"Chúng ta đang sống trong thời điểm của t́nh thương
đă 30 năm rồi hay hơn nữa, cho đến hiện nay"
"Chúa Giêsu dường như là một người vô gia cư (a homeless
person)"
(Đức Thánh
Cha Phanxicô huấn dụ hàng giáo sĩ Giáo Phận Rôma hôm Thứ Năm
ngày 6/3/2014 ở Sảnh Đường Phaolô VI vào đầu Mùa Chay theo
thông lệ hằng năm)
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
http://www.zenit.org/en/articles/pope-s-reflection-on-mercy-as-he-meets-with-priests-of-rome
Khi gặp Đức
Hồng Y Đại Diện
(Biệt
chú của người dịch: đó là Đức Hồng Y Agostino Vallini)
chúng tôi đă nghĩ đến cuộc gặp gỡ này, tôi nói cùng ngài
rằng tôi có thể thực hiện một bài suy niệm cho anh em về chủ
đề t́nh thương. Thật là tốt đẹp, vào lúc mở đầu Mùa Chay,
cùng nhau suy niệm về t́nh thương với tư cách là các linh
mục. Tất cả chúng ta đều cần đến nó, cả thành phần tín hữu
nữa, v́ với tư cách là các vị chủ chăn chúng ta cần phải
cống hiến rất ư là nhiều t́nh thương, rất ư là nhiều!
Đoạn Phúc Âm
Thánh Mathêu
(Biệt
chú của người dịch, đó là đoạn 9:35-38)
chúng ta đă
nghe khiến chúng ta hướng ánh mắt về Chúa Giêsu là Đấng đang
bước đi qua các phố xá và thôn làng. Và đó là những ǵ khêu
gợi ṭ ṃ cần biết. Đâu là nơi Chúa Giêsu thường ở nhất, đâu
là nơi có thể t́m thấy Người dễ nhất? Trên đường phố. Có thể
nói Chúa Giêsu dường như là một người vô gia cư (a homeless
person), v́ Người luôn ở trên đường phố. Đời sống của Chúa
Giêsu là một cuộc đời trên đường phố. Trước hết Người mời
gọi chúng ta hăy cảm nhận được chiều sâu của tâm can Người,
những ǵ Người cảm thấy đối với đám đông, đối với thành phần
dân chúng Người gặp gỡ: thái độ "cảm thương" nội tâm, khi
thấy đám đông, Người thấy cảm thương họ. V́ Người thấy dân
chúng "mệt mỏi và kiệt sức, như chiên không mục tử". Chúng
ta đă nghe thấy những lời này rất nhiều lần, đến độ có lẽ
chúng không mănh liệt thấm nhập vào chúng ta. Thế nhưng,
chúng là những ǵ mạnh mẽ! Chúng là một cái ǵ đó giống như
nhiều người anh em gặp gỡ hôm nay trên các nẻo đường lân cận
của anh em... Thế rồi chân trời rộng mở, và chúng ta thấy
rằng những phố xá và các thôn làng này không phải chỉ là
Rôma và Ư quốc mà là thế giới... Và những đám đông kiệt sức
là thành phần dân chúng thuộc nhiều xứ sở đang chịu đựng khổ
đau mà c̣n ở trong những hoàn cảnh khốn khó hơn nữa...
Bấy giờ chúng
ta mới hiểu rằng chúng ta không phải ở đây để thực hiện một
cuộc tĩnh tâm vào đầu Mùa Chay, mà là lắng nghe tiếng của Vị
Thần Linh đang nói cùng toàn thể Giáo Hội trong thời điểm
của chúng ta đây, thực sự là thời điểm của t́nh thương. Tôi
chắc chắn như thế. Nó không phải chỉ trong Mùa Chay. Chúng
ta đang sống trong thời điểm của t́nh thương đă 30 năm hay
hơn thế nữa, cho đến hiện nay.
1-
Đây là thời điểm của t́nh thương trong toàn thể Giáo Hội
Nó đă được
thiết lập bởi Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài đă "trực
giác" thấy rằng đây là thời điểm của t́nh thương. Chúng ta
nhớ lại việc phong chân phước và hiển thánh cho Nữ Tu
Faustina Kowalska; sau đó ngài đă lập lễ Ḷng Thương Xót
Chúa. Ngài đă đi từ từ, từ từ, và đă dẫn đầu về điều này.
Trong bài
giảng phong Hiển Thánh xẩy ra vào năm 2000, Đức Gioan Phaolô
II đă nhấn mạnh rằng sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô truyền cho
Nữ Tu Faustina đă rơi vào thời điểm giữa hai Thế Chiến và
gắn liền với lịch sử của thế kỷ 20. Tương lai của con người
trên trái đất này sẽ ra sao, ngài nói: "Đó là những ǵ chúng
ta không biết được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là cùng với
những tiến triển mới chúng ta sẽ không thiếu những cảm
nghiệm khổ đau. Nhưng ánh sáng của Ḷng Thương Xót Chúa mà
Chúa đă thực sự muốn cống hiến cho thế giới một lần nữa qua
đặc sủng của Nữ Tu Faustina, sẽ chiếu sáng đường đi nước
bước của con người của ngàn năm thứ ba". Thật là rơ ràng.
Nó là những ǵ hiển nhiên vào năm 2000, nhưng nó đă là một
cái ǵ đó đă từng được chín mùi nơi tâm can của ngài vào một
lúc nào đó. Ngài đă có cái trực giác này trong việc cầu
nguyện của ngài.
(Biệt
chú của người dịch: những ǵ được Đức Thánh Cha Phanxicô vừa
trích dẫn ở đoạn trên đây là lời của Chân Phước Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II, tuy không hoàn toàn nguyên văn nhưng cũng
chất chứa những ư tưởng chính xác về những ǵ Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô II muốn nói trong bài giảng phong 4 tân Chân
Phước Người Balan ở Balan vào Chúa Nhật ngày 18/8/2002,
nguyên văn như sau: “...Có
lẽ v́ thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối
căi về nhiều lănh vực, cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt
bởi mầu nhiệm lỗi lầm - 'mystery of iniquity'.
Chúng
ta đă
tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này.
Những
chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân
loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có.
...
Cảm
nghiệm được mầu nhiệm ấy, con người mới sống trong nơm nớp
lo sợ về tương lai, lo sợ về t́nh trạng trống rỗng, lo sợ
phải khổ đau, lo sợ bị hủy diệt.
Có lẽ
chính v́ lư do này mà Chúa Kitô, qua việc sử dụng chứng từ
của một Nữ Tu thấp hèn, đă đến với thời đại của chúng ta để
tỏ cho chúng ta thấy một cách rơ ràng nguồn mạch sống khuây
khỏa và hy vọng ở nơi t́nh thương đời đời của Thiên Chúa. ...
Đă đến
lúc sứ điệp Ḷng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn
tràn đầy hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh
mới, một nền văn minh yêu thương”).
Ngày nay
chúng ta đă quá mau chóng quên đi hết mọi sự, kể cả Huấn
Quyền của Giáo Hội nữa! Một phần nào đó không thể tránh
được, nhưng chúng ta không thể quên những nội dung lớn
lao này, những trực giác cao cả ấy và những ǵ được gửi gấm
cho Dân Chúa. Mà cái gửi gấm về Ḷng Thương Xót Chúa là một
trong những điều đó. Đó là một gửi gấm ngài đă cống hiến cho
chúng ta nhưng từ Trên Cao. Tùy chúng ta là thành phần thừa
tác viên của Giáo Hội có bảo tồm sứ điệp này hay chăng, đặc
biệt là trong việc giảng dạy và các cử chỉ của chúng ta, nơi
những dấu chỉ, nơi những chọn lực về mục vụ, chẳng hạn như
việc chọn lựa phục hồi quyền ưu tiên cho Bí Tích Ḥa Giải,
đồng thời, cho cả các công việc xót thương; để ḥa giải, để
tạo an b́nh nhờ Bí Tích này, bằng cả ngôn từ cùng với các
việc xót thương.
2- T́nh
thương nghĩa là ǵ đối với các linh mục?
Tôi nhớ rằng
có một số trong anh em đă gọi điện thoại cho tôi, đă viết
thư cho tôi, và sau đó tôi đă nói chuyện qua điện thoại... "Thế
nhưng thưa Cha, tại sao cha lại đưa vấn đề này ra cho các vị
linh mục chứ?"......... V́ họ nói rằng tôi trổi hơn các vị
linh mục! Tôi không muốn đến để thổi lên ở nơi đây...
Chúng ta tự
hỏi ḿnh t́nh thương nghĩa là ǵ đối với một linh mục; xin
để tôi nói đến t́nh thương cho thành phần linh mục chúng ta.
Cho chúng ta, cho tất cả chúng ta! Các linh mục cảm kích
trước đàn chiên, như Chúa Giêsu đă cảm thấy, khi Người trông
thấy dân chúng bị mệt mỏi và kiệt sức như chiên không có mục
tử. Chúa Giêsu có được "thâm cung" của Thiên Chúa. Tiên Tri
Isaia đă nói nhiều về vấn đề này: Ngài đầy dịu dàng đối với
dân chúng, nhất là đối với thành phần bị loại trừ, tức là
đối với các tội nhân, đối với bệnh nhân không được ai chăm
sóc cho... Bởi thế, theo h́nh ảnh của Vị Mục Tử Nhân Lành,
vị linh mục là một con người của t́nh thương và cảm thương,
gần gũi với dân của ḿnh và là tôi tớ phục vụ tất cả mọi
người. Đó là một qui chuẩn mục vụ tôi muốn nhấn mạnh rất
nhiều: gần gũi cận kề. Cận kề gần gữi và phục vụ, nhưng gần
gữi, cận kề!... Bất cứ ai bị thương trong đời sống của ḿnh
một cách nào đó đều có thể t́m thấy nơi ngài việc chăm sóc
và quan tâm... Đặc biệt là vị linh mục cho thấy chiều sâu
của t́nh thương trong việc ban Bí Tích Ḥa Giải; tất cả thái
độ của ngài tỏ hiện điều ấy, ở chỗ ngài đón nhận, lắng nghe,
khuyên dạy, tha thứ... Tuy nhiên, điều này xuất phát từ cách
thức chính bản thân ngài sống Bí Tích ấy, ở chỗ ngài để cho
ḿnh được ôm ấp bởi Thiên Chúa là Cha khi Xưng Tội và ngài ở
trong ṿng tay ôm này... Nếu bản thân đă sống như thế, trong
ḷng của ḿnh, th́ cũng có thể cống hiến nó cho kẻ khác nơi
thừa tác vụ. Và tôi để lại cho anh em câu hỏi này: Vấn đề
xưng tội của tôi ra sao? Tôi có để ḿnh được ấp ủ hay chăng?
Tôi nhớ đến một vị linh mục cao cả ở Buenos Aires, ngài trẻ
hơn tôi, ngài chắc ở vào tuổi 72... Có lần ngài đến với tôi.
Ngài là một vị giải tội có tiếng: ảnh hưởng của ngài bao giờ
cũng có đó... Đa số các vị linh mục đến xưng tội với ngài...
Ngài là một vị giải tội nổi tiếng. Có lần ngài đến với tôi:
"Thế nhưng thưa Cha...", "Xin cứ nói", "Con có chút đắn đo
bối rối, v́ con biết rằng con tha thứ quá nhiều!"; "Hăy cầu
nguyện... Nếu cha tha thứ quá nhiều..." Và chúng tôi đă nói
về t́nh thương. Đến một lúc ngài nói cùng tôi rằng: "Cha có
biết không, khi con cảm thấy cái đắn đo bối rối này trở nên
mănh liệt th́ con vào nhà nguyện qú trước Nhà Tạm mà nói
cùng Người rằng: Xin tha cho con, Chúa có lỗi v́ Chúa đă làm
gương xấu cho con! Rồi con bằng an ra đi..." Đó là một lời
cầu nguyện dễ thương về t́nh thương! Nếu bản thân đă sống
như thế, trong ḷng của ḿnh, th́ cũng có thể cống hiến nó
cho kẻ khác.
Linh mục được
kêu gọi để học biết điều ấy, để có được một tấm ḷng cảm
xúc. Các vị linh mục, thành phần là - tôi có thể nói - "chất
tẩy trùng" những cái "của pḥng thí nghiệm", làm sao cho tất
cả trở nên sạch sẽ, tất cả trở nên tốt đẹp, đều không giúp
ích cho Giáo Hội. Ngày nay, chúng ta có thể nghĩ về Giáo Hội
như là "một bệnh viện lưu động - a field hospital". Điều
này, xin tha cho tôi, tôi xin lập lại, v́ tôi thấy nó như
thế, tôi cảm thấy là như vậy: "một bệnh viện lưu động". Cần
phải chữa trị các vết thương, rất ư là nhiều vết thương! Rất
ư là nhiều vết thương! Có rất nhiều người bị thương, bởi các
vấn đề về vật chất, bởi gương mù gương xấu, cả ở trong Giáo
Hội nữa... Thành phần bị thương bởi những ảo tưởng của thế
gian... Chúng ta là các linh mục cần phải ở đó, gần gũi với
những con người này. T́nh thương trước hết là chữa trị các
vết thương. Khi một người bị thương th́ họ cần được chữa trị
lập tức, chứ không phải là các thứ phân tích, như tầm quan
trọng của vấn đề cao mỡ, cao đường... Thế nhưng vết thương
ngay đó, hăy chữa trị vết thương đă, sau đó chúng ta mới lưu
ư tới việc phân tích. Bấy giờ người chuyên viên ra tay chữa
trị, thế nhưng cần chữa trị các vết thương bên ngoài (open
wounds) trước. Đối với tôi, vào lúc này đây, đó là những ǵ
quan trọng nhất. Rồi cũng có cả các vết thương sâu kín nữa,
v́ có những con người rời xa khiến không thấy được các vết
thương của họ... Hăy nhớ đến tục lệ về những người phong cùi
thời Chúa Giêsu, theo luật Moisen, là thành phần bao giờ
cũng sống xa cách để khỏi gây lây nhiễm... Có những con
người rời xa v́ hổ thẹn, v́ ngại ngùng để lộ ra vết thương
của họ.... Và họ rời xa có lẽ mang một bộ mặt lầm
lỡ khác với Giáo Hội, nhưng tận thâm tâm họ mang một vết
thương đau... Họ cần một vỗ về nào đó! C̣n anh em, quí đồng
bạn linh mục thân mến - tôi xin hỏi anh em nhé - anh em có
biết được các vết thương của giáo dân trong xứ của ḿnh hay
chăng? Anh em có trực giác thấy được chúng hay chăng? Nó là
một vấn đề duy nhất...
(Biệt chú
của người dịch: đoạn ngay trên đây Đức Thánh Cha Phanxicô có
nói rằng: "Điều này, xin tha cho tôi, tôi xin lập lại", bởi
v́ h́nh ảnh "Giáo Hội như là 'một bệnh viện lưu động - a
field hospital'" được ngài lập lại từ cuộc phỏng vấn với tờ
La Catholica hồi cuối tháng 8/2013, khi ngài được hỏi ở câu
thứ 9 rằng: "Giáo Hội đang cần ǵ nhất vào thời điểm lịch
sử này đây? Chúng ta có cần canh tân cải cách hay chăng? Đâu
là những ước muốn của Đức Giáo Hoàng về Giáo Hội trong những
năm tới đây? Đâu là loại Giáo Hội Đức Giáo Hoàng mơ tưởng?",
bấy giờ ngài đă bày tỏ cảm nhận của ngài khi trả lời rằng: "Tôi
thấy một cách rơ ràng là điều mà Giáo Hội cần nhất hôm nay
đây đó là khả năng chữa lành các vết thương và sưởi ấm ḷng
tín hữu; Giáo Hội cần gần gũi, sát cận. Tôi coi Giáo Hội như
là một bệnh viện lưu động sau trận chiến.
Thật là vô bổ khi hỏi một
người bị thương trầm trọng xem họ có bị cao mỡ và về độ
đường trong máu của họ hay chăng! Bạn cần phải chữa lành cho
các vết thương của họ. Sau đó chúng ta mới nói đến bất cứ
một cái ǵ khác. Hăy chữa lành các thương tích, hăy chữa
lành các thương tích... Và bạn cần phải bắt đầu từ mặt đất
trở lên.)
3- T́nh thương không có nghĩa là nuông chiều hay khắt khe
Chúng ta trở
lại với Bí Tích Ḥa Giải. Thường xẩy ra cho linh mục chúng
ta khi nghe thấy kinh nghiệm của tín hữu cho chúng ta biết
rằng họ đă gặp một vị linh mục rất "ngặt nghèo - strict" hay
một vị linh mục rất "khoan dung - lenient" trong Ṭa Giải
Tội, nghiêm khắc (rigorous) hay lỏng lẻo (relaxed). Như thế
không tốt. B́nh thường th́ trong số các vị giải tội vốn có
những cái khác nhau về đường lối, thế nhưng những cái khác
nhau này không thể nào lại đụng chạm đến yếu tính, tức đến
luân lư lành mạnh và t́nh thương. Vị linh mục nghiêm khắc
hay lỏng lẻo đều không làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, v́ cả
hai đều không tṛn trách nhiệm với người họ gặp. Vị nghiêm
khắc rửa tay ḿnh, ở chỗ vị này đóng đanh nó vào lề luật
được hiểu một cách lạnh lùng và cứng cỏi; vị lỏng lẻo rửa
tay ḿnh ở chỗ vị này chỉ tỏ ra t́nh thương bề ngoài nhưng
thật sự không nghiêm túc xem xét vấn đề của lương tâm ấy,
giảm nhẹ tội lỗi. T́nh thương chân thực là những ǵ chăm sóc
con người, chuyên chú lắng nghe họ, chạm tới t́nh trạng của
họ một cách trân trọng và chân thành, và hỗ trợ họ trên con
đường ḥa giải. Đúng thế, điều này thực sự là những ǵ mệt
mỏi. Vị linh mục thực sự xót thương th́ tác hành như Người
Samaritanô Nhân Lành... thế nhưng tại sao ngài lại làm điều
này chứ? Bởi v́ ḷng của ngài có khả năng cảm thương, nó là
tấm ḷng của Chúa Kitô!
Chúng ta biết
rơ là chẳng phải nuông chiều hay khắt khe là những ǵ làm
cho thánh đức gia tăng. Có lẽ một số người khắt khe có vẻ
thánh hảo, thánh hảo... Thế nhưng, hăy nghĩ đến Palagius rồi
hăy nói. Chẳng có thứ nuông chiều hay khắt khe nào lại có
thể thánh hóa linh mục hay tín hữu! Trái lại, t́nh thương là
những ǵ hỗ trợ cho thánh đức, nó nâng đỡ thánh đức và làm
gia tăng thánh đức... Quá nhiều việc làm cho một vị linh mục
coi xứ hay chăng? Thật vậy, quá ư là nhiều việc! Và bằng
cách nào ngài nâng đỡ đường lối thánh đức và làm cho nó tăng
trưởng đây? Qua việc chịu đựng mục vụ là một h́nh thức của
t́nh thương. Việc chịu đựng mục vụ có nghĩa là ǵ? Nghĩa là
chịu đựng cho và với dân chúng. Điều này không dễ dàng ǵ!
Chịu đựng như một người cha và một người mẹ v́ con cái của
ḿnh, tôi xin nói như thế, với cả nỗi lo âu nữa...
Để làm sáng
tỏ những ǵ tôi nói, tôi sẽ hỏi anh em mấy câu để giúp tôi
khi có linh mục nào đến gặp tôi. Họ giúp tôi cả khi tôi lẻ
loi một ḿnh trước nhan Chúa!
Xin cho tôi
biết: anh em có khóc, hay chúng ta không c̣n nước mắt? Tôi
nhớ rằng trong các Lễ cũ, các lễ của thời khác, có một kinh
nguyện rất hay kêu xin cho được tặng ân khóc lóc. Kinh
nguyện này bằt đầu như thế này: "Lạy Chúa, Chúa là Đấng
đă ra lệnh cho Moisen phải đập vào tảng đá để nước chảy ra,
xin hăy đập vào tảng đá của trái tim con để những giọt nước
mắt...", kinh nguyện này hơn kém là như thế. Nó là một kinh
nguyện rất hay. Thế nhưng, bao nhiêu người trong chúng ta đă
khóc trước cái đớn đau của một em nhỏ, của t́nh trạng tan vỡ
một gia đ́nh, của rất nhiều người không t́m thấy đường đi
nước bước? Việc khóc lóc của vị linh mục... Anh em có khóc
hay chăng? Hay, nơi hàng giáo sĩ này, chúng ta đă hết nước
mắt mất rồi?
Anh em có
khóc thành phần dân của anh em hay chăng? Hăy nói cho tôi
biết anh em có cầu nguyện trước Nhà Tạm hay chăng?
Anh em có đối
chọi (struggle) với Chúa cho dân của anh em hay chăng, như
Abraham đă đối chọi? "Và nếu ít hơn? Nếu chỉ có 25 th́ sao?
Nếu chỉ có 20 th́ thế nào?" ... (cf Khởi Nguyên 18:22-23). Đó
là lời nguyện chuyển cầu can trường... Chúng ta nói về việc
chân thành dạn dĩ (parrhesia), về sự can đảm tông đồ, và
chúng ta nghĩ đến các dự án mục vụ, điều ấy tốt nhưng chính
việc việc chân thành dạn dĩ cũng cần thiết khi cầu nguyện
nữa. Anh em có đối chọi với Chúa hay chăng? Anh em có tranh
luận (argue) với Chúa như Moisen tranh luận hay chăng? Khi
Chúa cảm thấy khó chịu bực tức, mệt mỏi với dân của Ngài và
nói cùng Moisen rằng: "Ngươi cứ yên tâm... Ta sẽ hủy diệt
tất cả và Ta sẽ lập ngươi làm thủ lănh một dân tộc khác". "Đừng,
đừng! Nếu Chúa hủy diệt dân này, th́ hăy hủy diệt cả con đi
nữa!" Thế nhưng những con người này đă có khí phách (guts)!
Vậy tôi xin hỏi: Chúng ta có khí phách để đối chọi với Chúa
cho dân của chúng ta hay chăng?
Tôi xin hỏi
một câu khác, đó là vào ban tối, anh em đă kết thúc ngày
sống của anh em ra sao, với Chúa hay với truyền h́nh?
Mối liên hệ
của anh em ra sao với những ai giúp cho ḿnh trở nên xót
thương hơn? Tức là, mối liên hệ của anh em ra sao với trẻ
em, với thành phần già lăo, với thành phần bệnh nhân? Anh em
có thế tỏ ra ân cần âu yếm với họ hay chăng, hay anh em cảm
thấy ngại ngùng khi phải tỏ ra mơn trớn một vị lăo thành?
Đừng cảm thấy
xấu hổ về xác thịt người anh em của anh em (cf. Reflections
in Hope, chapter I). Cuối cùng chúng ta sẽ bị phán xét về
cách thức chúng ta đă đến gần với "tất cả mọi xác thịt" -
câu này của Tiên Tri Isaia. Đừng hổ thẹn về xác thịt của
người anh em của anh em. "Hăy làm cho ḿnh trở thành gần gũi":
gần gũi, kề cần, hăy đến gần hơn với xác thịct của một người
anh em. Vị tư tế và người Levi đă đến trước Người Samaritanô
Nhân Lành nhưng đă không thể tiến đến gần người bị bọn thổ
phỉ hành hạ. Ḷng của họ bị đóng lại. Có lẽ vị tư tế đă nh́n
đồng hồ mà nói: "Tôi phải đi dâng lễ, tôi không thể trễ lễ",
rồi ông bước đi. Các thứ biện minh - Justifications! Bao
nhiêu lần chúng ta biện minh để luẩn quẩn với vấn nạn, với
con người. C̣n người khác là Thày Levi hay vị tiến sĩ luật,
luật sĩ, th́ nói: "Không, tôi không thể v́ nếu tôi làm điều
ấy th́ ngày mai tôi sẽ phải đứng ra làm chứng, tôi sẽ mất
thời gian..." Các thứ chữa chạy - Excuses! Họ có những con
tim khép kín. Thế nhưng con tim khép kín này luôn biện minh
về những ǵ không làm. Trái lại, người Samaritanô mở ḷng
ḿnh ra, trở nên xúc động sâu xa, và cái xúc động nội tâm
này đă được chuyển thành hành động cụ thể, thành một thứ can
thiệp thực tiễn và hiệu nghiệm để giúp đỡ người ấy.
Vào ngày cùng
tháng tận, chỉ có ai không hổ thẹn về xác thịt nơi người anh
em thương tích và bị loại trừ của ḿnh mới được chiêm ngưỡng
xác thịt vinh hiển của Chúa Kitô mà thôi.
Tôi xin thú
cùng anh em là tôi cảm thấy vui đó là việc đọc bản liệt kê
mà tôi sẽ bị phán xét là những ǵ làm tôi cảm thấy vui, đó
là Phúc Âm Thánh Mathêu ở đoạn 25.
Đó là những
ǵ trong trí tôi xin chia sẻ cùng anh em. Tôi đă đến đây hơi
sớm... [Đức Hồng Y Vallini: "Một cuộc duyệt xét lương tâm
hay]. Nó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy vui. [Vỗ tay].
Ở Buenos
Aires - tôi đang nói về một vị linh mục khác - có một vị
giải tội nổi tiếng: vị này là Sacramentino. Hầu hết tất cả
hàng giáo sĩ đến xưng tội với vị ấy. Khi Đức Gioan Phaolô
II, một trong hai lần đến đây, đă yêu cầu một vị giải tội
trong Ṭa Khâm Sứ th́ vị này đă đến với ngài. Vị ấy đă già,
rất già... Vị này là Giám Tỉnh của Ḍng ḿnh, là một giáo sư...
nhưng luôn là một vị giải tội, luôn luôn. Và vị này luôn có
một hàng dài chờ xưng tội, trong nhà thờ Bí Tích Rất Thánh.
Bấy giờ tôi là Phó Bề Trên Tổng Quyền và tôi sống ở Ṭa
Thánh, mỗi sáng sớm, tôi bật máy phóng ảnh viễn liên (fax)
lên xem có ǵ không. Và vào sáng Phục Sinh tôi đọc được
một tờ phóng
ảnh viễn liên từ vị Bề Trên của cộng đồng này: "Hôm qua, một
nửa giờ trước Lễ Vọng Phục Sinh, Cha Aristi đă qua đi - ngài
94 hay 96 tuổi. Lễ an táng sẽ vào ngày này..." Và vào sáng
Phục Sinh tôi phải đi dùng bữa trưa với các vị linh mục của
the Rest Home - tôi đă thường làm như thế vào Lễ Phục Sinh -
bấy giờ tôi tự nhủ sau bữa trưa tôi sẽ đến nhà thờ. Đó là
một nhà thờ lớn, rất lớn, với một hầm mộ đẹp nhất. Tôi đi
xuống hầm mộ và ở đó có một quan tài, chỉ có hai bà già ở đó
cầu nguyện mà chẳng có bông hoa ǵ hết. Tôi nghĩ: thế nhưng,
con người này, vị đă tha tội cho toàn thể hàng giáo sĩ ở
Buenos Aires, trong đó có tôi, đă không có lấy được một cánh
hoa... Tôi đă đi ra và đến một tiệm bán hoa - v́ có những
tiệm ở các ngă tư, trên đường phố, ở những nơi có dân chúng
- và tôi đă mua những bông hoa hồng. Tôi trở lại và bắt đầu
sắp xếp quan tài gọn gàng với các bông hoa... Và tôi đă
trông thấy Chuỗi Mân Côi ngài nắm trong tay... lập tức tôi
nghĩ rằng tất cả chúng ta đều có kẻ trộm trong ḷng, không?
- và trong khi tôi trang trí các cánh hoa tôi đă nắm lấy cây
thánh giá của Chuỗi Mân Côi, và lấy
sức một chút tôi đă dứt nó ra
khỏi xâu chuỗi. Trong lúc ấy tôi đă nh́n ngài mà nói: "Xin
hiến cho con một nửa t́nh thương của ngài". Tôi đă cảm thấy
một cái ǵ đó mănh liệt khiến tôi can đảm làm điều này và
thực hiện lời cầu nguyện ấy! Thế rồi tôi bỏ cây thánh giá
vào trong túi của tôi đây. Những chiếc áo sơ mi của Giáo
Hoàng không có túi, nhưng tôi luôn mang theo ở đây một cái
hộp nhỏ và từ đó tới hôm nay cây thánh giá đó ở với tôi. Khi
tôi có ư nghĩ xấu nào về ai đó th́ tay tôi bao giờ cũng sờ
vào đấy, luôn luôn. Và tôi
cảm thấy được ân sủng! Tôi thấy rằng cây thánh giá này làm
cho tôi cảm thấy an vui. Tốt lành biết bao gương mẫu của một
vị linh mục xót thương, của một vị linh mục đến gần với các
vết thương....
Nếu anh em
nghĩ về t́nh thương, anh em chắc chắn đă biết nhiều, nhiều,
v́ các linh mục Ư quốc th́ tốt lành! Các vị là những linh
mục tốt lành. Tôi nghĩ rằng nếu Ư quốc vẫn c̣n rất mạnh th́
không phải v́ các vị Giám Mục chúng tôi cho bằng v́ các vị
linh mục coi xứ, v́ các vị linh mục. Thật thế, điều này đúng
đấy! Đó không phải là một chút hương thơm để an ủi anh em
đâu, tôi cảm thấy vậy đó.
T́nh thương.
Hăy nghĩ đến nhiều vị linh mục đang ở trên Trời và xin các
vị cho chúng ta ơn này! Chớ ǵ các vị cống hiến cho anh em
t́nh thương các vị đă có đối với tín hữu của các vị. Và điều
này khiến người ta cảm thấy tốt đẹp.
Xin cám ơn
anh em rất nhiều đă lắng nghe và đă đến đây.
Angelus
Domini...