những người Balkan là dân đã có thể thành lập một chính quyền hiệp nhất đất nước với tín đồ Hồi giáo, Chính Thống giáo và Công giáo, với một hội đồng liên tôn hữu ích và cân bằng. Đó là một điều tốt đẹp và hài hòa. Sự hiện diện của vị Giáo Hoàng là muốn nói cùng tất cả mọi dân tộc (trên thế giới) rằng vẫn có thể cùng nhau làm việc. Tôi cảm thấy chuyến đi của tôi như là một trợ giúp thực sự cho dân tộc cao quí ấy. 

Còn một điều nữa, đó là nếu chúng ta nghĩ đến lịch sử của Albania liên quan đến tôn giáo thì nó là một xứ sở duy nhất trong thế giới cộng sản có trong hiến pháp của mình chủ nghĩa vô thần thực tiễn. Bởi thế nếu các bạn đi lễ là trái với hiến pháp. Thế rồi một trong những vị thừa tác viên đã nói với tôi rằng 1820 nhà thờ đã bị hủy hoại, cả Công giáo lẫn Chính thống giáo, vào thời ấy. Rồi những nhà thờ khác được biến thành các rạp hát, rạp ciné, chỗ nhẩy đầm. Bởi thế tôi cảm thấy rằng tôi cần phải đến đó, chỉ trong vòng một ngày thôi. 

Năm tới tôi muốn đến Philadelphia cho cuộc hội ngộ các gia đình thế giới. Thế rồi tôi đã được vị Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc mời đến với Quốc Hội Hoa Kỳ. Đồng thời vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cũng mời tôi đến Văn Phòng Liên Hiệp Quốc ở Nữu ước. Vậy là có thể là 3 thành phố vào cùng một dịp. 

Mễ Tây Cơ nữa. Nhân dân Mễ Tây Cơ muốn tôi đến Đền Thánh Đức Mẹ Gualalup, nhờ đó chúng tôi có thể lợi dụng nhân chuyến đến thăm Hoa Kỳ, nhưng vẫn chưa chắc chắn.

Sau hết là Tây Ban Nha. Các Vị Vương Gia Tây Ban Nha đã mời tôi. Các vị giám mục đã mời tôi, có cả một loạt lời mời tôi đến Tây Ban Nha, có thể sẽ thành nhưng chưa có gì là chắc chắn hết, bởi vậy tôi chỉ biết nói rằng tôi có thể tới Avila vào buổi sáng và về buổi chiều nếu được nhưng chưa có gì được định đoạt hết. Bởi vậy người ta vẫn có thể hy vọng. 

 

Vấn 6Mối liên hệ giữa ngài và Đức Benedicto XVI ra sao? Hai ngài có thường trao đổi ý kiến với nhau hay chăng? Hai ngài có một dự án nào chung sau bức thông điệp (Ánh Sáng Đức Tin) hay chăng?

ĐTC Phanxicô: Chúng tôi gặp gỡ nhau. Trước khi tôi lên đường đi Hàn quốc, tôi đã đến thăm ngài. Hai tuần trước đó ngài đã gửi cho tôi một bản văn đặc biệt và hỏi ý kiến của tôi. Chúng tôi vốn liên hệ bình thường với nhau.

Tôi xin trở lại với ý nghĩ này, một ý nghĩ không được một thần học gia nào đó ưa thích, tôi không phải là thần học gia, nhưng tôi nghĩ rằng vị giáo hoàng hưu trí này không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỷ thì ngài là vị giáo hoàng hưu trí đầu tiên. Chúng ta hãy nghĩ đến những gì ngài đã nói, đó là tôi già rồi, tôi không còn đủ sức lực. Đó là một cử chỉ tuyệt vời của những gì là cao quí, khiêm hạ và can trường.

Nhưng nếu người ta nghĩ rằng 70 năm trước các vị giám mục hưu trí cũng đã là một thứ ngoại lệ. Không có vấn đề ấy, nhưng ngày nay các vị giám mục hưu trí đã trở thành một điều lệ.

Tôi nghĩ rằng vấn đề giáo hoàng hưu trí đã là một điều lệ vì đời sống của chúng ta tồn tại lâu hơn và ở một độ tuổi nào đó không còn khả năng quản trị tốt đẹp vì thân xác trở nên mệt mỏi, và có thể sức khỏe còn tốt nhưng không có khả năng hành sử tất cả mọi vấn đề của một tổ chức như tổ chức của Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã là vị tạo nên cử chỉ này cho các vị giáo hoàng hưu trí. Như tôi đã nói trước, có thể một thần học gia nào đó nói rằng điều này không đúng, nhưng ý nghĩ của tôi là thế đó. Các thế kỷ rồi sẽ cho chúng ta biết rằng có vậy hay chăng. Chúng ta hãy chờ xem. 

Bạn có thể nói với tôi rằng nếu ở một lúc nào đó ngài cảm thấy ngài không thể tiến hơn nữa, tôi sẽ làm như vậy! Tôi sẽ làm như thế. Tôi cầu nguyện, nhưng tôi làm như vậy. Ngài (Đức Benedicto XVI) đã mở cánh cửa điều lệ, không còn là ngoại lệ nữa.

Mối liên hệ của chúng tôi thực sự là mối liên hệ anh em. Thế nhưng tôi cũng đã nói rằng tôi cảm thấy như thể tôi có một người ông trong nhà bởi đức khôn ngoan của ngài. Ngài là một con người khôn ngoan, cảm nhận đáng tôi nghe ngài. Và ngài phấn khích tôi khi cần thiết nữa. Đó là mối liên hệ giữa tôi và ngài. 

 

Vấn 7- Ngài đã gặp thành phần chịu khổ đau. Ngài cảm thấy thế nào khi ngài chào hỏi những đàn bà an vui trong lễ sáng nay? Đối với nỗi khổ đau của dân chúng ở Hàn quốc cũng có những Kitô hữu ẩn mình ở Nhật Bản và năm tới sẽ kỷ niệm 150 năm thời kỳ Nero của họ. Ngài có thể cùng cầu nguyện cho họ ở Nagasaki hay chăng? 

ĐTC Phanxicô: Còn gì bằng nữa. Tôi đã được mời bởi cả Chính Quyền lẫn các vị Giám Mục. Tôi đã được mời rồi. 

Đối với nỗi khổ đau, bạn trở về với một trong những câu hỏi đầu tiên. Nhân dân Hàn quốc là một dân tộc đã không đánh mất phẩm giá của mình. Đó là một dân tộc đã bị xâm chiếm, bị làm nhục. Nó đã phải chịu đựng các trận chiến ranh và giờ đây đang bị chia đôi. Hôm qua, khi tôi đến gặp giới trẻ (ở Haemi), tôi đã viếng thăm bảo tàng viện của các vị tử đạo ở đó. Những đau khổ của những con người này thật là khủng khiếp, chỉ vì không bước qua thập tự giá. Nó là một nỗi khổ đau lịch sử. Dân tộc này có khả năng chịu đựng và nó là một phần nơi phẩm giá của họ. 

Cả đến ngày hôm nay nữa, khi những người nữ lão thành ấy ở trước mặt tôi trong lễ, tôi đã nghĩ rằng trong cuộc xâm chiếm ấy đã có những người con gái bị bắt đến các trại lính để lạm dụng họ nhưng bấy giờ họ đã không đánh mất phẩm giá của họ. Họ còn đó hôm nay đây cho thấy dung nhan của họ, già lão, những con người cuối cùng còn sống sót. Đó là một dân tộc hào hùng với phẩm giá của mình.

Trở lại với câu hỏi về các vị tử đạo, nỗi khổ đau cũng như những người đàn bá ấy thì những sự này đều là hoa trái của chiến tranh! Hôm nay chúng ta đang ở trong một thế giới chiến tranh loạn lạc, ở khắp mọi nơi. Có người đã nói với tôi rằng, Thưa Cha, cha có biết rằng chúng ta đang ở trong Thế Chiến Thứ Ba, từ từ xẩy ra. Người ấy đã hiểu được! Đó là một thế giới chiến loạn đã diễn ra những thứ dã man ác độc ấy. 

Tôi muốn tập trung vào 2 chữ. Trước hết là dã man tàn bạo (cruelty). Ngày nay bất chấp trẻ em. Có lúc người ta đã nói về một thứ chiến tranh qui ước thì ngày nay không kể đến nó. Tôi không nói rằng chiến tranh qui ước là những gì tốt đẹp, nhưng ngay nay việc tung ra một trái bom sát hại người vô tội, kẻ có tội, trẻ em, phụ nữ, sát hại hết mọi người. Đừng! Chúng ta cần phải ngừng lại và hãy suy nghĩ một chút về mức độ dã man  tàn bạo chúng ta đã đạt tới. Điều này chắc chắn làm cho chúng ta run sợ, và điều ấy không tạo nên sợ hãi. Một nghiên cứu có tính cách nghiệm xét có thể thực hiện về mức độ dã man tàn bạo của nhân loại vào lúc này chắc chắn khiến chúng ta hơi run sợ.

Một chữ khác tôi muốn nói là hành hạ tra tấn (torture). Ngày nay hành hạ tra tấn là một trong những phương tiện, tôi có thể nói, hầu như thường tình nơi hành vi của các lực lượng tình báo, nơi các tiến trình tư pháp, v.v. Hành hạ tra tấn là một tội phạm đến nhân loại, là một tội ác phạm đến loài người. Tôi muốn nói với người Công giáo rằng việc hành hạ tra tấn ai đó là một tội trọng (mortal sin), là một tội nặng (grave sin). Chưa hết, nó là một tội phạm đến nhân loại nữa.

Dã man tàn ác và hành hạ tra tấn! Tôi rất muốn là nếu các bạn, trong ngành truyền thông đại chúng của các bạn, thực hiện một cuộc suy nghĩ xem: các bạn thấy như thế nào những điều này hôm nay đây? Các bạn thấy ra sao tình trạng dã man tàn bạo của loài người, và các bạn nghĩ gì về vấn đề hành hạ tra tấn. Tôi nghĩ rằng sẽ hữu ích cho tất cả chúng ta khi suy nghĩ đến điều ấy.

 

Vấn 8- Ngài có một nhịp sống rất gắng sức, đầy những dấn thân và nghỉ ngơi chút ít, rồi không có cả ngày nghỉ nữa, và ngài thực hiện các chuyến đi này đang khi xẩy ra thảm sát. Ở vào những tháng gần đây chúng tôi thấy ngài cũng đã phải hủy bỏ một số cuộc hẹn, thậm chí vào giây phút cuối cùng. Phải chăng có một cái gì đó cần phải quan tâm ở trong đời sống của ngài?

ĐTC Phanxicô: Đúng thế, có người đã nói với tôi điều ấy. Tôi đã chỉ lấy các ngày nghĩ tại nhà như tôi vẫn thường làm thôi. Có lần tôi đã đọc một cuốn sách. Khá hay, nhan đề là "Hãy vui lên nếu bạn loạn thần kinh chức năng - Rejoice that your are neurotic". Tôi cũng hơi bị loạn thần kinh chức năng sao đó. Thế nhưng người ta cần phải trị cả chứng loạn thần kinh chức năng nữa. Hãy cho họ uống chút dược thảo mỗi ngày. Một trong những chứng loạn thần kinh chức năng đó là tôi quá gắn bó với đời sống. 

Lần cuối cùng tôi lấy ngày nghỉ ở ngoài Buenos Aires với cộng đồng Dòng Tên vào năm 1975. Thế nhưng tôi luôn lấy ngày nghỉ. Thật đó. Tôi thay đổi nhịp sống. Tôi ngủ nhiều hơn, tôi đọc những gì tôi thích. Tôi nghe nhạc. Đó là cách nghỉ ngơi của tôi. Trong Tháng 7 và một phần của Tháng 8 tôi sống như thế. 

Về câu hỏi khác. Phải, đúng vậy, tôi đã phải hủy bỏ những cuộc hẹn. Có ngày tôi cần phải đến Bệnh Viện Gemelli, chỉ còn 10 phút trước khi tôi ở đó, nhưng tôi đã không thể làm thế. Quả thực chúng là 7 ngày rất gắng sức, với đầy những cuộc hẹn. Giờ đây tôi cần phải khôn ngoan hơn một chút. 

 

Vấn 9Ở Rio, khi các đám đông dân chúng hô hoán Phanxicô, Phanxicô thì ngài đã bảo họ là hãy tung hô Chúa Kitô, Chúa Kitô. Ngài đã đương đầu với lòng mộ mến hồ hởi này của dân chúng thế nào? Ngài sống với hiện tượng này ra sao?

ĐTC Phanxicô: Tôi không biết phải trả lời thế nào. Tôi sống với nó bằng cách tạ ơn Chúa cho dân của Ngài hạnh phúc. Thật vậy, tôi thực làm như thế. Và tôi muốn Dân Chúa những gì tốt đẹp nhất. Tôi sống nó nhờ lòng quảng đại của dân chúng. Tôi cố gắng nghĩ về tội lỗi của tôi, lỗi lầm của tôi, để không nghĩ rằng tôi là một ai đó. Vì tôi biết điều này sẽ chỉ kéo dài một thời gian ngắn, hai hay ba năm để rồi về nhà Cha. Bởi thế nếu tin vào điều ấy thì thiếu khôn ngoan. Tôi sống nó như sự hiện diện của Chúa nơi dân của Ngài, Đấng đã sử dụng vị giám mục này, vị mục tử này của dân chúng, để tỏ ra cho họ thấy nhiều điều. Tôi sống nó một cách tự nhiên hơn trước đây một chút, hơn lúc ban đầu là lúc tôi hơi run sợ. Thế nhưng tôi làm những điều này thì tôi nghĩ rằng tôi không được gây lỗi lầm để đừng phạm đến dân chúng ở những điều ấy. Một cách tí chút như thế.

 

Vấn 10- Vị Giáo Hoàng này đã đến từ tận cùng trái đất và đang sống ở Vatican. Bên ngoài Nhà Thánh Matta ngài đã nói với chúng tôi về đời sống của ngài và về sự chọn lựa của ngài đối với chỗ trú ngụ này. Vị Giáo Hoàng này sống ở Vatican ra sao? Người ta luôn hỏi chúng tôi rằng: "Ngài đã làm gì? Ngài di chuyển ra sao? Ngài có đi bách bộ hay chăng? Họ đã thấy rằng ngài đã đến một tiệm ăn và điều họ nói gây ngạc nhiên chúng tôi. Ngài sống cuộc đời ra sao ở Nhà Thánh Matta, ngoài công việc của ngài? 

ĐTC Phanxicô: Tôi cố gắng sống thanh thản. Ngoài công việc và các cuộc hẹn thì cuộc đời dành cho tôi, một cuộc đời bình thường nhất tôi có thể sống. Thật vậy, tôi muốn đi ra ngoài thế nhưng không phải là bất khả, không phải là điều bất khả, vì nếu bạn ra ngoài thì dân chúng sẽ kéo đến với bạn. Đó là thực tại. Ở trong Nhà Thánh Matta tôi sống một cuộc đời bình thường với việc làm, nghỉ ngơi, chuyện trò vậy thôi.

 

Vấn 11- Ngài có cảm thấy mình như là một tù nhân hay chăng? 

ĐTC Phanxicô: Mới đầu thì có nhưng nay một số bức tường đã bị sụp đổ. Chẳng hạn trước đây tôi được bảo rằng Giáo Hoàng không thể làm điều này điều nọ. Tôi sẽ cống hiến các bạn một ví dụ làm cho các bạn cười nhé. Có lần tôi muốn đi vào phòng tập tạ (the lift) thì có người đột nhiên vào đó vì Giáo Hoàng không thể một mình vào phòng tập tạ. Bởi thế tôi đã nói rằng anh hãy về chỗ của mình để tôi tự mình vào phòng tập tạ. Đó là những gì bình thường. 

 

Vấn 12- Xin lỗi Cha, con cần hỏi cha câu hỏi này với tư cách là một phần tử của nhóm nói tiếng Tây Ban Nha có một phần Á Căn Đình. Đội tuyển của cha là San Lorenzo đã đoạt giải vô địch Mỹ Châu lần đầu tiên tuần vừa rồi. Con muốn biết cha đang sống điều này ra sao, cha đang vui mừng thế nào. Con nghe thấy rằng có một đại biểu đang mang cái cúp đến buổi triều kiến chung vào ngày Thứ Tư và cha sẽ nhận lấy nó trong buổi triều kiến chung này. 

ĐTC Phanxicô: Sau khi Ba Tây đoạt giải nhì thì đó là một tin vui. Tôi đã biết điều ấy ở đây. Họ nói với tôi ở Seoul. Và họ nói với tôi rằng họ đang đến vào ngày Thứ Tư. Đó là một buổi triều kiến chung và họ sẽ ở đó. Đối với tôi, San Lorenzo là một đội tuyển mà tất cả gia đình tôi đều ủng hộ. Cha tôi đã chơi bóng rổ ở San Lorenzo; ông là một cầu thủ trong đội bóng rổ này. Và khi còn nhỏ chúng tôi đã đi với ông, và bà má cũng đến Gazometer với chúng tôi nữa. Hôm nay đội tuyển 46 này đã là một đội tuyển lớn và đã đoạt giải vô địch. Tôi vui với nó. Không, không phải là một phép lạ!

 

Vấn 13- Một bức thông điệp về môi sinh đã được nói đến từ lâu. Ngài có thể nói cho chúng tôi biết khi nào thì nó được ban hành và đâu là những điểm chính yếu của nó? 

ĐTC Phanxicô: Tôi đã nói chuyện nhiều về bức thông điệp này với Đức Hồng Y Turkson cũng như với các người khác. Và tôi đã xin Đức Hồng Y Turkson thu góp tất cả mọi đóng góp đã có, và 4 ngày trước chuyến đi này, Đức Hồng Y Turkson đã mang đến cho tôi bản thảo đầu tiên. Nó dầy như thế này này. Tôi có thể nói nó dài khoảng gấp 3 lần Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm. Nó mới là bản thảo đều tiên. Không phải là một vấn đề dễ dàng, vì về vấn để coi sóc thiên nhiên tạo vật và môi sinh cũng như môi sinh con người, người ta có thể nói một cách an toàn nào đó cho tới một mức độ nào đó, nhưng rồi những giả thuyết khoa học tung ra, có giả thuyết đủ an toàn có giả thuyết không. Trong một bức thông điệp như thế là những gì theo huấn quyền, người ta chỉ có thể căn cứ vào những gì vững chắc, những gì bảo đảm. Nếu vị Giáo Hoàng nói tâm điểm của vũ trụ này là trái đất chứ không phải mặt trời thì ngài đã sai lầm bởi ngài nói một điều không đúng với khoa học. Đó là những gì đang xẩy ra hiện nay. Bởi vậy hiện nay chúng tôi cần phải nghiên cứu, từng khoản một, và tôi tin rằng nó sẽ trở nên ngắn hơn. Tuy nhiên, vẫn phải nhắm đến những gì là thiết yếu, đến những gì người ta có thể khẳng định một cách an toàn. Ở phần chú thích, người ta có thể nói rằng điều ấy theo giả thuyết này giả thuyết kia, theo tín liệu nhưng không thuộc về cấu trúc của một bức thông điệp có tính cách tín lý. Nó cần phải là những gì bảo đảm.  

 

Vấn 14- Xin cám ơn ngài nhiều về chuyến viếng thăm Nam Hàn. Tôi xin hỏi hai hai vấn nạn. Vấn nạn thứ nhất đó là ngay trước thánh lễ cuối cùng ở vương cung thánh đường, ngài đã an ủi một số người đàn bà an vui ở đó bấy giờ, ngài đã có ý nghĩ gì? Và câu hỏi thứ hai của tôi là Pyongyang coi Kitô giáo là một mối đe dọa trực tiếp đến chế độ của mình và vai trò lãnh đạo của mình, mà chúng ta biết rằng đã xẩy ra một số điểu kinh khủng với Kitô giáo ở Bắc Hàn song chúng ta không biết chính xác những gì đã xẩy ra. Trong đầu của ngài có một phương sách nào đặc biệt để thay đổi chính sách của Bắc Hàn đối với Kitô giáo ở Bắc Hàn hay chăng? 

ĐTC Phanxicô: Về câu hỏi thứ nhất tôi xin lập lại điều này. Ngày nay, những người đàn bà ấy ở đó và bất chấp tất cả những gì họ đã phải chịu họ vẫn giữ phẩm giá của mình, họ tỏ cho thấy gương mặt của họ. Tôi nghĩ, như tôi đã nói trước đây ít lâu, về nỗi khổ của chiến tranh, của dã man tàn bạo của thành phần gây chiến. Những người đàn bà này đã bị khai thác, đã trở thành nô lệ, tất cả đều dã man tàn bạo. Tôi đã suy nghĩ về tất cả những điều ấy cũng như về phẩm giá họ có cùng với việc họ chịu đựng biết là chừng nào. Và việc chịu khổ là một gia sản.Các vị giáo phụ của Giáo Hội đã nói máu tử đạo là hạt giống kitô hữu. Dân Hàn quốc các bạn đã gieo vãi thật nhiều và nhờ trung thành gắn bó mà giờ đây mới thấy được hoa trái từ hạt giống của các vị tử đạo. 

Về Bắc Hàn, tôi biết đó là một nỗi khổ đau, và là nơi tôi biết chắc là có nhiều người họ hàng thân thuộc không thể gặp gỡ nhau được, đó là một nỗi khổ đau, thế nhưng nó là một thứ khổ đau về tình trạng phân chia đất nước. Hôm nay, trong vương cung thánh đường, khi tôi đang mặc áo lễ thì có một món quà trao tặng tôi, đó là một mạo gai của Chúa Kitô được làm bằng loại giây thép chia đôi hai phần đất của Hàn quốc. Giờ đây chúng ta đang mang theo mạo gai này theo máy bay này, nó là một món quà tôi nhận được, là khổ đau của chia rẽ, của gia đình phân tán, thế nhưng như tôi đã nói hôm qua, tôi không thể nhớ chính xác, khi nói với các vị giám mục tôi đã nói rằng chúng ta có một niềm hy vọng đó là hai miến Hàn quốc đều là huynh đệ và nói cùng một ngôn ngữ. Họ nói cùng một ngôn ngữ vì họ có cùng một người mẹ và đó là những gì cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng. Nỗi khổ đau chia rẽ thì lớn lao, tôi hiểu như thế và tôi cầu xin cho nó chấm dứt. 

 

Vấn 15- Là một người Mỹ gốc Ý tôi có lời khen tặng ngài về khả năng Anh ngữ của ngài, ngài không cần phải sợ, và nếu ngài muốn thực tập trước khi sang Hoa Kỳ, quê hương thứ hai của tôi, tôi sẵn sàng giúp ngài. Câu hỏi của tôi là như thế này: Ngài đã nói về tử đạo. Tiến trình về án phong thánh cho Đức Tổng Giám Mục Romero đang ở giai đoạn nào rồi. Và ngài muốn thấy thế nào từ tiến trình này?

ĐTC Phanxicô: Tiến trình đã bị khựng lại nơi Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin như được cho biết là "vì khôn ngoan". Giờ đây nó đã được mở lại và đang ở nơi Thánh Bộ Phong Thánh và đi theo tiến trình bình thường. Nó tùy thuộc vào cách thức các cáo thỉnh viên tiến hành, rất cần phải tiến hành một cách mau chóng. 

Điều tôi muốn đó là làm sáng tỏ việc tử đạo có phải vì thù ghét đức tin hay chăng 'odium fidei', một là vì tuyên xưng đức tin hay là vì thi hành các công việc Chúa Giêsu truyền chúng ta làm cho tha nhân. Đó là công việc của các thần học gia đang được nghiên cứu. Vì đằng sau ngài (Đức Tổng Giám Mục Romero), còn có Rutillio Grande cùng những người khác nữa. Cũng có những người khác bị sát hại nhưng không ở cùng một tầm mức như của Đức Tổng Giám Mục Romero. Điều này cũng cần phải được phân biệt theo thần học nữa. Đối với tôi thì Đức Tổng Giám Mục Romero là một con người của Thiên Chúa. Ngài là một con người của Thiên Chúa nhưng vẫn cần phải theo tiến trình, và Chúa sẽ tỏ ra dấu hiệu (chuẩn nhận) của Ngài. Thế nhưng, nếu Ngài muốn thì Ngài sẽ làm như vậy! Giờ đây các cáo thỉnh viên cần phải tiến hành vì không còn gì trở ngại nữa.  

 

Vấn 16- Trước những gì xẩy ra ở Gaza thì phải chăng việc Cầu Nguyện cho Hòa Bình ở Vatican hôm mùng 8 tháng 6 vừa rồi đã thất bại? 

ĐTC Phanxicô: Việc cầu nguyện cho hòa bình ấy hoàn toàn không bị thất bại. Trước hết, việc khởi động này không xuất phát từ tôi. Việc khởi động cùng nhau cầu nguyện được xuất phát từ hai vị tổng thống: Vị Tổng Thống Nhà Nước Do Thái và Vị Tổng Thống Nhà Nước Palestine. Họ cho tôi biết về khó khăn này, thế rồi chúng tôi muốn thực hiện ở đó (Thánh Địa), nhưng chúng tôi không thể tìm thấy chỗ nào thích hợp bởi giá chính trị cho mỗi bên rất cao nếu họ sang bên kia. Tòa Khâm Sứ là một nơi trung lập, thế nhưng đến tòa khâm sứ thì Vị Tổng Thống Palestine phải đi vào bên của Do Thái, bởi thế mà điều này không dễ dàng thực hiện. Sau đó họ nói với tôi rằng chúng tôi hãy làm điều này ở Vatican, chúng tôi sẽ đến đó. Hai con người này là hai con người của hòa bình, họ là những người tin vào Thiên Chúa, và họ đã sống qua nhiều điều xấu xa, họ tin tưởng rằng họ chỉ còn một cách duy nhất để giải quyết tình hình ở đây đó là bằng đối thoại, thương thuyết và hòa bình.

Bạn hỏi tôi có phải là một thất bại hay chăng ư? Không, cánh cửa vẫn mở. Tất cả 4 người, hai vị Tổng Thống ấy và Đức Bartholomew I, tôi muốn ngài ở đây như là vị thượng phụ toàn cầu của Chính Thống giáo, thật là tốt đẹp khi ngài ở với chúng tôi, cánh cửa cầu nguyện được mở ra. Chúng ta được nhắc là cần phải cầu nguyện, hòa bình là một tặng ân của Chúa. Nó là một tặng ân thế nhưng chúng ta đạt được nó bằng hoạt động của chúng ta. Cần phải nói cùng nhân loại rằng đường lối đối thoại là những gì quan trọng, vấn đề thương thuyết là những gì quan trọng, nhưng có cả đường lối cầu nguyện nữa. Thế rồi sau đó chúng tôi đã thấy những gì xẩy ra. Thế nhưng đó chỉ là trường hợp trùng hợp. Việc gặp gỡ nguyện cầu không phải là việc phối hợp biến cố. Nó là một bước tiến căn bản của thái độ con người, giờ đây khói bom đạn và chiến tranh không cho người ta thấy được cánh cửa này, thế nhưng cánh cửa vẫn mở từ lúc ấy. Và khi tôi tin vào Thiên Chúa thì tôi nhìn vào cánh cửa đó và nhiều người cầu xin và xin Ngài cứu giúp chúng ta. Tôi thích câu hỏi này. Xin cám ơn bạn!

 

http://www.zenit.org/en/articles/vatican-approved-transcript-of-pope-francis-airborne-press-conference-from-korea