Đức Thánh Cha Phanxicô 

Vị Giáo Hoàng của Ḷng Thương Xót Chúa

và cho Ḷng Thương Xót Chúa

 

2014

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch

 theo Vatican Information Service

 

(bài này sẽ đưc liên tục cập nhật trong suốt giáo triều của ngài,

từ mới tới cũ, tức mới trên cũ dưới:

những chỗ mầu xanh liên quan đến ư nghĩa đặc biệt;

những chỗ mầu đỏ liên quan đến Ḷng Thương Xót Chúa;

những chỗ mầu tím liên quan đến việc chúng ta thực hành)

 

 

 

Bài giảng lễ sáng Thứ Ba 16/12/2014 tại Nhà Trọ Thánh Matta

(Zephaniah 3:1-3,9-12; Mathêu 21:28-32)

Trong bài giảng lễ trong Tuần III Mùa Vọng sáng Thứ Ba ngày 16/12/2014 hôm nay, căn cứ vào phụng vụ lời Chúa Đức Thánh Cha Phanxicô đă bày tỏ cảm nghiệm lời Chúa của ngài hết sức sâu xa mà lại thực tế như sau:

Trước hết, nếu nhóm thống hối nhân được Tiên Tri Zephaniah bảo rằng là thánh phần có "ḷng khiêm nhượng, khó nghèo, và tin tưởng vào Chúa", th́ theo ngài cũng có những kẻ "không chấp nhận sửa sai, họ không tin vào Chúa":
"Những con người này không thể lănh nhận Ơn Cứu Độ. Ơn Cứu Độ không dành cho họ. 'Ta sẽ lưu lại nơi ngươi thành phần hiền lành và khiêm hạ; họ sẽ tin tưởng vào danh Chúa suốt cuộc sống của họ'. Và điều này vẫn c̣n hiệu lực cho tới ngày nay, đúng không? Khi chúng ta nh́n vào dân thánh của Chúa, thành phần khiêm hạ, thành phần dồi dào phong phú ở nơi đức tin của họ vào Chúa, nơi ḷng tin tưởng của họ vào Chúa - con người khiêm hạ khó nghèo là thành phần tin tưởng vào Chúa: Những người này là những người được cứu độ và đó là đường lối của Giáo Hội, có phải không? Đó là con đường tôi cần phải theo đuổi, chứ không phải là đường lối không nghe tiếng của Chúa, không chấp nhận sửa sai và không tin tưởng vào Chúa".
Lời Chúa Giêsu phán trong Phúc Âm hôm nay là "các người thu thuế và gái điếm là những kẻ vào Vương Quốc của Thiên Chúa trước các người", theo Đức Thánh Cha Phanxicô, vẫn c̣n đúng nơi thành phần cảm thấy rằng ḿnh "tinh tuyền" bởi việc họ đi lễ và rước lễ. Nhưng ngài nhấn mạnh rằng đi lễ rước lễ vẫn chưa đủ:
"Nếu tấm ḷng của anh chị em không phải là một tấm ḷng thống hối, nếu anh chị em không lắng nghe Chúa, nếu anh chị em không chấp nhận sửa sai và nếu anh chị em không tin tưởng vào Người th́ tấm ḷng của anh chị em là một tấm ḷng bất hối. Những con người giả h́nh cảm thấy ḿnh 'tinh tuyền' này cảm thấy bị xúc phạm bởi những ǵ Chúa Giêsu nói về những người thu thuế và gái điếm, nhưng rồi họ lại âm thầm chiều theo đam mê hay làm ăn - tất cả đều âm thầm kín đáo. Chúa không muốn những hạng người như họ". 
Đức Thánh Cha kể lại chuyện của một vị thánh tưởng rằng ḿnh đă dâng hết mọi sự cho Chúa, như sau:
"Ngài lắng nghe Chúa, ngài luôn tuân theo ư muốn của Chúa, ngài đă cống hiến cho Chúa và Chúa đă nói với ngài rằng: 'Vẫn c̣n một điều nữa con chưa dâng cho Cha. Con người tốt lành tội nghiệp này thưa lại: 'Nhưng lạy Chúa c̣n cái ǵ nữa con chưa dâng cho Chúa? Con đă dâng cho Chúa sự sống của con, con hoạt động cho người nghèo, con dạy giáo lư, con làm việc ở đây, ở đó...' 'Thế nhưng vẫn c̣n một điều con chưa dâng cho Cha'. 'Điều ǵ thưa Chúa? 'Tội lỗi của con'. 
"Khi nào 
chúng ta có thể nói cùng Chúa rằng: 'Lạy Chúa đây là các tội lỗi của con. Chúng không phải là của anh này hay chị kia mà là của con... chúng là của con... Chúng là của con. Xin Chúa hăy nhận lấy chúng để con được cứu độ'. Khi nào chúng ta có thể làm như thế chúng ta mới là thành phần ấy, thành phần hiền lành và khiêm hạ, thành phần tin tưởng vào danh Chúa. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn này". 

 

Bài giảng lễ sáng Thứ Năm 11/12/2014 tại Nhà Trọ Thánh Matta

(Isaia 41:13-20; Mathêu 11:11-15)

"Thiên Chúa được tŕnh bày ở đây như là một người mẹ, như là một người mẹ nói chuyện với đứa con thơ nhi của ḿnh: khi một người mẹ hát ru con cho đứa con thơ nhi của ḿnh th́ bà sử dụng tiếng
 của một đứa trẻ... Bà nói bằng một giọng của con trẻ, đến độ như ngớ ngẩn buồn cười".
(Thế nhưng, thực tế phũ phàng cho thấy, trong khi Cha của chúng ta trên trời yêu thương chúng ta một cách nhưng không, chăm sóc cho chúng ta và ưu ái với chúng ta th́ trong việc chấp nhận ân sủng yêu thương này của Ngài, chúng ta lại cố gắng muốn "làm chủ" ân sủng ấy và "món hàng hóaân sủng này).
"Như thế th́ sự thật đẹp đẽ về sự gần gũi của Thiên Chúa trở thành một thứ tính sổ sách thiêng liêng: 'Tôi sẽ làm điều ấy vị nhờ đó tôi được 300 ngày ân xá... Tôi sẽ làm điều này v́ nó cho tôi được điều kia, và khi làm như vậy tôi sẽ tích cóp thêm nhiều ân sủng'".
"Thế nhưng ân sủng là ǵ? Là một món hàng hay sao? Đó là những ǵ dường như về ân sủng. Và trải qua gịng lịch sử, việc gần gũi của Thiên Chúa với dân của Ngài đă bị phản bội bởi thái độ vị kỷ này, bởi vị kỷ, bởi ḷg muốn làm chủ ân sủng, muồn biến ân sủng thành món hàng". 
"Ân sủng của Thiên Chúa th́ khác: là những ǵ gần gũi, là niềm êm ái dịu dàng... Thiên Chúa của chúng ta quá tốt lành với chúng ta cho đến độ trở thành như ngu muội. Nếu chúng ta can đảm mở ḷng ḿnh ra cho niềm êm ái dịu dàng này của Thiên Chúa th́ chúng ta có được cái tự do thiêng liêng biết bao! Biết là chừng nào!"
"Hôm nay nếu anh chị em có chút giờ th́ hăy cầm lấy Thánh Kinh, mở Sách Tiên Tri Isaia ra, Đoạn 41, các câu từ 13 đến 20, bảy câu. Hăy đọc đọan này mà xem".
"Vị Thiên Chúa này, như một người mẹ, hát ru con ở nơi mỗi một người chúng ta".

 

 

Bài giảng lễ sáng Thứ Ba 9/12/2014 tại Nhà Trọ Thánh Matta
(Isaia 40:1-11; Mathêu 18:12-14)


"Ch
úng ta thường thoát thân khỏi niềm an ủi; chúng ta không tin tưởng; chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn nơi sự vật của chúng ta, chúng ta cảm thấy thoải mái hơn cho dù chúng ta bị thất bại hay sa ngă phạm tội..."


"Tôi tự hỏi đâu là niềm an ủi của Giáo Hội? Như một cá nhân nào đó được an ủi khi họ cảm thấy t́nh thương và ơn tha thứ của Chúa thế nào th́ Giáo Hội cũng hoan hỉ và cảm thấy sung sướng khi Giáo Hội xuất thân như vậy. Trong Phúc Âm, vị mục tử ra đi t́m con chiên lạc - ông có thể tính toán theo kiểu một thương gia buôn bán: '99 con chiên, mà chỉ mất có 1 con, chẳng thành vấn đề; vấn đề số sách - lời và lỗ. Thế nhưng cũng được, chúng ta có thể cho qua đi'. Không, ông có tấm ḷng của một vị mục tử, ông ra đi t́m kiếm cho tới khi t́m thấy con chiên lạc, thế rồi ông hân hoan vui sướng..."

 

"Niềm vui của việc ra đi t́m kiếm anh chị em đứt gánh bỏ cuộc đó là niềm vui của Giáo Hội. Có thế Giáo Hội mới trở thành một người mẹ, mới trở nên phong phú: Khi Giáo Hội không làm như vậy Giáo Hội chẳng c̣n là ḿnh nữa, là Giáo Hội tự khép ḿnh lại, cho dù Giáo Hội được tổ chức đâu vào đó, có một biểu đồ tổ chức tuyệt vời, hết mọi sự đều tốt đẹp, hết mọi sự đều nề nếp - thế nhưng Giáo Hội lại thiếu mất niềm vui, Giáo Hội thiếu sự an b́nh, và v́ thế Giáo Hội trở thành một Giáo Hội bạc nhược, lo âu, sầu muộn, một Giáo Hội dường như là một bà mụ hơn là một bà mẹ, và Giáo Hội này không có tác dụng, là một Giáo Hội để làm cảnh. Niềm vui của Giáo Hội là sinh sản; niềm vui của Giáo Hội là xuất thân để cống hiến sự sống; niềm vui của Giáo Hội là ra đi t́m kiếm con chiên bị thất tán; niềm vui của Giáo Hội chính là nỗi dịu dàng êm ái của người mục tử, là niềm êm ái dịu dàng của một người mẹ". 

"Xin Chúa ban cho chúng ta ơn hoạt động, ơn trở thành những Kitô hữu hân hoan trong sự phong phú của Mẹ Giáo Hội, và giữ chúng ta khỏi lây nhiễm thái độ của thành phần Kitô hữu buồn bă này, thái độ bất nhẫn, bạc nhược, lo âu, thành phần Kitô hữu có tất cả những ǵ là trọn hảo trong Giáo Hội nhưng lại chẳng hề 'sinh con đẻ cái' ǵ hết. Xin Chúa an ủi chúng ta bằng niềm an ủi của một Mẹ Giáo Hội xuất thân an ủi chúng ta bằng niềm an ủi của Chúa Giêsu và t́nh thương của Người trong việc thứ tha tội lỗi của chúng ta". 


Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật II Mùa Vọng 7/12/2014

Giờ đây, chúng ta hăy để cho lời mời gọi của Tiên Tri Isaia - "Hăy an ủi, hăy ủi an dân Ta" - vang vọng trong cơi ḷng của chúng ta trong Mùa Vọng này. Ngày nay đang cần đến thành phần làm chứng nhân cho t́nh thương và sự êm ái dịu dàng của Chúa, một t́nh thương và dịu dàng có thể lay động những ai lui bước, phục hồi những ai chán nản, thắp lên ngọn lửa hy vọng. Chính Ngài là Đấng thắp lên ngọn lửa hy vọng chứ không phải chúng ta

Có rất nhiều trường hợp cần đến chứng từ an ủi của chúng ta. Hăy trở thành hân hoan vui sống, thành phần được ủi an. Tôi nghĩ đến những ai đang bị áp đảo bởi đau thương, bất công và lạm dụng; những ai đang làm nô lệ cho tiền bạc, quyền lực, thành công, trần tục. Đáng thương thay, họ có được một thứ an ủi giả tạo, họ không có sự an ủi thực sự của Chúa!

Tất cả chúng ta được kêu gọi an ủi anh chị em của chúng ta, cống hiến chứng từ là chỉ có một ḿnh Thiên Chúa mới có thể loại trừ được các căn nguyên gây ra những thảm nạn trong đời sống và về tinh thần mà thôi. Ngài có thể làm điều này. Ngài là Đấng quyền năng!

 

 

Trả lời Phỏng Vấn với Nhật Báo La Nacion Argentina ngày 4/1/2014

Vấn: Phải chăng việc canh tân Giáo Hội đă từng được Đức Thánh Cha kêu gọi từ khi được bầu làm giáo hoàng, chính yếu ở trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, cũng nhắm đến thành phần chiên lạc và ngăn chặn tín hữu đào ngũ?

Đáp: Tôi không thích h́nh ảnh "dropping out" (đào ngũ) v́ nó liên hệ tới vấn đề dụ giáo (proselytism). Tôi không thích dùng những từ ngữ có liên hệ đến vấn đề dụ giáo, v́ đó không phải là sự thật. Tôi thích dùng h́nh ảnh bệnh viện lưu động (the field hospital): có một số người bị thương rất nhiều và đang đợi chờ chúng ta chữa lành các vết thương của họ, họ bị thương bởi hàng ngàn lư do. Chúng ta cần phải vươn đến với họ và chữa lành các vết thương của họ

 

Vấn: Vậy th́ có sách lược để phục hồi những ai đă ĺa bỏ Giáo Hội hay chăng?

 

Đáp: Tôi không thích chữ "strategy" (sách lược), tôi thích nói về tiếng gọi mục vụ của Chúa hơn, bằng không nó có vẻ như là một thứ NGO (Non Government Organization - tổ chức không phải chính phủ). Nó là tiếng gọi của Chúa, ngày nay Giáo Hội đang muốn ǵ nơi chúng ta, không phải như là một thứ sách lược, v́ Giáo Hội không dính dáng ǵ tối vấn đề dụ giáo. Giáo Hội không muốn liên hệ tới vấn đề dụ giáo, v́ Giáo Hội không gia tăng nhờ dụ giáo mà là nhờ sức thu hút như Đức Benedicto XVI đă nói. Giáo Hội cần trở thành một bệnh viện lưu động và chúng ta cần bắt đầu ra tay chữa lành các vết thương đau, như người Samaritanô nhân lành đă làm. Các thương tích của một số người gây ra do bị bỏ bê, những người khác bị thương tích bởi Giáo Hội bỏ rơi, một số người đang phải chịu đựng khủng khiếp.

 

 

 

Huấn Từ 18/10 Bế Mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014 (5-19)

 

"Đó là Giáo Hội... một Giáo Hội không sợ vén tay áo của ḿnh lên để đổ rượu và dầu trên thương tích của con người; ...

"Đó là Giáo Hội, Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo, Tông Truyền, bao gồm cả thành phần tội nhân cần đến t́nh thương của Thiên Chúa... 

"Đó là một Giáo Hội không sợ ăn uống với những người làm điếm và thu thuế. Một Giáo Hội mở rộng cửa để đón nhận người thiếu thốn, thống hối nhân chứ không phải chỉ có thành phần công chính hay những ai cho ḿnh là hoàn hảo! 

"Giáo Hội không hổ thẹn về người anh em sa ngă và giả bộ như không nh́n thấy người anh em ấy, trái lại, cảm thấy ḿnh có liên hệ và hầu như buộc phải nâng người anh em ấy lên cùng phấn khích người anh em này lại tiếp tục cuộc hành tŕnh và hỗ trợ người anh em ấy hướng tới cuộc gặp gỡ cuối cùng với Phu Quân của ḿnh trong Giêrusalem thiên quốc... 

"Phận sự đầu tiên của các vị mục tử đó là nuôi dưỡng đàn chiên được Chúa ủy thác cho các vị và t́m cách đón nhận con chiên lạc bằng việc chăm sóc và xót thương của một người cha mà không cảm thấy những nỗi lo sợ giả tạo. Ở đây tôi đă nói lộn. Tôi đă nói rằng đón nhận: đúng hơn là lên đường t́m kiếm chúng".

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 14/9/2014

Tại sao lại cần đến Cây Thánh Giá này chứ? Chính v́ gánh nặng của sự dữ mà chúng ta đă trở thành nô lệ cho nó. Thánh Giá của Chúa Giêsu bày tỏ hai điều: tất cả sức mạnh tiêu cực của sự d và tất cả quyền năng em ái của t́nh thương Thiên Chúa. Thánh Giá dường như nói lên cái thảm bại của Chúa Giêsu, thế nhưng thực sự là Thánh Giá đánh dấu cuộc vinh thắng của Người. Trên Đồi Canvê, những ai nhạo cười Người đă từng nói với Người rằng: "Nếu ngươi là Con Thiên Chúa th́ hăy xuống khỏi thập giá" (Mathêu 27:40). Thế nhưng, đúng hơn là những ǵ ngược lại: chính v́ là Con Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đă ở đó, trên cây thập giá, trung thành cho đến cùng với dự án yêu thương của Chúa Cha. Chính v́ lư do này mà tại sao Thiên Chúa "đă tôn vinh" Chúa Giêsu (Philiphê 2:9), đặt Người làm vua toàn cầu.  

Vậy chúng ta thấy ǵ khi chúng ta hướng mắt về Thánh Giá là nơi Chúa Giêsu bị đóng đanh? Chúng ta chiêm ngưỡng dấu hiệu t́nh yêu vô cùng của Thiên Chúa đối với từng người và mọi người chúng ta cũng như các nguồn cội của ơn cứu độ chúng ta. Từ Thánh Giá đó tuôn trào t́nh thương của Chúa Cha là Đấng ôm ấp toàn thể thế gian. Nơi Thánh Giá của Chúa Kitô mà sự dự bị khống chế, sự chết bị đánh bại, sự sống được cống hiến cho chúng ta, niềm hy vọng được phục hồi! Đó là lư do tại sao Giáo Hội "tôn vinh" Thánh Giá, và đó là lư do tại sao Kitô hữu chúng ta chúc lành cho ḿnh bằng Dấu Thánh Giá. Chúng ta không tôn vinh một cây thập giá mà là Thánh Giá Hiển Vinh của Chúa Kitô, một dấu hiệu cho thấy t́nh yêu vô biên của Thiên Chúa, ơn cứu độ của chúng ta, và là con đường tiến đến phục sinh. Đó là niềm hy vọng của chúng ta 

Bài giảng Lễ Cưới 14/9/2014

 

Thiên Chúa không hủy diệt loài rắn, trái lại c̣n cống hiến nó như là "một chất giải độc", ở chỗ, qua con rắn đồng được Moisen thực hiện, Thiên Chúa truyền đạt quyền lực chữa lành là t́nh thương của Ngài, một t́nh thương c̣n mănh liệt hơn cả nọc độc của Tên Cám Dỗ

 

Như chúng ta đă nghe thấy trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đồng hóa ḿnh với biểu hiệu này, ở chỗ, v́ yêu thương Chúa Cha "đă ban" Người Con duy nhất của ḿnh để nhờ đó con người nam nữ được sự sống đời đời (xem Gioan 3:13-17). T́nh yêu bao la này của Chúa Cha đă thúc đẩy Người Con hóa thân làm người, thành một người tôi tớ và chết cho chúng ta trên thập tự giá. V́ t́nh yêu thương ấy, Chúa Cha đă làm cho Con của Ngài sống lại, ban cho Người quyền thống trị trên toàn thể vũ trụ. Điều này đă được Thánh Phaolô diễn tả trong bài thánh ca ở Bức Thư gửi cho Giáo Đoàn Philiphê (2:6-11). Ai kư thác bản thân ḿnh cho Chúa Giêsu tử giá th́ lănh nhận t́nh thương của Thiên Chúa và được chữa lành khỏi nọc độc chết chóc của tội lỗi.

 

 

Giáo Lư về Giáo Hội - Bài 5 - Thứ Tư 10/9/2014

"Một Kitô hữu có thể nào hiện hữu mà chẳng xót thương hay chăng? Không! Một Kitô hữu cần phải xót thương v́ đó là tâm điểm của Phúc Âm"

 

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 7/9/2014

 

Chúng ta không nói rằng: "Ôi Chúa, xin thương xót người ở bên con đây hay những tội nhân khác". Không! "Xin thương xót con!" Tất cả chúng ta đều là tội nhân và cần được Chúa thứ tha. Chính Thánh Linh là Đấng  nói với tâm linh của chúng ta và làm cho chúng ta nhận biết các lỗi lầm của chúng ta trong ánh sáng của lời Chúa Giêsu. Và chính Chúa Giêsu mời gọi tất cả chúng ta, thánh nhân cũng như tội nhân, đến với bàn của Người bằng việc qui tụ chúng ta lại ở những giao điểm chính yếu, những trạng huống sống khác nhau (xem Mathêu 22:9-10). Và giữa những điều kiện chung cho những ai cử hành Thánh Thể, có hai điều kiện chính yếu, đó là chúng ta tất cả đều là tội nhân và Thiên Chúa tỏ t́nh thương của Ngài với hết mọi người. Chúng ta cần phải luôn nhớ điều này trước khi đến với người anh em ḿnh để sửa lỗi cho nhau.  

 

 

Thứ Tư 9/4/2014: Giáo Lư về 7 Tặng Ân Thánh Linh - Tặng Ân Kính Sợ

Niềm kính sợ Chúa làm cho chúng ta nhận thức rằng hết mọi sự đều do ơn Chúa, và sức lực thực sự của chúng ta chỉ là ở chỗ theo Chúa Giêsu cũng như để cho Chúa Cha tuôn đổ sự thiện hảo và t́nh thương của Ngài trên chúng ta. Chúng ta cần phải mở ḷng ḿnh ra để sự thiện hảo và t́nh thương của Thiên Chúa có thể đến với chúng ta. Thánh Linh thực hiện điều này bằng tặng ân kính sợ Chúa, ở chỗ Ngài mở ḷng trí của chúng ta ra. Một tấm ḷng cởi mở nhờ đó ơn tha thứ, t́nh thương, sự thiện hảo và những chăm sóc của Thiên Chúa có thể đến với chúng ta, v́ chúng ta là những đứa con được vô cùng yêu thương. 

3- Khi chúng ta được thấm nhiễm niềm kính sợ Chúa th́ bấy giờ chúng ta được dẫn dắt theo Chúa một cách khiêm hạ, dễ dạy và tuân phục. Tuy nhiên, không phải bằng một thái độ buông bỏ, tiêu cực, thậm chí than van, mà là bằng thái độ ngỡ ngàng và hân hoan của một người con thấy ḿnh được Cha phục vụ và yêu thương. Bởi thế, niềm kính sợ Chúa không làm cho chúng ta trở thành những Kitô hữu nhút nhát tuân hành, mà là tạo nên trong chúng ta những ǵ là can đảm và mạnh mẽ! Nó là một tặng ân biến chúng ta thành những Kitô hữu xác tín nhiệt thành, thành phần không v́ sợ mà phục tùng Chúa nhưng v́ được t́nh yêu thương của Ngài tác động và chiếm đoạt! Được t́nh yêu của Thiên Chúa chiếm đoạt! Đó là những ǵ đáng yêu. Hăy để cho ḿnh được chiếm đoạt bởi t́nh yêu thương này của Bố/Ba chúng ta, Đấng rất yêu thương chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta bằng tất cả tấm ḷng của Ngài. 

 

 

1/6/2014: Huấn Từ Lạy Nữ Vương Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên

 

Chúa Giêsu, khi về trời, Người mang về cùng Cha một tặng vật. Tặng vật? Đó là các thương tích của Người. Thân thể của người rất đẹp đẽ, không bị bầm dập, không có các vết thương đ̣n vọt, mà là các thương tích (nơi tay, chân, cạnh sườn và trái tim của Người) vẫn c̣n đó. Khi trở về cùng Cha, Người tỏ cho Cha thấy các thương tích của Người mà nói cùng Cha rằng: "Xin Cha hăy nh́n mà xem, đây là cái giá thứ tha mà Cha đă trả" Khi Chúa Cha nh́n vào các thương tích của Chúa Giêsu th́ Ngài bao giờ cũng tha thứ cho chúng ta, không phải v́ chúng ta tốt lành mà là v́ Chúa Giêsu đă đền thay cho chúng ta. Nh́n vào các thương tích của Chúa Giêsu, Chúa Cha càng xót thương hơn. Đó là việc làm cao cả của Chúa Giêsu trên trời ngày nay, đó là tỏ cho Cha cái giá thứ tha là các thương tích của Người. Điều này là những ǵ tuyệt vời và nó khiến chúng ta không c̣n sợ hăi để xin ơn tha thứ. Chúa Cha luôn tha thức v́ Ngài nh́n vào các thương tích của Chúa Giêsu, nh́n đến tội lỗi của chúng ta mà tha thứ tội lỗi cho chúng ta.

 

 

Bài Giảng CN Lễ LTXC 27/4/2014

Các thương tích của Chúa Giêsu là một thứ gai chướng, một trở ngại đối với đức tin, thế nhưng các thương tích này cũng là một thứ thử thách của đức tin. Đó là lư do tại sao các thương tích này không bao giờ biến mất trên thân xác của Chúa Kitô phục sinh: chúng vẫn c̣n đó, v́ những thương tích này là dấu hiệu trường tồn cho thấy t́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Những thương tích ấy là những ǵ thiết yếu cho việc tin tưởng nơi Thiên Chúa. Không phải là việc tin tưởng rằng Thiên Chúa hiện hữu mà là tin tưởng rằng Thiên Chúa là t́nh yêu, là ḷng thương và trung tín. Thánh Phêrô, trích lời Tiên Tri Isaia, đă viết cho Kitô hữu rằng: "Anh em đă được chữa lành nhờ các thương tích của Người" (1Phêrô 2:24; xem Isaia 53:5). ... Tâm điểm của Phúc Âm là yêu thương và xót thương.

 

Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 16/4/2014

Chúng ta mong thấy Thiên Chúa, bằng quyền toàn năng của Ngài, chế ngự những ǵ là bất công, sự dữ, tội lỗi và đau khổ bằng một vinh thắng khải hoàn thần linh. Trái lại, Thiên Chúa cho chúng ta thấy một cuộc chiến thắng khiêm tốn dường như theo loài người là thảm bại. Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa chiến thắng trong thất bại! Thật vậy, Con Thiên Chúa trên thập tự giá như là một con người thảm bại: Người chịu khổ, bị phản nộp, bị khinh bỉ và sau cùng chết đi. Tuy nhiên, Chúa Giêsu để cho sự dữ trút cơn hung tàn lên Người và Người chấp nhận nó để khống chế nó. Cuộc Khổ Nạn của Người không phải là một biến cố đột nhiên xẩy ra (incident); cái chết của Người - một cái chết - "đă được ghi chép". Thật vậy, chúng ta không thấy được nhiều lời dẫn giải. Nó là một mầu nhiệm gây chưng hửng, mầu nhiệm về ḷng khiêm nhượng thẳm sâu của Thiên Chúa: "V́ Thiên Chúa đă quá yêu thương thế gian đến nỗi đă ban Con Một của Ngài" (Gioan 3:16). Chúng ta nghĩ đến rất nhiều về nỗi sầu thương của Chúa Giêsu trong tuần này và chúng ta hăy tự nhủ rằng: chỉ v́ tôi. Cho dù chỉ có một ḿnh tôi trên thế gian này, Người cũng thực hiện điều ấy. Người đă làm như thế v́ tôi. Chúng ta hăy hôn cây thập tự giá mà nói: chính v́ con, v́ con, Giêsu ơi con xin cám ơn Chúa.

 

Khi tất cả dường như mất mát, khi không c̣n ai nữa, v́ họ đánh "chủ chiên khiến đàn chiên sẽ bị tan tác" (Mathêu 26:31), th́ bấy giờ Thiên Chúa ra tay can thiệp bằng quyền năng Phục Sinh. Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu không phải là một kết thúc có hậu của một dụ ngôn hay, nó không phải là thứ kết thúc có hậu (good ending) của một cuốn phim, mà là việc can thiệp của Chúa Cha trong lúc hy vọng của loài người bị tan tành. Trong lúc hết mọi sự dường như hư hoại, trong lúc sầu thương khiến nhiều người cảm thấy cần phải xuống khỏi thập giá, lại là lúc gần phục sinh nhất. Đêm thật sự càng trở nên tăm tối hơn trước khi b́nh minh ló dạng, trước khi ánh sáng chiếu soi. Thiên Chúa ra tay can thiệp vào những lúc đen tối nhất để làm tái sáng tỏ.

 

Thứ Tư 9/4/2014: Giáo Lư về 7 Tặng Ân Thánh Linh - Tặng Ân Khôn Ngoan

"Chúng ta cần phải xin Chúa ban cho chúng ta Thánh Linh và tặng ân khôn ngoan, thứ khôn ngoan của Thiên Chúa dạy cho chúng ta biết nh́n bằng con mắt của Thiên Chúa, biết cảm nhận bằng tấm ḷng của Thiên Chúa, biết nói năng bằng lời lẽ của Thiên Chúa".

 

6/4/2014: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Mùa Chay

Tác động Chúa Giêsu hồi sinh Lazarô cho thấy một đầu là quyền năng Ân Sủng của Thiên Chúa, c̣n đầu kia chúng ta nhờ đó thực hiện việc hoán cải và đổi thay. Thế nhưng, anh chị em hăy lắng nghe cho kỹ: không có giới hạn nào đối với Ḷng Thương Xót Chúa được cống hiến cho tất cả mọi người! Không có giới hạn nào đối với Ḷng Thương Xót Chúa được cống hiến cho tất cả mọi người! Hăy nhớ câu ấy. Và chúng ta tất cả có thể cùng nhau nói: "Ḷng Thương Xót Chúa vô hạn đối với tất cả mọi người!" Chúng ta hăy cùng nhau nói: "Ḷng Thương Xót Chúa vô hạn đối với tất cả mọi người!" Chúa bao giờ cũng sẵn sàng lấy đi tảng đá mồ tội lỗi chúng ta, những ǵ phân cách chúng ta với Ngài là ánh sáng của kẻ sống.

 

28/3/2014 Huấn từ ngỏ cùng các phần tử thuộc Ṭa Ân Giải  của Ṭa Thánh tham dự Khóa Học thường niên về vấn đề Lư Đoán 

Trước hết, vai chính của thừa tác vụ Ḥa Giải đó là Thánh Linh. Ơn tha thứ do Bí Tích này ban phát đó là sự sống mới được truyền đạt bởi Chúa Kitô Phục Sinh qua Thần Linh của Người: "Các con hăy nhận lấy Thánh Linh. Các con tha tội lỗi cho ai th́ tội lỗi ấy được thứ tha; bằng nếu các con cầm tội ai th́ tội lỗi ấy bị cầm buộc" (Gioan 20:22-23). Bởi thế, anh em luôn được kêu gọi trở thành "những con người của Thánh Linh", những chứng nhân và là những sứ giả, hân hoan và sung sức, cho Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Chứng từ này được tỏ hiện ở trên khuôn mặt, được vang ra nơi lời nói của vị linh mục ban Bí Tích Ḥa Giải một cách tin tưởng và "sâu sắc" ("unction"). Ngài đón nhận hối nhân không phải bằng thái độ của một quan ṭa hay thậm chí kém hơn như thế là bằng thái độ của một người bạn thuần túy, mà là bằng đức ái của Thiên Chúa, bằng t́nh yêu thương của một người cha thấy con ḿnh trở về và tiến tới gặp gỡ nó, của một người mục tử t́m thấy con chiên lạc. Tấm ḷng của vị linh mục là một tấm ḷng có thể cảm kích được, nhưng không xuất phát từ một thứ duy đa cảm (sentimentalism) hay thuần xúc động (emotiveness), mà là bởi "ḷng trắc ẩn xót thương!" của Chúa ("bowels of mercy!"). Nếu thực sự truyền thống nói với chúng ta về vai tṛ lưỡng diện vừa là y sĩ vừa là quan án đối với các vị giải tội th́ chúng ta đừng bao giờ quên rằng ngài được kêu gọi để chữa lành như một vị y sĩ và xá giải như một vị quan ṭa.

Khía cạnh thứ hai đó là: nếu Bí Tích Ḥa Giải truyền đạt sự sống mới của Đấng Phục Sinh và canh tân ơn Phép Rửa th́ công việc của anh em đó là cống hiến nó một cách rộng lượng cho những người anh em - cống hiến ơn huệ này. Một linh mục không chăm lo phần việc này trong thừa tác vụ của ḿnh, trong thời lượng có được, bằng phẩm chất thiêng liêng, th́ như một mục tử không chăm sóc con chiên lạc vậy; vị linh mục ấy như một người cha quên mất đứa con lạc loài của ḿnh và bỏ lơ việc giúp đỡ nó. Thế nhưng, t́nh thương là tâm điểm của Phúc Âm! Đừng quên điều ấy: t́nh thương là tâm điểm của Phúc Âm! Đó là Tin Mừng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, đó là Ngài bao giờ cũng yêu thương con người tội lỗi, và bằng t́nh yêu ấy, Ngài thu hút họ đến cùng Ngài và kêu gọi họ hoán cải. Chúng ta đừng quên rằng đối với tín hữu th́ đến với Bí Tích này là một nỗ lực, v́ những lư do cụ thể, v́ cảm thấy tự nhiên khó xưng thú với người khác về tội lỗi của ḿnh. V́ thế chúng ta cần phải cố gắng nhiều về bản thân ḿnh, về bản tính của ḿnh, để chúng ta đừng bao giờ trở thành một thứ chướng ngại, nhưng luôn nuôi dưỡng cách thức tỏ hiện t́nh thương và tha thứ. Tuy nhiên, thường xẩy ra là có người đến nói rằng: "Tôi đă không xưng tội nhiều năm, tôi đă từng có vấn đề này, tôi đă bỏ không đi Xưng Tội v́ tôi đă gặp một vị linh mục và ngài đă nói điều này điều kia với tôi", và chúng ta thấy cái thiếu khôn khéo, cái hụt hẫng nơi t́nh yêu thương mục vụ nơi những ǵ người ấy nói. Thế rồi họ bỏ đi, v́ một cảm nghiệm xấu nơi việc Xưng Tội của họ. Nếu có một thái độ của người cha, xuất phát từ ḷng thiện hảo của Thiên Chúa, th́ điều ấy sẽ không bao giờ xẩy ra.

Cần phải coi chừng hai thái cực, đó là ngặt nghèo và lỏng lẻo. Chẳng có thái cực nào là tốt, v́ thực sự chúng không tỏ ra trách nhiệm đối với con người của hối nhân. Trái lại, t́nh thương th́ thực sự lắng nghe bằng con tim của Thiên Chúa, và tỏ ra muốn nâng đỡ linh hồn ấy trên con đường ḥa giải. Xưng Tội không phải là một phiên ṭa lên án (a court of condemnation) mà là một cảm nghiệm được thứ tha và xót thương!

 

28/3/2014 Thánh Lễ sáng tại Nhà Thánh Matta - Bài giảng của ĐTC Phanxicô về bài sách Tiên Tri Hosea 14:2-10:

"Israel ơi, hăy trở về cùng Chúa, Thiên Chúa của ngươi; người đă gục ngă bởi lỗi lầm của ngươi. Hăy trở về cùng Chúa với các ḷi lẽ của ngươi". Theo ĐTC th́ đó là lời huấn dụ của Người Cha ngỏ cùng người con. ĐTC nói: "Đó là tâm can của Cha chúng ta, Thiên Chúa là thế đó: Ngài không hề mệt mỏi, Ngài không hề mệt mỏi! Qua rất nhiều thế kỷ Ngài đă từng làm như thế, với rất nhiều thứ bội giáo bỏ đạo, rất nhiều thứ bội giáo bỏ đạo của con người. Ngài bao giờ cũng trở lại, v́ Thiên Chúa của chúng ta là một vị Thiên Chúa đang đợi chờ. Từ buổi chiều trong Địa Đường ấy, Adong đă ĺa bỏ Địa Đường bằng một án phạt và một lời hứa. Và Ngài trung thành, Chúa trung thành với lời hứa của ḿnh, v́ Ngài không thể chối bỏ chính ḿnh Ngài. Ngài trung thành. Và v́ thế mà Ngài chờ đợi tất cả chúng ta suốt gịng lịch sử. Ngài là vị Thiên Chúa đợi chờ chúng ta, luôn luôn chờ đợi..... Thiên Chúa đợi chờ và Thiên Chúa cũng thứ tha nữa. Ngài là vị Thiên Chúa của t́nh thương, ở chỗ, Ngài không mỏi mệt trong việc tha thứ cho chúng ta. Chính chúng ta mới là kẻ mệt mỏi xin ơn tha thứ, nhưng Ngài không bao giờ biết mệt. Bảy mươi bảy lần bảy; hăy cứ thứ tha. Và theo quan điểm buôn bán th́ cán cân bị thiếu hụt. Ngài bao giờ cũng lỗ lă: Ngài lỗ ở cán cân sự vật nhưng lại thắng cuộc nơi yêu thương.

 

Thứ Tư 26/3/2014: Bài 8 - Bí Tích Truyền Chức Thánh

 

Bí Tích Truyền Chức Thánh, được phân kết thành ba cấp trật là giáo phẩm / giám mục, giáo sĩ / linh mục và phó tế, là Bí Tích giúp thực hiện thừa tác vụ được Chúa Giêsu kư thác cho các Tông Đồ trong việc chăm nuôi đàn chiên của Người, bằng quyền năng của Thần linh và theo như tấm ḷng của Người. Việc chăm nuôi đàn chiên của Chúa Giêsu không phải bằng quyền năng của sức mạnh loài người hay bằng sức mạnh của riêng ḿnh, mà là bằng quyền năng của Thần Linh và theo như tấm ḷng của Người, mà tấm ḷng của Chúa Giêsu là một tấm ḷng yêu thương. Vị linh mục, Giám Mục, phó tế cần phải chăm nuôi đàn chiên của Chúa bằng t́nh yêu thương. Nếu họ không làm như thế bằng t́nh yêu thương th́ thật là vô dụng. Theo ư nghĩa ấy th́ các vị thừa tác viên được tuyển chọn và thánh hiến cho việc phục vụ này kéo dài việc hiện diện của Chúa Giêsu trong thời gian, nếu các vị làm như thế bằng quyền năng của Thánh Linh nhân danh Thiên Chúa và bằng t́nh yêu thương. ...

 

Một đặc tính khác luôn xuất phát từ mối liên kết bí tích với Chúa Kitô đó là "t́nh yêu tha thiết đối với Giáo Hội". Chúng ta nghĩ đến đoạn Thư gửi Cộng Đoàn Êphêsô có lời Thánh Phaolô nói rằng Chúa Kitô "đă yêu thương Giáo Hội và đă hiến ḿnh cho Giáo Hội, để Người thánh hóa Giáo Hội, thanh tẩy Giáo Hội bằng việc rửa sạch bởi lời, để Người có được một Giáo Hội rạng ngời, vô t́ tích, không nhăn nheo hay bất cứ những ǵ như thế" (5:25-27). V́ Bí Tích Truyền Chức Thánh mà vị thừa tác viên hy hiến tất cả con người ḿnh cho cộng đồng và hết ḷng yêu thương cộng đồng: đó là gia đ́nh của ngài. Vị Giám Mục và linh mục yêu thương Giáo Hội nơi cộng đồng của ḿnh, các vị yêu thương Giáo Hội một cách tha thiết. Ra sao? Như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội. Thánh Phaolô cũng nói như thế về hôn phối: người chồng yêu thương vợ ḿnh như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội. Đó là một mầu nhiệm cao cả của yêu thương: thừa tác vụ tư tế này và thừa tác vụ hôn phối, hai Bí Tích trở thành đường lối nhờ đó con người thường dùng để đến cùng Chúa.  

 

 

 

Thứ Tư 26/2/2014: Bài 7 - Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân

Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, một bí tích giúp cho tay của chúng ta có thể chạm đến con người bằng ḷng cảm thương của Thiên Chúa. Trong qua khứ bí tích này được gọi là "Extreme Unction - Xức Dầu Sau Hết", v́ được hiểu như niềm an ủi thiêng liêng cuối cùng trong giờ lâm chung. Trái lại, kiểu nói "Xức Dầu Bệnh Nhân" giúp chúng ta nới rộng cái nh́n của chúng ta về cảm nghiệm bệnh hoạn và khổ đau, hướng về t́nh thương của Thiên Chúa.

 

Thứ Tư 19/2: Bài 6 - Bí Tích Giải Tội

Các bạn thân mến, việc cử hành Bí Tích Ḥa Giải nghĩa là việc được ấp ủ một cách ấm áp: nó là tác động ôm ấp của Người Cha vô cùng yêu xót thương. Chúng ta hăy nhớ dụ ngôn tuyệt vời, tuyệt vời về người con bỏ nhà ḿnh mà đi mang theo tiền bạc được thừa hưởng; hắn đă phung phí tất cả tiền bạc, để rồi khi hắn không c̣n ǵ nữa, hắn đă quyết định trở về nhà, không phải như là một người con mà là một tên đầy tớ. Hắn chất chứa trong ḷng rất ư là nhiều lầm lỗi và cảm thấy hết sức là hổ thẹn. Lạ lùng thay khi hắn bắt đầu nói, xin tha thứ, th́ người cha lại không để hắn nói, đă ôm lấy hắn, đă hôn hắn và mở tiệc mừng. Nhưng tôi xin nói cùng các bạn rằng: mỗi khi chúng ta xưng tội là mỗi lần Thiên Chúa ôm lấy chúng ta, Thiên Chúa mở tiệc ăn mừng! Chúng ta hăy tiến bước theo con đường ấy. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em!

 

 

Thứ Tư 12/2: Bài 5 - Sống Bí Tích Thánh Thể

Một dấu hiệu thứ hai, dấu hiệu rất quan trọng đó là ơn cảm thấy ḿnh được thứ tha và sẵn sàng tha thứ. Đôi khi có những người hỏi rằng: "Tại sao chúng ta cần phải đi nhà thờ trong khi đó những người có thói quen tham dự Thánh Lễ lại là thành phần tội nhân như những người khác chứ?" Biết bao nhiêu lần chúng ta đă nghe thấy điều này! Thực tế cho thấy ai cử hành Thánh Thể mà không làm như vậy là v́ họ tin tưởng họ khá hơn người khác, hay muốn tỏ ra ḿnh khá hơn người khác, thế nhưng thực sự là họ cảm thấy ḿnh cần được t́nh thương của Thiên Chúa đón nhận và tái sinh, một t́nh thương đă hóa thành nhục thể nơi Chúa Giêsu Kitô. Nếu từng người chúng ta không cảm thấy t́nh thương của Thiên Chúa, không cảm thấy ḿnh như là một tội nhân, th́ thà đừng đi Lễ nữa! Chúng ta đi Lễ v́ chúng ta là những tội nhân và chúng ta muốn được Thiên Chúa thứ tha, muốn tham dự vào ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu, vào ơn tha thứ của Người. Lời "tôi thú nhận" chúng ta đọc ở đầu lễ không phải là một thứ "pro forma - theo h́nh thức" mà là một tác động thống hối thực sự! Tôi là một tội nhân và tôi xưng thú như vậy, đó là cách mở đầu Thánh Lễ! Chúng ta không bao giờ được quên rằng Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu đă diễn ra "vào đêm Người bị phản nộp" (1Corinto 11:23). Ở nơi bánh và rượu mà chúng ta hiến dâng và là bánh rượu qui tụ chúng ta lại th́ mỗi lần được tái diễn đều là tặng ân Ḿnh và Máu Chúa Kitô để tha thứ tội lỗi của chúng ta. Chúng ta cần phải đi Lễ một cách khiêm tốn, như là những tội nhân để Chúa ḥa giải với chúng ta.

 

2/2 - Huấn Từ Truyền Tin - Chúa Nhật IV Thường Niên

 

Giáo Hội và thế giới cần đến chứng từ yêu thương và xót thương này của Thiên Chúa. Thành phần tận hiến, những tu sĩ nam nữ, là chứng từ cho thấy Thiên Chúa, Đấng thiện hảo và xót thương...

 

 

 

26/1 Huấn Từ Truyền Tin - Chúa Nhật III Thường Niên

 

Phúc Âm Chúa Nhật này thuật lại khởi điểm đời sống công khai của Chúa Giêsu ở các phố thị và làng mạc Xứ Galilêa. Sứ vụ của Người không bắt đầu ở Giêrusalem, trung tâm về tôn giáo và cũng là trung tâm về xă hội và chính trị, mà là ở một miền đất ngoại vi bên lề, một miền đất bị hầu hết thành phần Do Thái ngoan đạo khinh bỉ v́ ở miền đất này có các thành phần ngoại quốc khác nhau; đó là lư do tại sao Tiên Tri Isaia đă gọi nó là "Xứ Galilêa thuộc các dân nước" (9:1).

 

Nó là một miền đất biên giới, một nơi qua lại của thành phần dân chúng thuộc các chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau tụ lại. Bởi thế Galilêa trở thành một nơi tiêu biểu cho Phúc Âm hướng tới tất cả mọi dân nước. Theo quan điểm ấy th́ Galilêa giống như thế giới ngày nay, ở chỗ đồng hiện diện của các thứ văn hóa khác nhau, nhu cầu cần so sánh và nhu cầu cần hội ngộ. Cả chúng ta nữa bị ch́m đắm hằng ngày vào một thứ "Galilêa thuộc các dân nước", và trong thứ bối cảnh này chúng ta cảm thấy lo sợ và chiều theo khuynh hướng thực hiện việc ngăn chặn rào cản để cảm thấy ḿnh được an toàn hơn, được bảo vệ hơn. Thế nhưng Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng Tin Mừng được Người mang đến không phải chỉ dành cho một phần nhân loại mà là được truyền đạt cho hết mọi người. Nó là một thứ loan báo về niềm hân hoan nhắm đến những ai đang đợi chờ nó, thế nhưng cũng cho tất cả những ai có lẽ không c̣n chờ đợi bất cứ ǵ nữa và thậm chí không c̣n sức để t́m kiếm và kêu xin.

 

Bắt đầu từ Galilêa, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng không có ai bị loại trừ khỏi ơn cứu độ của Thiên Chúa, trái lại, chính từ những nơi ngoại biên này mà Thiên Chúa thích khởi sự, từ những ǵ là bé mọn nhất, để vươn tới hết mọi người. Người dạy chúng ta một phương pháp, phương pháp của Người, cũng cho thấy nội dung của của nó là t́nh thương của Cha....

 

 

19/1 Huấn Từ Truyền Tin - Chúa Nhật II Thường Niên

 

Bấy giờ vị Tẩy Giả thấy Chúa Giêsu đang tiến đến giữa đám đông dân chúng, và được soi động từ trên Cao, ngài đă nhận ra nơi Người Đấng được Thiên Chúa sai đến; bởi thế ngài nhắm đến Người bằng những lời này: "Ḱa, Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian!" (Gioan 1:29). Động từ được chuyển dịch như "xóa bỏ" theo nghĩa đen là "nâng lên", là "nhận lấy vào thân". Chúa Giêsu đă đến thế giới với một sứ vụ đích thực đó là giải thoát thế giới khỏi t́nh trạng làm nô lệ cho tội lỗi bằng cách tự ôm lấy tội lỗi của nhân loại. Ra sao? Với t́nh yêu. Không c̣n cách nào khác để chế ngự sự dữ và tội lỗi ngoài t́nh yêu là yếu tố đưa đến chỗ hiến mạng sống ḿnh cho người khác.... Người là Chiên Vượt Qua thực sự, Đấng d́m ḿnh vào gịng sông tội lỗi của chúng ta để thanh tẩy chúng ta.

 

... H́nh ảnh con chiên có thể là những ǵ ngỡ ngàng; thật vậy, một con thú thật sự không có ǵ là mạnh mẽ và cường tráng lại mang trên vai ḿnh một gánh nặng đè nén. Cái khối khổng lồ sự dữ được lấy đi và được cất bỏ bởi một tạo vật yếu đuối và mỏng ḍn, tiêu biểu cho đức tuân phục, dễ dạy và t́nh yêu không chống cự đến độ hiến ḿnh hy sinh. Con chiên không phải là một tay cai trị mà là dễ dậy, nó không hung hăng mà là an b́nh; nó không có nanh vuốt trên mặt để tấn công; trái lại, nó chịu đựng và thuận phục. Chúa Giêsu là thế. Chúa Giêsu như vậy đó, như một con chiên.

 

... Là thành phần môn đệ của Con Chiên nghĩa là không sống như một "thành quách bị vây hăm - besieged citadel", mà như là một thành ở trên một ngọn đồi, mở ra, tiếp nhận và nâng đỡ.

 

 

12/1 - Huấn Từ Truyền Tin - Chúa Nhật I Thường Niên

 

Đoạn Phúc Âm hôm nay nhấn mạnh rằng khi Chúa Giêsu lănh nhận Phép Rửa bởi Thánh Gioan ở Sông Dược Đăng (Jordan), th́ "các tầng trời mở ra" cho Người (Mathêu 3:16). Điều này hoàn trọn các lời tiên tri. Thật vậy, có một lời nguyện phụng vụ chúng ta lập lại trong Mùa Vọng đó là: "Ôi Ngài sẽ xé toang các tầng trời mà xuống" (Isaia 64:1). Nếu các tầng trời vẫn c̣n bị đóng th́ chân trời của chúng ta trên cuộc đời trần gian này trở nên tăm tối vô vọng. Trái lại, trong việc cử hành Giáng Sinh, một lần nữa, đức tin đă cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng rằng các tầng trời bị xé toang trước việc Chúa Kitô tới. Và vào ngày Chúa Kitô lănh nhận phép rửa, chúng ta tiếp tục chiêm ngưỡng thấy các tầng trời mở ra. Việc tỏ hiện của Người Con Thiên Chúa trên trái đất này đánh dấu khởi điểm của thời điểm cao cả của t́nh thương, sau khi tội lỗi đă đóng các tầng trời lại, vươn ḿnh lên như là một thứ rào cản giữa nhân loại và Đấng Hóa Công của họ. Các tầng trời mở ra trước việc Chúa Kitô đến! Thiên Chúa ban cho chúng ta nơi Chúa Kitô sự bảo đảm về một t́nh yêu bất khả diệt. Từ giây phút Lời đă hóa thành nhục thể bởi thế mới có thể thấy được các tầng trời mở ra. Các mục đồng ở Bêlem, thành phần Đạo Sĩ Phương Đông, vị Tẩy Giả, các Tông Đồ của Chúa Giêsu, và Thánh Stephanô, vị tử đạo tiên khởi, đă có thể kêu lên rằng: "Ḱa, tôi thấy các tầng trời mở ra!" (Acts 7:56). Mỗi người chúng ta đều có thể, nếu chúng ta để ḿnh được thấm nhiễm t́nh yêu Thiên Chúa là những ǵ được ban cho chúng ta lần đầu tiên nhờ Thánh Linh nơi Phép Rửa. Chúng ta hăy để ḿnh được t́nh yêu của Thiên Chúa xâm chiếm! Đây là thời điểm cao cả của t́nh thương! Đừng quên điều ấy: Đây là thời điểm cao cả của T́nh Thương!...

 

 

Huấn Từ Truyền Tin - Thứ Hai 6/1 Lễ Hiển Linh

 

... Lễ này cho chúng ta thấy một chuyển động lưỡng diện - a double movement: một hướng là chuyển động của Thiên Chúa về phía thế giới, về phía nhân loại - đó là toàn thể lịch sử cứu độ mà tột đỉnh nơi Chúa Giêsu - c̣n hướng kia là chuyển động của loài người về phía Thiên Chúa - chúng ta hăy nghĩ về các tôn giáo, về việc t́m kiếm chân lư, về cuộc hành tŕnh của các dân nước hướng về ḥa b́nh, ḥa b́nh bên trong, công lư, tự do. Và việc chuyển động lưỡng diện này được thôi thúc bởi một sức hút hỗ tương - a mutual attraction. Cái ǵ đă lôi kéo Thiên Chúa? Chính v́ t́nh yêu thương đối với chúng ta, ở chỗ, chúng ta là con cái của Ngài, Ngài yêu thương chúng ta và muốn giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, khỏi bệnh nạn, khỏi chết chóc, mà đưa chúng ta về nhà của Ngài, về Vương Quốc của Ngài... Và từ chúng ta xuất phát một t́nh yêu, một ước muốn, đó là sự thiện bao giờ cũng lôi kéo chúng ta, sự thật thu hút chúng ta, sự sống, hạnh phúc, sự mỹ lôi cuốn chúng ta... Chúa Giêsu là tụ điểm - the meeting point của sức thu hút hỗ tương này, của việc chuyển động lưỡng diện ấy. Người là Thiên Chúa và là con người: Giêsu. Thiên Chúa và con người. Thế nhưng, ai đă khởi động? Thiên Chúa, bao giờ cũng là Thiên Chúa! T́nh yêu của Thiên Chúa bao giờ cũng xẩy ra trước t́nh yêu của chúng ta! Ngài bao giờ cũng khởi động. Ngài chờ đợi chúng ta, Ngài mời gọi chúng ta, Ngài bao giờ cũng khởi động. Chúa Giêsu là Thiên Chúa đă hóa thân làm người, đă hóa thành nhục thể, Người được sinh ra cho chúng ta. Ngôi sao mới lạ xuất hiện cho thành phần Đạo Sĩ là dấu hiệu về cuộc hạ sinh của Chúa Kitô. Nếu không thấy ngôi sao này những người ấy đă không lên d0ường. Ánh sáng đi trước chúng ta, sự thật đi trước chúng ta, sự mỹ đi trước chúng ta. Thiên Chúa đi trước chúng ta. Tiên Tri Isaia đă nói rằng Thiên Chúa như thứ hoa của cây hạnh nhân - the almond tree. Tại sao? V́ ở miền đó cây hạnh nhân này là cây đầu tiên nở hoa. Thiên Chúa luôn là Đấng đi trước, Ngài luôn là Đấng t́m kiếm chúng ta trước, Ngài thực hiện bước đầu tiên. Thiên Chúa hằng đi trước chúng ta. Ân sủng của Ngài đi trước chúng ta và ân sủng này đă xuất hiện ở nơi Chúa Giêsu. Người là Cuộc Hiển Linh - the Epiphany. Chúa Giêsu Kitô là cuộc biểu lộ t́nh yêu thương của Thiên Chúa. Người ở cùng chúng ta...