GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Bản Tường Trình Tuần Đầu |
Nội Dung 3 Phần Chính |
Bản Tường Trình Bỏ Phiếu |
Mở (1-4) |
|
Mở (1-4) |
Phần I (5-11) |
Lắng nghe: bối cảnh và các thách đố của gia đình |
Phần I (5-11) |
Phần II (12-23) |
Ngắm nhìn lên Chúa Kitô: Phúc Âm Gia Đình |
Phần II (12-28) |
Phần III (24-57) |
Bàn luận: Các quan điểm mục vụ |
Phần III (29-61) |
Kết (58) |
|
Kết (62) |
1- 175/1 2- 179/0 3- 178/1 4- 180/2 5- 177/3 6- 175/5 7- 170/9 8- 179/1 9- 171/8 10- 174/8 11- 173/6 12- 176/3 13- 174/7 14- 164/18 15- 167/13 16- 171/8 17- 174/6 18- 175/5 19- 176/5 20- 178/3 21- 181/1 22- 160/22 23- 169/10 24- 170/11 25- 140/39 26- 166/14 27- 147/34 28- 152/27 29- 176/7 30- 178/2 31- 175/4 32- 176/5 33- 175/7 34- 180/1 35- 164/17 36- 177/1 37- 175/2 38- 178/1 39- 176/4 40- 179/1 41- 125/54 42- 143/37 43- 162/14 44- 171/7 45- 165/15 46- 171/8 47- 164/12 48- 143/35 49- 154/23 50- 169/8 51- 155/19 52- 104/74 53- 112/64 54- 145/29 55- 118/62 56- 159/21 57- 169/5 58- 167/9 59- 172/5 60- 174/4 61- 178/1 62- 169/8 |
Căn
cứ
vào kết
quả
phiếu bầu, chúng
ta thấy
như sau:
1 khoản được tuyệt đối phiều: khoản 2
9 khoản 1 phiếu chống: 1-3-8-21-34-36-38-40-61
3 khoản 2 phiếu chống: 4-30-37
3 khoản 3 phiếu chống: 5-12-20
39 khoản dưới 10 phiếu chống
20 khoản từ 10 đến 19 phiếu chống
13 khoản từ 20 đến 74 phiếu chống
7 khoản nhiều phiếu chống nhất: 52 (74/104); 53 (64/112); 41 (54/125); 25 (39/140); 42 (37/143); 48 (35/143); 27 (34/147)
3 khoản không đủ 2/3 phiếu thuận: 52, 53 và 41
Ở đây chỉ xin chuyển dịch những khoản có nhiều phiếu chống nhất, 25, 27, 41, 42, 48, 52, 53, trong đó bao gồm cả 3 khoản chưa đủ 2/3 số phiếu, nhưng trước tiên là khoản được tuyệt đối phiếu, đó là các khoản 2, và bao gồm mấy khoản không nhiều phiếu chống mấy như khoản 49, 50 và 51. Sau đây là thứ tự các khoản được chuyển dịch.
2- 179/0 "Trong gia đình có những lúc niềm vui và các cơn thử thách, tình yêu và những mối liên hệ sâu xa có thể bị tổn thương. Gia đình thực sự là 'học đường của nhân loại' (Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 52), những gì ngày nay rất cần đến. Bất chấp xẩy ra nhiều dấu hiệu khủng hoảng trong cơ cấu gia đình ở các vùng đất khác nhau trong 'khu làng hoàn vũ - global village', ước muốn thành hôn và lập gia đình vẫn là những gì sinh động, đặc biệt là nơi giới trẻ, và trở thành cứ điểm cho nhu cầu của Giáo Hội trong việc không ngừng loan báo một cách sâu xa xác tín 'Phúc Âm về Gia Đình', một phúc âm được ký thác cho Giáo Hội cùng với mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô và là một phúc âm liên lỉ được giảng dạy bởi các Giáo Phụ, các vị sư phụ về linh đạo và Huấn Quyền của Giáo Hội. Gia đình có một tầm vóc quan trọng đặc biệt đối với Giáo Hội và trong những lúc này đây, khi mà tất cả mọi tín hữu được kêu gọi nghĩ đến người khác hơn là chính mình, thì cần phải tái nhận thức gia đình là một tác nhân chính yếu trong công cuộc truyền bá phúc âm hóa".
25- 140/39 Khi cứu xét đến một phương thức mục vụ đối với những ai kết hôn theo kiểu dân sự, những ai đã ly dị và tái hôn hay chỉ sống với nhau vậy thôi, Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm giúp họ hiểu được đường lối dẫn dắt thần linh về ân sủng nơi đời sống của họ và trợ giúp họ để họ có thể tiến đến chỗ hoàn trọn dự án của Thiên Chúa đối với họ. Nhìn lên Chúa Kitô, Đấng chiếu ánh sáng soi cho hết mọi người (xem Gioan 1:9; Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 22), Giáo Hội yêu thương hướng tới những ai đang tham phần vào đời sống của Giáo Hội một cách không trọn vẹn, nhìn nhận rằng ân sủng của Thiên Chúa cũng tác động nơi cả đời sống của họ nữa, ở chỗ ban cho họ lòng can đảm để hành thiện, để chăm sóc cho nhau trong yêu thương cũng như để phục vụ cộng đồng họ sống và làm việc.
27- 147/34 Theo đó ngày nay cần phải chú ý tới một khía cạnh mới nơi thừa tác vụ về gia đình - thực tại về các cuộc hôn nhân dân sự giữa một người nam và một người nữ, về các cuộc hôn nhân truyền thống, và thậm chí cả việc ăn ở vợ chồng phi hôn phối khi cứu xét đến những gì khác biệt liên hệ. Khi một cuộc phối hợp tiến đến tình trạng đặc biệt vững bền, được luật pháp công nhận, được thể hiện sâu xa về cảm tình và trách nhiệm đối với con cái cũng như cho thấy có khả năng thắng vượt được các thách đố, thì những cuộc phối hợp này có thể trở thành những trường hợp được cẩn thận hướng dẫn từ từ tới chỗ cử hành Bí Tích Hôn Phối. Thường thì một cặp nam nữ sống với nhau không có khả năng thực hiện một cuộc hôn nhân trong tương lai và không có ý hướng về một mối liên hệ ràng buộc theo pháp lý.
41- 125/54 Trong khi tiếp tục loan báo và bồi dưỡng hôn nhân Kitô giáo, Thượng Nghị này cũng khuyến khích việc nhận thức mục vụ về các trường hợp của rất nhiều thành phần không còn sống thực tại này nữa. Khi thực hiện việc đối thoại về mục vụ với những con người ấy cần phải phân biệt các yếu tố nơi đời sống của họ là những gì có thể dẫn đến một sự cởi mở hơn nữa với tất cả Phúc Âm về Hôn Nhân. Các vị mục tử cần phải vạch ra các yếu tố có thể bồi dưỡng việc truyền bá phúc âm hóa cũng như việc tăng trưởng về nhân bản và tâm linh. Yếu tố mới mẻ trong hoạt động mục vụ ngày nay đó là một cảm quan đối với các khía cạnh tích cực của các cuộc hôn nhân dân sự, và việc ăn ở vợ chồng phi hôn phối có những khác biệt tỏ tường. Trong khi trình bày sứ điệp của Kitô giáo Giáo Hội cũng cần cho thấy các yếu tố có tính chất xây dựng ở nơi những trường hợp chưa hay không còn tương hợp với sứ điệp này.
42- 143/37 Các vị nghị phụ của thượng nghị này cũng nhận thấy rằng nơi nhiều xứ sở đang xẩy ra 'tình trạng gia tăng số người sống thử với nhau (ad experimentum) bằng những cuộc phối hợp không được tôn giáo hay dân sự công nhận' (Instrumentum Laboris, 81). Ở một số xứ sở khác, tình trạng này xẩy ra đặc biệt nơi các cuộc hôn nhân truyền thống được sắp xếp giữa các gia đình với nhau và thường được cử hành ở các giai đoạn khác nhau. Còn những xứ sở khác lại đang chứng kiến thấy một tình trạng gia tăng liên tục nơi thành phần sau khi sống với nhau một thời gian dài đã xin cử hành hôn phối trong Giáo Hội. Việc chỉ chung sống với nhau thường là một chọn lựa theo phong cách chung đi ngược lại với bất cứ những gì là cơ cấu hay có tính chất vĩnh viễn; nó cũng có thể được thực hiện để đợi chờ cho đời sống trở nên an toàn hơn (vững chắc về công ăn việc làm và lợi tức thu nhập). Sau hết, ở một số xứ sở thì các cuộc hôn nhân thực tiễn (de factor) thì lại xẩy ra rất nhiều, không phải vì muốn loại trừ các thứ giá trị Kitô giáo liên quan đến gia đình và hôn nhân, mà chính yếu là vì việc cử hành hôn nhân quá tốn kém. Do đó, tình trạng nghèo khổ về vật chất dẫn người ta đến những cuộc phối hợp thực tiễn (de factor).
48- 143/35 Một số lớn các vị nghị phụ của thượng nghị này đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải thực hiện một phương sách nơi các trường hợp giải hôn để làm sao dễ vươn tới hơn và bớt tốn giờ hơn. Trong số những gì được nêu lên, các vị đề nghị châm chước việc đòi hỏi thêm ý kiến thứ hai để khẳng định các án quyết; đề nghị có thể thiết lập một phương cách hành sử thuộc thẩm quyền của vị giám mục địa phận; và đề nghị một tiến trình đơn giản cho những trường hợp mà việc tiêu hôn hết sức hiển nhiên. Tuy nhiên, có một số nghị phụ của thượng nghị đã phản đối dự trình này, vì các vị cảm thấy rằng làm như thế sẽ không bảo đảm có được một phán quyết khả tín. Trong tất cả mọi trường hợp, các vị nghị phụ đã nhấn mạnh đến đặc tính chính yếu của vấn đề nắm vững sự thật về tính chất hiệu thành của mối liên hệ hôn nhân. Trong số các dự trình khác, vai trò đức tin nơi những người thành hôn có thể được cứu xét để nắm chắc được tính chất hiệu thành của Bí Tích Hôn Phối, đồng thời vẫn coi cuộc hôn nhân giữa hai Kitô hữu đã lãnh nhận phép rửa bao giờ cũng là một bí tích.
49- 154/23 Trong việc rút vắn phương thức về những trường hợp hôn nhân, nhiều vị nghị phụ của thượng nghị này yêu cầu việc chuẩn bị hôn nhân làm sao cho có đủ số người - bao gồm cả giáo sĩ lẫn giáo dân - hoàn toàn dấn thân cho công việc này, một công việc cần đến trách nhiệm hơn nữa của vị giám mục địa phận, vị có thể chỉ định trong giáo phận của mình những vị cố vấn được đặc biệt huấn luyện để có thể cống hiến vấn đề tham khảo miễn phí cho các người ở trong cuộc về tính chất hiệu thành nơi cuộc hôn nhân của họ. Việc làm này có thể thực hiện ở tại một văn phòng hay bởi những người có thực chất (xem Dignitas Connubii, art. 113,1).
50- 169/8 Người nào ly dị mà không tái hôn, một con người thường làm chứng cho lời hứa trung thành của họ trong đời sống hôn nhân, cần phải được phấn khích để tìm thấy nơi Thánh Thể dưỡng thực họ cần để bảo trì họ trong bậc sống hiện tại của họ. Cộng đồng địa phương và các vị mục tử cần phải quan tâm hỗ trợ những người này, đặc biệt là khi liên quan đến con cái hay khi họ gặp khó khăn trầm trọng về tài chính.
51- 155/19 Cũng thế, những ai ly dị và tái hôn cần được cẩn thận nhận thức và hỗ trợ một cách thật trân trọng. Cần phải tránh những ngôn từ hay hành vi cử chỉ có thể biến họ trở thành một mục tiêu kỳ thị, đồng thời phấn khích họ tham gia vào đời sống của cộng đồng. Việc chăm sóc những người như thế của cộng đồng Kitô hữu không được coi như là một thứ yếu kém nơi đức tin của mình cũng như nơi chứng từ cho tính chất bất khả phân ly của hôn nhân, thế nhưng, chính nhờ thế mà cộng đồng tỏ bày đức bác ái của mình.
52- 104/74 "Thượng Nghị này đã suy nghĩ về việc khả dĩ cho phép thành phần ly dị tái hôn được lãnh nhận bí tích thống hối và Thánh Thể. Một số vị nghị phụ của Thượng Nghị đã tỏ ra thiên về các qui luật đang có hiệu lực liên hệ tới việc tham phần vào Thánh Thể cùng hiệp thông với Giáo Hội cũng như tới giáo huấn của Giáo Hội về tính chất bất khả phân ly của hôn nhân. Các vị khác tỏ ra thiên về việc cho thành phần ly dị tái hôn được lãnh nhận Thánh Thể ở những trường hợp đặc biệt nào đó và cần phải tuân theo đúng các điều kiện được đặt ra, nhất là khi phải giải quyết những trường hợp bất khả lật ngược hay các trường hợp liên quan đến các ràng buộc về luân lý đối với con cái là thành phần bằng không sẽ phải gánh chịu một cách bất công. Việc tiến đến với các bí tích cần phải được mở đầu bằng một giai đoạn thống hối, theo hướng dẫn của vị giám mục giáo phận. Vấn đề này cần phải được cứu xét sâu xa, với ý thức về vấn đề khác biệt giữa hoàn cảnh khách quan của tội lỗi với những hoàn cảnh không trầm trọng. Điều này có nghĩa là 'việc qui tội và trách nhiệm đối với một hành động có thể được giảm bớt hay thậm chí được hủy bỏ bởi vì không biết, thiếu khôn ngoan, bị đe dọa, sợ hãi, thói quen, các dính bén quá độ, và những yếu tố tâm lý hoặc xã hội khác' (Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, khoản 1735)".
53- 112/64 Một số vị nghị phụ của thượng nghị này chủ trương rằng những người ly dị và tái hôn hay những ai sống với nhau có thể nhận được việc giúp đỡ hiệu quả về một mối hiệp thông thiêng liêng. Những vị khác đã nêu câu hỏi vậy thì tại sao họ không thể tham phần 'về bí tích'. Bởi thế, các vị nghị phụ của thượng nghị yêu cầu thực hiện một cuộc nghiên cứu thần học hơn nữa về vấn đề này để có thể vạch ra những chuyên biệt của hai hình thức hôn nhân ấy và mối liên hệ của chúng với thần học về hôn nhân.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng tóm và tuyển
dịch
từ
http://press.vatican.va/