"Phúc cho ai nghèo khó trong tinh thần,

v́ nước trời là của họ"

(Mathêu 5:3)

ĐTC Phanxicô: Sứ Điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIX - 2014

 

Dẫn nhập của người chuyển dịch:

Cả hai Sứ Điệp đầu năm 2014, bao gồm Sứ Điệp cho Mùa Chay (bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro ngày 5/3/2014) lẫn Sứ Điệp cho Giới Trẻ (Lễ Lá 13/4 tại địa phương các giáo phận), đều liên quan đến tinh thần nghèo khó của Phúc Âm và đời sống khó nghèo của Chúa Kitô, v́ tác giả của cả 2 sứ điệp này là vị giáo hoàng mang danh hiệu của một vị thánh nghèo Phanxicô được sai đến với chủ trương mạnh mẽ và dứt khoát "Giáo Hội nghèo và cho người nghèo".

Ngày Giới Trẻ Thế Giới do ĐTC GPII khởi xướng và thiết lập từ năm 1985 tại chính Giáo đô Rôma, vào Chúa Nhật Lễ Lá, sau đó, cứ 2 năm một lần (trước Đại Năm Thánh 2000 và 3 năm một lần sau Năm 2000) tại một quốc gia nào đó, tùy thời điểm ấn định ở đó, thường vào mùa hè để giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới tuốn về tham dự một cách đông đảo và hào hứng phấn khởi. Chẳng hạn như đă diễn tiến thứ tự theo thời gian như sau: Rôma 1985, Á Căn Đ́nh 1987, Tây Ban Nha 1989, Balan 1991, Hoa Kỳ 1993, Phi Luật Tân 1995, Pháp Quốc 1997, Rôma 2000, Gia Nă Đại 2002, Đức Quốc 2005, Úc Đại Lợi 2008, Tây Ban Nha 2011, Ba Tây 2014, Balan 2016. Tuy nhiên, những năm không được tổ chức chung toàn thế giới như thế th́ Ngày Giới Trẻ vẫn được liên tục và tiếp tục tại chính mỗi giáo phận địa phương.

Nếu Ngày Giới Trẻ Thế Giới, theo ư định và mục đích thiết lập ban đầu của ĐTC GPII, và căn cứ vào chiều hướng cùng nội dung tổ chức làm nên biến cố của Giáo Hội hoàn vũ này, (như sự kiện giới trẻ học giáo lư với chính các vị giám mục nói ngôn ngữ của ḿnh là thành phần thừa kế các tông đồ chứ không phải với các vị linh mục, Đi Đàng Thánh Giá vào chiều Thứ Sáu, cùng gặp gỡ đích thân chính Đức Giáo Hoàng đại diện của Chúa Kitô trên trần gian vào đêm canh thức Thứ Bảy), th́ nó là một điểm hẹn để giới trẻ gặp gỡ Đức Kitô, bởi thế Ngày Giới Trẻ Thế Giới nào được tổ chức chung tại bất cứ quốc gia đại diện nào, cũng đều có sự hiện diện của chính vị đại diện của Chúa Kitô trên trần gian.

Tuy nhiên, vào những Ngày Giới Trẻ Thế Giới các năm ở giáo phận địa phương, vị đại diện Chúa Kitô này vẫn hiện diện với giới trẻ bằng lời của ngài qua một sứ điệp gửi riêng cho họ, để nhờ đó họ học hỏi sống theo gương và tinh thần của Chúa Kitô trong Giáo Hội và thế giới mà họ là tương lai, cũng như để họ có thể sửa soạn cử hành Chúa Nhật Lễ Lá là thời điểm được ĐTC GPII chọn chẳng những để làm Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên năm 1985, mà c̣n v́ đó là thời điểm bắt đầu mùa xuân hợp với tuổi xuân xanh của giới trẻ, nhất là v́ theo Phúc Âm của Chúa Nhật Lễ Lá, th́ chính giới trẻ đă kéo nhau tiến lên nghênh đón Chúa Kitô khi Người vinh quang tiến vào Thánh Giêrusalem! 

Xin gửi toàn bản văn Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIX - 2014, với những chỗ được người dịch cố ư in mầu, để phần nào dễ dàng thấy được rằng sứ điệp này chẳng những liên quan đến giới trẻ mà c̣n đến tất cả mọi người, mọi cấp trật trong Giáo Hội, mọi Kitô hữu muốn đích thức là thành phần 'môn đệ truyền giáo" của Chúa Kitô, cho Chúa Kitô và như Chúa Kitô.

Phải nói rằng, Sứ Điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIX - 2014 này là những ǵ khai triển thêm cho và đi sâu hơn vào chung Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm và riêng những ǵ liên quan đến cả người nghèo lẫn thành phần tác nhân truyền bá phúc âm hóa trong thế giới rất cần đến một "Giáo Hội nghèo và cho người nghèo", đúng như chủ trương và đường hướng dứt khoát của vị giáo hoàng mang danh hiệu Phanxicô được sai "đến từ tận cùng trái đất".

Nếu ai đọc kỹ, với tất cả tâm hồn cởi mở và lắng nghe lời Chúa, th́ không thể nào không cảm thấy ḷng ḿnh bừng lên một cảm hứng truyền giáo bất khả chống cưỡng và được thôi thúc dấn thân truyền giáo hơn bao giờ hết, những cảm hứng và thôi thúc gây ra bởi những lời nóng bỏng đầy Chúa Kitô của vị giáo hoàng tràn đầy Niềm Vui Phúc Âm đang tích cực sống nghèo hơn ai hết và hơn bao giờ hết ngay thâm cung của chính Giáo Đô Rôma.

Phải chăng ngày xưa Chúa Kitô đă đến lần thứ nhất giữa Dân Do Thái nhưng họ đă không nhận biết Người theo quan niệm về Đấng Thiên Sai thuần trần tục và chính trị của họ, th́ ngày nay, Người lại đến (lần thứ hai cũng là lần cuối cùng) giữa chung nhân loại và trong Giáo Hội của Người (bao gồm toàn thể Kitô giáo) nơi vị giáo hoàng đương kim nghèo hèn giản dị đúng với tinh thần và lối sống của Người trên trần gian xưa, và phải chăng vị giáo hoàng này v́ thế cũng là lời nhắc nhở chung thẩm của Người liên quan đến "những người anh em hèn mọn nhất của Ta" (Mathêu 25:40-45)?

Nếu Chúa Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang có tất cả các thiên thần hầu cận Người (xem Mathêu 25:31), và vinh quang của Người không phải như trần gian quan niệm và lầm tưởng mà là chính thập giá của Người (xem Gioan 12:23,28,32), th́ phải chăng Chúa Kitô cũng đang thực sự đến lần thứ hai nơi chung thành phần những người anh em hèn mọn nhất của Người trên khắp thế giới ở một thời điểm càng văn minh con người càng nghèo khổ và chết đói hơn bao giờ hết hiện nay, nhất là nơi riêng vị giáo hoàng đang sống động phản ảnh một Chúa Kitô đến để t́m kiếm và cứu vớt những ǵ đă lạc mất (xem Luca 19:10).

Nếu cả Sứ Điệp Mùa Chay 2014 (26/12/2013) và Sứ Điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIX - 2014 (21/1/2014) đều vẫn theo chiều hướng của Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm (24/11/2013) và diễn giải sâu rộng hơn văn kiện chất chứa tất cả những ǵ làm nên giáo triều của Đức Thánh Cha Phanxicô, th́ trong khi Sứ Điệp Mùa Chay 2014 nhắm đến chính gương sống nghèo hèn của Chúa Kitô cùng với tác dụng thần linh xuất phát từ gương sống nghèo hèn của Người nơi Kitô hữu, Sứ Điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXIX - 2014 như là một đáp ứng của con người muốn noi gương bắt chước Chúa Kitô nơi đời sống nghèo khó trong tinh thần để được hiệp nhất nên một với Người là chính Nước Trời vậy.

  

Giới Trẻ thân mến,

Sống động biết bao khi tôi nhớ lại cuộc gặp gỡ đặc biệt của chúng ta ở Rio de Janeiro trong Ngày Giới Trẻ lần thứ 28. Nó là một cuộc đại cử hành đức tin và t́nh thân hữu! Nhân dân Ba Tây tuyệt vời đă tiếp đón chúng ta bằng cánh tay rộng mở, như pho tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc từ ngọn đồi Corcovado nh́n xuống cảnh bao rộng hùng tráng của vịnh Copacabana. Ở đó, trên băi biển này, Chúa Giêsu đă lập lại lời kêu gọi của Người với từng người chúng ta trong việc trở nên thành phần môn đệ truyền giáo (missionary disciples) của Người. Chớ ǵ chúng ta coi lời kêu gọi này như là điều quan trọng nhất trong đời sống của chúng ta và chia sẻ tặng ân ấy với những người khác, gần cũng như xa, thậm chí cho đến cả những vùng ngoại vi xa xôi về địa lư và cuộc sống của thế giới này.  

Điểm dừng chân tiếp tới cho cuộc hành tŕnh giới trẻ liên lục địa của chúng ta sẽ ở Krakow vào năm 2016. Như là một cách thức cùng nhau đồng hành cho cuộc hành tŕnh của chúng ta, trong 3 năm tới, tôi muốn chia sẻ với các bạn về các Phúc Đức Trọn Lành trong Phúc Âm Thánh Mathêu (5:1-12). Năm nay chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc suy niệm về Phúc Đức Trọn Lành thứ nhất: "Phúc cho ai nghèo khó trong tinh thần, v́ nước trời là của họ - blessed are the poor in spirit..." (Mt 5:3). Cho năm 2015, tôi đề nghị: "Phúc cho ai thanh sạch trong cơi ḷng - blessed are the pure in heart, v́ họ sẽ được thấy Thiên Chúa" (Mathêu 5:8). Rồi vào năm 2016, đề tài của chúng ta sẽ là: "Phúc cho ai thương xót, v́ họ sẽ được xót thương" (Mt 5:7).

1- Quyền lực cách mạng của các Phúc Đức

Bao giờ chúng ta cũng cảm thấy hân hoan khi đọc và suy niệm về các Phúc Đức Trọn Lành! Chúa Giêsu đă loan báo chúng trong bài giảng long trọng đầu tiên của Người trên bờ biển Galilêa. Ở đó có rất đông dân chúng nên Chúa Giêsu đă lên núi để giảng dạy cho các môn đệ của Người. Đó là lư do tại sao bài giảng này được gọi là "Bài Giảng Trên Núi". Trong Thánh Kinh, núi được coi như là một nơi Thiên Chúa tỏ ḿnh ra. Chúa Giêsu, qua việc giảng dạy trên núi, tỏ ra cho thấy chính Người là một vị thần sư, một tân Moisen. Người đă nói với chúng ta những ǵ? Người đă tỏ cho chúng ta thấy một đường lối sống, một đường lối chính Người đă đi qua. Chính Chúa Giêsu đường lối, và Người đă nêu lên con đường này như là đường lối dẫn đến hạnh phúc đích thực. Suốt cuộc đời của ḿnh, từ khi sinh ra cho đến khi tử nạn trên thập giá và phục sinh của ḿnh, Chúa Giêsu đă hiện thực hóa các mối Phúc Đức Trọn Lành này. Tất cả những ǵ hứa hẹn về Vương Quốc của Thiên Chúa đă được nên trọn nơi Người.  

Trong việc rao giảng các Phúc Đức Trọn Lành này, Chúa Giêsu muốn chúng ta hăy theo Người và cùng Người đồng hành dọc theo con đường yêu thương, con đường duy nhất dẫn đến sự sống đời đời. Nó không phải là một con đường dễ đi, nhưng Chúa đă hứa ban cho chúng ta ân sủng của Người và Người không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chúng ta đang đương đầu với rất nhiều thử thách trong đời: như nghèo khổ, buồn đau, ô nhục, tranh đấu cho công lư, bị bách hại, khó khăn trong vấn đề đối thoại hằng ngày, nỗ lực để trung thành với ơn gọi nên thánh của chúng ta, và nhiều thử thách khác nữa. Thế nhưng, nếu chúng ta mở cửa cho Chúa Giêsu và để cho Người trở thành một phần đời của ḿnh, và nếu chúng ta chia sẻ niềm vui nỗi buồn với Người, th́ chúng ta sẽ cảm nghiệm được an b́nh và niềm vui mà chỉ duy một ḿnh Thiên Chúa là t́nh yêu vô cùng mới có thể ban cho chúng ta thôi.

Các Phúc Đức Trọn Lành của Chúa Giêsu là những ǵ mới mẻ và cách mạng. Chúng cho thấy một mẫu thức của hạnh phúc trái ngược với những ǵ thường được truyền đạt bởi truyền thông và bởi cái khôn ngoan đang thịnh hành. Cách suy tưởng của thế gian thấy chướng tai gai mắt khi Thiên Chúa hóa thân làm một người trong chúng ta và đă chết trên một cây thập tự giá! Theo lư lẽ của trần gian ấy th́ những ai được Chúa Giêsu tuyên bố là phúc đức đều là thành phần vô dụng, "thành phần thua bại - losers". Những ǵ vinh vang đó là thành công bất chấp mọi sự, là dồi dào phong phú, là ngạo mạn uy quyền và tự ḿnh định đoạt bất chấp kẻ khác.

Hỡi các bạn trẻ, Chúa Giêsu thách đố chúng ta hăy nghiêm cẩn theo đường lối sống của Người và dứt khoát chọn con đường nào là đúng đắn đối với chúng ta, dẫn chúng ta tới niềm vui đích thực. Đó là một đại thách đố của đức tin. Chúa Giêsu không sợ đ̣i hỏi các môn đệ của Người nếu họ thực sự muốn theo Người hay nếu họ thích một đường nẻo khác (cf 6:67). Tông Đồ Simon Phêrô đă can đảm trả lời rằng: "Lạy Thày, chúng con c̣n biết theo ai? Thày mới có những lời sự sống đời đời" (Gioan 6:68). Cả các bạn nữa, nếu các bạn có thể nói "xin vâng" cùng Chúa Giêsu th́ đời sống của các bạn sẽ vừa có ư nghĩa vừa sinh hoa kết trái.

2- Ḷng can đảm để sống hạnh phúc

"Phúc thay" có nghĩa là ǵ (makarioi theo tiếng Hy Lạp)? Phúc thay nghĩa là hạnh phúc thay. Xin hăy cho tôi biết: Các bạn có thật sự muốn hạnh phúc hay chăng? Trong một thời đại mà chúng ta đang liên lỉ bị cuốn hút bởi những thứ ảo tưởng hạnh phúc huyền hoặc và rỗng tuyếch, chúng ta có nguy cơ an phận với những ǵ là kém hơn (less) và "thiển cận" ("thingking small") liên quan đến ư nghĩa cuộc đời. Trái lại, hăy nghĩ đến những ǵ là lớn lao hơn (think big). Hăy cởi mở cơi ḷng của các bạn ra! Chân Phước Piergiorgio Franssati có lần đă nói rằng: "Sống mà không có đức tin, không có một di sản để nương tựa, không liên lỉ tranh đấu để bênh vực chân lư th́ đó không phải là sống. Nó là một cuộc đời cạn kiệt (scraping by). Chúng ta không bao giờ chỉ sống một cách cạn kiệt mà là sống thực sự" (Letter to I. Bonini, 27 February 1925). Trong bài giảng của ḿnh vào ngày lễ phong chân phước cho Piergiorgio Franssati (20/5/1990), Đức Gioan Phaolô II đă gọi ngài là "một con người của Phúc Đức Trọn Lành" (AAS 82 [1990], 1518).

Nếu các bạn thực sự hướng về những ước vọng sâu xa nhất của ḷng ḿnh, các bạn sẽ nhận thức được rằng các bạn đang có một khát vọng hạnh phúc bất khả dập tắt, và điều này sẽ giúp các bạn có thể dấn thân loại trừ đi những thứ cống hiến và đường lối "rẻ tiền - low cost" vây quanh các bạn. Một khi chúng ta chỉ t́m kiếm những ǵ là thành đạt, khoái lạc và các thứ chiếm hữu, và chúng ta biến chúng thành những ngẫu tượng, là chúng ta có được những giây phút hồ hởi, một cảm quan thỏa măn huyền ảo, thế nhưng cuối cùng rồi chúng ta trở thành nô lệ, không bao giờ được măn nguyện, lúc nào cũng t́m kiếm hơn thế nữa. Thật là thảm thương khi thấy một con người trẻ "có hết mọi sự" mà lại trở thành lừ đừ và yếu nhược.

Thánh Gioan, khi viết cho giới trẻ, đă bảo họ rằng: "Các con là thành phần mạnh mẽ, và lời Chúa ở trong các con, và các con đă chế ngự được tên gian ác" (1Gioan 2:14). Giới trẻ nào chọn Chúa Kitô th́ đều mạnh mẽ: họ được nuôi dưỡng bởi lời của Người chứ không cần phải "ưỡn ḿnh lên - stuff themselves" với các thứ khác! Các bạn hăy can đảm bơi ngược gịng. Hăy can đảm sống hạnh phúc đích thực. Hăy dứt khoát chối từ thứ văn hóa phù du (ephemeral), hời hợt (superficial) và cặn bă (throwaway), một thứ văn hóa cho rằng các bạn không có khả năng để đảm nhiệm và đương đầu với các thách đố lớn lao trong đời!

3- Phúc cho ai nghèo khó trong tinh thần...

 

Phúc Đức Trọn Lành đầu tiên, đề tài cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây, nói rằng ai nghèo khó trong tinh thần là có phúc v́ nước trời là của họ. Ở vào thời điểm mà rất ư là nhiều người đang đau khổ gây ra bởi cuộc khủng hoảng về tài chính th́ xem ra lạ lùng khi liên kết nghèo khổ với hạnh phúc. Làm sao chúng ta lại có thể coi nghèo khổ là một phúc đức được chứ?

 

Trước hết, chúng ta hăy cố gắng hiểu ư nghĩa "nghèo khó trong tinh thần". Khi Con Thiên Chúa hóa thân làm người th́ Người đă chọn đường lối nghèo khó và tự hủy bản thân ḿnh. Như Thánh Phaolô đă viết trong bức thư ngài gửi cho Kitô hữu thành Philiphê rằng: "Anh em hăy có cùng một tâm trí  như Chúa Giêsu Kitô, Đấng cho dù là mang thân phận Thiên Chúa, đă không coi ḿnh cứ phải ngang hành với Thiên Chúa mới được, mà đă tự hủy ḿnh ra như không, mặc lấy thân phận của một bầy tôi, được hạ sinh giống như con người" (2:5-7). Chúa Giêsu là Thiên Chúa đă tước bỏ hết vinh quang của Người. Ở đây, chúng ta thấy việc Thiên Chúa chọn trở thành nghèo hèn: Người là Đấng giầu có nhưng đă trở thành nghèo hèn để cho chúng ta trở nên phong phú nhờ cái nghèo của Người (cf 2Corinto 8:9). Đó là một mầu nhiệm chúng ta chiêm ngắm nơi cái nôi khi chúng ta thấy Con Thiên Chúa nằm trong máng cỏ và sau đó trên thập tự giá, nơi tột đỉnh của việc Người tự hủy bản thân Người.

 

Tĩnh từ Hy Lạp ptochós (nghèo) không chỉ có ư nghĩa thuần thể chất. Nó có nghĩa là "một kẻ hành khất - a beggar", và nó cần phải được liên kết với ư niệm Do Thái về anawim, "kẻ nghèo của Thiên Chúa". Nó gợi lên cho thấy những ǵ là thấp hèn (lowliness), một cảm quan về những gị là hạn hẹp và nghèo khó trong cuộc sống. Kẻ nghèo - the anawim là thành phần tin tưởng vào Chúa và họ biết rằng họ có thể cậy dựa vào Ngài.

 

Thánh Thérèse Hài Đồng Giêsu đă thấy một cách rơ ràng, nơi việc nhập thể của ḿnh, Chúa Giêsu đă đến giữa chúng ta như một kẻ ăn mày nghèo khổ, van xin t́nh yêu của chúng ta. Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo nói với chúng ta rằng "con người là một kẻ hành khất trước Thiên Chúa" (số 2559) và việc cầu nguyện là cuộc hội ngộ giữa cái khát của Thiên Chúa và cái khát của chúng ta (số 2560).

 

Thánh Phanxicô Assisi đă hiểu trọn vẹn cái bí mật của Phúc Đức của kẻ nghèo khó trong tinh thần. Thật vậy, khi Chúa Giêsu nói với ngài qua con người phong cùi và từ cây thập tự giá, Thánh Phanxicô đă nhận thấy được cả sự cao cả của Thiên Chúa lẫn cái thấp hèn của Ngài. Trong khi nguyện cầu, Người Nghèo thành Assisi này bỏ ra nhiều giờ để hỏi Chúa rằng "Chúa là ai?" "Con là ai?" Ngài đă từ bỏ một cuộc sống giầu sang phú quí và thảnh thơi thoải mái để kết hôn với "Nữ Lưu Khó Nghèo - Lady Poverty", trong việc noi gương bắt chước Chúa Giêsu và tuân theo Phúc Âm từng chữ. Thánh Phanxicô đă sống theo gương của Chúa Kitô trong cảnh nghèo khó của Người và trong t́nh yêu thương người nghèo - v́ đối với ngài hai điều này liên kết với nhau một cách chặt chẽ khít khao bất khả phân ly - như hai mặt của một đồng tiền.  

 

Vậy các bạn có thể hỏi tôi rằng: Chúng con phải làm ǵ đây, nhất là trong việc biến cái nghèo khó trong tinh thần trở thành một lối sống, một phần thực sự của đời sống ḿnh? Tôi sẽ trả lời khi nói đến ba điều sau đây: 

 

Trước hết, các bạn hăy cố gắng trở nên thanh thản đối với những ǵ là vật chất. Chúa kêu gọi chúng ta thực hiện một lối sống Phúc Âm (a Gospel lifestyle) mang tính chất điều độ, không chiều theo thứ văn hóa hưởng thụ. Tức là hăy quan tâm đến những ǵ là thiết yếu và biết thực hiện những quan tâm ấy mà không có tất cả những ǵ là phụ thuộc không cần thiết đang bủa vây chúng ta. Chúng ta hăy biết xa tránh việc chiếm hữu cũng như việc sùng bái tiền bạc và tiêu xài phung phí. Chúng ta hăy đặt Chúa Giêsu lên trên hết. Người có thể giải phóng chúng ta khỏi những loại tôn thờ ngẫu tượng khiến chúng ta trở thành nô lệ cho chúng. Hỡi giới trẻ thân mến, các bạn hăy tin tưởng vào Thiên Chúa! Ngài hiểu biết chúng ta và yêu thương chúng ta, và Ngài không bao giờ quên chúng ta. Như Ngài chăm sóc cho bông huệ ngoài đồng (cf Mathêu 6:28) thế nào th́ Ngài cũng sẽ bảo đảm chúng ta sẽ không thiếu thốn một sự ǵ. Nếu chúng ta trải qua t́nh trạng bị khủng hoảng về tài chính, chúng ta cũng cần phải sẵn sàng thay đổi lối sống của chúng ta và tránh đi quá nhiều những ǵ là hoang phí. Như chúng ta cần can đảm để sống hạnh phúc thế nào th́ chúng ta cũng cần phải can đảm để sống một cách giản dị như thế

 

Sau nữa, nếu chúng ta cần phải sống theo Phúc Đức Trọn Lành này th́ tất cả chúng ta cần phải trải qua một cuộc hoán cải về cách thức chúng ta nh́n người nghèo. Chúng ta cần phải chăm sóc họ và nhậy cảm trước những nhu cầu về tinh thần cũng như thể chất của họ. Tôi đặc biệt ủy thác cho giới trẻ công việc phục hồi t́nh đoàn kết về cho tâm điểm của văn hóa con người. Đối diện với các h́nh thức cũ mới của vấn đề nghèo khổ - thất nghiệp, di dân và nghiện ngập đủ thứ loại - chúng ta có nhiệm vụ cần phải tỉnh táo và nghĩ ngợi, tránh đi khuynh hướng sống dửng dưng lạnh lùng. Chúng ta cần phải nhớ đến tất cả những ai cảm thấy không được yêu thương, những ai không có hy vọng về tương lai và những ai không thiết sống v́ thất đảm, thất vọng hay sợ hăi. Chúng ta cần phải biết ở về phía người nghèo, chứ đừng chỉ biết nói năng về người nghèo! Chúng ta hăy tiến ra gặp gỡ họ, nh́n vào mắt của họ và lắng nghe họ.  

 

Người nghèo là thành phần cống hiến cho chúng ta một cơ hội cụ thể để gặp gỡ chính Chúa Kitô và chạm đến xác thịt đau thương của Người.

 

Tuy nhiên - và đây là điều thứ ba của tôi - người nghèo không phải chỉ là người để chúng ta có thể cho họ một cái ǵ đó. Họ có nhiều điều để cống hiến cho chúng ta và dạy chúng ta. Chúng ta cần phải học được sự khôn ngoan của người nghèo biết bao! Hăy nghĩ đi: mấy trăm năm trước đây có một vị thánh, đó là Thánh Benedict Joseph Labré, vị đă sống trên hè phố ở Rôma từ những của bố thí nhận được, nhưng đă trở thành vị hướng dẫn tinh thần cho tất cả mọi loại người, bao gồm cả thành phần quyền quí lẫn chức phẩm. Người nghèo là thày dạy rất thực của chúng ta. Họ cho chúng ta thấy được rằng giá trị của con người không được đo lường bởi những ǵ sở hữu hay bao nhiêu tiền có được trong nhà băng. Một con người nghèo klhó, một con người thiếu thốn của cải vật chất, bao giờ cũng vẫn c̣n nguyên phẩm giá của ḿnh. Người nghèo có thể dạy chúng ta nhiều về ḷng khiêm nhượng và niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Trong dụ ngôn về người Pharisiêu và thu thuế (cf Luca 18:9-14), Chúa Giêsu coi người thu thuế lên như là một mô phạm v́ sự khiêm hạ của người này và việc người này nhận thức ḿnh là một tội nhân. Người đàn bà góa bụa dâng cúng 2 đồng xu cuối cùng của ḿnh vào kho ngân quĩ của đền thờ là một tấm gương quảng đại cho tất cả những ai gần như không có ǵ mà vẫn cho đi tất cả những ǵ họ có (Luca 21:1-4).

 

4- ... v́ nước trời là của họ

 

Đề tài chính của Phúc Âm là vương quốc của Thiên Chúa. Bản thân của Chúa Giêsu là vương quốc của Thiên Chúa; Người là Immanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Và chính trong ḷng người mà vương quốc này, vương quyền của Thiên Chúa, cắm rễ và phát triển. Vương quốc này vừa là một tặng ân vừa là một hứa hẹn. Nó đă được ban cho chúng ta nơi Chúa Giêsu, thế nhưng nó vẫn chưa được hiện thực trọn vẹn. Đó là lư do tại sao chúng ta cầu cùng Cha mỗi ngày rằng: "Chúng con nguyện Nước Cha trị đến".

 

một liên hệ chặt chẽ giữa nghèo khó và việc truyền bá phúc âm hóa, giữa đề tài của Ngày Giới Trẻ Thế Giới vừa rồi: "Vậy các con hăy đi tuyển mộ các môn đồ ở tất cả mọi dân nước" (Mathêu 28:19) - với đề tài của năm nay: "Phúc cho ai nghèo khó trong tinh thần, v́ nước trời là của họ" (Mathêu 5:3). Chúa muốn có một giáo hội nghèo truyền bá phúc âm hóa cho người nghèo. Khi Chúa Giêsu sai Nhóm 12 Tông Đồ đi truyền giáo, Người đă bảo các vị rằng: "Các con đừng mang theo vàng bạc ở thắt lưng, đừng mang theo bao bị, đừng mang theo hai áo khoác, cũng chẳng có giầy dép hay gậy gộc; v́ người thợ lao công đáng hưởng phần thực phẩm của ḿnh" (Mathêu 10:9-10). Đức khó nghèo phúc âm là điều kiện căn bản để lan truyền vương quốc của Thiên Chúa. Những thể hiện hân hoan tuyệt với và tự nhiên nhất mà tôi đă từng thấy trong đời của tôi là ở nơi người nghèo, thành phần chỉ có một chút ǵ đó để bám víu. Việc truyền bá phúc âm hóa trong thời đại của chúng ta sẽ chỉ xẩy ra như là thành quả của niềm vui được lây nhiễm này.

 

Bởi vậy, chúng ta đă thấy rằng Phúc Đức Trọn Lành về ai nghèo khó trong tinh thần này là những ǵ làm nên mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với những sản vật thể chất cũng như với người nghèo. Trước tấm gương và lời nói của Chúa Giêsu, chúng ta thấy rằng chúng ta cần phải hoán cải đến đâu, nhờ đó thứ lư lẽ về cái là hơn - being more sẽ thắng vượt trên thứ lư lẽ về cái có hơn - having more! Các vị thánh có thể là những vị giúp chúng ta hơn hết trong việc hiểu được ư nghĩa của các Phúc Đức Trọn Lành. Bởi thế mà lễ tôn phong hiển thánh của Đức Gioan Phaolô II, được cử hành vào Chúa Nhật II Phục Sinh, sẽ là một biến cố tràn đầy niềm vui. Người sẽ là một vị đại bảo trợ của các Ngày Giới Trẻ Thế Giới được ngài khai mở và luôn nâng đỡ. Trong mối hiệp thông các thánh, ngài sẽ tiếp tục là một người cha và là một người bạn của tất cả các bạn.

 

Tháng Tư này là thời điểm kỷ niệm lần thứ 13 của việc kư thác Cây Thánh Giá Năm Thánh Cứu Chuộc cho giới trẻ (biệt chú của người dịch, Năm Thánh Cứu Chuộc được Đức Thánh Cha Gian Phaolô II mở ra để kỷ niệm đúng 1950 năm Công Cuộc Cứu Chuộc của Chúa Kitô, một Năm Thánh được bắt đầu từ ngày 25/3/1983 Lễ Mẹ Thai Lời hay Lễ Truyền Tin cho Mẹ Maria Thụ Thai Lời Nhập Thể cho đến ngày 24/4/1984 Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh; và trong Năm Thánh Cứu Chuộc 1983-1984 này, ở vào giai đoạn kết thúc, có 2 biến cố quan trọng xẩy ra: 1- biến cố thứ nhất là việc Đức Thánh Cha Gian Phaolô II hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/1984, một biến cố quả thực đă có tác dụng thần linh đúng như lời Mẹ Fatima tiên báo ngày 13/6/1929 với Chị Lucia là Thiên Chúa sẽ giữ lời của Ngài trong việc làm cho "Nước Nga trở lại", một lời hứa đă trở thành hiện thực vào ngày 25/12/1991, và 2- biến cố ngài trao Thánh Giá Cứu Chuộc cho giới trẻ vào chính Đại Lễ Phục Sinh, chứ không phải vào Thứ Sáu Tuần Thánh, một tác động ám chỉ Thánh Giá chiến thắng tội lỗi và sự chết, "canh tân bộ mặt trái đất" mà giới trẻ và tuổi trẻ là tương lai tràn đầy hy vọng cho cả Giáo Hội và xă hội loài người đang ở trong một thời điểm của nền văn hóa sự chết). Tác động tiêu biểu này của Đức Gioan Phaolô II đă mở màn cho cuộc đại hành tŕnh tuổi trẻ băng qua 5 châu lục từ đó tới nay. Những lời của vị Giáo Hoàng này vào Chúa Nhật Phục Sinh năm 1984 vẫn c̣n vang vọng trong kư ức như sau: "Giới trẻ thân mến của tôi, ở vào lúc kết thúc Năm Thánh này, tôi kư thác cho các bạn dấu hiệu của Năm Mừng Kỷ Niệm này, đó là thánh giá của Chúa Kitô! Các bạn hăy mang cây thánh giá này đi khắp thế giới như là một biểu hiệu yêu thương của Chúa Giêsu đối với nhân loại, và hăy loan báo cho mọi người biết rằng chỉ ở nơi một ḿnh Chúa Kitô là Đấng đă chết đi và sống lại từ trong kẻ chết mới có ơn cứu độ và cứu chuộc mà thôi".

 

Các bạn thân mến, bài Magnificat, bài Ca Vịnh của Mẹ Maria, vị nghèo khó trong tinh thần, cũng là bài ca của hết mọi người sống Phúc Đức Trọn Lành. Niềm vui Phúc Âm xuất phát từ một tấm ḷng, nơi cái nghèo khó của nó, hân hoan và chiêm ngưỡng các công cuộc của Thiên Chúa, như trái tim của Đức Mẹ là vị được tất cả mọi thế hệ khen rằng "diễm phúc" (cf Luca 1;48). Xin Mẹ Maria, Mẹ của người nghèo và là Ngôi Sao của việc tân truyền bá phúc âm hóa giúp chúng ta sống Phúc Âm, giúp chúng ta hiện thực các Phúc Đức Trọn Lành trong đời sống của chúng ta, và giúp chúng ta luôn can đảm sống hạnh phúc.

 

Tại Vatican ngày 21/1/2014,

Lễ nhớ Thánh Agnes Đồng Trinh Tử Đạo

Giáo Hoàng Phanxicô

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (những chỗ in mầu là do người dịch tự ư nhấn mạnh) theo

http://www.vatican.va/holy_father/francesco/messages/youth/documents/papa-francesco_20140121_messaggio-giovani_2014_en.html